SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn Thành phố vinh, tỉnh Nghệ An
Giáo dục học sinh hòa nhập là một trong những mục tiêu, là một nhiệm vụ chính trị mà Đảng, nhà nước quan tâm sâu sắc, đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới và hòa nhập. Đây là phương thức giáo dục cho mọi học sinh khuyết tật (HSKT) trong đó HSKT được học trong lớp học bình thường của trường phổ thông ngay tại nơi HSKT sinh sống. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục HSHN là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH HÒA
NHẬP THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỦ
NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
=====*=====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH HÒA
NHẬP THÔNG QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỦ
NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
Lĩnh vực
: Quản lý
Nhóm tác giả: Phan Xuân Phàn
Nguyễn Thị Hằng
Trần Đăng Ngân
Số điện thoại: 0912743435
Tháng 3/2020
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.................2
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................................2
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
3. Tính mới ................................................................................................................3
4. Đóng góp đề tài ....................................................................................................3
II. NỘI DUNG..........................................................................................................4
1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học hòa nhập.......................................4
1.2. Các khái niệm liên quan trong đề tài............................................................................5
1.3. Quản lý giáo dục hòa nhập...............................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................6
2.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT ..................................6
2.1.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT ở nước ta.………...6
2.1.2. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT tỉnh Nghệ An …….7
2.1.3. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập trong các trường THPT trên địa bàn
thành phố Vinh ……………………………………………………………………11
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên........................................................................15
2.2.1. Nguyên nhân khách quan...........................................................................................15
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan …………………………………… …………………...……15
3. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác
quản lý và chủ nhiệm trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An ..................................................................................................................16
Giải pháp 1: Tăng cường vai trò quản lý của Ban giám hiệu nhà trường trong giáo
dục hòa nhập ...........................................................................................................16
1.1. Yêu cầu đối với ban giám hiệu trong công tác giáo dục hòa nhập .................16
1.2. Cách thức thực hiện ........................................................................................16
1.2.1. Nghiên cứu kỹ và triển khai các văn bản về giáo dục hòa nhập .................16
1.2.2. Làm tốt công tác tuyển sinh.........................................................................17
1.2.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập ........................................................18
1.2.4. Lựa chọn GV làm công tác GDHN ..............................................................19
1.2.5. Kiểm tra, đánh giá học sinh hòa nhập .........................................................19
1.2.6. Tạo lập chính sách ưu đãi phù hợp với đối tượng dạy - học hòa nhập ........20
1.2.7. Xây dựng, lưu trữ hồ sơ ..............................................................................21
Giải pháp 2: Nâng cao vai trò nòng cốt của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục
hòa nhập ..................................................................................................................21
2.1. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hòa nhập........21
2.2. Cách thức thực hiện ..............................................................................................22
2.2.1. Xác định, tìm hiểu đối tượng học sinh hòa nhập ............................................22
2.2.2. Lập kế hoạch cụ thể ......................................................................................23
2.2.3. Chủ động tham mưu với BGH nhà trường về GDHN.....................................24
2.2.4. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong quá trình thực hiện GDHN .25
2.2.5. Phối hợp với GVBM để làm tốt công tác GDHN ...........................................26
2.2.6. Kết nối hiệu quả với phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tác
GDHN.............................................................................................................................27
4. Kết quả đạt được..................................................................................................30
5. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................37
6. Hướng phát triển đề tài........................................................................................39
III. KẾT LUẬN......................................................................................................40
1. Kết luận ..............................................................................................................40
2. Kiến nghị ............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................42
Phụ lục 1. Một số hình ảnh về hoạt động giáo dục học sinh hòa nhập trong trường
THPT.......................................................................................................................................
Phụ lục 2. Một số hình ảnh về học sinh hòa nhập trong cộng đồng ...............................
Phụ lục 3. Một số mẫu phiếu ...............................................................................................
Phụ lục 4. Một số văn bản, hồ sơ giáo dục hòa nhập.....................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. GDHN
2. GD&ĐT
3. GV
: Giáo dục hòa nhập
: Giáo dục và đào tạo
: Giáo viên
4. GVCN
5. HĐNGLL
6. HSHN
7. HS
: Giáo viên chủ nhiệm
: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
: Học sinh hòa nhập
: Học sinh
8. HSKT
9. THPT
10.THPT QG
11.TKT
: Học sinh khuyết tật
: Trung học phổ thông
: Trung học phổ thông quốc gia
: Trẻ khuyết tật
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục học sinh hòa nhập là một trong những mục tiêu, là một nhiệm vụ
chính trị mà Đảng, nhà nước quan tâm sâu sắc, đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ
đổi mới và hòa nhập. Đây là phương thức giáo dục cho mọi học sinh khuyết tật
(HSKT) trong đó HSKT được học trong lớp học bình thường của trường phổ thông
ngay tại nơi HSKT sinh sống. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục HSHN
là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục
trẻ khuyết tật (TKT) đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ
thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước
đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo
viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương
trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức
giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng
rãi. Hơn 9.000 giáo viên (GV) mầm non và tiểu học đã được tập huấn về giáo dục
trẻ khuyết tật. Nhiều địa phương đã tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi học
sinh khuyết tật ở các lớp học hòa nhập và các trường chuyên biệt.Theo thống kê
của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có hơn 230 ngàn trong tổng số khoảng 1 triệu trẻ
khuyết tật đã được học hòa nhập ở các trường phổ thông. Như vậy, tỷ lệ học sinh
hòa nhập không hề giảm xuống, mà ngược lại có phần tăng lên.
Tuy nhiên, thực tế còn quá nhiều trẻ em khuyết tật không được tới lớp học,
không hoàn thành chương trình tiểu học hoặc trung học cơ sở và không được đòi
quyền lợi cơ bản của các em là được tiếp cận một nền giáo dục có ý nghĩa. Ở các
cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp trung
học phổ thông (THPT) chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi, so với
tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết Ban giám hiệu (BGH) cũng như đội ngũ GV nên
chất lượng GDHN chưa cao.
Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục HSHN rất cần sự
quản lý sâu sát của nhà trường, vai trò nòng cốt của giáo viên chủ nhiệm cùng với
sự hỗ trợ lực lượng khác. Với biện pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em
giảm bớt thiệt thòi, được học tập, vui chơi, hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa,
tạo điều kiện phát triển hết khả năng của mình.
Đáp ứng yêu cầu đó, từ năm học 2015-2016 đến nay, các trường THPT trên
địa bàn thành phố Vinh, nhất là trường THPT Lê Viết Thuật đã nghiêm túc tìm ra
phương cách cho việc giáo dục học sinh hòa nhập (HSHN). Chúng tôi đã có sự tiếp
cận, học hỏi, xây dựng, đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp. Sự đổi mới đường đi
đầu tiên của chúng tôi về công tác giáo dục học sinh hòa nhập còn gặp nhiều khó
khăn cần sớm được tháo gỡ, nhưng dần dần cũng đã thu được kết quả rất khả quan.
1
Nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa
nhập cùng với những kết quả đạt được, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nâng cao
chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở
trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp để phát huy hơn
nữa công tác giáo dục HSHN trong trường THPT. Nếu có biện pháp giáo dục phù
hợp sẽ tạo cơ hội cho các em giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi,
hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của bản
thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm
công tác quản lý, giáo dục học sinh hòa nhập.
- Đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần làm tốt hơn việc nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh hòa nhập, tạo niềm tin trong phụ huynh, toàn xã hội; Đồng thời
thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường đề ra trong năm học.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, tài liệu về giáo dục hòa nhập.
- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giáo dục học sinh hòa nhập của các trường bạn để
từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Học sinh hòa nhập
+Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có học sinh hòa nhập
+ GV giảng dạy học sinh hòa nhập
+ Phụ huynh có con học hòa nhập
+ Cán bộ quản lý nhà trường phụ trách giáo dục hòa nhập
+ Cán bộ y tế nhà trường
...
- Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật, THPT Huỳnh Thúc
Kháng, THPT Hà Huy Tập, PT Hecrmann...
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020.
2
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập thông tin, tài liệu;
nghiên cứu các văn bản pháp quy về giáo dục hòa nhập.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, ,
xử lí số liệu, phỏng vấn, đánh giá, thực nghiệm để rút kinh nghiệm.
3. Tính mới
GDHN là cần thiết nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
và đây là một đề tài hoàn toàn mới. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
4. Đóng góp của đề tài
Những giải pháp mà đề tài đề cập đến khẳng định vai trò của BGH, GVCN,
GVBM trong việc nâng cao chất lượng giáo dục HSHN. Chúng tôi hi vọng rằng đề
tài này không chỉ áp dụng cho các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh mà
còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông trong tỉnh, trên cả nước góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập, đáp ứng yêu cầu đổi mới
hiện nay cũng như mong muốn của Chính phủ “Không ai bị bỏ lại phía sau”.
3
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục học sinh hòa nhập là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta, thể hiện sự quan tâm đúng mức đến quyền trẻ em, thể hiện tính nhân văn
và thực sự có ý nghĩa đối với học sinh hòa nhập trong toàn quốc. Giáo dục hòa
nhập ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc, coi đây là một nhiệm vụ
chính trị phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới. Điều đó thể hiện:
1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học hòa nhập
- Luật Người khuyết tật năm 2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
- Nghị định 113/2015-NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 quy định phụ cấp đặc
thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Các Thông tư về giáo dục đối với người KT:
+ Thông tư 03/2018/QĐ-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy
định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật;
+ Thông tư số 01/2019/TTLT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 giữa Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng
xác định mức độ khuyết tật thực hiện;
+ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày
31/12/2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội -
Bộ Tài chính - Bộ Y tế Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật;
+ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐT về Điều lệ
trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
+ Thông tư số 11/2014/TT-BGD&ĐT ngày 18/4/2014 về ban hành quy chế tuyển
sinh THCS và tuyển sinh THPT; Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày
28/02/2018 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2014;
+ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ GDĐT về Quy chế
đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT;
+ Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2019 Bộ giáo dục và đào tạo ban
hành Quy định gdhn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Quyết định 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ GDĐT về việc ban
hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS;
- Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ GDĐT ban hành Kế
hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020.
4
- CV số:1765/SGD&ĐT – GDTrH ngày 25/09/2019 về việc hướng dẫn thực hiện
công tác giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật cấp trung học của Sở
GD&ĐT Nghệ An
Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn của cấp tỉnh, thành, trường về giáo dục
hòa nhập.
- Nhà trường xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục người khuyết tật
ngay từ đầu năm học.
1.2. Các khái niệm liên quan đề tài
- Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung
người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
- Trường học hòa nhập là trường có học sinh hòa nhập.
- Lớp học hòa nhập là lớp học có người khuyết tật học tập cùng với người không
khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
- Người khuyết tật được học chung với học sinh bình thường ở các trường phổ
thông -diện học sinh này được gọi theo cách mới là “học sinh hòa nhập”.
(Theo Thông tư 03/2018 ban hành ngày 29/01/2018 của Bộ GD & ĐT)
1.3. Quản lý giáo dục hòa nhập
* Mục tiêu của giáo dục hòa nhập
- Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng
cơ hội đóng góp cho cộng đồng.
- Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả
năng của người khuyết tật.
* Nhiệm vụ của giáo dục hoà nhập
Giáo dục hòa nhập gồm các nhiệm vụ như: Nâng cao nhận thức cộng đồng, bồi
dưỡng, đào tạo giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi HSKT - dạy học
có hiệu quả, làm tốt công tác tuyển sinh, dạy các kỹ năng đặc thù cho TKT, thực
hiện qui trình giáo dục hoà nhập, hỗ trợ giáo dục hoà nhập (vòng bè bạn, nhóm hỗ
trợ cộng đồng), dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện.
* Bản chất của giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập đảm bảo: HSKT được học ở trường thuộc khu vực sinh sống,
với tỷ lệ hợp lí, được bố trí vào lớp học phù hợp; Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ
HS ngay trong trường hòa nhập; mọi HS đều là thành viên của tập thể. Bạn bè giúp
đỡ lẫn nhau; Đánh giá cao tính đa dạng của học sinh; điều chỉnh chưương trình phổ
thông cho phù hợp với năng lực của HS; phương pháp dạy học đa dạng dựa vào
điểm mạnh của HS; giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm
giáo dục mọi đối tượng HS; chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kĩ năng xã hội.
5
* Một số yếu tố góp phần làm cho giáo dục hòa nhập hiệu quả
Để giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả, cần quan tâm đến các yếu tố sau: Xây dựng
quan điểm của nhà trường dân chủ về giáo dục hòa nhập, phụ thuộc lẫn nhau, bình
đẳng về chất lượng cho tất cả HSKT; xây dựng đội ngũ lãnh đạo nhà trường, nhà
trường rộng mở và văn hóa trường học chào đón sự đa dạng của học sinh; xây dựng
hệ thống hỗ trợ đối với giáo viên và học sinh; giám sát đảm bảo kế hoạch chắc
chắn được thực hiện; hỗ trợ kỹ thuật, linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu, áp dụng tiếp
cận dạy học hiệu quả; đón chào thành công từ những thách thức và hiểu về quá
trình thay đổi mà không cho phép sự thay đổi làm cản trở bản thân.
* Những việc cần thực hiện trong việc giáo dục hòa nhập
- Nghiên cứu các văn bản quy định làm căn cứ pháp lý để thực hiện:
- Thành lập Ban chỉ đạo cơ sở (01 BGH làm trưởng ban)
- Điều tra - khảo sát thu thập thông tin về HS Khuyết tật
- Giải quyết các vấn đề về hỗ trợ kinh phí, chế độ chính sách cho GV, HS theo quy
định…
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, lưu trữ hồ sơ theo quy định; Báo cáo kết
quả, tình hình giáo dục hòa nhập.
- Các nội dung khác như: Vận động tài trợ giáo dục, hỗ trợ cộng đồng; Xây dựng
phòng hỗ trợ hòa nhập; Tuyên truyền giáo dục.
* Quy trình giáo dục hòa nhập
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu, năng lực của trẻ khuyết tật.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giáo dục.
Bước 4: Đánh giá kết quả giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập ở các trường THPT
2.1.1. Thực trạng về việc giáo dục hòa nhập các trường THPT ở nước ta
Chương trình dạy giáo dục hòa nhập (GDHN) cho trẻ khuyết tật (TKT) đã được
phổ cập từ rất lâu và ngày càng đi vào chiều sâu. Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT
của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định rõ: Các địa phương, các cơ sở giáo dục phải
giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học
khác; tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi
chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng. Tính từ
năm 2018, người khuyết tật được học chung với học sinh bình thường ở các trường
phổ thông, một lớp ít nhất 2 học sinh - diện học sinh này được gọi theo cách mới là
“học sinh hòa nhập”. Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật
trong trường lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn
6
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn Thành phố vinh, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_hoc_sinh_hoa_nhap_thong_qu.doc