SKKN Mười hai biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1

Đối tượng học sinh cấp tiểu học ở những độ tuổi khác nhau cũng có nhiều dạng khác nhau: Có nhiều em rất ngoan, hiền và biết vâng lời thầy cô giáo. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số em thì ngang bướng, ngỗ nghịch, nói tục chửi thề khá phổ biến, tóc được nhuộm đủ màu …
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN VẠN NINH  
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1  
SÁNG KIẾN  
MƯỜI HAI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT  
Ở LỚP 1B TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1  
Tác giả: Vũ Thị Khánh Linh  
NĂM HỌC : 2018 – 2019  
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1  
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN  
NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ – XẾP LOẠI  
1. Nhận xét :  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
……………………………………………………………………..  
2/ Đánh giá - xếp loại : ……  
Vạn Thọ, ngày … tháng  năm 2018  
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN  
MỤC LỤC  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Giáo dục đào tạo một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu  
trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo được coi  
quốc sách hàng đầu của đất nước ta trong việc tạo nguồn nhân lực cho sự phát  
triển mang tính bền vững của quốc gia.  
Tại điều 2 chương I, Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  
Nam năm 2005 cũng đã xác định: “Mục tiêu giáo dục đào tạo người Việt Nam  
phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ nghề nghiệp, trung  
thành với tưởng độc lập dân tộc chủ nghĩa hội; hình thành và bồi dưỡng  
nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp  
xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.  
Giáo dục đạo đức một trong những mặt giáo dục quan trọng trong mục  
tiêu giáo dục của nhà trường ở nước ta hiện nay. Nó có vai trò quan trọng trong  
việc hình thành nhân cách của con người - nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển  
của đất nước. Đối với dân tộc Việt Nam: Đạo đức vốn quý của con người, cái  
“đức” nền tảng, căn bản của con người.  
vậy, trong bất kì xã hội nào, nghề giáo cũng luôn được đề cao và quý  
trọng. Đặc biệt là trong chế độ hội chủ nghĩa, nghề giáo lại càng được tôn vinh  
được xem là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Cái nghề “truyền  
chữ”, “trồng người” này lại không đơn giản, nhất ở lứa tuổi của các em học sinh  
mới chập chững làm quen với mái trường, thầy cô, bạn bè… đó học sinh bậc tiểu  
học. Đây lứa tuổi rất nhạy cảm rất quan trọng để các em định hướng trưởng  
thành sau này. Chính vì thế Bác Hồ đã nói “...Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một  
đời bắt đầu từ tuổi trẻ …”. vậy nếu không giáo dục, không uốn nắn các em ngay  
từ đầu thì rất khó để cho các em nắm vững kiến thức, không làm chủ được bản thân  
cũng sẽ khó trở thành người có tài, có đức phục vcho đất nước sau này.  
Đối tượng học sinh cấp tiểu học ở những độ tuổi khác nhau cũng nhiều  
dạng khác nhau: Có nhiều em rất ngoan, hiền biết vâng lời thầy cô giáo. Nhưng  
bên cạnh đó cũng một số em thì ngang bướng, ngỗ nghịch, nói tục chửi thề khá  
phổ biến, tóc được nhuộm đủ màu … Trong đối tượng học sinh này có một dạng  
gọi là “học sinh cá biệt”. Đó những học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và  
bận rộn hơn cho giáo viên cũng như gây nhiều phiền toái đến các bạn, ảnh hưởng  
không tốt đến lớp. Để đưa các em học sinh cá biệt này vào khuôn khổ không phải  
dễ và không phải giáo viên nào cũng thành công. vậy, để góp phần vào công tác  
giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay, tôi nhận thấy việc  
nắm thực trạng đề ra biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá  
biệt một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên.  
1
   
Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài Mười hai biện pháp giáo dục học sinh  
biệt ở lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1” này để làm sáng kiến kinh nghiệm  
cho bản thân cũng như làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.  
2. Lịch sử của đề tài  
Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm, cũng đã được  
nhiều anh chị em khác trong ngành tìm hiểu, nghiên cứu bản thân cũng một  
giáo viên chủ nhiệm lớp, nên từ đó cũng đúc kết được một số kinh nghiệm về công  
tác chủ nhiệm lớp để gây hứng thú trong việc học cho các em và đưa chất lượng  
của lớp ngày càng cao, đồng thời tình cảm thầy - trò, bạn bè ngày càng gắn bó và  
thân thiện hơn.  
* Việc nêu ra biện pháp để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cũng  
đã được một số sáng kiến nhắc đến như :  
Sáng kiến: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt về hạnh kiểm. (Sáng kiến của  
Nguyễn Xuân Lâm trường Tiểu học Bù Nho, Xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước).  
Sáng kiến: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp  
Một ở trường Tiểu học Cẩm Phong, Huyện Cẩm Thủy. (Sáng kiến của Trịnh Thị  
Thu Hương trường Tiểu học Cẩm Phong Tỉnh, Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh  
Hóa).  
Sáng kiến: Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. (Sáng kiến của  
thầy Nguyễn Chí Nam trường Tiểu học Thị Sáu, Xã Quảng Sơn, Tỉnh Đắk  
Nông).  
3. Mục đích nghiên cứu đề tài  
Với đề tài sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:  
- Tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua  
đó đề ra một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm  
khắc phục tình trạng nề nếp lớp, hạn chế học sinh bỏ học một cách tốt hơn.  
- Giúp học sinh lớp một những nề nếp và thói quen tốt trong học tập, từ  
đó làm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh.  
4. Nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu  
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu  
Nắm được thực trạng của một số học sinh cá biệt lớp 1B trường Tiểu học  
Vạn Thọ 1, từ đó phương pháp giáo dục, rèn luyện để tạo cơ hội cho các học  
sinh ấy tiến bộ hơn, học tập tốt hơn trở thành học sinh có ý thức, phẩm chất  
đạo đức tốt.  
2
       
4.2. Các phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Tôi đã tìm hiểu một số tài liệu  
viết sự hình thành nhân cách của trẻ, tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu học,…  
- Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình học tập hoạt động của các em  
học sinh cá biệt trong lớp. (Trước, trong và sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục)  
- Phương pháp đàm thoại: Tiến hành trò chuyện trực tiếp với các em nhằm  
tìm hiểu nguyên nhân và gần gũi với các em hơn. Trao đổi trực tiếp với gia đình  
các em để cùng tìm biện pháp giúp đỡ các em.  
- Phương pháp điều tra thực tế: Tìm hiểu hoàn cảnh sống gia đình các em để  
biện pháp phù hợp.  
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu kết quả trước và sau khi thực  
hiện đề tài.  
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp nguyên nhân cũng  
như kết quả đạt được.  
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu  
- Nội dung nghiên cứu: “Mười hai biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp  
1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1”.  
- Thời gian: Trong năm học 2017 – 2018.  
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.  
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu  
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:  
- Học sinh đi học chuyên cần, hăng say học tập hơn.  
- Biết lễ phép với người lớn, ông bà, cha mẹ thầy cô giáo. Biết hòa đồng  
với bạn bè,…  
- Kết quả học tập nâng cao rõ rệt theo từng tháng, từng học kì.  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận vấn đề  
Bất cứ một ai khi đã chọn ngành nghề cho mình thì đều xác định cái đích  
mình cần đạt đến. Cái đích đó tưởng như rất gần, rất dễ thực hiện, nhưng trong thực  
tiễn không phải như vậy, nhiều khi để đạt được phải đổ nhiều mồ hôi, nước mắt  
thậm chí cả tính mạng để đạt được nó.  
Cũng như mọi ngành nghề khác, nghề dạy học (hay thường gọi là ngành  
giáo) nhất là giáo viên dạy bậc tiểu học cũng không tránh khỏi những vấn đề nan  
3
         
giải ấy. Khi đã chọn cho mình cái nghề này, nó sẽ gắn với mình suốt cả cuộc  
đời, người giáo viên sẽ sẵn sàng đón nhận bất cứ đối tượng học sinh nào để dạy dỗ  
cho các em trở thành người đức, có tài. Có một đối tượng học sinh mà hầu hết ở  
cấp học nào cũng có, luôn mang lại nhiều bận tâm, khiến cho người giáo viên phải  
trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp giáo dục, để lại nhiều ấn tượng sắc nhất mỗi  
khi gặp phải đó đối tượng học sinh cá biệt.  
1.1. Thế nào là học sinh cá biệt?  
Học sinh cá biệt những học sinh chưa ngoan, có những hành vi không  
mong đợi được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống, thể hiện bởi thái độ,  
hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực  
hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu kỹ năng sống  
trong quan hệ ứng xử với mọi người, mặc đã được giáo viên, gia đình quan tâm  
chỉ dẫn, giáo dục.  
Học sinh cá biệt thường những biểu hiện phổ biến sau:  
- Học sinh có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh  
đạm, không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác thậm  
chí gây gổ.  
- Không quan tâm, hứng thú với trường học việc học, học sa sút, thậm chí  
bỏ học.  
- Thiếu tự tin vào bản thân. Không tin cậy người khác.  
- Thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, trường.  
- Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi phá phách, vô lễ,  
ăn cắp, nói dối,…  
- Hay đánh đập bạn, hay ồn trong lớp học, bỏ học, trốn học để chơi game.  
- Có những hành vi chống đối lối với giáo viên.  
- Có những hành động quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất  
ổn.  
- Có thái độ xem thường bạn bè, thầy cô,…  
- Thường xuyên nói tục,…  
- Thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của lớp.  
1.2. Một số đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học  
Học sinh ở lứa tuổi tiểu học các em rất nghịch, hiếu động, chưa làm chủ  
được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng điều gì là sai, hay bắt chước  
chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Chính vì thế, nếu môi  
4
   
trường tác động tốt thì các em sẽ những hành vi và đạo đức tốt, còn ngược lại thì  
sẽ rất tồi tệ, thể các em sẽ hư hỏng, dối trá, suy giảm đạo đức….  
Tuy nhiên ở lứa tuổi này, các em cũng rất thích được tuyên dương, khen  
ngợi. vậy chúng ta cần những giải pháp thích hợp để giáo dục định hướng  
đúng đắn cho các em học sinh trong các hoạt động giáo dục, học tập và vui chơi  
lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em. Chúng ta không thể áp dụng cách thức  
giáo dục cho lớp mẫu giáo vào bậc tiểu học, cũng không thể áp dụng cách thức giáo  
dục cho bậc trung học vào học sinh tiểu học. như vậy, chúng ta mới giáo dục  
học sinh ở bậc tiểu học phát triển một cách đúng nhất về nhân cách cũng như nhận  
thức của lứa tuổi mình, đặc biệt là các học sinh dạng biệt.  
Với học sinh dạng biệt, cần những biện pháp riêng, phù hợp với hoàn  
cảnh của từng em, mà từ đó mới hướng các em đi vào nề nếp. Muốn làm điều đó  
giáo viên cần phải những hiểu biết nhất định về từng hoàn cảnh, từng nguyên  
nhân tạo nên những học sinh cá biệt đó từ đó xây dựng các biện pháp riêng cụ  
thể áp dụng cho từng em học sinh cá biệt.  
- Các nguyên nhân:  
+ Nguyên nhân do yếu tố sinh học.  
+ Nguyên nhân do yếu tố tâm lí.  
+ Nguyên nhân do môi trường hội.  
- Mục đích:  
+ Thu hút sự chú ý.  
+ Thể hiện quyền lực.  
+ Trả đũa.  
+ Thể hiện skhông thích hợp.  
+ Suy nghĩ không hợp lí.  
2. Thực trạng vấn đề  
Hiện nay, hầu như ở lớp học nào trong trường cũng xuất hiện tình trạng học  
sinh cá biệt. Nếu không uốn nắn, giáo dục các em kịp thời sgây ảnh hưởng không  
tốt đến các học sinh khác trong lớp cũng như ảnh hưởng đến việc giảng dạy của  
giáo viên, kết quả học tập của các em, kết quả thi đua của lớp.  
* Thuận lợi  
Được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường cũng như chính quyền  
địa phương thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục. Sự giúp đỡ,  
chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường, trong tổ khối cũng như sự  
phối hợp nhiệt tình của các giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp.  
5
 
* Khó khăn  
Là vùng nông thôn, các em ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài,  
nhiều học sinh trong lớp nhà vùng trũng, thấp một số xa trường nên ảnh hưởng  
đến việc đi lại học hành của các em.  
Kinh tế của gia đình các em trong lớp đa phần còn khó khăn, một sem bố  
mẹ đi làm xa cả ngày nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành cũng như sinh  
hoạt hàng ngày của con cái.  
Các em đang ở trong giai đoạn hình thành nhân cách nên rất dễ bị ảnh hưởng  
từ những tác động xấu môi trường sống xung quanh.  
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề  
3.1. Xác định mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học  
Phải xem học sinh là trung tâm của vấn đề, trong hoạt động dạy học, bao  
giờ cũng nên xem việc giảng dạy và giáo dục chỉ là tác nhân, còn học sinh xuất  
hiện với tư cách là chủ thể được giáo dục. Chúng hoàn toàn chủ động trong mọi  
công việc từ nhận thức tư duy, đến thái độ và hành vi ứng xử của chúng. Giáo viên  
chỉ người cố vấn, định hướng, dẫn dắt, chỉ bảo, nhắc nhở, động viên cho các em  
được những nhận tức, tư duy và hành vi ứng xử một cách đúng đắn, lễ phép.  
+ Về phía giáo viên:  
Trước hết phải có cái “Tâm”. Xuất phát từ chữ tâm ấy sẽ dễ dàng tiếp cận  
được các em học sinh, sự bao dung và sự chịu khó sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng  
thuyết phục, giáo dục được các học sinh cá biệt. Cũng từ chữ tâm ấy, sẽ thúc đẩy  
trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm lên tầm cao hơn, từ đó trăn trở, suy  
nghĩ đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.  
Giáo viên phải tôn trọng học sinh dạng biệt này, dù các hành vi của các  
em có thể gây xúc phạm đến danh dự của mình. Đồng thời phải có lòng tin với các  
em, tin tưởng các em để giao một số công việc phù hợp của lớp cho các em phụ  
trách.  
Giáo viên tuyệt đối không được xúc phạm đến danh dự các em học sinh  
trước tập thể lớp.  
Giáo viên phải chịu khó lắng nghe tâm sự của các em, thường xuyên quan  
tâm và hỏi thăm, chăm sóc các em trong các điều kiện thể. Từ đó mới tìm hiểu  
được nguyên nhân chính dẫn đến sự biệt của các em mà tìm giải pháp cho phù  
hợp, an ủi động viên kịp thời các em khi phát hiện những bi kịch, chuyện buồn  
mà gia đình cũng như hội mang lại.  
Giáo viên phải giữ được chữ tín đối với học sinh cả chuyên môn lẫn nhân  
cách sống. Đã hứa làm việc gì thì phải làm đến nơi đến chốn.  
6
   
Vi nhng vn đề trên, nếu giáo viên áp dng được srt ddàng tiếp cn và  
tìm hiu mi vn đề phát sinh khi cn thiết. Thc tế trong nhng năm qua, vi nhng  
vn đề ấy, bn thân tôi đã được các em hc sinh cá bit tôn trng. Ban đầu các hc  
sinh cá bit sng rt tách ri tp th, thy thy giáo, cô giáo thì khó chu, tránh xa,  
ngi tiếp xúc. Song dn dn, tôi đã giúp cho các em hiu được vn đề và hin nay đa  
scác em sng rt gn gũi vi lp. Đặc bit khi có bt kchuyn gì xy ra, dù ln  
hay nhcác em này cũng đều tâm svà chia svi tôi tnim vui đến ni bun.  
Chính điu đó, dn dn tôi đã giúp các em tránh được stti và mc cm ban đầu.  
+ Về phía học sinh:  
Giáo viên chnhim phi nm được đặc đim, hoàn cnh cthca tng gia  
đình hc sinh cá bit. Để từ đó cm thông, tránh sxúc phm vô tình đến các em và  
đồng thi to nhiu điu kin hơn để các em phát huy hc tp và rèn luyn  
Giáo viên phải tìm hiểu, khai thác những điểm tốt điểm chưa tốt cơ bản  
nhất của học sinh để tác động làm thay đổi tính cách của học sinh cá biệt.  
Giáo viên phải hiểu những suy nghĩ những điều học sinh muốn làm. Có  
như vậy mới giúp các em tháo gỡ được những khó khăn để giúp các em đạt được  
những mong muốn chính đáng.  
Giáo viên phải để ý quan tâm hằng ngày đến các em, động viên, khen thưởng  
kịp thời thông qua các hoạt động của lớp, hoặc qua các tiết học để các em thấy  
được những việc làm tốt của mình được công nhận cần phải phát huy.  
3.2. Tìm hiểu sự tác động giữa gia đình và xã hội đối với lứa tuổi bậc tiểu học  
Tục ngữ có câu “Cha nào con nấy”, đó dấu ấn của tuổi thơ với hành vi  
ứng xử của cha mẹ, nề nếp và gia phong của từng gia đình, đã tác động ảnh  
hưởng đến nhân cách của học sinh ở lứa tuổi này. Vì vậy tác động của người xung  
quanh, nhất những người thường xuyên gần gũi các em rất là quan trọng. Hầu hết  
những học sinh cá biệt đều những hoàn cảnh gia đình khá phức tạp dụ như:  
gia đình lục đục, bố mẹ thường xuyên cãi nhau, không còn chung sống với nhau,  
hay đi làm xa phải gởi con cái cho ông bà hoặc những người thân khác trong gia  
đình. Hoặc cha mẹ ở gần con nhưng không quan tâm, chăm sóc con cái làm cho  
chúng có cảm giác bị bỏ rơi, không nhận được sự yêu thương từ phía gia đình, các  
em trở nên trầm cảm, có thái độ bất cần, không thích thú với việc học tập trên lớp  
cũng như nhà.  
Ngoài ra, nhân cách của học sinh bậc tiểu học cũng chịu sự tác động rất lớn  
của hội. Nếu như các em bị lôi kéo bởi nhóm thanh niên hư hỏng khác, hoặc các  
em có những sai lệch trong nhìn nhận sự việc, nhận thức chưa đủ để phân biệt được  
đúng sai thì nhất định nhân cách của các em cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như các em  
có môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, được giáo dục, tiếp cận với những thông  
7
 

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 25 trang minhvan 23/10/2024 410
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Mười hai biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 1B trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_muoi_hai_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_lop_1b_t.doc