SKKN Một số phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh lớp 4
Trong những năm gân đây cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi trên con đường công nghiệp hoá đất nước, song song với đó là sự phát triển của khoa học công nghệ cao sử dụng máy móc hiện đại (tự động hóa) để sản xuất ra của cải vật chất là chủ yếu, con người sử dụng sức lao động tay chân ngày càng ít hơn.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶNG TRẦN CÔN
-----------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
THỂ LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4
Họ và tên: Trần Ngọc Túy
Môn: Thể dục
Cấp học: Tiểu học
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
I. Cơ sở lý luận..................................................................................................4
II. Thực trạng của vấn đề. .................................................................................6
1. Thuận lợi .......................................................................................................6
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề. ................................................................7
1.1 Khái niệm ....................................................................................................9
1.5. Tập sức mạnh - bền..................................................................................10
2.1. Khái niệm .................................................................................................11
2.2.1. Phản ứng vận động đơn giản. ...............................................................11
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gân đây cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế thế giới và
các nước trong khu vực đã tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi trên con
đường công nghiệp hoá đất nước, song song với đó là sự phát triển của khoa học
công nghệ cao sử dụng máy móc hiện đại (tự động hóa) để sản xuất ra của cải vật
chất là chủ yếu, con người sử dụng sức lao động tay chân ngày càng ít hơn. Bên
cạnh đó một số học sinh hiện nay thường ham chơi các trò chơi điện tử, internet...
Thích ăn, uống các đồ ăn chứa nhiều chất ngọt hoặc chất béo, ít tham gia các hoạt
động thể dục thể thao dẫn đến hiện tượng thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều,
biểu hiện là thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến các căn bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạnh.... Để làm tốt điều này Đảng
và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến giáo dục, phát triển giáo dục nói
chung và giáo dục thể chất nói riêng.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Thể dục ở Trường tôi đang công tác, tôi
nhận thấy rằng việc rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể lực, trang bị cho các em
học sinh có một cơ thể khỏe mạnh, có thể lực tốt, có sức khỏe tốt để tiếp tục học
tập lên cao hơn nữa, trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng cần thiết để
tham gia vào các hoạt động học tập, công tác Đoàn, Đội của nhà trường và địa
phương tham gia lao động sản xuất. Với những lí do trên thì việc phát triển các tố
chất thể lực để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh là một vấn đề hết sức cần
thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học, nhằm nâng cao thể lực
tăng cường sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể các em phát triển hài hòa cân đối, giữ
gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, phát triển hệ thống cơ quan nội tạng trong
cơ thể như tim mạch, hô hấp, hệ xương, hệ cơ...Tăng cường quá trình trao đổi
chất, củng cố và rèn luyện hệ thống thần kinh, phát triển các tố chất vận động,
nâng cao năng lực làm việc, trang bị cho học sinh những tri thức kĩ năng, kĩ xảo
1/23
vận động cần thiết cho các hoạt động khác trong cuộc sống. Góp phần vào việc
hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, rèn luyện tính tổ chức kỉ luật,
tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần tập thể cao.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ và nâng cao sức khỏe
Sức khỏe là tài sản thiêng liêng, là vốn quý nhất của mỗi con người và cộng
đồng xã hội. Yêu cầu của việc tập luyện thể dục thể thao nhằm phát triển hài hòa
hình thái chức năng của cơ thể, tư thế, trình độ, tăng trưởng của học sinh, chức năng
chỉ năng lực hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như: thần kinh, tuần
hoàn, hô hấp, vận động. Hình thái chức năng phát triển sẽ phát huy tối ưu các năng
lực hoạt động như: đi, chạy, nhảy, ném. Để đạt trình độ thể lực tốt, phát triển các
phẩm chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
3.2. Nhiệm vụ giáo dưỡng
Giáo dục các phẩm chất vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống hàng ngày
như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, đồng thời trang bị cho học sinh những tri thức
cần thiết về lĩnh vực thể dục thể thao với mục đích sử dụng có hiệu quả các
phương tiện tập luyện trong sinh hoạt, học tập và lao động.
3.3. Nhiệm vụ giáo dục
Hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh như: ý thức
tổ chức trong các buổi tập, sự thống nhất giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập
thể trong tập luyện. Mặt khác thông qua tập luyện và thi đấu thể dục thể thao còn
tăng cường tính đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời còn hình thành
các phẩm chất, ý chí cho học sinh như tinh thần vượt gian khổ, ý chí kiên cường
rèn luyện tinh thần dũng cảm, tính linh hoạt, mưu trí, những phẩm chất đó rất cần
cho con người mới năng động và sáng tạo. Góp phần tích cực vào việc giáo dục trí
tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi đã có những phương pháp sau:
4.1. Nghiên cứu lí luận
Tôi đã sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm mục đích thu thập
2/23
những tri thức lí luận được lựa chọn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh tiểu học làm cơ sở phân tích những kết quả thu được.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
Tôi đã tiến hành quan sát quá trình tập luyện của học sinh với sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên. Quan sát tinh thần, thái độ, kết quả tập luyện khi chia
nhóm, chia tổ tập luyện.
4.3. Nghiên cứu thực nghiệm
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm theo hướng khơi dậy tính tích cực, tính
giáo dục để nâng cao thể lực cho học sinh trường tôi đang công tác, sử dụng một
số biện pháp nhằm hỗ trợ cho việc tập luyện kỹ thuật các động tác, tăng hiệu quả
các bài tập.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng học sinh lớp 4 trường tôi đang công tác.
3/23
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Giáo dục thể chất là một môn học trong các cấp học, ngành học của hệ thống
giáo dục từ Tiểu học đến Đại học .
Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục tác
động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện nhằm phát triển
các năng lực vận động của con người. Cụ thể là rèn luyện kỹ năng, hình thành các
kỹ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực. Chính vì vậy mà trong ngành
giáo dục ở nước ta hiện nay, giáo dục thế chất đã trở thành môn bắt buộc quan
trọng để giáo dục cho thế hệ trẻ, góp phần tạo nên sự phát triển hài hòa giữa thể
chất và tinh thần cho con người.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ
phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan
trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí
tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giữ
vũng và tăng cường an ninh quốc phòng.
Các chỉ số về số lượng bên ngoài của sự phát triển các tố chất bao gồm những
thay đổi về số đo như chiều cao, cân nặng, các vòng đo, lực bóp tay, sức bật, sức
bền… Còn đặc điểm về sự phát triển thể chất về mặt chất lượng thể hiện trước hết
ở sự biến đổi cơ bản các khả năng chức phận của cơ thể theo các thời kì và các giai
đoạn phát triển lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, giới tính và trình độ tập luyện.
Phát triển thể chất vừa là một quá trình tự nhiên bởi vì nó phát triển trên cơ sở
tự nhiên theo bẩm sinh di truyền và tuân theo các quy luật tự nhiên như: quy luật
thống nhất cơ thể với môi trường, quy luật tác động qua lại giữa sự thay đổi cấu
trúc chức năng của cơ thể, quy luật thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất
trong cơ thế. Nó vừa phụ thuộc vào các điều kiện sống xã hội và hoạt động của
con người như điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất (ăn, uống); sinh
hoạt (vui chơi giải trí, nghỉ ngơi); lao động sản xuất, giáo dục, thể dục thể thao...
Sự phát triển các tố chất thể lực cho học sinh có thể điều khiển theo sự dẫn
4/23
dắt của giáo viên để đi đúng hướng phù hợp với sự phát triển cá nhân và nhu cầu
và xu thế của xã hội.
Học thuyết Các Mác và Ăng-ghen về giáo dục toàn diện được Lê-Nin đi sâu
và phát triển sáng tạo. Người quan tâm sâu sắc đến tương lai của thế hệ trẻ, đến
cuộc sống của họ. “Thanh niên đặc biệt cần sự yêu đời và sảng khoái, cần có thể
thao lành mạnh, thể dục, bơi lội, tham quan, các bài tập thể lực, những hứng thú
phong phú về tinh thần, học tập, phân tích nghiên cứu và cố gắng phối hợp tất cả
các hoạt động ấy với nhau, tinh thần minh mẫn sáng suốt phụ thuộc vào một thân
thể khỏe mạnh".
Các Mác - nhà khoa học lý luận đã nhấn mạnh rằng “Giáo dục trong tương
lai kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục. Đó không những là biện pháp
để tăng thêm sức sản xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo
con người phát triển toàn diện".
Bác Hồ - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam sinh thời Bác rất quan tâm đến
hoạt động thể dục thể thao, tư tưởng của Bác đã đặt nền tảng xây dựng nền thể dục
thể thao mới của nước ta, đây là khẳng định có tính chất cách mạng của công tác
thể dục thể thao, là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của
mọi người dân yêu nước.
Mục tiêu của thể dục thể thao là tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp
phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường, nước thịnh. Ngày 27 tháng 3 năm
1946 Bác đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Người chỉ cho nhân dân thấy
rằng “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khỏe mới thành công" mà muốn có sức khỏe thì “nên luyện tập thể dục" và coi
đó là “bổn phận của mỗi người dân yêu nước". “Mỗi một người dân yếu ớt tức là
làm cho cả xã hội yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh
khỏe". Trong thư gửi hội nghị cán bộ thể dục thể thao toàn miền Bắc. Người dạy
“Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt, thì cần có sức khỏe. Muốn
có sức khỏe thì thường xuyên tập luyện thế dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát
triển phong trào thế dục thế thao cho rộng khắp". Bác còn căn dặn “Cán bộ thể
dục thế thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác,
5/23
nhằm phục vụ sức khỏe của nhân dân đây là một công tác trong những công tác
cách mạng khác".
Đảng - Bác Hồ chứng ta rất coi trọng công tác thể dục thể thao, xem Giáo
dục thể chất là một bộ phận khăng khít của giáo dục cộng sản chủ nghĩa.
Ngày nay đất nước đang đứng trước sự đổi mới và phát triển thì phong
trào thể dục thể thao càng được chú trọng, nó góp phần vào giáo dục con người
toàn diện. Đặc biệt là ở các trường phổ thông việc phát triển các tố chất thể lực
để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh hiện nay là một vấn đề hết sức cần
thiết. Đây cũng chính là mục đích chính để tôi lựa chọn đề tài này để nghiên
cứu.
II. Thực trạng của vấn đề.
1. Thuận lợi
Trong bối cảnh hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh
trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại, các em có điều
kiện để tiếp thu được nhiều tri thức khoa học và cách tiếp cận vấn đề ngày càng
tiến bộ hơn.
Những năm gần đây đội ngũ giáo viên thể dục ngày càng được nâng cao
về mặt chất lượng. Các giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Hàng
năm, đa số giáo viên được dự các lớp tập huấn về chuyên môn. Về số lượng
ngành giáo dục của chứng ta đã có tương đối đầy đủ giáo viên đảm bảo cho
việc giảng dạy.
Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển
và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm.
Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhà nước ta rất coi trọng nền giáo dục xem
giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”. Tổng chi cho giáo dục là 20 % trong
tổng thu ngân sách nhà nước, đây là những thuận lợi để cho các em học sinh có
điều kiện tiếp thu tri thức khoa học một cách tốt nhất.
2. Khó khăn
Chúng ta thường nghĩ rằng, luyện tập thể dục thể thao đơn giản chỉ là để thư
6/23
giãn và rèn luyện cơ bắp, tuy nhiên, thực tế cho thấy luyện tập thể dục thể thao còn
có nhiều lợi ích khác nữa. Vì chưa biết đến tác dụng của việc tập luyện thể dục thể
thao nên nhiều học sinh chưa coi trọng việc tập luyện thể dục thể thao. Tâm lí ngại
luyện tập thể dục thể thao cũng tồn tại ở một bộ phận không nhỏ học sinh.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và
liên tục ít nhất 3-4 buổi/tuần, mỗi buổi từ 30 - 40 phút trở lên, tập các bài tập có
cường độ trung bình trở lên thì mới nâng cao được thể lực và tăng cường sức khỏe.
Nếu nghỉ tập luyện quá dài sẽ làm giảm sút và mất đi những hiệu quả tập luyện.
Hiện nay các em học sinh trường tôi đối với việc thực hiện tập luyện thể dục
thể thao đều đặn và khoa học còn rất khiêm tốn. Ngoài 2 tiết Thể dục trong một
tuần học chương trình chính khóa thì rất ít em có ý thức rèn luyện thêm ngoài giờ,
cụ thể như vào các buổi chiều sau khi học xong hoặc buổi sáng sớm thức dậy.
Qua khảo sát thực tiễn học sinh lóp 4A0 năm học 2018-2019 có 37,1% em
học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ. Điều đó cho thấy rằng
việc ý thức tập luyện thể dục thể thao cũng như phát triển thể lực của các em học
sinh còn thấp.
* Nguyên nhân khó khăn:
- Các em chưa có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục
thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
- Các em chưa có hứng thú trong tập luyện, không duy trì tập luyện thường
xuyên, khi thích thì tập, không thích thì thôi, tính tự giác tích cực trong tập luyện
chưa cao.
- Ngoài ra một số học sinh biểu hiện rất thích thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi
điện tử, Chat trên mạng, nên ít thời gian dành cho hoạt động thể dục thể thao.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
- Lứa tuổi học sinh tiểu học bắt đầu từ 6 - 7 tuổi đến 11 - 12 tuổi ở giai đoạn
này các em được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản và những kỹ năng phổ
thông đồng thời được giáo dục kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách con người.
Quá trình học tập ở trường tiểu học các em phải trải qua những thời kỳ phát triển
quan trọng về tâm - sinh lý xã hội. Công tác giáo dục, thể chất học đường có ý
nghĩa quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn phát triển này thể hiện các mặt sau:
7/23
+ Xây dựng cơ sở cho sự phát triển thể chất toàn diện, hoàn thiện hình thức
và tư thế của con người, củng cố sức khỏe và hình thành hệ thống các kỹ năng, kỹ
xảo vận động. Những yếu tố đó góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách con
người mới. Quá trình phát triển mạnh mẽ của lứa tuổi học sinh không thể thiếu tác
dụng tích cực của giáo dục thể chất và thể thao ở trường học.
+ Góp phần trang bị cho học sinh những năng lực nhất định về trí tuệ, tư
duy và thể chất, cùng những phẩm chất đạo đức nhằm giúp các em hoàn thành
chương trình học tiểu học và giáo dục thể chất trong nhà trường.
+ Học sinh ở lứa tuổi này tự giác, tích cực vận động sẽ góp phần giải quyết
các nhiệm vụ giáo dục chung (đạo đức, nhận thức, thẩm mỹ và lao động...) đồng
thời cũng là phương tiện có hiệu quả trong việc phòng chống các hiện tượng tiêu
cực thâm nhập học đường, mặt khác tất cả những vấn đề nêu trên đều như một thể
thống nhất, hữu cơ và có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của học sinh mà
điều này không có được nếu như không có một quá trình giáo dục nghiêm túc và
công phu.
Sức khỏe của con người được cấu thành bởi 3 yếu tố quan trọng đó là: Ăn
uống; nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao. Trong các yếu tố đó mỗi cá nhân
con người có thể tự điều chỉnh để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Tố chất thể lực của con người được chia thành những tố chất sau: Sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo.
Huấn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh lớp 4 trước hết
cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giáo dục phẩm chất đạo đức và tâm lý.
- Chuẩn bị thể lực chung, kỹ năng và năng lực vận động.
- Các phương tiện huấn luyện.
- Các bài tập phát triển các tố chất vận động
-Các phương tiện tâm lý, vệ sinh, các yếu tố lành mạnh của tự nhiên.
Quá trình huấn luyện để nâng cao thể lực cần chú ý đến lượng vận động như
là thời gian tập luyện, cường độ lượng vận động, số lần lặp lại, quãng nghỉ, cần
phải tuân thủ theo các nguyên tắc tập luyện.
8/23
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_de_nang_cao_the_luc_cho_hoc_sinh_lop.doc