SKKN Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn lịch sử trung học cơ sở
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ năm 1960. Cũng trong thời gian đó, trong các trường sư phạm có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ II năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Công cuộc cải cách giáo dục lần III từ năm 1981 đến nay, đồng thời chú trọng cả ba mặt: Cải cách hệ thống giáo dục; cải cách nội dung và phương pháp dạy học.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành
giáo dục nước ta từ năm 1960. Cũng trong thời gian đó, trong các trường sư phạm
có khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải
cách giáo dục lần thứ II năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các
phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất
nước. Công cuộc cải cách giáo dục lần III từ năm 1981 đến nay, đồng thời chú
trọng cả ba mặt: Cải cách hệ thống giáo dục; cải cách nội dung và phương pháp
dạy học.
Hiện nay, phương pháp dạy học Lịch sử đã được chú trọng đổi mới, cải tiến
nhiều góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, nhìn chung
phương pháp dạy học Lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp
ứng được yêu cầu đào tạo. Có thể nói, phương pháp dạy học Lịch sử còn có phần
bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở
ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình
trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, vị trí của
phương pháp dạy học, chưa tiếp cận được những cơ sở khoa học, lí luận về phương
pháp dạy học và chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường THCS
chưa được là bao; phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức định sẵn, cách học
thụ động, sách vở. Tuy rằng trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết học
tốt của các giáo viên dạy giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự
chiếm lĩnh tri thức mới. Nhưng tình trạng chung vẫn là “Thầy đọc, trò chép” hoặc
giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, giải thích, minh họa bằng tranh ảnh.
Hơn nữa, trong việc dạy học, giữa Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp –
1
Kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ trực tiếp hữu cơ với nhau. Không thể điều
chỉnh mục tiêu đào tạo, cải tiến chương trình, nội dung sách giáo khoa mà không
đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra đánh giá trong dạy học.
Công việc này đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên, có thể nói là phải tiến hành một
cuộc Cách mạng trong đổi mới phương pháp dạy học.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đọc tài liệu: Tham Khảo tài liệu chuyên môn có liên quan
+ Sách giáo khoa , sách giáo viên, sách bài tập....
+ Một số vấn đề phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
Từ đó tôi chọn lọc kiến thức phù hợp với đơn vị. Học hỏi các giải pháp hay đã
áp dụng để tích lũy kinh nghiệm.
2. Điều tra:
a. Dự giờ:
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm các giáo viên trong tổ.
- Rút kinh nghiệm tiết dạy trên lớp, tiết dự giờ. Qua đó, tôi luôn chú ý đến
phương pháp giảng dạy cũng như cách tổ chức tiết dạy của mỗi giáo viên, từ đó
giúp tôi tích lũy một số kinh nghiệm và hiệu quả của việc đổi mới phương pháp
dạy học.
b. Đàm thoại:
- Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên trao đổi với học sinh cùng các
e giải quyết những vướng mắc, tìm ra các nguyên nhân khiến các em chưa thực sự
hứng thú say mê với việc học tập bô môn để có
- Trao đổi với giáo viên ở tổ chuyên môn trong nhà trường cùng bàn biện
pháp nâng cao chất lượng, tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu .
c. Thăm dò:
Nắm lại tình hình chất lượng bộ lịch sử năm học 2017 – 2018. Tìm hiểu
trong năm học này, giáo viên lập danh sách học sinh yếu; tìm hiểu nguyên nhân
học sinh yếu bằng phương pháp vấn đáp, kiểm tra phân loại học sinh yếu. Từ đó
tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp đối với từng đối tượng học sinh.
2
III. MỤC TIÊU
Giúp học sinh nhận thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo kiến thức, vận
dụng những điều đã học để tiếp thu kiến thức mới và áp dụng vào cuộc sống.
Làm cho học sinh ý thức được trách nhiệm của mình để trở thành công dân có
ích, có khả năng giao tiếp và hoạt động xã hội.
Về định hướng phát triển năng lực, phẩm chất :Học sinh biết quý trọng những
gì mình đang có, biết ơn những người đã có công xây dựng nên đất nước ngày nay,
từ đó góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
3
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN
1. Phân tích đánh giá thực trạng vấn đề:
Trường THCS Văn Lang là một trong những trường ở địa bàn xã còn gặp
nhiều khó khăn. Đời sống của người dân còn vất vả. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố
gắng của thầy và trò nhà trường, hàng năm nhà trường đều có học sinh giỏi và giáo
viên giỏi cấp huyện môn Lịch sử, Chi bộ nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu Chi
bộ trong sạch vững mạnh.
Đối với bộ môn, tâm lí e ngại bộ môn của các em học sinh còn nhiều, do
khối lượng kiến thức còn lớn, nhiều sự kiện… Ngoài ra, tâm lí chưa thực sự coi
trong môn lịch sử của bộ phận cha mẹ học sinh, cho rằng đây chỉ là môn phụ gây
ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập và chất lượng bộ môn.
Lịch sử là hiện thực quá khứ đã diễn ra một cách khách quan, hợp quy luật,
không lệ thuộc vào sự hiểu biết, ý thức mong muốn của cá nhân. Do những đặc
điểm hiện thực Lịch sử (diễn ra theo trình tự thời gian và không lặp lại nguyên si
như cũ), và cả nhận thức Lịch sử (không trực tiếp quan sát, không diễn ra trong
phòng thí nghiệm) nên giáo viên cần biết hướng cho học sinh những khả năng khôi
phục hình ảnh quá khứ đúng như nó tồn tại khách quan và trên cơ sở ấy hiểu Lịch
sử. Đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu quyển “Lịch sử nước ta” năm
1941 bằng hai câu thơ sau:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Học tập Lịch sử đâu chỉ có biết nhiều sự kiện, chỉ ghi nhớ, học thuộc lòng
mà không phải hiểu, không đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo. Nhận thức đúng chức
năng, nhiệm vụ bộ môn Lịch sử mới thấy rõ sự cần thiết phải phát huy tính tích cực
trong học tập, đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử.
Thực tế hiện nay trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THCS đã có
không ít giáo viên có tâm huyết với bộ môn, dạy học bằng cả tấm lòng yêu nghề,
mang lại hiệu quả thiết thực cho nền giáo dục.
4
Tuy nhiên, trong tư tưởng của nhiều người chỉ coi môn Lịch sử trong trường
THCS là môn phụ không quan trọng như môn Toán, Văn, Ngoại ngữ… Môn Lịch
sử chỉ cần học thuộc lòng là đủ, không cần phải sử dụng tư duy lôgíc. Mặt khác
nhiều học sinh ngại học môn Lịch sử bởi nó dài và nhiều sự kiện khó nhớ, học rồi
lại quên ngay. Chính vì vậy mà các em không thích học môn Lịch sử. Thực tế cho
thấy, trong mấy năm trở lại đây, chất lượng môn Lịch sử trong các kì thi lớn như
Đại học, Cao đẳng là rất đáng lo ngại. Hằng ngày, các phương tiện truyền thông
không ngừng lên tiếng về thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông
như một “Vấn nạn” của xã hội.
Trước thực trạng đó, đòi hỏi người giáo viên dạy môn Lịch sử cần phải nhận
thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của bộ môn mình phụ trách, phải phát huy được
tính tích cực của học sinh, tránh lối học thụ động “Thầy đọc – Trò chép”. Giáo
viên cũng nên tránh tình trạng chỉ truyền đạt nguyên si kiến thức trong sách giáo
khoa, như thế sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cũng
không nên xa rời nội dung sách giáo khoa, quá mở rộng kiến thức bên ngoài sẽ làm
cho bài giảng bị loãng, học sinh khó tiếp thu, như vậy sẽ không mang lại hiệu quả
cho giờ học.
2. Các tồn tại, hạn chế:
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiều em học sinh chưa hứng thứ, say
mê với bộ môn. Các em thấy bộ môn còn khó học, khó nhớ với nội dung kiến thức
dài. Chính vì vậy kết quả học tập còn hạn chế.
3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế:
Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích bộ
môn lịch sử. Các em chưa tìm thấy hứng thú trong các giờ học lịch sử. Các em
thấy khó nhớ, khó học và chán nản.
Nhiều em học sinh thích thú với bộ môn nhưng do phương pháp, kỹ năng
học tập chưa phù hợp nên kết quả đạt được chưa cao. Trong quá trình giảng dạy
nhiều khi GV còn cứng nhắc chưa sử dụng phong phú, linh hoạt các phương
pháp, phương tiện dạy học.
5
4. Tính cấp thiết của sáng kiến:
Để dẫn tới thực trạng trên một phần là do giáo viên chưa thực sự đầu tư cho
giờ dạy, chưa bắt kịp với đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa tạo được
những tiết học lôi cuốn học sinh. Chính vì vậy việc tích cực đổi mới, áp dụng
những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng bộ môn
là vô cùng quan trọng. Với lí do nêu trên, cho thấy sự cần thiết phải đổi mới
phương pháp dạy học theo lối tích cực hóa ở trường THCS nhằm nâng cao tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, tôi mạnh dạn đề xuất kinh
nghiệm: “Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
trong môn lịch sử Trung học cơ sở”.
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Xây dựng mục tiêu bài học:
Mục tiêu của bài học là cái đích đặt ra cho học sinh cần đạt được sau khi học
bài đó.
Mục tiêu chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học, hình thức đánh giá
của bài đó.
Mục tiêu của mỗi bài gồm ba thành tố: Kiến thức, thái độ, kỹ năng.
Xây dựng được mục tiêu, người giáo viên mới xác định được những nội dung
chính của bài học, từ đó chọn lựa phương pháp phù hợp cho từng mục của bài.
Giúp bài giảng đạt hiệu quả và tăng hứng thú học tập cho học sinh.
2. Sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
hóa hoạt động của học sinh.
2.1. Sử dụng kênh hình trong dạy học:
Trong môn Lịch sử kênh hình không chỉ mang ý nghĩa minh hoạ mà còn góp
phần thể hiện nội dung.Việc sử dụng kênh hình giúp giáo viên dễ áp dụng các
phương pháp tổ chức, học sinh hào hứng học tập .Qua hình vẽ giáo viên khai thác
nội dung bằng các câu hỏi, học sinh làm việc nhiều hơn, tư duy cao và phát huy
được tính tích cực trong học tập. Để phát huy hết hiệu quả khi sử dụng hệ thống
kênh hình, điều quan trọng là giáo viên phải xác định cho mình nên sử dụng, khai
6
thác thế nào. Theo tôi, khi sử dụng hệ thống kênh hình, giáo viên cần chú ý những
điểm sau:
- Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để
lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp, đảm bảo phát huy được sự chú ý và tính
tích cực của học sinh vào khai thác kênh hình.
- Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí
để sử dụng kênh hình vào bài dạy, và phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khai
thác một cách hợp lí và hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích
cực của học sinh trong học tập.
- Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác, giáo viên phải hiểu một
cách đầy đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong kênh hình đó là
gì, tức là phải hiểu hết bản chất của kênh hình.
- Phải đảm bảo sự kết hợp giữa lời nói với việc trình bày nội dung kênh hình
theo hướng rèn luyện khả năng thực hành của học sinh, đồng thời kết hợp với các
tài liệu khác khi sử dụng.
- Tôi xin đưa ra ví dụ về khai thác và sử dụng H.85 “Trương Định nhận
phong soái”, trong Bài 24 - Lịch sử 8 - Tiết 2.
- Để khai thác và sử dụng hiệu quả bức tranh này theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh, cần thực hiện như sau:
+ Giáo viên hiểu rõ nội dung kiến thức phản ánh trong bức tranh đó là: bức
tranh miêu tả quang cảnh Trương Định nhận phong soái, nó vừa thể hiện sự trang
nghiêm, vừa thể hiện sự tôn kính và đồng lòng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do
Trương Định lãnh đạo.
+ Xác định thời điểm sử dụng tranh.
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khởi nghĩa của Trương
Định thì hướng dẫn học sinh khai thác tranh minh họa nhằm củng cố và khắc sâu
kiến thức.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác tranh.
Giaos viên treo tranh (phóng to) lên bảng.
7
? Quan sát tranh và hãy miêu tả toàn cảnh bức tranh này?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung.
Bức tranh này thể hiện sự tôn kính của nhân dân và sự đồng lòng hưởng ứng
của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do ông phát động, hãy tìm những chi tiết thể
hiện điều đó?
Học sinh thảo luận và trả lời.
Giáo viên nhận xét câu trả lời và miêu tả toàn bộ bức tranh, trong đó nhấn
mạnh sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do Trương
Định phát động và lãnh đạo.
2.2. Sử dụng bảng phụ:
Giáo viên sử dụng bảng phụ để ghi hệ thống các câu hỏi, bài tập điền
khuyết…, từ đó hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, học sinh thảo luận nhóm rất
có hiệu quả, giáo viên không phải nói nhiều mà học sinh được làm việc tích cực,
gây cho học sinh hứng thú, say mê môn học.
Ví dụ: Khi dạy Bài 4: Các nước Châu Á - Lịch sử lớp 9.
GV có thể sử dụng bảng phụ để làm bài tập củng cố như sau:
Khoanh tròn vào từ đầu tiên trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày tháng
năm nào?
A. 22/7/1948
B. 1/10/1949
C. 7/10/1949
D. 1/1/1959
Câu 2: Ai là nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian?
A. Lương Triều Vĩ
C. Hồ Cẩm Đào
B. Dương Lợi Vĩ
D. Trần Quán Hy
2.3. Sử dụng phiếu học tập và thảo luận nhóm:
Khi sử dụng phiếu học tập kết hợp với thảo luận nhóm, giáo viên cũng dễ
dàng tổ chức giao việc cho học sinh làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm đạt
hiệu quả cao.
Ví dụ: Khi dạy Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành
chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu - Lịch sử lớp 7.
8
Mục 1: Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- GV có thể cho lớp thảo luận nhóm với câu hỏi chuẩn bị trước bằng phiếu
học tập. GV chia lớp ra thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, đọc câu hỏi to
trước lớp sau đó phát phiếu học tập cho các nhóm. Mỗi nhóm có thời gian thảo
luận là 3 phút. Sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày câu trả lời. Các nhóm khác
chú ý nhận xét và bổ xung.
Nhóm 1: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến lớn về Địa li?
(Do sản xuất phát triển, các thương nhân, thợ thủ công cần thị trường và
nguyên liệu. Do kĩ thuật phát triển, đóng được tàu lớn, có la bàn).
Nhóm 2: Trình bày các cuộc phát kiến lớn về Địa lí?
( Năm 1487, Điaxơ vòng quanh cực Nam Châu Phi; 1498, Va- xcô đơ - Ga-
ma tìm ra ấn Độ; 1492, Cô-lôm-bô đã tìm ra Châu Mĩ; 1519 – 1522, Ma-gien-lang
lần đầu tiên đi vòng quanh trái đất.)
Nhóm 3: Trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến lớn về địa lí?
(Tìm ra những con đường mới, những vúng đất mới; đem lại những món lợi
khổng lồ cho thương nhân châu Âu; đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các
nước châu Âu)
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí?
(Là cuộc Cách mạng về giao thông và tri thức; thúc đẩy thương nghiệp phát
triển.)
Cuối cùng giáo viên nhận xét và kết luận.
3: Vận dụng một số phương pháp theo định hướng đổi mới.
3.1. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một hệ thống dạy học dựa trên những quy
luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo bao gồm sự
kết hợp những phương pháp dạy học và việc học có những nét cơ sở của sự tìm tòi
khoa học. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa
học – phát triển tính tích cực, tính tự lực trong năng lực sáng tạo, hình thành cơ sở
thế giới quan cho học sinh.
9
Bản chất của dạy học đặt và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình
huống vấn đề và điều kiện hoạt động của học sinh nhằm tự lực giải quyết những
vấn đề học tập. Việc trình bày theo phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
đòi hỏi giáo viên phải nắm vững sự kiện, biết tạo ra tình huống có vấn đề, nhằm
phát huy năng lực nhận thức của học sinh. Vì vậy, cách trình bày đặt và giải quyết
vấn đề có nhiều ưu điểm hơn việc thông báo tài liệu, đọc lại sách giáo khoa. Trình
bày đặt và giải quyết vấn đề vừa cung cấp cho học sinh những sự
kiện cần thiết để hiểu biết lịch sử, vừa tạo ra sự suy nghĩ cho các em.
Ví dụ: Khi dạy Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên (thế kỉ XIII) – Lịch sử lớp 7. Phần III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống
quân xâm lược Nguyên ( 1287 – 1288).
Để tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài mới:
“Sau hai lần xâm lược Đại Việt thất bại, nhà Nguyên không chịu từ bỏ âm mưu
xâm lược nước ta. Với kế hoạch xâm lược Đại Việt lần thứ ba của chúng như thế
nào? Quân dân nhà Trần đã tổ chức kháng chiến ra sao? Đó là nội dung bài học
hôm nay.”
Đây là ví dụ về tình huống có vấn đề. Tình huống là mâu thuẫn giữa cái đã
biết và cái chưa biết mà giáo viên tạo ra, nhằm thu hút sự chú ý, hứng thú học tập
của học sinh, học sinh cần giải quyết một điều mới, điều chưa biết, trên cơ sở kiến
thức của bài học trước. Sự hướng dẫn, gợi mở của người thầy để học sinh tự tìm ra
bản chất của sự kiện mới.
3.2. Phương pháp dạy học trực quan:
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện
trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trong, trước và sau khi nắm tài liệu mới,
khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hoá
lịch sử của học sinh.
Các phương tiện trực quan rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, khi sử dụng đồ
10
dùng trực quan trong dạy học Lịch sử đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào nội dung,
yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học để lựa chọn đồ dùng thích hợp, có
phương pháp thích hợp trong việc sử dụng mỗi loại đồ dùng. Từ đó, phát huy tính
tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, đảm bảo kết hợp lời nói với
việc trình bày đồ dùng, rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và
sử dụng đồ dùng học tập ( vẽ bản đồ, tường thuật lược đồ, miêu tả hiện vật…).
Ví dụ: Khi dạy Bài 24: Phong trào Tây Sơn – Lịch sử 7. Phần II. Tây Sơn lật
đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
Để tiết học này đạt được hiệu quả cao, giáo viên phải sử dụng lược đồ và đạt
được mức độ sau: Học sinh biết xác định địa danh trên lược đồ, bước đầu biết phân
tích kiến thức lịch sử qua lược đồ. Tiếp tục rèn kỹ năng sử dụng lược đồ. Trong tiết
học này, giáo viên cần sử dụng hai lược đồ Hình.57; 58 SGK Lịch sử lớp 7
(Phóng to treo trên bảng).
Mục 1: Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
Giáo viên sử dụng lược đồ: Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến
và chống quân xâm lược nước ngoài.
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn lịch sử trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_h.doc
- BIA SKKN -.doc
- bia skkn.doc
- DƠN SKNN- Châm.doc
- MỤC LỤC SKNN.docx
- MỤC LỤC.doc
- skkn lịch sử.doc
- SKKN Lịch sử.pdf