SKKN Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 2 trong dạy học dấu câu
Trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của các nước, việc dạy cách sử dụng dấu câu là một trong những yêu cầu đặt ra rất sớm. Ở nước ta, nội dung dạy học dấu câu Tiếng Việt cũng đã được đưa vào chương trình môn Tiếng Việt ở tất cả các cấp học phổ thông.
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH LỚP 2 TRONG DẠY HỌC DẤU CÂU
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
- Phương pháp 1: Luyện tập theo mẫu. Phương pháp này dùng để nhận
biết chức năng của dấu câu và cách dùng dấu câu nên tiến hành theo các bước
sau:
+ Quan sát mẫu câu.
+ Phân tích mẫu câu.
+ Tổng hợp, khái quát hóa.
+ Luyện tập, thực hành.
- Phương pháp 2: Phân tích. Phương pháp này được vận dụng để dạy học
dấu câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các kiểu câu. Quy trình để giúp
chúng ta dạy luyện tập dấu câu đạt hiệu quả:
+ Nhận biết yêu cầu của bài tập.
+ Xác định phương hướng làm bài tập.
+ Làm bài tập.
+ Nêu tác dụng của bài tập.
- Phương pháp 3: Thực hành giao tiếp. Giáo viên tạo ra các tình huống
giao tiếp bằng cách sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa đảm bảo tính chính
xác trong hệ thống giao tiếp, vừa phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng
trong hoạt động giao tiếp. Phương pháp này hướng dẫn học sinh vận dụng lí
thuyết ngôn ngữ được học vào thực hiện các nhiệm vụ của qua trình giao tiếp.
- Phương pháp 4: Kết hợp dạy học dấu câu trong các phân môn Tiếng
Việt ở lớp 2. Với phương pháp này, ngoài những nội dung dạy học, ôn luyện về
dấu câu ở một số tiết học của phân môn Luyện từ và câu, kiến thức về dấu câu
và kĩ năng sử dụng dấu câu cần được củng cố trong các giờ học các phân môn
2
khác của môn Tiếng Việt mới có thể đem lại kết quả tốt trong việc dạy học dấu
câu.
- Phương pháp 5: Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt và giờ ngoại khóa
với nội dung củng cố về cách dùng dấu câu. Giáo viên tổ chức cho lớp một tiết
sinh hoạt với nội dung củng cố về dấu câu thông qua một số trò chơi thường
dùng để giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học dấu câu.
1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải
pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của các nước, việc dạy cách sử dụng
dấu câu là một trong những yêu cầu đặt ra rất sớm. Ở nước ta, nội dung dạy học
dấu câu Tiếng Việt cũng đã được đưa vào chương trình môn Tiếng Việt ở tất cả
các cấp học phổ thông. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh mắc lỗi dùng dấu câu
vẫn khá phổ biến.
Bên cạnh đó, việc dạy học dấu câu là nhiệm vụ của ba cấp học phổ thông.
Vậy nhiệm vụ dạy học dấu câu ở Tiểu học đến đâu, phương pháp dạy học như
thế nào để phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh lứa tuổi này. Đó là vấn đề
cần suy nghĩ. Vì dấu câu có mối liên quan tới mục đích nói, tới ngữ điệu, ngữ
nghĩa, ngữ pháp, tu từ…của câu nên đối với học sinh Tiểu học nói chung và học
sinh lớp Hai nói riêng, cần xác định hướng tiếp cận với kiến thức và kĩ năng sử
dụng dấu câu thông qua kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ nói vốn đã quen thuộc
với các em trước tuổi đến trường. Để thực hiện được điều này và tạo thuận lợi
cho việc học tập của học sinh, phương pháp dạy học của giáo viên cần linh hoạt,
khai thác triệt để các yếu tố trực quan trong việc dạy học dấu câu, bám sát chặt
chẽ quá trình nhận thức, quy luật nhận thức của học sinh để phát huy tính tích
cực chủ động của các em trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng sử dụng
dấu câu. Dạy học dấu câu tương ứng với hai nhiệm vụ: dạy học nhận biết chức
năng của dấu câu và dạy học thực hành sử dụng dấu câu. Dạy học dấu câu phải
dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh, nhằm giúp giáo viên hướng dẫn, điều
khiển quá trình nhận thức của học sinh đi đúng hướng, phát huy được sự năng
động của các em trong việc học tập dấu câu nói riêng và học tập môn Tiếng Việt
3
ở Tiểu học nói chung.
Nơi tôi công tác, có đại đa số học sinh của lớp là học sinh người đồng bào
xơđăng. Do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức chưa cao nên phần
lớn phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em, nhiều lúc còn khoán trắng
cho giáo viên. Ý thức tự học của học sinh chưa cao. Ở lớp, các em thực hiện các
hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhưng khi về nhà thường
không có thói quen ôn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Trong thời gian qua, việc nâng cao kĩ năng sử dụng các dấu câu trong các
tiết học môn Tiếng Việt cho học sinh đồng bào thiểu số là nhiệm vụ mà trường
nào, lớp nào, giáo viên nào trong địa bàn huyện Nam Trà My cũng thực hiện.
Tuy nhiên tại nơi công tác, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy nhiều
giáo viên chưa chú tâm vào việc hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng các dấu
câu như thế nào là phù hợp với từng kiểu câu. Giáo viên chỉ bám sát vào bài tập
trong SGK mà không ra thêm một số bài tập để giúp học sinh hiểu hơn và nắm
kiến thức một cách chắc chắn.
Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp 2, tôi mong muốn giúp học
sinh có được những thành tích cao ở lớp học dưới để các em có nền móng vững
chắc tạo đà cho các em trên các lớp học tiếp theo. Trong quá trình dạy học, tôi
phát hiện các em có hứng thú về các bài tập liên quan đến các dấu câu, tuy nhiên
kĩ năng thực hành xác định các dấu câu trong một câu hay một đoạn văn của các
em hiệu quả chưa cao, một số học sinh còn chậm không có tính tích cực khi làm
bài tập. Qua thực tế đó, tôi luôn băn khoăn và trăn trở, mong muốn tìm ra các
phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm cải thiện
được tình trạng đó. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 2 trong dạy học dấu câu”.
1.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện
tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)
1.3.1 Phương pháp luyện tập theo mẫu
Phương pháp này dùng để nhận biết chức năng của dấu câu và cách dùng
dấu câu nên tiến hành theo các bước sau:
4
Bước 1: Quan sát câu mẫu
Ở bước này, chúng ta có thể vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp
để tạo ra tình huống giao tiếp, hoặc tận dụng câu mẫu từ lời nói hành động của
các em hoặc câu mẫu trong SGK. Vì dung lượng của SGK có giới hạn nên ngữ
liệu đưa ra để nhận diện dấu câu khó có thể bao quát được hết các trường hợp sử
dụng mỗi loại dấu câu ứng với chức năng được học. Do đó, chúng ta có thể giới
thiệu thêm ví dụ để hướng dẫn các em quan sát tập suy đoán, nhận ra yếu tố lặp
lại của dấu câu đang học. Học sinh quan sát trên chữ viết để nhận diện vị trí dấu
câu ở trong câu. Khi đọc câu mẫu, tốt hơn nên yêu cầu học sinh tự tìm cách đọc.
Đó cũng là biện pháp hữu hiệu giúp học sinh học tập và ghi nhớ chức năng, tác
dụng của dấu câu.
Bước 2: Phân tích câu mẫu:
Sau khi quan sát mẫu, chúng ta cho học sinh phân tích câu mẫu để nhận ra
tác dụng của dấu câu được học. Ở bước này, chúng ta cần lưu ý, không nên chỉ
từ một mẫu câu, một ví dụ mà đã yêu cầu học sinh khái quát, phát biểu về chức
năng, tác dụng của một loại dấu câu. Cần cho học sinh quan sát một số ví dụ đủ
để các em có thể so sánh đối chiếu, từ đó nhận ra tính lặp lại của một hiện tượng
nào đó gắn với sự xuất hiện của dấu câu mà bài học có nhiệm vụ cung cấp. Đây
là cơ sở để các em có thể khái quát hóa thành quy tắc sử dụng loại dấu câu được
học. Sự lặp lại hợp lí của một hiện tượng sử dụng dấu câu nào đó có khả năng
giúp học sinh ghi nhớ cách dùng dấu câu. Cần lưu ý, ở bước này, học sinh không
chỉ nhận diện được chức năng của dấu câu trong câu mà còn nhận biết ý nghĩa,
tác dụng của dấu câu.
Bước 3: Tổng hợp, khái quát hóa:
Đây là bước chúng ta giúp học sinh tổng kết và khái quát thành định
nghĩa, quy tắc sử dụng dấu câu. Trước tiên, chúng ta cần dành cho học sinh một
khoảng thời gian nhìn lại các ví dụ đã phân tích trước đó để đối chiếu, so sánh,
hệ thống hóa, rút ra nhận xét… nêu thành quy tắc sử dụng. Chúng ta cần có hệ
thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở để học sinh tự phát hiện và tự khái quát. Ở bước
5
này, chúng ta cần giúp học sinh từ một số ít ví dụ cụ thể, có thể hình dung được
nhiều tình huống tương tự để biết cách sử dụng dấu câu mà bài học yêu cầu.
Bước 4: Luyện tập, thực hành.
Ở bước này, chúng ta tiếp tục giao việc, hướng dẫn học sinh vận dụng
những kiến thức, kĩ năng mới lĩnh hội được vào việc giải quyết các bài tập thực
hành. Bên cạnh các bài tập ở SGK, cần thiết kế riêng hệ thống bài tập bổ trợ cho
việc dạy và học từng loại dấu câu có thể sử dụng trong phần luyện tập, thực
hành cuối tiết học. Trong đó, các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp để học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu một
cách có hệ thống.
Ví dụ: Bài tập SGK Tiếng Việt lớp Hai, Tập 1.
Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a. Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
b. Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn.
c. Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.
Bước 1: Quan sát câu mẫu.
- Giáo viên đọc câu mẫu lên và yêu cầu học sinh đọc câu mẫu.
- Giáo viên viết câu mẫu lên bảng (câu a) và yêu cầu học sinh quan sát,
suy đoán dấu phẩy có thể đặt ở vị trí nào trong câu.
Bước 2: Phân tích câu mẫu.
Để giúp học sinh làm câu mẫu chúng ta có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn
học sinh làm mẫu một phần. Chúng ta có thể đọc mẫu (thể hiện quảng nghĩ ngắn
ở chỗ sẽ đặt dấu phẩy) sau đó nói với học sinh: Khi viết câu “ Chăn màn quần
áo được xếp gọn gàng” chúng ta cần dùng dấu phẩy để tách các sự vật với nhau
và yêu cầu học sinh đặt dấu phẩy theo ý mình- lớp nhận xét.
Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
Giáo viên nói thêm: Chúng ta không nên đặt dấu phẩy như thế này :
Chăn, màn, quần, áo được xếp gọn gàng.
Vì ở đây người viết muốn chỉ chung các sự vật gần gũi với nhau chứ
không có ý tách riêng từng sự vật ra như vậy.
6
Bước 3: Tổng hợp, khái quát hóa.
Từ câu mẫu trên giáo viên giúp học sinh hình thành quy tắc sử dụng dấu
phẩy. Cách làm này giúp học sinh huy động nhiều giác quan vào việc tiếp nhận
kiến thức, giúp các em ghi nhớ được bền, lâu.
Bước 4: Luyện tập, thực hành.
Với cách tiến hành như trên và học sinh quan sát giáo viên làm mẫu câu a,
dễ dàng làm câu b, c.
b. Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
c. Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
1.3.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp này được vận dụng để dạy học dấu câu nhằm giúp học sinh
làm rõ cấu trúc các kiểu câu. Quy trình để giúp chúng ta dạy luyện tập dấu câu
đạt hiệu quả:
Bước 1: Nhận biết yêu cầu của bài tập.
Đây là bước giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập. Với học
sinh lớp Hai việc hiểu yêu cầu, nhiệm vụ của bài tập không phải đơn giản.
Chúng ta nên để cho các em đọc toàn bộ bài tập, suy nghĩ và xác định nhiệm vụ
mà bài tập yêu cầu.
Ví dụ: Học sinh phải làm bài tập sau: (BT4/17) T1
- Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau?
+ Tên em là gì
+ Em học lớp mấy
+ Tên trường của em là gì
- Đây là dạng bài điền dấu câu thích hợp vào cuối câu học sinh phải chọn
các dấu câu đã học để đặt vào cuối mỗi câu trên.
- Để hướng dẫn học sinh làm bài tập, chúng ta cần có biện pháp xác định
xem các em có hiểu đúng yêu cầu của bài tập hay không bằng cách nêu câu hỏi
để học sinh suy nghĩ trả lời. Ví dụ:
- Đây là loại câu dùng dể làm gì? (dùng để hỏi)
7
* Bước nhận biết yêu cầu của bài tập chính là bước học sinh phải xác định được
nhiệm vụ bài tập yêu cầu. Làm tốt bước này, các bước tiếp theo mới đúng
hướng.
Bước 2: Xác định phương hướng bài tập.
Ở bước này, giáo viên cần nêu ra các câu hỏi nhỏ để gợi ý, định hướng
cách tư duy cho học sinh. Với bài tập nói trên, chúng ta có thể nêu yêu cầu hoặc
câu hỏi cho học sinh suy nghĩ, trả lời.
Ví dụ: Những dấu câu nào đặt ở cuối câu?
Với câu hỏi này học sinh xác định được những dấu câu nào được đặt ở
cuối câu. (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Đây là loại câu dùng để hỏi thì chúng ta phải đặt
dấu câu gì?
* Với yêu cầu của bước này, những câu hỏi, những lời gợi ý, dẫn dắt như vậy,
giáo viên có thể định hướng cách suy nghĩ, cách giải quyết bài tập sử dụng dấu
câu trong các trường hợp cụ thể cho học sinh.
Bước 3: Làm bài tập.
Với đối tượng học sinh khá, giỏi. Ở bước này, giáo viên có thể để các em
tự làm bài, song với đối tượng học sinh trung bình, giáo viên cần hỗ trợ các em
trong việc lựa chọn cách đặt dấu câu trong bài tập.
Bước 4: Nêu tác dụng của bài tập.
Đây là bước quan trọng giúp học sinh tích lũy vốn kinh nghiệm, khắc sâu
phương pháp tư duy thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của từng
bài tập. Ở bước này, giáo viên nên giúp học sinh nhìn lại quá trình làm bài tập
của mình để rút ra những bài học cần thiết về phương pháp làm bài,kiến thức về
chức năng, tác dụng của dấu câu.
Ví dụ trên có tác dụng giúp học sinh biết đặt dấu chấm hỏi sau câu dùng
để hỏi.
* Dạy học dấu câu theo phương pháp trên sẽ giúp học sinh thực sự tham gia vào
hoạt động học tập tích cực. Các kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu được hình
8
thành một cách chắc chắn hợp quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của
học sinh lớp Hai.
1.3.3 Phương pháp 3: Thực hành giao tiếp
Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy học tạo ra các tình
huống giao tiếp bằng cách sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa đảm bảo tính
chính xác trong hệ thống giao tiếp, vừa phản ánh được đặc điểm, chức năng của
chúng trong hoạt động giao tiếp. Phương pháp này hướng dẫn học sinh vận dụng
lí thuyết ngôn ngữ được học vào thực hiện các nhiệm vụ của qua trình giao tiếp.
Ta vận dụng phương pháp này để dạy các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
than, dấu phẩy. Các em hoàn toàn có thể nhận biết và luyện tập kĩ năng sử dụng
các dấu câu này ở mức độ đơn giản, dựa vào kinh nghiệm giao tiếp.
Ví dụ: Giờ học về dấu chấm than ở lớp Hai có thể được thực hiện như
sau.
Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống xuất hiện kiểu câu cảm trong đời
sống giao tiếp hằng ngày.
Sinh nhật, mẹ tặng em một con gấu bông
Em nói: Con gấu này đẹp quá!
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu nói: Con gấu này đẹp quá!
Về giọng nói, tình cảm khi nói câu đó. Tiếp theo, giáo viên viết câu cảm
lên bảng, cuối câu ghi dấu chấm than.
Trong quá trình ghi mẫu, giáo viên giải thích nhận xét và cuối cùng là kết
luận về dấu chấm than.
Bước 2: Luyện đọc câu có dấu chấm than.
Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc câu mẫu và gọi một số học sinh đọc to câu
chứa dấu chấm than đó. Nếu học sinh nào đọc không bộc lộ cảm xúc qua ngữ
điệu, giáo viên hỏi:
“Em sẽ đọc như thế nào nếu có dấu chấm than ở cuối câu?” Giáo viên cần
giúp học sinh trả lời được câu hỏi này, ví dụ “Cần đọc cao giọng/ Cần lên giọng/
Cần thể hiện được tình cảm/. Giáo viên cho học sinh đọc lại câu có dấu chấm
than, chú ý lên giọng ở cuối câu.
9
Bước 3: Luyện nói và viết câu cảm (sử dụng dấu chấm than).
Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh nói câu cảm của mình rồi viết các câu
do các em tự nghĩ ra vào giấy. Giáo viên và học sinh trong lớp nhận xét nội
dung của câu được viết, vị trí đặt dấu câu, cách đọc câu (đã đúng với kiểu câu
cảm chưa).
* Nhìn chung, trong giờ học về dấu chấm than nói trên. Giáo viên đã:
- Tạo ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Đưa ra những lưu ý về quy tắc viết dấu chấm than.
- Không sa vào diễn giải, thảo luận về ý nghĩa của câu và từ vựng.
- Thông tin mới duy nhất là dấu chấm than.
- Học sinh được luyện nói và viết câu cảm (có dấu chấm than khi viết).
1.3.4 Phương pháp 4: Kết hợp dạy học dấu câu trong các phân môn Tiếng
Việt ở lớp 2
Trong mỗi giờ học, giáo viên cần tìm ra những cơ hội để củng cố kiến
thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh. Điều này cũng phù hợp
với quan điểm dạy học tích hợp trong nhà trường hiện nay, đặc biệt là ở cấp
Tiểu học.
a. Phân môn tập đọc
Giờ học tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đây là cơ hội
thuận lợi để kết hợp dạy học dấu câu cho học sinh thông qua con đường đọc tái
hiện văn bản.
Khi học sinh đọc văn bản, bằng việc hướng dẫn các em cách ngừng ngắt
hơi, cách lên giọng, nhấn giọng, kéo dài giọng, chúng ta có thể giúp các em
nhận biết chức năng thể hiện ngữ điệu của dấu câu. Đối với từng bài tập đọc cụ
thể, chúng ta có thể yêu cầu học sinh dựa vào bài đọc để trả lời một số câu hỏi
phụ mà giáo viên tự ra.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Ngôi trường mới”.(Ngô Quân Miện)
“Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo
trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn
10
ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng
yêu đến thế !”.
- Giáo viên gợi ý, đặt câu hỏi.
+ Tại sao ở đoạn cuối các câu lại có dấu chấm than? (Tả cảm xúc của học
sinh dưới mái trường mới).
- Cho học sinh so sánh và nhận xét nếu các câu đó được thay bằng dấu
chấm, từ đó rút ra ý nghĩa, chức năng của dấu chấm than trong các câu văn trên.
b. Phân môn kể chuyện.
Khi hướng dẫn học sinh kể chuyện, giáo viên cần giúp học sinh hình dung
ra câu nói ấy, nếu như thể hiện trên chữ viết sẽ như thế nào, cách chấm câu ra
sao. Trong quá trình dạy kể chuyện giáo viên có thể đưa ra các chỉ dẫn, các yêu
cầu hoặc câu hỏi để củng cố kiến thức về dấu câu.
Ví dụ: Tiết kể chuyện: “Bím tóc đuôi sam”
Kể lại đoạn 1 và đoạn 2 trong câu chuyện “Bím tóc đuôi sam” dựa theo 2
tranh.
- Trong quá trình học sinh kể chuyện, giáo viên cùng cả lớp nhận xét về
ngữ điệu, giọng kể chuyện của người kể đã đạt yêu cầu hay chưa. Việc làm này
nhằm giúp học sinh nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa dấu câu và ngữ điệu.
Trong giờ kể chuyện rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng dấu câu, khi muốn
thể hiện câu nói với ngữ điệu nào thì phải điền dấu câu có chức năng tương ứng.
Ví dụ trong bài tập 1, giáo viên có thể yêu cầu học sinh.
- Hãy nhìn tranh, kể lại đoạn 2 câu chuyện rồi ghi lai lời kể đó vào vở.
Thực hiện yêu cầu này, học sinh sẽ được rèn kĩ năng chuyển ngôn ngữ
dạng nói sang ngôn ngữ dạng viết, thông qua đó ghi nhớ được các chức năng
của dấu câu.
c. Phân môn Luyện từ và câu
Trong giờ Luyện từ và câu, học sinh thực hành,vận dụng các kiến thức về
từ và câu được cung cấp trong giờ học thông qua việc dùng từ đặt câu… Đó
cũng là cơ hội để các em luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu.
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu:
11
Bài tập 1: Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh
sau:
- Học sinh thực hiện yêu cầu này làm miệng rồi thực hành viết, phải biết
viết hoa chữ đầu câu và cuối câu có dấu chấm.
- Giáo viên hướng dẫn: Khi viết câu miêu tả người hoặc cảnh vật, con vật,
đồ vật thì cuối câu phải có dấu chấm.
d. Phân môn Tập làm văn
Đối với phân môn Tập làm văn lớp 2, trước khi yêu cầu học sinh tập viết
đoạn văn, chúng ta cũng nêu yêu cầu về dùng từ và đặt câu, cách diễn đạt trôi
chảy. Khi chấm bài, sửa bài bao giờ chúng ta cũng lưu ý cách viết sai câu, cách
dùng từ sai… Như vậy chúng ta đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu
câu.
e. Phân môn Chính tả
Đối với bài chính tả nghe - viết hoặc tập chép, giáo viên cần cho học sinh
nhìn sách đọc lại bài chính tả sẽ viết và nhận xét bài chính tả có mấy dấu câu, là
những dấu nào, vị trí của chúng trong câu ra sao để theo đó học sinh có thể chép
đúng dấu câu.
Đối với bài tập, có nhiều bài chính tả yêu cầu học sinh tìm các dấu câu,
trước khi viết bài. Các dấu câu được học ở lớp 2 là: Dấu chấm, dấu chấm hỏi,
dấu chấm than, dấu phẩy. Nhưng SGK Tiếng Việt 2 đã có những bài tập gọi tên
và nhận diện dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang
trong giờ chính tả.
Ví dụ: Nghe – viết: “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (từ Một buổi sáng…
đến Lấy gậy thọc vào hang).
- Tìm câu nói của người thợ săn.
- Cho biết câu nói ấy được đặt trong dấu gì.
1.3.5 Phương pháp 5: Tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt và giờ ngoại
khóa với nội dung củng cố về cách dùng dấu câu.
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 2 trong dạy học dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_h.pdf