SKKN Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh Đề tài

Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích đều phải trải qua sự giáo dục của nhà trường.
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
MỤC LỤC:  
1/19  
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
DH: Dạy học  
GV: Giáo viên  
HS: Học sinh  
PPDH: Phương pháp dạy học  
PP: Phương pháp  
2/19  
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ  
I- Lý do chọn đề tài.  
1.  
Cơ sở luận.  
Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng  
ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy  
học được coi là một nghcao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người.  
Muốn trở thành con người hữu ích đều phải trải qua sự giáo dục của nhà trường.  
Dạy học đã khó, dạy học mĩ thuật lại càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy  
học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mĩ thuật còn phải đem lại niềm vui  
cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp của chính mình,  
xung quanh mình để cuộc sống trở lên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học mĩ  
thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp cho bản thân theo cách hiểu, cách lý giải  
của mình, làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa, tươi vui, hạnh phúc.  
Dạy học mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo ra họa sĩ hay  
người làm nghệ thuật nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, chủ yếu  
cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận  
dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày cho bản thân, gia đình và xã hội.  
Để làm được điều này cần hiểu về cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải sự vật  
hiện tượng của học sinh hay nói cách khác là “ ngôn ngữ tạo hình” trong bộ  
môn mĩ thuật cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân  
môn vẽ tranh. Việc tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS  
sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực, đúng đắn, gây hứng  
thú cho cả người học người dạy. Giúp người dạy tìm ra được phương pháp,  
cách thức giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như  
thế nào? dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc vào ý thức đạo đức nghề  
nghiệp của mỗi chúng ta đồng thời phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của mỗi  
giáo viên.  
2.  
Cơ sở thực tiễn.  
Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành  
tốt nhiệm vụ được giao thì cần rất nhiều yếu tố: chuyên môn nghiệp vụ, kiến  
thức kinh nghiệm, lòng say nghề yêu trẻ…Trong thực tế dạy học mĩ thuật, đặc  
biệt trong các giờ dạy ở phân môn vẽ tranh giáo viên vẫn còn lúng túng, thực  
hiện chưa hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích  
cực của học sinh.  
3/19  
       
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
a) Biểu hiện.  
Giáo viên còn phải làm việc nhiều trong giờ dạy.  
Trong giờ dạy vẽ tranh giáo viên còn nói nhiều nhưng thị phạm ít, hướng  
dẫn ít nên học sinh không hiểu hoặc hiểu nhưng không sâu, không rõ ràng.  
Học sinh ít được hoạt động để tự tìm ra kiến thức đa số là các em thụ  
động trong việc trả lời câu hỏi, nghe, ghi chép v.v.  
Việc sử dụng phương tiện dạy học chưa hợp lí, chưa khoa học thậm chí  
rất ít sử dụng phương tiện dạy học.  
b) Đánh giá chất lượng của những giờ học đó.  
Tiết học trnên nặng nề, căng thẳng.  
Không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, học  
sinh trở nên thụ động làm theo sự hướng dẫn, gợi ý của thầy chủ yếu.  
Giáo viên thì nói nhiều nhưng kiến thức đọng lại trong đầu học sinh lại  
chẳng là bao vì học sinh không được tự mình tìm ra tri thức chỉ thụ động nghe,  
ghi chép…  
3. Về tính cấp thiết của đề tài.  
một giáo viên mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn cố  
gắng học hỏi vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực  
của học sinh trong dạy phân môn vẽ tranh. Làm thế nào qua một tiết học mà  
giáo viên vừa tổ chức cho học sinh biết được mục đích của đề tài, vừa vẽ được  
một tác phẩm mang đúng nghĩa là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, mở rộng vốn  
sống, vốn kinh nghiệm cho học sinh. Làm thế nào để học sinh phát huy được  
tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn: “Phát huy  
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ  
tranh của bộ môn mĩ thuật ở trường THCS” theo hướng đổi mới phương pháp  
thì làm thế nào? Đó vấn đề tôi quan tâm và là lí do tôi chọn đề tài này.  
II. Mục đích nghiên cứu.  
Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu dạy học  
mĩ thuật trường THCS là: Tùy từng địa phương, từng đối tượng học sinh ta có  
thể áp dụng các bước lên lớp, nội dung kiến thức, cách dạy cho phù hợp.  
Những yêu cầu của tiết dạy phân môn vẽ tranh cần đạt được một tiết  
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh không những  
cảm thụ để vẽ đẹp mà còn biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống giúp cho cuộc  
sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ thơ.  
III. Đối tượng nghiên cứu.  
Đối tượng nghiên cứu học sinh trường THCS Phan Đình Giót.  
4/19  
     
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
Nghiên cứu cách thiết kế, tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn  
vẽ tranh.  
IV. Phương pháp nghiên cứu.  
Nghiên cứu thuyết để tìm ra cơ sở luận.  
Khảo sát thực tế dạy học mĩ thuật ở trường THCS Phan Đình Giót.  
Phân tích, lí giải, đối chiếu chứng minh.  
V. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu.  
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ đưa ra các cách cơ  
bản đơn giản khi thực hiện thiết kế, thực hiện các hoạt động dạy học trong  
phạm vi của các tiết ở phân môn vẽ tranh.  
5/19  
   
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đè nghiên cứu  
Đổi mới PPDH phân môn vẽ tranh  
1.1. Khái niệm:  
Đổi mới PPDH là đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của HS  
đểHS tiếp thu kiến thức ddàng,nhanh và sâu sắc  
1.2. Mục tiêu:  
- Giáo dục thẩm mí ,giúp HS hiểu về cái đẹp của thiên nhiên và của tác  
phẩm Mĩ thuật .Qua đó HS sẽ cảm hứng tìm tòi và tạo ra cái đẹp,góp phần  
xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội  
- Phát triển khả năng tư duy hình tượng,sáng tạo góp phần hình thành  
phẩm chất con người lao động mới ,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại  
hóa của nước ta hiện nay.  
1.3. Những định hướng cơ bản về đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích  
cực,chủ động,sáng tạo của HS THCS trong các bài vẽ tranh  
Phát huy tính tích cực,chủ động,sáng tạo của HS THCS trong các bài vẽ  
tranh.GV cung cấp những quy ước chung của một bài vẽ tranh,ngoài ra còn có  
những gợi ý,so sánh,giới thiệu mà không có công thức,cũng như quy định dứt  
khoát về lĩnh vực tranh đề tài,để phát huy trí tưởng tượng,sự tìm tòi,và quan  
trọng hơn hứng thú học tập cho HS.  
2. Thực trạng việc dạy học Mĩ thuật – phân môn vẽ tranh  
2.1. Nhận xét chung:  
Mĩ thuật,là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển cân  
đối,hài hòa của HS.Hiện nay môn mĩ thuật đã đưa vào chương trình học ở bậc  
THCS của hầu hết các nước trên thế giới.Môn Mĩ thuật là môn học độc lập có  
mục tiêu,chương trình,SGK,sách hướng dẫn thiết bị riêng cho dạy và  
học,GVđược đào tạo cơ bản,kết quả học tập của HS được đánh giá một cách  
nghiêm túc.  
Bên cạnh những thế mạnh đã có,việc dạy- học môn Mĩ thuật nói chung và  
phân môn vẽ tranh nói riêng còn là vấn đề cần suy nghĩ :  
2.1.1. Đội ngũ giáo viên dạy Mĩ thuật ở THCS còn thiếu nghiêm trọng về  
số lượng,nhiều trường THCS chưa dạy Mĩ thuật ,nhất là các trường ở vùng nông  
thôn, vùng sâu,vùng xa.Không ít giáo viên dạy Mĩ thuật theo kiểu chuyên  
nghiệp- dạy kỹ thuật vẽ chủ yếu,chưa chú ý đến mục tiêu là giáo dục thẩm mĩ  
cho HS  
6/19  
       
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
2.1.2. Quản lý và chỉ đạo chưa chặt chẽ thiếu kế hoạch ,dẫn đến chất  
lượng đào tạo chưa cao,sử dung giáo viên dạy Mĩ thuật chưa thật hợp lý,hiện  
tượng nơi thiếu nơi thừa phổ biến.Nhiều trường chưa chú ý quản dạy- học  
Mĩ thuật,ít quan tâm quản đến kiểm tra đánh giá chất lượng,đoi khi tự cắt bỏ  
giờ dạy,giờ học Mĩ thuật để dành cho công việc khác,hoặc xem dạy- học MT là  
bề nổi ,có tính chất phong trào.Vì vậy dạy Mĩ thuật chưa thực sự phát huy khả  
năng suy nghĩ,tìm tòi,sáng tạo của HS.  
2.1.3. Cơ sở vật chất cho dạy- học Mĩ thuật THCS thiếu thốn, nghèo nàn,  
chưa được nghiên cứu cách có hệ thống, hãy còn chắp vá, cụ thể là: phòng học  
bộ môn chưa có, hiếu các trang thiết bị. Đồ dung dạy học chưa đủ chưa đảm  
bảo tính thẩm mĩ.  
2.2. Quá trình giảng dạy kết quả học tập của HS đối với phân môn  
vẽ tranh hiện nay.  
- Từ khi triển khai thay SGK và Đổi mới PPDH năm 2002 đến nay, giáo  
viên đã quen với việc xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng,thái  
độ.Theo hướng phát triển các PPDH tích cực,người ta không chỉ quan tâm tới  
yêu cầu thông hiểu ,ghi nhớ,tái hiện các kiến thức do giáo viên truyền đạt theo  
SGK ,lặp lại đúng và thành thạo các kĩ năng đã được tập dượt trong tiết học mà  
còn chú ý tới năng lực nhận thức,rèn luyện các kĩ năng phẩm chất tư duy phù  
hợp với nội dung bài học,chú ý các kĩ năng học tập ,phát triển năng lực tự  
học.Tuy nhiên số tiết học đạt được đầy đủ các tiêu trí trên là không nhiều ,do  
điều kiện cơ sở vật chất nhận thức nói trên hầu hết chỉ dừng lại ở các giờ hội  
giảng của trường hoặc hội giảng huyện. Đa số các giờ học bình thường theo  
thời khóa biểu diễn ra một cách buồn tẻ theo kiểu thông tin một chiều,GVcũng  
sử dụng PP vấn đáp nhưng chủ yếu vẫn thuyết trình và luyện tập,hầu như  
không có hoạt động theo nhóm,các phương tiện DH cũng không được sử dụng  
thường xuyên. Các bài vẽ tranh thường lặp đi,lặp lại một số nội dung quen  
thuộc,HS không được quan sát thiên nhiên,khi vẽ không tìm tòi,suy nghĩ,bài vẽ  
trở nên dễ dãi,cẩu thả… Vấn đề kiểm tra,đánh giá,xếp loại cũng không được đề  
cao. Vào điểm thường không đúng với kết quả học tập của HS(để đảm bảo 60%  
số điểm trên TB).Các giờ học ngoại khóa cũng không được thực hiện do điều  
kiện ở nông thôn,do tính an toàn của HS...  
2.3. Nguyên nhân  
Chính là do chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích, vai trò, vị trí của  
môn MT trong hệ thống giáo dục phổ thông với giáo dục toàn diện cho HS của  
một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, và phụ huynh HS.  
7/19  
   
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
3. Các biện pháp đã tiến hành  
3.1. PP tìm hiểu để tài : Mục tiêu và nhiệm vụ của PP này ở phạm vi  
rộng vì ngoài việc HS tìm hiểu đặc điểm nội dung,hình tượng ,đường nét ,màu  
sắc ,bố cục…thì giáo viên phải truyền được cảm hứng cho HS.  
3.1.1. Mục tiêu: Giúp HS:  
- Tiếp cận với bài học,hiểu khái niệm,và hiểu sơ bộ về các nội dung của  
đề tài  
- Biết cách khai thác đề tài  
- Cách bố cục ,cách tìm hình tượng  
- Cách vẽ màu  
- Giúp HS thấy được tính giáo dục,tính thực tiễn, vẻ đẹp sự phong phú  
của đề tài  
- Từ đó HS sẽ cảm hứng tìm tòi,sáng tạo ý tưởng mới.  
3.1.2. Giải pháp thực hiện:  
- PP này GV có thể kết hợp nhiều PP để HS dễ dàng tiếp cận với nội  
dung bài học:  
+ Sử dụng đồ dùng trực quan: Hướng dẫn HS quan sát các bức tranh của  
họa sĩ học sinh mang chủ đề của bài học,hoặc hướng dẫn HS quan sát trực  
tiếp ngoài thiên nhiên,cảnh sinh hoạt lao động,vui chơi…chỉ ra cho học sinh  
thấy đường nét,hình khối,màu sắc gữa thực tế trong tranh.  
+ sử dụng PP thuyết trình: Gv giới thiệu đề tài ở phạm vi rộng hơn,giới  
thiệu để HS được ý nghĩa và tính thực tiễn của chủ đề đối với cuộc sống hàng  
ngày.  
+ Sử dụng PPvấn đáp gợi mở để HS hiểu đề tài ở mức đsâu hơn,phạm vi  
rộng hơn ngoài ra gợi mở đHs có cảm xúc thể hiện được những ý tưởng mới.  
*Tóm lại ,dạy phần này cần nhẹ nhàng ,hấp dẫn,có ý nghĩa đến kết quả  
bài vẽ vì nó gây cảm hứng,lôi cuốn HS đến bài học. Đó là món  
khai vị của giờ học.  
3.2. PP trc quan : Dy Mĩ thut nói chung và phân môn vtranh nói  
riêng chyếu là bng đồ dùng dy hc.Dy trên nhng gì HS nhìn thy như  
hình v,tranh nh,cli nói din cm có hình nh có tính trc quan.PPtrc  
quan giúp HS lĩnh hi tri thc nhanh cth.Ngoài ra còn tác động đễn xúc  
cm ca hc sinh  
8/19  
 
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
3.2.1. Mục tiêu  
- Bằng việc sử dụng phương tiện trực quan,giáo viên cung cấp kiến thức  
cho học sinh từ khái quát đến chi tiết  
- HS có cách nhìn toàn diện hơn trước mỗi dạng bài  
- Tạo cảm hứng để HS suy nghĩ tìm tòi ý tưởng mới của bài  
3.2.2. Giải pháp thực hiện  
- Giáo viên nghiên cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị đồ dùng dạy học,đảm  
bảo nội dung ,tránh trùng lặp.Cần phân loại đồ dùng dạy học như mô hình ,  
hình ảnh,tranh hoặc thăm quan.  
- Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc ,đúng chỗ,không lạm dụng. Kết hợp  
nhịp nhàng giữa lời giảng động tác chỉ đồ dùng DH cùng với nét vẽ minh họa  
để cho sự lĩnh hội của học sinh được đồng thời bằng cả thị giác và thính giác  
- Tùy theo nội dung bài dạy GV có cách trình bày đồ dùng dạy học khác  
nhau.Cụ thể là:  
+ Trình bày cùng một lúc để HS có cái nhìn bao quát về nội dung bài học  
+ trình bày theo trình tự bài giảng để HS theo dõi từng vấn đề của nội  
dung bài học  
+ giới thiệu đồ dùng dạy học theo từng nội dung xong,cất đi để học sinh  
tập trung vào nội dung khác.Cuối cùng trình bày tổng thể để chốt lại nội dung  
tổng quát của bài.  
+ Cần chú ý tới vị trí trình bày đồ dùng dạy học: phải có ánh sáng chiếu  
tới,kích thước to rõ ràng …sao cho mọi HS nhìn rõ  
- GV cần kế hoặch sưu tầm bài vẽ tranh của HS hoặc của họa sĩ để làm  
tư liệu giảng dạy.sau khi đã tư liệu ,cần phân loại từng bài dạy sao cho sát đối  
tượng.Chính những bài vẽ của học sinh mới là minh chứng sinh động cho bài  
dạy,bởi chúng sát nội dung,yêu cầu của bài học phù hợp với khả năng của học  
sinh,vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học tập.  
Ngoài ra GV cần nghiên cứu, làm đồ dùng dạy học sát với từng bài học và  
thực tế địa phương.  
9/19  
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
Một dạng đồ dùng trực quan  
Sử dụng tranh vẽ của học sinh làm đồ dùng trực quan  
10/19  
Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo  
của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh đề tài  
* Tóm lại: Đồ dùng dạy học là ngôn ngữ của Mĩ thuật với đường nét,  
hình mảng,màu sắc bố cục,hình khối…)Dạy học bằng đồ dùng dạy học giúp học  
sinh lĩnh hội tri thức nhanh,nhớ lâu và hứng thú hơn bởi những phương tiện trực  
quan đó đã dựng lên một hình ảnh,một khung cảnh sinh động trước học sinh  
3.3. Phương pháp gợi mở thể kết hợp cùng với các phương pháp khác  
đó hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc dùng lời nhận xét gợi mở…để HS suy  
nghĩ,tìm tòi. Phương pháp này phù hợp với tất cả các hoạt động trong giờ học vẽ  
tranh,vì nó phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ,tìm tòi, tính tích cực học  
tập của mọi học sinh( giỏi ,khá,tb…)  
3.3.1. Mục tiêu:  
- Giáo viên sdng phương pháp gi mkết hp vi các phương pháp khác  
để giúp hc sinh phát huy tính tích cc,chủ đng trong các hot động hc tp  
- Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng duy theo chiều sâu  
trong nhận thức thẩm mĩ ,kĩ năng vẽ tranh  
- Rèn luyn ý thc thc,tnghiên cu tìm tòi ý tưởng mi cho mi bài hc  
3.3.2. Giải pháp thực hiện  
Trước khi dạy bài mới,giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tình huống ,các  
vấn đề cần gợi mở gợi mở phải phù hợp với lực học của từng đối tượng học  
sinh.  
Vd1:ở hoạt động Tìm và chọn nội dung đề tài giáo viên có thể gợi mở để  
khai thác đề tài sâu hơn: “ ngoài các gợi ý vừa nêu cuả đề tài môi trường em còn  
biết về những hoạt động nào khác? Em hãy miêu tả về hình ảnh đó”.  
Vd2: ở đề tài lực lượng vũ trang(mĩ thuật 9) “Em hãy kể tên các binh  
chủng trong lực lượng vũ trang nhân dân?” đây là câu hỏi khó, HS có thể trả lời  
thiếu hoặc sai. Nhưng qua câu hỏi này đã tác động đến suy nghĩ và nhu cầu  
muốn tìm hiểu của học sinh.Lúc này giáo viên có thể sử dụng hình ảnh về các  
lực lượng vũ trang để giới thiệu về đặc điểm của từng binh chủng.  
Hoặc ở hoạt động thực hành có thể gợi mở về cách vẽ: dụ:em thấy nét  
vẽ này hoặc hình vẽ này đã được đẹp chưa( đối với hs trung bình và yếu),giáo  
viên cần chỉ ra những sai sót một cách cụ thể đồng thời yêu cầu học sinh tự sửa  
theo khả năng của mình; “em nhớ lại xem hình ảnh các bạn đang nhảy dây ngoài  
sân trường như thế nào? ,các động tác ra sao ?(đối với học sinh khá);Các em hãy  
quan sát lại bài mình và tìm ra những chỗ chưa được đẹp?em thể sửa chúng  
đẹp hơn không?(đối với học sinh giỏi).  
Những câu hỏi trên có ý nghi vấn,đồng thời tin vào khả năng của học  
sinh,khích lệ ,động viên để các em tự sửa bài mình đẹp hơn  
11/19  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang minhvan 04/07/2025 80
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh Đề tài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc.doc