SKKN Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh Trung học cơ sở
Phân môn Làm văn cấp THCS có bản chất là dạy học sinh nói, viết một văn bản hoàn chỉnh. Tức là dùng hoạt động nói, viết để tạo ra văn bản. Hoạt động này giữ vai trò là trung tâm, là trục chính của môn Ngữ văn. Chương trình Tập làm văn cấp THCS nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách tạo lập các kiểu văn bản: Tự sự; miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và một số văn bản hành chính thông dụng.
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
4
4
4
5
5
1
2
3
4
5
6
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Kết cấu của sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC RÈN LUYÊN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM
VÀO VĂN NGHỊ LUẬN
6
6
6
1. Cơ sở lí thuyết
Văn bản và các kiểu văn bản phân loại theo phương thức
1.1.
biểu đạt
1
Văn bản nghị luận và các phương thức biểu đạt của văn
11
15
17
19
19
1.2.
bản nghị luận
1.3. Vai trò của phương thức biểu cảm trong văn nghị luận.
2. Cơ sở thực tiễn: Khảo sát nội dung chương trình sách giáo
2
khoa Ngữ văn THCS hiện hành
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN
1. Lựa chọn bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào
bài văn nghị luận
1
19
20
1.1. Vị trí, tác dụng của bài tập
1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu
cảm vào bài văn nghị luận
21
23
32
38
41
Bài tập nhóm 1: Nhận biết và phân tích tác dụng của các
2.1.
yếu tố biểu cảm trong văn nghi luận
2
Bài tập nhóm 2: Tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng
2.2.
yếu tố biểu cảm
Bài tập nhóm 3:Bài tập phát hiện và chữa lỗi về kĩ năng
2.3.
sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
3. Tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm
trong văn nghị luận
3
41
42
3.1. Rèn luyện qua một số bài học trên lớp
3.2. Rèn luyện qua bài tập về nhà
1
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN 4: TÀI LIỆU
43
45
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngữ văn là một trong ba môn học (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) có số
giờ học cao nhất ở nhà trường Phổ thông. Nó vừa là môn học về khoa học xã
hội nhân văn (cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và
Làm văn, đồng thời hình thành ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt,
năng lực tiếp nhận các tác phẩm văn học...), vừa là môn học công cụ (trang bị
cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt và nhận thức xã hội…). Nhiệm vụ
của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực: nghe,
nói, đọc, viết tiếng Việt. Những năng lực này ở học sinh được hình thành và phát
triển theo 3 bậc học: Tiểu học, THCS và THPT. Ở bậc học THSC, môn Ngữ văn
bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn có
một nhiệm vụ chức năng riêng và cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của
môn Ngữ văn. Đối với phân môn Tập làm văn nhiệm vụ cơ bản bước đầu cung
cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm và kĩ năng tạo lập các loại văn bản. Để
thực hiện được cả hai hoạt động này, quá trình dạy học cần tích hợp tri thức và
kĩ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đồng thời còn
cần huy động kiến thức của nhiều môn học khác nữa.
1.2.Phân môn Làm văn cấp THCS có bản chất là dạy học sinh nói, viết
một văn bản hoàn chỉnh. Tức là dùng hoạt động nói, viết để tạo ra văn bản. Hoạt
động này giữ vai trò là trung tâm, là trục chính của môn Ngữ văn. Chương trình
Tập làm văn cấp THCS nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách
tạo lập các kiểu văn bản: Tự sự; miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và
một số văn bản hành chính thông dụng.
1.3. Nắm chắc kiến thức cơ bản về đặc điểm và có kĩ năng xây dựng các
kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh là cả một quá trình đòi hỏi sự
nỗ lực của học sinh. Nhưng tạo lập một văn bản nghị luận còn khó khăn hơn đối
với học sinh.Văn bản nghị luận sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị
luận. Nghị luận là việc tác giả nêu ra một quan điểm nào đó rồi nêu ra những sự
thực và vận dụng những phương thức tư duy lôgic như khái niệm, phán đoán,
suy lí để bình luận nhằm đạt được mục đích khiến người ta tin theo. Đây là loại
văn bản vừa tác động vào lí trí vừa tác động tình cảm nên văn bản nghị luận
không chỉ sử dụng phương thức nghị luận mà cần sử dụng kết hợp nhiều phương
thức biểu đạt khác như: Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, tự sự. Trong đó cần
thiết nhất là biểu cảm. Đây là phương thức hỗ trợ cho phương thức nghị luận,
nhằm tăng cường tính biểu cảm cho văn bản nghị luận.
3
1.4. Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng, Khi học và rèn luyện kĩ năng tạo lập
văn bản nghị luận học sinh gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là kĩ năng sử dụng kết
hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản nghị luận. Vì vậy dẫn đến bài viết
văn nghị luận của học sinh thường khô khan, thiếu sự thuyết phục hoặc viết theo
văn mẫu.
Xuất phát từ lí do trên nên tôi đã lựa chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là:
Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho
học sinh Trung học cơ sở, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc
nâng cao năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THCS, để từ đó góp phần nâng
cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu
tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh Trung học cơ sở, nhằm mục đích:
- Cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách tạo lập văn bản nghị luận.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào
bài văn nghị luận.
- Thông qua việc rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn
nghị luận, nhằm góp phần hoàn thiện năng lực giao tiếp cho học sinh. Bởi vì,
văn bản nói chung và văn bản nghị luận nói riêng vừa là phương tiện vừa là sản
phẩm giao tiếp
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với khả năng và tài liệu cho phép, tôi xác định Sáng kiến kinh nghiệm
những nhiệm vụ chính như sau:
3.1. Xây dựng những tiền đề lí thuyết và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho
việc rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh
THCS.
3.2. Đề xuất nội dung, phương pháp và các hình thức rèn luyện kĩ năng đưa
yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3.3. Tổ chức thực nghiệm dạy học để kiểm tra khả năng thực thi và hiệu
quả của các giải pháp được đề xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu thu
thập nghiên cứu phân tích những thành tựu về lí thuyết đã có để làm tiền đề cho
giả thuyết khoa học mà mình đặt ra. Có thể khẳng định rằng, bất kì một công
trình nghiên cứu khoa học nào cũng phải dựa trên một cơ sở lí thuyết nhất định.
Do vậy, nghiên cứu lí thuyết là một phương pháp quan trọng trong quá trình tôi
4
thực hiện đề tài. Những lí thuyết mà tôi nghiên cứu ở đây bao gồm: lí thuyết
giao tiếp, lí thuyết về tạo lập văn bản và lí thuyết về văn bản nghị luận.
4.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Thông thường để đi đến một kết luận, một nhận định đúng đắn người
nghiên cứu phải thông qua các khâu kiểm tra khảo sát thực tế. Bởi vì những con
số biết nói là cơ sở tạo niềm tin cho đề tài nghiên cứu. Với phương pháp này, tôi
chọn đối tượng khảo sát là Học sinh lớp 8
Quá trình khảo sát, tôi tiến hành cho học sinh viết bài thuộc kiểu văn bản
nghị luận, rồi thu thập kết quả theo tiêu chí: hình thức bài viết, nội dung bài viết,
kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm. Bên cạnh việc khảo sát bài làm của học sinh,
tôi cũng tiến hành khảo sát giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp theo tiêu chí
đánh giá các hoạt động dạy học được tổ chức trên lớp.
4.3 Phương pháp thực nghiệm
Có thể coi phương pháp thực nghiệm là quan trọng nhất trong nghiên cứu
khoa học. Thông qua thực nghiệm, tôi có thể kiểm tra khả năng vận dụng của đề
tài vào thực tiễn dạy học. tôi sẽ tiến hành thực nghiệm đối với học sinh THCS
(lớp 8) trong nhà trường. Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi có cứ liệu để
khẳng định mức độ thành công của đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nội dung, phương pháp và hình
thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh
lớp 8.
Sáng kiến kinh nghiệm đề xuất hệ thống bài tập gồm: Bài tập nhận biết và
phân tích tác dụng của phương thức biểu cảm trong văn nghị luận; Bài tập tạo
lập văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm; Bài tập phát hiện và sửa chữa
lỗi về kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn nghị luận.
6. Kết cấu của sáng kiến kinh nghiệm
Gồm 3 phần:
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, phần nội dung của luận văn được triển khai
thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố
biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Chương 2: Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
5
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC RÈN LUYÊN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU
CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Cơ sở lí thuyết
1.1. Văn bản nghị luận và các phương thức biểu đạt của văn bản nghị luận
1.1.1. Văn bản nghị luận
1.1.1.1. Khái niệm văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản quan trọng, cần thiết và cũng rất quen
thuộc với chúng ta. Ta có thể gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra
trong các cuộc họp, trong các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên
báo chí…về mọi lĩnh vực, từ đời sống xã hội đến văn học nghệ thuật.
Về khái niệm văn bản nghị luận, có một số cách hiểu như sau:
"Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ,
quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các lĩnh vực văn học hoặc chính
trị, đạo đức, lối sống… nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong
sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục".
"Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (người
nghe) một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có quan
điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục".
"Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn
chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho
người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những
điều mà mình đã đề xuất".
Như vậy, tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cơ bản các tác giả
đều đã thống nhất được rằng: Văn nghị luận là loại văn trình bày ý kiến của
người viết, thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận.
1.1.1.2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
Khác với các loại văn bản - sản phẩm của tư duy hình tượng, văn bản nghị
luận - sản phẩm của tư duy lôgic, có những đặc điểm riêng như sau: Văn bản
nghị luận sử dụng kết hợp các thao tác lập luận; Luận điểm của bài văn nghị
luận thể hiện rõ tư tưởng quan điểm chủ trương đánh giá của người viết; Và lập
luận trong văn nghị luận rất chặt chẽ hùng hồn, giàu sức thuyết phục.
(1). Mỗi văn bản nghị luận thường tập trung làm sáng tỏ một vấn đề nào đó,
có thể là vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học. Để làm sáng tỏ vấn đề và thuyết
phục được người đọc (người nghe), người viết cần soi chiếu vấn đề từ nhiều góc
độ, mỗi góc độ soi chiếu, người viết cần thực hiên những thao tác nghị luận cụ
thể như giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp… và những cách trình bày
6
như diễn dịch, qui nạp…Nhưng cần lưu ý rằng, trong bài văn nghị luận các thao
tác trên không tách riêng mà luôn kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
Đồng thời, không phải bất kì văn bản nghị luận nào cũng cần huy động đầy đủ
các thao tác. Tuỳ thuộc vào vấn đề, tuỳ thuộc vào đối tượng tiếp nhận, tuỳ thuộc
vào người viết giả định mà có thể lựa chọn một số thao tác nhất định. Thông
thường, trong một đoạn văn, bài văn nghị luận sẽ có một hoặc hai thao tác chính
đóng vai trò nòng cốt tạo nên mạch lập luận của vấn đề đưa ra nghị luận, và
những thao tác khác phối hợp giúp cho lập luận được sinh động, có chiều sâu.
Bên cạnh đó không phải chỉ có các thao tác lâp luận được sử dụng kết hợp trong
văn nghị luận mà nhiều khi cả những yếu tố miêu tả, tự sự biểu cảm cũng cần
đưa vào, khiến cho bài viết vừa lôgic trong tư duy vừa có sự sinh động tươi tắn
hấp dẫn của những hình ảnh hình tượng. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa
giàu sức thuyết phục luận lí, vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết
phục, làm cho chân lí sáng tỏ thấm thía.
Ví dụ: HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palenxtin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển
Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh
biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng
đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút
nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con
người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều
ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông
Gioócđăng. Nước sông Gioócđăng chảy vào biển chết. Biển chết đón nhận và
giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn
chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioócđăng rồi từ đó
tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong hồ này luôn sạch và
mang lại sự sống cho cây cố,i muông thú, con người.
Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là
một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi, đôi môi
có hé mở nụ mới thu nhận được nụ cười, bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn
mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống
trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết…"
(TheoQuà tặng cuộc sống)
Vấn đề đưa ra bàn luận ở văn bản này là hai cách sống trái ngược nhau, và
vấn đề này được triển khai qua các thao tác: chứng minh, giải thích, phân tích,
7
bình luận xung quanh một câu chuyện về hai biển hồ. Đoạn văn cũng nêu lí lẽ và
bằng chứng xác thực qua những lời văn tự sự, miêu tả. Lập luận của đoạn văn
nhẹ nhàng mà thấm thía. Đoạn văn có tác động sâu xa đến lí trí và tình cảm của
người đọc.
(2). Văn bản nghị luận là loại văn trình bày, tư tưởng quan điểm của người
viết. Tư tưởng, quan điểm này phải được thể hiện trong luận điểm của bài văn
nghị luận. Do đó luận điểm được coi là linh hồn, là trí tuệ của bài văn nghị luận.
Luận điểm thường thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với phán
đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định.
Luận điểm của văn nghị luận thực chất là ý kiến của người viết, vì thế bài
văn nghị luận phải nêu được ý hay. Ý hay là ý phải đúng, phải sâu, phải mới,
phải riêng, phải tập trung, phải nổi bật và có cơ sở khoa học, cơ sở đạo lí vững
chắc, đáp ứng đòi hỏi của thực tế, có sức thuyết phục với người nghe, người đọc.
Do vậy tìm được luận điểm đúng, sâu, mới, riêng là công việc quyết định nhất,
khó khăn nhất của người viết văn nghị luận.
Muốn tìm được luận điểm mới mẻ, độc đáo, đúng đắn, người viết phải xuất
phát từ thực tế cuộc sống, từ kho tàng tư tưởng đạo lí của dân tộc và nhân loại.
Đồng thời điều đó còn phụ thuộc vào trình độ vốn sống, vốn văn hoá khác nhau
của người viết.
Ví dụ:
Khi viết tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn ra ngay từ đầu
lời văn hùng hồn ở hai bản tuyên ngôn bất hủ của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn
của Mĩ: "Tất cả mọi người sinh đều ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Bản tuyên ngôn của
Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi" Từ đó Bác khẳng định: "Dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Từ "những lẽ phải không ai có
thể chối cãi được" ấy, Bác đã lật ngược lại vấn đề để tố cáo tội ác của thực dân
Pháp: "Thế mà, hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái đến cướp nước ta…" Ta thấy, cách nêu luận điểm của Bác rất đúng,
rất mới, rất độc đáo và sâu sắc.
(3). Nghị luận là bàn luận, là nói lí lẽ, là thuyết phục người đọc người nghe
bằng lập luận lôgic chặt chẽ. Vì thế, có luận điểm mới mẻ, độc đáo là hết sức
quan trọng nhưng để bài văn có sức thuyết phục cao thì riêng luận điểm thôi
chưa đủ mà còn phải cần đến vai trò của lập luận. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc
rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, cách phân tích bằng
8
nhiều thủ pháp nhỏ như so sánh, liên hệ, đối chiếu, nêu dẫn chứng thực tế, đưa
số liệu thống kê…
Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào hành văn, giọng văn, cách dùng từ,
đặt câu. Văn nghị luận ít dùng câu mô tả, trần thuật, mà chủ yếu dùng câu khẳng
định, phủ định với nội dung hầu hết là phán đoán, nhận xét, đánh giá chắc chắn,
sâu sắc. Để tạo nên tính chặt chẽ trong lập luận văn nghị luận thường sử dụng hệ
thống từ lập luận. Hệ thống từ lập luận này có vai trò liên kết các ý, các vế, các
đoạn nghị luận. Để tăng tính thuyết phục, tính hấp dẫn, tác động thấm thía tới
người đọc văn nghị luận có thể dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, có sức gợi
cảm, truyền cảm cao. Đặc biệt, văn nghị luận thực chất là những cuộc đối thoại
ngầm nên hành văn của văn nghị luận thường mang sắc thái tranh luận. Nhờ đó,
những ý kiến mà tác giả đưa ra vừa có được chiều sâu của ý tưởng vừa có được
độ sắc sảo của tư duy. Ngoài ra văn nghị luận cũng có thể dùng giọng văn mỉa
mai, hài hước…Những bài nghị luận có thêm chất giọng này sẽ giúp tác giả bày
tỏ sâu sắc tư tưởng thái độ của mình trước những vấn đề có tính chất mặt trái.
Ví dụ:
"Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không
biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc
thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm
vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc
quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên đi việc nước, hoặc ham săn bắn
mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông
Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ
bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều,
tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự
ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi
được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay
không thể làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết
chừng nào!". (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Đoạn văn trên có luận điểm là: Đã làm tướng sĩ thì phải có trách nhiệm với
triều đình. Luận điểm được triển khai bằng các luận cứ: Sao các ngươi nhìn chủ
nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… Sao các ngươi chỉ
biết vui chơi cờ bạc, rượu chè, tiêu khiển… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì
hậu quả sẽ bi đát biết nhường nào… Từ các luận cứ này tác giả hướng tới một
kết luận ngầm: Các ngươi có xứng đáng làm tướng sĩ của triều đình không? Đó
cũng chính là cách lập luận chặt chẽ khéo léo nhằm hướng tới mục đích thuyết
phục cao nhất đối với người nghe, người đọc của tác giả.
9
1.1.2. Các phương thức biểu đạt của văn bản nghị luận
"Có người đã chỉ ra rằng: Nội dung khác nhau thì cần phương thức khác
nhau để biểu đạt. Phản ánh sự phát triển của sự kiện, sự di chuyển của không
gian và qúa trình trưởng thành của nhân vật thì thường dùng phương thức tự sự.
Viết về cảnh vật, miêu tả hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, khắc hoạ hình tượng
nhân vật thì vận dụng phương thức miêu tả. Bình luận về người và việc, nêu rõ lí
lẽ thì dùng phương thức nghị luận. Giải thích, trình bày về tính chất, trạng thái,
đặc trưng, công dụng, cách dùng của sự vật thì sử dụng phương thức thuyết
minh. Bày tỏ tình cảm thì dùng phương thức biểu cảm (trữ tình)…”
Thông thường những phương thức biểu đạt này không đứng riêng mà
chúng kết hợp với nhau trong các kiểu văn bản. Khi dùng kết hợp trong một văn
bản, tuỳ thuộc vào kiểu văn bản mà sử dụng một phương thức biểu đạt chính,
còn các phương thức biểu đạt khác sẽ là phụ trợ.
Theo quan điểm nêu trên, văn bản nghị luận có phương thức biểu đạt chính
là nghị luận (lập luận) và các phương thức biểu đạt phụ trợ là tự sự, miêu tả,
biểu cảm và thuyết minh.
Ví dụ: CHẾ ĐỘ LÍNH TÌNH NGUYỆN
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương
từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khoá, sưu sai, tạp dịch, bằng
cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915-1916 tới
nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để người ta tiến hành
những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị
bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp,
lính thợ không chuyên nghiệp…
Theo ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền không thiên vị được giao
cho sử dụng ở châu Âu “vật liệu biết nói” châu á, thì vật liệu này đã không đưa
lại kết quả tương xứngvới chi phí rất lớn về chuyên chở và bảo quản.
Sau nữa, việc săn bắt thứ "vật liệu biết nói" đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi
là "chế độ lính tình nguyện" (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra
những vụ lạm dụng hết sức trắng trợn.
Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị "chúa
tỉnh" - mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh" - ra lệnh cho
bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số
người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà
xoay xở. Mà cái ngón xoay xở thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là
xoay xở làm tiền.
10
Thoạt tiên, chúng tóm lấy những người khoẻ manh, nghèo khổ, những
người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó chúng
mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để
sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến
khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: "đi lính tình nguyện
hoặc xì tiền ra... (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích này thuộc kiểu văn bản nghị luận. Luận điểm là: Vạch trần sự
tàn bạo và giả dối của bọn thực dân trong cái gọi là "mộ lính tình nguyện".
Trong phần văn bản này tác giả đã sử dụng các yêú tố thuộc các phương thức tự
sự và miêu tả khi kể và tả về nỗi thống khổ về thuế của dân lao khổ xứ Đông
Dương ; những thủ đoạn bắt lính của bọn quan lại và cảnh khổ sở của người bị
bắt lính. Yếu tố tự sự là lời kể về các loại thuế và diễn biến cảch bắt lính. Yếu tố
miêu tả là hình ảnh bọn bắt lính và hình ảnh người bị bắt lính.
Cùng với tự sự và miêu tả ta còn nhận thấy yếu tố biểu cảm và thuyết minh
được tác giả sử dụng trong phần văn bản nghị luận này. Yếu tố biểu cảm thể
hiện ở giọng văn mỉa mai và những từ ngữ mỉa mai: vật liệu biết nói, chế độ
lính tình nguyện, vị chúa tỉnh…Yếu tố thuyết minh thể hiện ở những từ ngữ có
tính chất chú giải: Mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"…
Tác dụng của những yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong
phần văn bản trên là: khắc hoạ rõ ràng cụ thể chi tiết cảnh bắt lính, bày tỏ cảm
xúc, thái độ bất bình của tác giả trước cảnh bắt lính, một cách tự nhiên chân
thành và giải thích giới thiệu chi tiết về bộ mặt của bọn bắt lính. Qua đó sức tố
cáo của đoạn trích trở nên mạnh mẽ hơn, tác động mạnh hơn tới cả cảm xúc và lí
trí của người đọc.
Khi sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và thuyết
minh trong vă nghị luận cần lưu ý rằng: những yếu tố thuộc các phương thức
biểu đạt nêu trên chỉ đóng vai trò phụ trợ, không được tách biệt khỏi quá trình
nghị luận và không được làm mờ nhạt vai trò của nghị luận. Các yếu tố tự sự,
miêu tả, biểu cảm và thuyết minh cũng chỉ được đưa vào bài văn nghị luận khi
nhờ chúng mà nội dung nghị luận trở nên rõ ràng, đáng tin cậy và sắc bén hơn.
1.2. Vai trò của phương thức biểu cảm trong văn nghị luận
Những phương thức biểu đạt nêu trên khi được sử dụng trong văn bản nghị
luận, chúng có những tác dụng khác nhau. Trong đó biểu cảm có những tác dụng
đặc biệt quan trọng, góp phần tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho văn bản
nghị luận.
Biểu cảm là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống. Biểu cảm
thể hiện ở sự phô diễn những cung bậc tình cảm của con người như: niềm vui
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_luu_y_khi_ren_luyen_ki_nang_dua_yeu_to_bieu_cam.doc