SKKN Một số kỹ thuật dạy từ vựng tiếng anh đối với học sinh phổ thông và các hoạt động luyện tập từ vựng trên lớp theo đường hướng giao tiếp
Kiến thức từ vựng là một phần quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Đặc biệt, với đường hướng dạy học giao tiếp, khi mà bốn kỹ năng ngôn ngữ đều được nhấn mạnh nhằm hoàn thiện năng lực giao tiếp, vốn từ vựng càng đóng vai trò quan trọng hơn. Hiện tại, ý tưởng về lợi ích của việc giảng dạy theo đường hướng giao tiếp đã được tiếp cận, tuy nhiên, những hoạt động học tập có thể triển khai hiệu quả hầu hết được đưa ra trong các điều kiện dạy học tối ưu.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1
TỔ TIẾNG ANH
----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN TIẾNG ANH
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY TỪ VỰNG TIẾNG
ANH ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TỪ VỰNG
TRÊN LỚP THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
Người thực hiện: Lê Thị Thúy Hồng
Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
Lạng Giang, tháng 9 năm 2014
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Phần I: Mở đầu………………..…………………………....................
I. Lý do chọn đề tài ..................................................................................
II. Mục đích nghiên cứu...........................................................................
III. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................
IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
V. Những đóng góp của đề tài...................................................................
1
1
1
2
2
2
Phần II: Nội dung nghiên cứu và kết quả............................................
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài........................................
Chương II: Một số kĩ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh đối với học sinh
phổ thông và các hoạt động luyên tập từ vựng trên lớp theo đường
hướng giao tiếp .........................................................................................
3
3
5
5
5
6
6
7
I. Giới thiệu từ bằng đồ vật có thật (REALIA)
II. Dạy từ bằng tranh (VISUAL)
III. Đưa tình huống (SITUATION)
IV. Vẽ hình (DRAWING)
V. Minh họa bằng hành động (MIMING)
VI. Sử dụng ví dụ (EXAMPLE)
VII. Sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
(SYNONYM or ANTONYM)
VIII. Sử dụng Video
7
7
8
9
Chương III: Các hoạt động luyện tập trên lớp theo đường hướng giao
tiếp ...........................................................................................................
I. Vẽ tranh ( DRAWING)
9
II. Đố vui từ vựng (VOCABULARY QUIZ)
III. Trò chơi giải thích nghĩa của từ (EXPLAINING GAME)
IV. Đoán từ qua gợi ý (WORD CLUES)
V. Tìm người qua liên hệ với từ có sẵn (FIND SOMEONE WHO)
VI. Thử tài trí nhớ (MEMORY GAMES)
VII. Sử dụng hành động (MIMING)
10
11
12
13
13
14
15
15
16
18
19
21
VIII. Tìm từ biết nghĩa (SLAP THE BOARD)
IX. Dừng xe (STOP THE BUS)
X. Đọc chính tả kiểu mới ( NEW DICTATION)
Chương IV: Kết quả nghiên cứu ..............................................................
Phần III: Kết luận và đề nghị..................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kiến thức từ vựng là một phần quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Đặc
biệt, với đường hướng dạy học giao tiếp, khi mà bốn kỹ năng ngôn ngữ đều
được nhấn mạnh nhằm hoàn thiện năng lực giao tiếp, vốn từ vựng càng đóng
vai trò quan trọng hơn. Hiện tại, ý tưởng về lợi ích của việc giảng dạy theo
đường hướng giao tiếp đã được tiếp cận, tuy nhiên, những hoạt động học tập
có thể triển khai hiệu quả hầu hết được đưa ra trong các điều kiện dạy học tối
ưu. Nghĩa là, số lượng người học vừa phải cho một lớp học ngoại ngữ (dưới
20), trình độ đã được phân loại đồng đều, cơ sở vật chất đảm bảo. Tuy nhiên,
trong thực tế, với những nơi có điều kiện khó khăn, như lớp học đông (trên
40 học sinh), cơ sở vật chất hạn chế, việc triển khai các hoạt động nhóm, sẽ
đòi hỏi nhiều chuẩn bị và khó triển khai. Điều này dễ khiến giáo viên bỏ qua
các hoạt động mang tính giao tiếp cho học sinh. Và để tiết kiệm thời gian
chuẩn bị bài cũng như công sức tổ chức quản lý lớp học, giáo viên sẽ có xu
hướng sử dụng phương pháp Dịch - Ngữ pháp, việc áp dụng này sẽ mang lại
bất lợi cho người học trong việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu “ Một số kĩ thuật dạy từ
vựng Tiếng Anh đối với học sinh phổ thông và các hoạt động luyên tập từ
vựng trên lớp theo đường hướng giao tiếp” nhằm nâng cao vốn từ vựng cho
học sinh và cũng giúp cho giáo viên chuẩn bị và tổ chức hoạt động dạy học dễ
dàng và hiệu quả.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giáo viên có thêm kiến thức về kĩ thuật dạy từ vựng và tổ chức các
hoạt động luyện tập từ vựng trên lớp học.
1
- Hình thành kĩ năng học tập và ghi nhớ từ vựng tự nhiên cho học sinh.
- Phát triển kĩ các năng giao tiếp và rèn luyện sự nhanh nhẹn, tự tin,
năng động cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Việc dạy và học Tiếng Anh tại trường THPT Lạng Giang số 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu.
- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp.
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học
tập của học sinh.
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Chuyên đề nghiên cứu giúp giáo viên có nhiều lựa chọn trong kĩ thuật
dạy từ vựng và tổ chức các hoạt động luyện tập từ vựng phong phú để nâng
cao hiệu quả dạy và học từ vựng trong trường phổ thông. Giúp các em học
sinh có được một vốn từ vựng cần thiết và có thể sử dụng được vốn từ của
mình một cách có hiệu quả nhất.
2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
- Từ vựng tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong
việc sử dụng và học tiếng Anh . Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học ngoại
ngữ đều phải sử dụng đến từ vựng.Vì vậy từ vựng tiếng Anh là nguồn vốn,là
sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người sử dụng từ vựng tiếng Anh
- Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy
của thầy và hoạt động học của trò. Để đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả
cần nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt
động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Trong hướng đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao
cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo
của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào
việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có
phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả
hạn chế. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung
thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh
các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt
động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học
không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của
người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Phần đông học sinh khi hỏi đến các em có thích học tiếng Anh không?
Các em trả lời là có , còn khi đề cập đến vấn đề học từ vựng thì hầu hết các
3
em đều trả lời là không thích. Vì các em cho rằng học từ vựng tiếng Anh khó
nhớ và mất nhiều thời gian, học rồi lại quên, hầu hết học sinh ngại học và lười
học từ vựng Tiếng Anh một cách chu đáo.
- Đa số giáo viên đều chủ quan,chưa chú ý đi sâu vào việc tìm hiểu
cách học và cách dùng từ vựng của học sinh, phần lớn các giáo viên chỉ kiểm
tra sơ lược một vài em bằng cách đọc to từ đó hoặc ghi lên bảng. Vì vậy dẫn
đến học sinh chỉ học đối phó nhưng chưa sâu.
- Trong hầu hết các tiết học tiếng Anh nào đều có phần dạy từ vựng. Để
dạy từ vựng có hiệu quả hầu hết các giáo viên phải sử dụng linh hoạt các kỹ
năng dạy từ vựng tiếng Anh cũng như kỹ năng truyền đạt của giáo viên. Yêu
cầu mỗi giáo viên phải nắm bắt , và hiểu được tầm quan trọng của việc sử
dụng từ vựng tiếng Anh , trong quá trình học tập của học sinh. Do đó giáo
viên phải biết lựa chọn các kỹ năng phù hợp với trình độ nhận biết của học
sinh. Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của việc dạy và học từ vựng
tiếng Anh, chúng ta phải xác định dạy cho học sinh học từ vựng tiếng Anh là
giúp cho học sinh thực hiện tốt các kỹ năng như nghe, nói , đọc, viết. Học
sinh phát triển được vốn từ vựng, có khả năng lựa chọn, sắp xếp câu, ý rõ
ràng. Rèn luyện khả năng tư duy trí tưởng tượng phong phú và khả năng dùng
từ chính xác của học sinh. Qua đó giúp học sinh tự tin, có khả năng ứng xử,
giao tiếp linh hoạt và khả năng sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.
- Do có nhiều môn học, các em không đủ thời gian để tìm tòi, nghiên
cứu và đi sâu vào việc học tập các bộ môn nói chung và bộ môn tiếng Anh nói
riêng. Các em chỉ học vẹt, học đối phó để giáo viên kiểm tra, sau đó khi dùng
lại thì các em đều quên hết. Tuy vậy đây là một bộ môn khó và quan trọng
nên cả giáo viên và học sinh đều rất coi trọng, đặc biệt là việc học và dạy từ
vựng cho học sinh.
4
Chương II: MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH
ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO
TIẾP
Thông thường, cách dạy từ vựng nhanh và tiết kiệm thời gian nhất là
dạy theo cách dịch nghĩa, nhưng trong dạy học theo đường hướng giao tiếp,
cách dạy này không được đánh giá cao do không tạo được sự tương tác giữa
giáo viên và người học, hoặc giữa người học với nhau. Sau đây là một số
phương pháp dạy từ vựng đơn giản và hiệu quả khác.
I. GIỚI THIỆU TỪ BẰNG ĐỒ VẬT CÓ THẬT (REALIA)
Khi dạy những từ vựng liên quan đến khung cảnh lớp học, buổi ngoại
khoá hoặc một số bộ phận cơ thể, giáo viên có thể chỉ ngay những vật, bộ
phận này kèm theo từ tiếng Anh để người học đoán nghĩa. Sau đó, giáo viên
đưa ra nghĩa của từ.
Ví dụ: khi dạy những từ như door (cửa ra vào), desk (bàn), curtain
(rèm cửa), leg (chân), trainers (giày thể thao)… giáo viên có thể áp dụng thủ
thuật này.
II. DẠY TỪ BẰNG TRANH (VISUAL)
Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa nội dung
kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh
nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Dạy bằng tranh là một cách
sinh động, dễ tạo hiệu ứng tốt cho người học. Giáo viên chuẩn bị một số bức
tranh cho những từ chỉ đồ vật hoặc nghề nghiệp để giới thiệu trước lớp kèm
theo từ tiếng Anh. Người học sẽ dễ dàng đoán nghĩa của từ.
5
Ví dụ: khi dạy những từ như engineer (kĩ sư), musical instrument (nhạc
cụ), ski (trượt tuyết) …
Đặc biệt, hiện nay trong một số phòng học được trang bị máy chiếu,
giáo viên có thể tìm tranh trên mạng Internet hoặc scan tranh trong sách giáo
khoa để trình chiếu và dạy từ.
III. ĐƯA TÌNH HUỐNG (SITUATION) để giới thiệu từ.
Với một số từ, cách giới thiệu tốt nhất là đưa ra tình huống. Giáo viên
đưa ra tình huống, nhấn mạnh từ giới thiệu và yêu cầu người học đoán nghĩa
của từ.
Ví dụ, một số từ như trolley (xe đẩy), frightened (sợ hãi) vv… giáo
viên có thể đặt ra tình huống như:
Yesterday I went to Big C and bought a lot of things. Then I put them
all in a trolley and I pushed the trolley all around the supermarket. (Hôm qua
tôi đi Big C và mua được rất nhiều đồ. Rồi tôi để chúng vào một cái trolley.
Sau đó tôi đẩy chiếc trolley khắp xung quanh siêu thị).
IV. VẼ HÌNH (DRAWING)
Khi dạy một số danh từ, tính từ và động từ giáo viên có thể minh hoạ
bằng cách vẽ phác hoạ đơn giản trực tiếp trên bảng đế học sinh có thể đoán từ
như những ví dụ ở dưới đây.
6
happy
sad
T-shirt
Gloves
jump
V. MINH HỌA BẰNG HÀNH ĐỘNG (MIMING)
Cách này rất thích hợp khi dạy một số động từ chỉ hành động của con
người hoặc tính từ chỉ cảm xúc, thái độ. Ở phương pháp này giáo viên dùng
hành động, cử chỉ nét mặt của mình. Trên cơ sở đó người học quan sát và
đoán nghĩa của từ mới.
Ví dụ: khi dạy từ angry (giận dữ), sad (buồn), hoặc smile (cười), wash
your face (rửa mặt)…
Giáo viên làm các cử chỉ điệu bộ minh hoạ cho các từ này để người
học đoán từ.
VI. SỬ DỤNG VÍ DỤ (EXAMPLE)
Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, người học phải nhóm chúng lại với
nhau và tìm ra một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy
khả năng khái quát hoá của người học đồng thời nó buộc người học phải tư
duy sáng tạo và lôgic. Sử dụng ví dụ để giới thiệu từ vựng cũng là một cách
hiệu quả đối với những danh từ chung hoặc gồm nhiều bộ phận: computer
(máy tính), building (toà nhà), zoo (vườn bách thú), flower (hoa), animal
(động vật).
Ví dụ: Khi dạy từ animal, giáo viên có thể lấy ví dụ: Cat, bird, snake,
tiger are animals, so, what does animal mean? (Mèo, chim, rắn, hổ là
animals, vậy animal nghĩa là gì?)
VII. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA HOẶC TRÁI NGHĨA
(SYNONYM or ANTONYM)
7
Một cách dạy từ vựng khác nữa là sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái
nghĩa, với dấu >< để thể hiện từ trái nghĩa, và = để biểu thị đồng nghĩa, giáo
viên có thể giúp người học dựa trên những kiến thức sẵn có để học những từ
chưa biết.
Ví dụ, khi giới thiệu từ : win (thắng) giáo viên có thể dựa vào từ lose
(thua) để giới thiệu nghĩa với người học bằng cách biểu thị win>< lose ;
hoặc từ peaceful (thanh bình/ yên ả) = quiet vv...
VIII. SỬ DỤNG VIDEO
Một kĩ thuật sử dụng hình ảnh khác để dạy từ vựng là tìm những đoạn
phim hoặc video có sử dụng những từ xuất hiện trong bài học. Giáo viên có
dung phù hợp với bài học.
Với những thủ thuật giới thiệu từ vựng trên đây, người học sẽ được
tương tác với giáo viên và có thể trao đổi với bạn cùng học ngay từ giai đoạn
đầu tiên của bài học, chú trọng vào sự tư duy, hướng sự tập trung chú ý của
người học vào các từ đang học. Việc lựa chọn thủ thuật nào là do ý nghĩa của
từ được đưa ra.
8
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kỹ thuật dạy từ vựng tiếng anh đối với học sinh phổ thông và các hoạt động luyện tập từ vựng trên lớp theo đường hướng giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_ky_thuat_day_tu_vung_tieng_anh_doi_voi_hoc_sinh.doc