SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3
Môn tin học trong tường Tiểu học hiện nay giữ vai trò quan trọng đây cũng là môn học và là công cụ phục vụ đắt lực cho sự nghiệp giáo dục,các em học sinh được học môn tin học ở bậc Tiểu học sẽ giúp ích cho các em rất nhiều ở các cấp học trên. Tin học trong thời đại hiện nay ở nước ta được xem như là một môn rất bổ ích thu hút giới trẻ tìm hiểu.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ........................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................5
1. Cơ sở lý luận của vấn đề ................................................................................5
2. Thực trạng của vấn đề ....................................................................................6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp..............................................................8
4. Hiệu quả của SKKN.....................................................................................17
1. Kết luận ........................................................................................................18
2. Kiến nghị......................................................................................................19
1 / 22
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong tiến tình phát triển của xã hội loài
người. Nhất là trong thời kỳ đất nước phát triển như hiện nay, Công nghiệp
4.0 là xu hướng hiện thời nước ta trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa
quan hệ với các nước trên thế giới tăng, sự bùng nổ công nghệ thông tin trên thế
giới, do đó môn tin học ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn. Chúng ta cũng
xác định thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của môn học này; là một công cụ tạo điều
kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận thông tin quốc tế và
khoa học kĩ thuật mới như hiện nay; tiếp cận những nền văn hoá tiên tiến khác
trên thế giới.
Môn tin học trong tường Tiểu học hiện nay giữ vai trò quan trọng đây
cũng là môn học và là công cụ phục vụ đắt lực cho sự nghiệp giáo dục, các em
học sinh được học môn tin học ở bậc Tiểu học sẽ giúp ích cho các em rất nhiều
ở các cấp học trên. Tin học trong thời đại hiện nay ở nước ta được xem như là
một môn rất bổ ích thu hút giới trẻ tìm hiểu.
Tại trường Tiểu học Đặng Trần Côn, môn Tin học là môn học mới đối với
các em, nhưng sau một thời gian học tiếp xúc, các em say mê hứng thú, yêu
thích môn học, do vậy tôi luôn tạo cho các em sự tò mò hứng thú, nhất là trong
giờ lý thuyết và cả giờ thực hành, các em biết vận dụng vào các môn học khác,
đặc biệt là phương tiện hữu ích trong việc tìm tòi kiến thức mới, vận dụng thử
sức với các cuộc thi trên máy tinh như Violympic Toán Tiếng Anh, Violympic
Toán Tiếng Việt, hay IOE… môn học này xuất phát từ nhu cầu thực tế Công
nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước để hội nhập thế giới, các em dần làm quen
và đi vào hứng thú với môn học này.
Là một giáo viên tin học, tôi đã luôn chứng kiến cảnh học sinh chưa biết
về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan
học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt
là học sinh lớp 3, nhiều em chưa có hứng thú trong học tập, thao tác còn chậm,
chưa biết thao tác trên phần mềm Paint vì vậy tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý
kiến, suy nghĩ của mình qua sáng kiến; “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy
chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3”.
2 / 22
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Bậc tiểu học, môn học này bước đầu giúp học sinh làm quen với một số
kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ
thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, cách truy cập
Internet…
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho
người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao
động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
* Đặc biệt khi học phần mềm Paint
Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ
những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
+ Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các
bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo
trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích, giúp cho học sinh thư giãn
sau những giờ học căng thẳng ở lớp, …
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc làm thế nào để giảng dạy chương trình phần mềm
đồ họa Paint môn tin học lớp 3 một cách có hiệu quả nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc các tài liệu, sách báo, truy cập internet nói về các phương pháp
nghiên cứu, phương pháp dạy tin học tiểu học”.
- Nghiên cứu các báo cáo tổng kết phong trào, chuyên môn, … và các
SKKN có liên quan của các anh chị qua từng năm học trước.
3 / 22
- Tham khảo các bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí giáo dục, truy
cập internet tham khảo các SKKN của các anh chị ở các trường bạn.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra;
Tìm hiểu thực trạng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong
việc lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát hiện các vấn đề khó khăn cần giải quyết,
xác định nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
Phương pháp này giúp tôi tổng kết những kinh nghiệm của bản thân và
đánh giá rút ra những cái mới có giá trị, hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy
trong môn này.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
Thường xuyên theo dõi các hoạt động trong quá trình thực hiện để kịp
thời nắm bắt, giải quyết các tình huống đặt ra sao cho có kết quả tốt nhất.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
Phương pháp này giúp tôi có thêm nhiều phương pháp từ các ý kiến xây
dựng, từ đó đúc kết cho mình một cách tích cực đạt kết quả cao nhất trong tổ
chức và thực hiện.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến để xem xét, đối chiếu
với kết quả ban đầu có tiến bộ không? có phù hợp với ý đồ nghiên cứu của tác
giả không?
c. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu thống kê, kiểm tra và dự
đoán ( dự đoán, điều tra, chọn mẫu).
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi còn sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp khác như: Tạo ra các trò chơi, các thủ thuật dạy thực hành
chính xác….
4 / 22
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong nhà trường, Tin học là một bộ môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò
ham mê tìm hiểu với học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó
khăn cho người học. Do đó giáo viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần
nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những
hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn mình phụ trách.
+ Nghị quyết Trung ương 2, khoá VII, đã quy định phương pháp dạy học
thay đổi theo hướng "khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". Định hướng này đã được pháp chế
hoá trong luật giáo dục điều 24, 25:" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú
cho học sinh".
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000
về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích
cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng
CNTT vào dạy và học.
+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà
trường.
Theo Công văn 4323/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH đưa ra nhiệm vụ cụ
thể về môn Tin học như sau: “Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học
theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những nơi
có đủ điều kiện. Đẩy mạnh cách hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Công
nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình
thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo”.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Công văn số 4983/BGDĐT-
CNTT ngày 28/9/2015 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT với nhiều
nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục; Tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, tổ chức
họp trực tuyến; Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning;
5 / 22
Hướng đến mô hình trực tuyến, phần mềm nguồn mở, học liệu mở cho giáo dục;
Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử; Tăng cường đầu tư hạ
tầng cơ sở CNTT…
Xuất phát từ quan điểm " lấy người học làm trung tâm ", phương pháp dạy
và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất
nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ
trợ, người cố vấn, người kiểm tra... Người học không còn là người thụ động tiếp
thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong
quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Dạy tin học thì việc
đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong những
tiết thực hành. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia
vào quá trình học tập, trực tiếp thực hành và sử dụng máy tính một cách tự nhiên
và linh hoạt sẽ tạo được niềm vui, kích thích trí tò mò của các em.
2. Thực trạng của vấn đề
Qua công tác giảng dạy môn Tin học một số lớp chúng tôi được sự góp ý
của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau:
* Bài dạy: Làm quen với phần mềm học vẽ
Lớp: 3A0
- Nội dung bài: bước đầu làm quen với phần mềm Paint
Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau:
Tiết
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
25 % 42 % 33 %
1
3A0
55
Trước khi thực hiện chuyên đề
Mức độ thao tác
Số Hs
14/55
23/55
18/55
Tỷ lệ
25%
42%
33%
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng
Thao tác chậm, chưa biết thao tác
6 / 22
a. Ưu điểm
+ Giáo viên
- Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ.
- Dạy có kèm minh hoạ thực tiễn trên máy tính.
+ Học sinh
- Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng.
- Các em rất thích di chuyển hình ảnh để ghép hình.
b. Khuyết điểm
+ Giáo viên
- Phân bố thời gian chưa hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
- Đa số tập trung hướng dẫn các em học sinh giỏi, khá.
+ Học sinh
- Còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc bài mới.
- Một số em còn chưa tập trung.
c. Nguyên nhân
+ Giáo viên
- Do chú trọng phần giảng dạy lí thuyết hơn nên thời gian thực hành chưa
nhiều gây nhàm chán cho học sinh.
- Trong quá trình thực hành chưa bao quát hết các em học sinh.
- Chưa khai thác tư duy, sáng tạo của học sinh.
- Chưa làm cho học sinh say mê hứng thú với môn học.
+ Học sinh
- Các em chưa được tiếp xúc với phần mềm Paint, về nhà các em không
có thực hành trên máy tính.
- Các em còn nhỏ nên hay mất tập trung không chú ý vào bài học.
- Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học này nên còn lơ là trong
việc học.
7 / 22
Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự
chọn và chưa có sách giáo khoa hay phân phối chương trình cụ thể vì thế chưa
có sự thống nhất về phương pháp cũng như quy trình giảng dạy, phù hợp cho đối
tượng HS tiểu học, nhất là khối lớp 3 vừa được thay sách mới trong năm học
2018 - 2019 nên trong quá trình giảng luôn tồn tại những ưu điểm, khuyết điểm
khác nhau. Do đó tôi luôn tự học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm để góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em sử dụng
phần mềm một các thành thạo hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
- Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và
thực hành trên phần mềm Paint một cách hiệu quả, hoàn thiện và thành thạo các
thao tác khi tương tác với phần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ
của phần mềm.
- Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao
tác để thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực
hành các đề tài mở nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tò mò,
khám phá thế giới xung quanh, say mê, hứng thú, yêu thích môn học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Trong đề tài này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp học
sinh học say mê hứng thú, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức của mình
vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm
Paint, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.
Giải pháp 1: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết
kế bài dạy phù hợp, sử dụng các phần mềm, các thiết bị dạy học hợp lí.
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp,
không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi
học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
- Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể,
rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng
nhóm cho các em phân tích yêu cầu của bài và để đạt được bài như yêu cầu thì
các em phải làm những công việc gì? trước khi học sinh làm để học sinh quan
sát, thực hành chính xác và nhanh hơn.
8 / 22
Ví dụ: Bài 2 trang 43 sách Hướng dẫn học tin học lớp 3: Vẽ hình ô tô và
đèn ông sao theo mẫu (phần mềm Paint), giáo viên giao bài tập thực hành cho
từng nhóm, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) phân tích, tiếp theo giáo viên hướng
dẫn trực tiếp trên máy cho học sinh dựa trên phần mềm Netop School hoặc sử
dụng máy chiếu để học sinh dễ quan sát thao tác của giáo viên. Trong khi thực
hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho
em đó hoặc cầm tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
Sử dụng phần mềm Netop School để giảng dạy cho học sinh
Bài 3 trang 43 sách Hướng dẫn học tin học lớp 3: Thực hành vẽ ngôi nhà
theo mẫu (phần mềm Paint)
- Đầu tiên chia lớp thành 4-5 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm phân tích xem để hoàn tất ngôi nhà theo mẫu.
+ Các em cần vẽ những gì?
+ Sử dụng những công cụ nào để vẽ?
+ Có cần sao chép hình nào không?
+ Thực hiện phối màu như thế nào cho hợp lý
- Sau khi các nhóm xác định xong gọi một vài nhóm trình bày.
- Nhận xét và bắt đầu cho các em bắt tay vào vẽ.
9 / 22
* Giáo án minh họa
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
BÀI 2: VẼ HÌNH THEO MẪU CÓ SẴN.
CHỌN ĐỘ DÀY, MÀU NÉT VẼ
I- Mục tiêu dạy học :
1. Kiến thức:
- Vẽ được hình từ hình mẫu có sẵn;
- Biết cách chọn độ dày, màu nét vẽ.
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh biết tô màu chọn màu
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II- Tài liệu và phương tiện :
- GV: Bảng, phấn, sách giáo khoa, Máy tính, máy chiếu.
- HS: SGK, vở, bút
III- Nội dung và tiến trình tiết dạy:
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC,
CÁC HOẠT
ĐỘNG DẠY
HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG
TG
DẠY HỌC TƯƠNG ỨNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài
- Em hãy chọn nét vẽ thứ 2, - Thực hiện, HS khác
chọn màu đỏ để vẽ một hình nhận xét.
3- cũ
5’
chữ nhật?
- Lắng nghe.
Nhận xét + tuyên dương. - Thực hiện, HS khác
- Em hãy chọn nét vẽ thứ 3, nhận xét.
chọn màu xanh để vẽ một
hình e-líp?
- Lắng nghe.
Nhận xét + tuyên dương.
II. Bài mới :
- GV thực hiện mẫu.
Trao đổi với bạn vẽ
Vẽ hình từ mẫu
có sẵn chọn độ
- Yêu cầu HS thực hành theo bốn hình dưới đây.
nhóm máy lần lượt các hình
25’ dày màu, nét vẽ
trên. Quan sát HS thực hành.
HĐ 1. Hoạt động - Nhận xét và tuyên dương.
thực hành
10 / 22
- Quan sát GV thực
hiện mẫu.
- Thực hành dưới sự
hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
HĐ 2 Hoạt động 2. Vẽ các hình theo mẫu sau
ứng dụng
rồi trao đổi với bạn cách vẽ
chiếc đèn ông sao với nét vẽ
dày hơn.
- GV thực hiện mẫu.
- Quan sát và rút kinh
- Yêu cầu HS thực hành theo nghiệm.
nhóm máy lần lượt các hình
trên.
- Lắng nghe.
- Quan sát HS thực hành.
- Cho HS xem hình vẽ một
số máy
-Em vẽ một vài vật
dụng bất kì trong gia
đình như: ti vi, bàn
ghế, tủ lạnh, máy
giặt, ... So sánh với
bạn xem ai vẽ đẹp
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Em vẽ hình theo mẫu rồi
lưu bài vẽ có tên ngoi nha
vào thư mục trên máy tính.
- Yêu cầu HS thực hành theo hơn..
nhóm.
Quan sát HS thực hành.
- GV thực hiện mẫu thao tác
lưu bài vẽ vào máy tính. Sau
đó yêu cầu HS lưu bài vào
máy tính.
- Quan sát GV thực hiện
mẫu.
- Thực hành hướng dẫn của
GV.
- HS trả lời
- Yêu cầu HS thực hành theo
nhóm máy. Quan sát HS
thực hành.
- HS lắng nghe
- Cho HS xem sản phẩm của - HS ghi nhớ.
11 / 22
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_chuong_trinh_phan_me.doc