SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4

Ở Tiểu học, vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp rất cần thiết và quan trọng .GVCN thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục, rèn luyện tốt năng lực và phẩm chất cho học sinh. Là người thay mặt nhà trường quản lí, điều hành lớp; trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Là cầu nối giữa gia đình, nhà trường, xã hội để làm tốt công tác giáo dục. Vì vậy đòi hỏi người GVCN phải có phẩm chất của một nhà giáo. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ dựa tin cậy các em trong học tập và phấn đấu để trở thành con người phát triển toàn diện.
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Ở Tiểu học, vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp rất cần thiết và quan  
trọng .GVCN thay mặt nhà trường quản điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo  
đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên  
đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục, rèn luyện tốt  
năng lực phẩm chất cho học sinh. Là người thay mặt nhà trường quản lí, điều hành  
lớp; trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Là cầu nối giữa gia  
đình, nhà trường, hội để làm tốt công tác giáo dục. vậy đòi hỏi người GVCN phải  
phẩm chất của một nhà giáo. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ  
dựa tin cậy các em trong học tập phấn đấu để trở thành con người phát triển toàn diện.  
Hiện nay cuộc sống đang tồn tại một bộ phận nhỏ hành vi xấu dễ bị ảnh hưởng  
lệch lạc đến nhân cách học sinh. Qua nhiều năm tôi đã được phân công làm công tác chủ  
nhiệm ở nhiều lớp, bản thân cũng tôi cũng nhận thấy vai trò của GVCN rất cần thiết .  
Làm thế nào giúp các em học sinh tự tin trong học tập và trong cuộc sống điều băn khoăn  
không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều người làm công tác giáo dục khác.  
một giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 4 nhiều năm , tôi thấy đây một  
thuận lợi lớn, cần phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Ở lứa tuổi  
này, các em thường rất tin tưởng ở cô giáo chủ nhiệm của mình. Bản thân tôi luôn xác  
định được vai trò của mình, luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh để biện pháp  
giáo dục phù hợp  
Đối với lớp 4 A của tôi chủ nhiệm năm nay, qua tìm hiểu ban đầu, tôi thấy rất  
nhiều ưu điểm đáng phấn khởi như:  
-Được nhà trường phụ huynh quan tâm. Tất cả đều chung tay, hợp sức tạo mọi  
điều kiện cho lớp hoạt động  
- Hầu hết các em ngoan, chăm học, nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả, dân  
trí cao nên nên rất đồng thuận với kế hoạch của trường, lớp đề ra ( thông qua cuộc họp  
phụ huynh đầu năm)  
- Các cô giáo bộ môn, cô giáo tổng phụ trách đội tâm huyết, tạo mọi điều kiện giúp đỡ.  
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như:  
- Ở lứa tuổi Tiểu học, các em rất hiếu động, thích tìm hiểu, khám phá, hay tò mò các  
thông tin trên mạng internet nên một số em đã dành nhiều thời gian để chơi điện tử.  
- Nhiều em thiếu tinh thần phấn đấu, thiếu ý thức học tập, nhút nhát, rụt rè, không tham  
gia nhiệt tình vào các hoạt động tập thể.  
- Vẫn còn một số ít học sinh không lễ phép, không vâng lời…  
Trước những thực tế như vậy thì tôi có nhiều băn khoăn, làm thế nào để các em có thể  
giáo dục các em phát triển toàn diện, các em luôn chăm ngoan học giỏi, hoàn thiện nhân  
cách và tôi đã mạnh dạn đề xuất Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 4 ”  
để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.  
1
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
PHẦN II. NỘI DUNG  
I. Thực trạng ban đầu về lớp  
Ở lớp tôi chủ nhiệm năm nay, qua tìm hiểu ban đầu tôi thấy :  
- Được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của nhà trường đã tạo dựng được cơ sở vật chất  
đảm bảo đầy đủ phòng học, bảng, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, quạt mát cho học sinh,  
tài liệu, sách giáo khoa…  
- Đa số các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè  
- Hầu hết các em sống trong gia đình bố mẹ làm nông nghiệp, hoàn cảnh gia đình có  
nhiều khó khăn. Có 20 em sống trong gia đình có kinh tế ổn định, các em luôn được sự  
quan tâm chăm sóc của bố mẹ .Bên cạnh đó, 4 em sống với ông bà vì bố mẹ phải đi làm  
ăn xa, 3 em thuộc diện hộ nghèo, 6 em điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn.  
- Ở lớp tôi hiện nay, một số em ý thức học tập rất tốt, các em chăm chỉ, nhận thức khá  
sâu sắc, chất lượng học tập của các em cũng khá tôt. Bên cạnh đó, vẫn còn một số em  
nhận thức chưa đúng về trách nhiệm của bản thân đối với việc học, các em chưa chăm  
học chưa tham gia nhiệt tình các hoạt động giáo dục, các em thường xuyên nghỉ học  
và không hoàn thành nhiệm vụ học tập mà cô giáo giao phó. Chữ viết chưa đẹp, trình bày  
sách vở chưa khoa học…  
- Một điều tôi băn khoăn đó là tính cách của học sinh. có 6 bạn nam trong lớp thì khá  
nghịch, hay trêu đùa các bạn trong và ngoài lớp, chưa biết quan tâm đến người khác,  
chưa để ý đến việc học của bản thân. Ngược lại có 7 bạn gái thì rụt rè, ít nói, ít hòa đồng,  
chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập và giáo dục khác. Ban cán sự lớp còn rụt rè,  
chưa phát huy hết khả năng vốn của mình, ý thức tự quản chưa cao.  
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, trang bị cho các em sách vở  
đồ dùng học tập khá đầy đủ, tạo điều kiện cho các em đi học đều. Tuy nhiên vẫn còn  
nhiều phhuynh vì điều kiện gia đình phải đi làm ăn xa nên còn “pmặc” cho giáo viên  
chủ nhiệm, việc tạo điều kiện để các em bồi dưỡng kiến thức còn hạn chế. Bằng hình  
thức khảo sát đầu năm, tôi có bảng số liệu sau:  
Bảng số liệu:  
Sĩ  
số  
Năng lực  
Chưa  
Phẩm chất  
Hoạt động học tập  
Đạt  
yêu  
33 cầu  
HS  
Đạt yêu Chưa  
Điểm Điểm Điểm Dưới  
đạt yêu cầu  
cầu  
4
đạt yêu 9-10 7-8  
cầu  
3
5-6  
5
29  
30  
10  
12  
8
3
Như vậy, bảng số liệu trên cho thấy: Còn một số học sinh chưa đạt yêu cầu về năng  
lực, phẩm chất . Đặc biệt, hầu hết các em đều lúng túng trước những tình huống xảy ra  
trong cuộc sống.các em còn rụt rè, nhút nhát, chưa biết sắp xếp đồ dùng học tập, chưa  
mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến trước lớp. Bên cạnh đó, một số em chưa chăm học, chưa  
2
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
tích cực tham gia hoạt động giáo dục, không hòa đồng cùng bạn, chưa nhiệt tình tham gia  
hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp…  
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp ngày càng đi lên là  
một việc làm vô cùng quan trọng cần thiết.  
II. Nguyên nhân:  
a. Nguyên nhân khách quan:  
- Nhà trường đã quan tâm đến giáo dục toàn diện cho học sinh và xem đây một trong  
những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục của nhà trường.  
- Các bậc phụ huynh luôn nguồn động viên, hỗ trợ nhiệt tình về tinh thần cũng như vật  
chất để nhà trường làm tôt công tác giáo dục.  
- Trường chúng tôi là một trường nhỏ, học sinh ít nên kinh phí dành cho các hoạt động  
của trường, lớp còn gặp nhiều khó khăn.  
b. Nguyên nhân chủ quan  
- Giáo viên là người có trình độ, yêu nghề, mến trẻ. nhiều kinh nghiệm trong công tác  
chủ nhiệm.  
- Trong quá trình giảng dạy, tôi đã chủ động, linh hoạt lồng ghép các nội dung giáo dục  
toàn diện cho học sinh vào trong các môn học, thông qua HĐNGLL và các hoạt động  
khác nên việc giáo dục toàn diện ở trường chúng tôi hiệu quả khá cao.  
- Có nhiều tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giáo dục học sinh khá phức tạp, nên  
nhiều lúc giáo viên còn bị động, lúng túng, chua tự tin trong xử lí tình huống cho phù  
hợp.  
- Các em học sinh còn, đặc điểm tâm lí, nhận thức, ngôn ngữ của các em chưa chín chắn.  
Giai đoạn học sinh tiểu học thuộc lứa tuổi 6 đến 11 -12 tuổi là giai đoạn nhiều biến đổi  
về sinh lí, tâm lí và hoạt động của trẻ.  
- Kĩ năng sống của các em chưa nhiều, các em chưa khả năng tự lập cho bản thân,  
chưa biết cách ứng xử phù hợp trước những tệ nạn hội. Các em chưa có các kĩ năng  
cần thiết cho cuộc sống của mình.  
- Một bộ phận học sinh còn ngại khó, chưa thực sự chủ động tự giác trong các hoạt  
động.  
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần vào việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4,  
tôi xin đưa ra một số biện pháp mà bản thân tôi đã đúc rút được trong những năm làm  
công tác chủ nhiệm lớp.  
II. Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
Giải pháp 1: Tìm hiểu về các đối tượng học sinh  
một giáo viên được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp trước hết  
phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh, biết được hoàn cảnh, năng lực của từng học sinh  
để biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng em.  
Ở lớp tôi chủ nhiệm hiện nay, hầu hết các em có những hoàn cảnh sống khác  
nhau, cụ thể tôi đã tìm hiểu về các thông tin như sau:  
3
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
+ Tổng số học sinh trong lớp 33 em. Trong đó có 23 học sinh nam, 10 học sinh nữ.  
+ Học sinh ở những thôn xóm 13, 14, 15 thuộc khu vực Làng Thượng. Có 3 em ở Đô  
Thành ( huyện Yên Thành) các em đều ở xa trường.  
+ Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn 10 em  
+ Học sinh cá biệt ở những lớp dưới 2 em.  
- Em Đậu Đức Mạnh: bị bệnh u tiểu não, đã được phẩu thuật nhưng trí não của em  
cũng bị ảnh hưởng, em thường đánh đập, trêu chọc các bạn trong lớp, bắt các bạn trong  
lớp phải làm theo những gì mình muốn.  
- Em Ngô Văn Ngự: Em rất cá tính, hay nói chuyện, hay trêu chọc bạn trong giờ học  
thường xuyên trêu đùa các bạn bằng những trò chơi tinh nghịch, em thường không làm  
đúng nhiệm vụ học tập của mình  
-Với những học sinh này, tôi luôn nhẹ nhàng, lựa lời trò chuyện, gần gủi các em.  
Tranh thủ giờ ra chơi, tôi thường kể cho các em nghe những câu chuyện vui, câu chuyện  
có ý nghĩa như về bạn, về mẹ, về thầy ,sưu tầm tranh ảnh đẹp về trường lớp, về tình  
bạn, về cảnh đẹp thiên nhiên cho các em xem…. Trong những giờ học tôi cũng thường  
dặn dò, động viên các em giữ trật tự, không trêu đùa các bạn. Tập trung vào lời giảng  
đồng thời cũng cho các em phát biểu nhiều hơn.  
+ Học sinh được xếp là ngoan, chăm học, có ý thức trong học tập 18 em.  
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin, giao tiếp, hợp tác tốt 8 em.  
+ những học sinh còn, ít nói, rụt rè trong giao tiếp 13 em  
Những học sinh còn nhút nhát, chưa tự tin, ngoài việc dành nhiều thời gian trò chuyện  
với các em thì trong những giờ học, tôi thường động viên các em phát biểu xây dựng bài,  
thu hút các em tham gia nhiệt tình vào các hoạt động của lớp, đặc biệt là các hoạt động  
ngoại khóa như thi kể chuyện, văn nghệ, hát chúc mừng sinh nhật hay chơi các trò chơi  
dân gian…  
+ Học sinh mồ côi cha hoặc mẹ: 2 em.  
- Em Hồ Cao Huy: mồ côi mẹ khi em mới 2 tuổi em sống với nội bố, bố thường  
xuyên phải đi làm ăn xa, bà đã già không thể gần gủi để quan tâm việc học của em hàng  
ngày,vì không có người bày bảo, nhắc nhở, nên em đã hổng kiến thức từ lớp dưới, em đã  
không thích học bài, làm bài đã tạo thành một thói quen không học bài nhà.  
- Em Cao Khắc Quảng: mồ côi bố khi em bắt đầu học lớp 3, nên ảnh hưởng rất lớn đến  
tình cảm và tâm lí của em, ngay sau đó, em sao nhãng việc học, em ít nói, ít cười, không  
giao tiếp cùng các bạn,và rồi em cũng bị hổng kiến thức từ lớp 3.  
Với những học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, tôi dành nhiều thời gian cho các em hơn, tôi  
trò chuyện với các em mỗi ngày, tôi kể cho các em nghe những câu chuyện về những  
người có ý chí, nghị lực. Tôi quan tâm đến những suy nghĩ, tình cảm của các em để các  
em luôn cảm thấy tự tin, không bị thiếu hụt về vật chất cũng như tình cảm đã mất  
người thân. Đồng thời tôi cũng thường xuyên động viên các em hòa đồng cùng bạn bằng  
cách tham gia nhiệt tình vào các hoạt động giáo dục của trường của lớp để các em không  
thấy tự ti, mặc cảm.  
Để hiểu về từng học sinh, bản thân tôi đã tìm hiểu nhiều cách qua nhiều luồng  
thông tin:  
-Tôi thường gặp trực tiếp giáo viên các lớp dưới để tìm hiểu thông tin cụ thể về các  
em.  
4
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
- Thường những buổi học đầu tiên tôi cho các em tự giới thiệu về mình trước lớp. Tôi  
thường tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em  
biết quan tâm, giúp đỡ nhau.  
- Đầu mỗi buổi học, tôi thường dành ra một khoảng thời gian nhỏ để trò chuyện cùng các  
em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với Cô và các bạn. Dần dần  
sau đó, tôi cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Tôi còn tạo cho học sinh biết đối  
xử thân thiện, đoàn kết. Qua những hoạt động đó tạo mối giữa các em thành một tập thể  
đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau.  
- Bên cạnh đó, tôi thường xuyên gần gũi để hỏi thăm các em về gia đình , chủ động đến  
nhà để hiểu hơn về hoàn cảnh sống của các em.  
- Tôi cũng thường xuyên trò chuyện hỏi các em về những người bạn của chính các  
em. Khi trò chuyện với các em như vậy tôi đã nắm bắt được hoàn cảnh, sở thích của các  
em đồng thời tạo cho các em gần gủi, thân thiện. đồng thời phát huy mặt mạnh của bản  
thân trong giao tiếp cũng như trong các mối quan hệ..  
- Ngoài ra, trong quá trình lên lớp tôi thường tạo cơ hội để những em có tính rụt rè này  
được trả lời nhiều lần, hoạt động học tập nhiều hơn để giúp các em mạnh dạn hơn.  
- Tôi khen ngợi động viên các em khi các em tự làm công việc của mình dù là nhỏ  
nhất. Những lời khen ngợi kịp thời của cô giáo sẽ động lực giúp các em tiếp tục phát  
huy tính tích cực của mình.  
- Với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì tôi vận động các bạn học sinh trong lớp hiểu và  
chia sẻ với hoàn cảnh của các bạn như quyên góp sách vở, bút, đồ dùng học tập để động  
viên các bạn. Tôi cũng gặp trực tiếp phụ huynh của các em đó để động viên, tạo điều kiện  
cho con em đi học đều. Sự nhiệt tình và gắn giữa giáo viên và học sinh như vậy phụ  
huynh sẽ có trách nhiệm động viên, nhắc nhở con em mình trong việc học tập cũng như  
giáo dục nhân cách cho các em.  
Đây cơ sở để tôi phân loại học sinh theo từng nhóm và có hướng giáo dục phù hợp.  
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.  
Sau khi đã tìm hiểu về hoàn cảnh sống của học sinh trong lớp, tôi tập trung xây  
dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm cho mình, Cụ thể:  
* Chỉ tiêu phấn đấu:  
- Duy trì sĩ số 100%  
- Vở sạch chữ đẹp 90% trở lên  
- Lớp đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc  
- Số học sinh được khên thưởng trên 90%  
- 100% học sinh hoàn thành kiến thức kỹ năng của các môn học hoạt động giáo dục  
- 100% học sinh đạt yêu cầu về năng lực phẩm chất  
- Học sinh giỏi cấp trường 30 lượt em  
- học sinh giỏi huyện 15 lượt em  
- 100% học sinh thực hiện tốt nề nếp đội đề ra  
- 20 lượt em được tặng thưởng các chuyên hiệu….  
* Các biện pháp thực hiện:  
Sau khi lên kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm học, tôi liền đưa ra các biện pháp thự hiện  
nhằm giáo dục toàn diện cho các em như sau:  
5
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
2.1 Thành lập hội đồng tự quản lớp học  
Hội đồng tự quản chính các em đứng ra tổ chức, bàn bạc với nhau, thậm chí đề  
xuất nguyện vọng để thông qua hội đồng tự quản báo cáo với giáo viên, báo cáo phụ  
huynh, nhà trường,….. tổ chức đoàn thể tiếp thu rồi hướng dẫn các em thực hiện. Điều  
này nhằm mục đích chính không phải giảm công việc cho giáo viên trong công tác  
quản lớp, nhà trường tăng khả năng tự chủ, tự quản, sinh hoạt cùng nhau, trao đổi  
góp ý lẫn nhau, tăng kỹ năng sống cho học sinh.  
Thành lập hội đồng tự quản lớp học; các em có thể cùng nhau tổ chức sinh nhật cho  
bạn có cùng tháng sinh vào một ngày nhất định trong tháng; hướng dẫn bạn làm hộp thư  
“Nhịp cầu bạn”…… để các em có cơ hội trao đổi suy nghĩ của mình cho nhau hoặc  
các em có thể gửi gắm vào đó những tâm tình cảm, những điều khó nói với cô giáo. Và  
tôi đã phân công cụ thể như sau:  
* Lê Hà Ngân - CTHĐTQ: nhiệm vụ theo dõi , kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm  
danh và ghi sĩ số của lớp, điều khiển lớp xếp hàng chào cờ, xếp hàng ra vào lớp, tập trung  
lớp hoạt động múa hát sân trường. Quản lớp khi giáo viên vắng mặt, rút bài học kinh  
nghiệm trong giờ SHTT, đề nghị giáo viên tuyên dương, nhắc nhở các cá nhân và tập  
thể…  
* Nguyễn Ngọc Bảo Trâm - :PCTHĐTQ 1: Tổ chức truy bài, giúp các bạn học yếu học  
bài và làm bài. Điều khiển các bạn trao đổi hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học,.Theo dõi  
việc học tập của lớp, phụ trách ban học tập, ban sức khỏe - vệ sinh , ban đối ngoại.  
* Lê Đức Vinh - PCTHĐTQ 2: Chỉ đạo và theo dõi công tác vệ sinh, chăm sóc cây, thư  
viện, phối hợp với chủ tịch, các trưởng ban để phụ trách ban thư viện, ban văn nghệ, ban  
quyền lợi học sinh, ban TDTT.  
* Lê Thị Kiều Oanh: - Trưởng Ban học tập:  
- Phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập và tài liệu  
- Kiểm tra bài tập, kiến thức của các bạn và báo cáo với cô giaoschur nhiệm vào đầu giờ.  
- Điều hành lớp thực hiện các hoạt động học tập, mời các bạn chia sẻ bài trước lớp, mời  
các nhóm đánh giá.  
* Phạm Thị Hà Vy - Trưởng Ban văn nghệ:  
- Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết học hoặc cuối tiết học.  
- Tổ chức, hướng dẫn các bạn tập, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tham gia các phong  
trào.  
* Phạm Tiến Đạt Trưởng ban sức khỏe vệ sinh  
-Theo dõi về sức khỏe của các bạn, nhắc các bạn ăn mặc phù hợp thời tiết, hoạt động và  
vui chơi an toàn.  
- Theo dõi và nhắc nhở các bạn giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Cùng các  
bạn sắp xếp bàn ghế gọn gàng ngăn nắp.  
* Nguyễn Thị Thu Hà – Trưởng ban thư viện  
- Cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện lại sắp xếp thư viện của lớp gọn gàng,  
ngăn nắp.  
- Vận động các bạn góp sách, truyện dùng chung.  
* Phan Thị Thùy Dung – Trưởng Ban đối ngoại  
Nếu lớp có khách đến thăm thì mời khách vào và giới thiệu về trường, lớp, các góc học  
tập , cô giáo và các bạn.  
6
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
*Nguyễn Thế Anh - trưởng Ban quyền lợi học sinh  
Nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng về quyền lợi của học sinh trong học tập, trong sinh hoạt.  
Tôi hướng dẫn các em trong HĐTQ hiểu nhiệm vụ của mình,hướng dẫn các  
em cách ghi chép trong sổ một cách rõ ràng, cẩn thận. Mỗi em làm đúng nhiệm vụ của  
mình, ngoài ra chủ tịch và phó chủ tịch phải đoàn kết hợp tác chặt chẽ trong công việc  
chung. Mỗi ban có một cuốn sổ theo dõi hoạt động. Trong khoảng thời gian mới thành  
lập, tôi luôn theo dõi sát sao các hoạt động của các thành viên HĐTQ. Với các em chưa  
mạnh dạn, chưa quen việc, tôi làm mẫu, động viên, uốn nắn kịp thời  
Cuối mỗi tuần, mỗi tháng vào tiết SHTT Chủ tịch và các PCT báo cáo kết quả vcác mặt  
hoạt động của lớp. Căn cứ vào đó, tôi nắm được khả năng quản lớp của các em.HĐTQ  
và các trưởng ban , các nhóm trưởng họp để đánh giá , góp ý trao đổi cho nhau về mặt  
mạnh, mặt yếu . Từ đó các em phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại trong quá trình làm  
việc.  
2.2 Xây dựng “quy ước lớp mình”  
Nhà trường nào cũng những nội quy chung, nhưng nội quy của nhà trường lại áp  
dụng cho một lượng lớn học sinh mà không tính đến đặc điểm riêng của từng lớp nên  
hiệu quả không cao. Đồng thời việc theo dõi của GVCN không thể bao quát hết các học  
sinh. Vì vậy mỗi lớp cần phải nội quy cụ thể. Những nội quy này ngoài căn cứ vào  
những nội quy chung của nhà trường còn căn cứ vào tình hình lớp chủ nhiệm để phù hợp.  
vậy, sau khi đã thành lập được HĐTQ, dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của lớp, tôi  
cùng HĐTQ tiến hành họp bàn và thống nhất xây dựng “quy ước lớp mình”nhằm tạo  
môi trường giáo dục lành mạnh hiệu quả, giúp các em cố gắng vươn lên trong học tập,  
năng cao trí tuệ.  
- Thực tế trong lớp tôi có một số học sinh chưa thật sự ngoan, chưa nghiêm túc  
trong các giờ học, đặc biệt những tiết của giáo viên 2. Ngoài ra còn không ít học sinh  
trong lớp còn rụt rè, chưa mạnh dạn, trong các hoạt động. Chính vì vậy, tôi đã cùng họp  
lại với HĐTQ và các ban, các nhóm trưởng đưa ra nội quy của lớp học, yêu cầu các  
em phải nghiêm túc thực hiện. Trong những nội quy của lớp tôi đặc biệt lưu ý các em là  
phải nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử thân thiện giữa các bạn trong lớp với các  
bạn ngoài lớp.  
- Những ngày đầu, tôi cho các em đọc nội quy của lớp vào 15 phút đầu giờ, giờ ra  
chơi nên các em nhanh chóng ghi nhớ nội quy của lớp.  
- Trong những tiết học, bài học, tôi thường xuyên liên hệ thực tế nhắc nhở ngay  
đến nội quy lớp học, đặc biệt những tiết tập đọc hoặc những tiết đạo đức. từ đó các  
Hội đồng tự quản lớp 4A  
em thấm nhuần hơn những điều mình cần thực hiện theo nội q
- Trong những tiết SHTT tôi cũng yêu cầu HĐTQ báo cáo lại những cá nhân, tổ nào  
trong tuần còn mắc lỗi, mắc những lỗi gì, để từ đó đối chiếu và xem xét các bạn đã vi  
phạm những quy ước nào của lớp mạnh dạn yêu cầu các bạn nhận lỗi, hứa trước lớp sẽ  
khắc phục những vi phạm đó. Qua nhiều tuần làm như vậy, tôi thấy học sinh lớp tôi  
ngoan hơn, các em trước đây hay phạm lỗi, nay ngoan hơn, tình cảm hơn, đối xử với bạn  
bè thân thiện hơn.  
7
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
vậy trong lớp học tôi chủ nhiệm, các em đều xưng rất thân tình làm cho lớp  
học luôn có cảm giác đầm ấm. Đó cũng là cách để giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng  
xử văn hóa cho học sinh  
2.3- Sắp xếp chỗ ngồi học sinh  
Việc sắp xếp chỗ ngồi của học sinh cũng vô cùng quan trọng, giáo viên  
- Sắp xếp chỗ ngồi học sinh hợp lí sao cho học sinh khá giỏi mạnh dạn hơn thể kèm  
cặp học sinh yếu hơn và nhút nhát hơn để các em có cơ hội cùng tiến bộ.  
- Các em có cơ thể thấp bé, hoặc tiếp thu bài chậm hơn, học sinh cá biệt, nghịch ngộ,  
thường không tập trung vào bài học, hay làm việc riêng tôi xếp lên ngồi những bàn trước  
để các em dễ dàng tiếp thu bài học và các em ít có cơ hội làm việc riêng .  
- Tôi cũng thường xuyên cho học sinh luân phiên thay đổi chổ ngồi sau mỗi tháng để tạo  
cho các em phấn khởi, tự tin vì có chỗ ngồi mới, được ngồi học, thảo luận hợp tác với  
những bạn mới. Đó cũng tạo điều kiện cho các em giữ gìn đôi mắt của mình, các em  
không phải nhìn về một phía quá lâu.  
* Bên cạnh đó, tôi cũng hay trò chuyện với một số em có tính rụt rè, nhút nhát và  
khuyến khích động viên các em tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. Trong  
những buổi học, tôi thường xuyên gọi các em tham gia xây dựng bài hay nhờ các em giúp  
đỡ một số công việc nhỏ như sắp xếp lại đồ dùng trong tủ, sửa lại khăn trải bàn…. Bằng  
viêc làm ấy, tôi đã làm cho các em gần gũi mình hơn và các em cũng không còn cảm thấy  
e ngại khi tiếp xúc với cô giáo nữa.  
Như vậy , bằng những việc làm này, tôi đã tạo cho lớp học mình một bầu không khí  
học tập thân thiện. Ở đó, các em được đón nhận những tình cảm của bạn bè, cô giáo;  
được trải nghiệm vào những tình huống khác nhau trong học tập giúp các em chủ động và  
tự tin hơn trong cuộc sống.  
Giải pháp 3: Thực hiện hiệu quả tiết Giáo dục tập thể  
* Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, tôi cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng  
nhiều hình thức khác nhau như: HĐTQ nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, tôi  
cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học... Qua  
đó, nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục  
phù hợp.  
* Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức:  
- Yêu cầu tất cả học sinh tham gia dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của cô giáo.  
- Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm, tôi khuyến khích động viên các em  
tăng cường giao lưu với nhau. Tạo bầu không khí học tập, tin tưởng, thân thiện, cởi mở,  
sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhau.  
- Luôn hướng cho các em tham gia vào tiết SHTT từ những vai trò và nhiệm vụ khác  
nhau.  
- Tăng cường nội dung sinh hoạt có liên quan đến công việc chung của lớp, phù hợp với  
nhu cầu sở thích của các em.  
Cũng trong tiết SHTT, tôi đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức,  
học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận  
8
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời  
gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được  
chưa làm được so với kế hoạch. Từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Ngoài ra  
trong tiết SHTT tôi còn lồng vào hoạt động thiết thực mà các em rất thích, đó tổ chức  
sinh nhật cho các em có cùng tháng sinh vào một ngày.  
dụ 1:  
Hoạt động tập thể  
I.Mục tiêu :  
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần 12  
- Có kế hoạch cho tuần 13  
- Rèn kỹ năng nói, lắng nghe, nhận xét, chia sẽ ý kiến.  
- Có ý thức xây dựng nề nếp lớp  
II: Chuẩn bị: - Phương hướng tuần 13  
- Nội dung sinh nhật  
III Các HĐ dạy học  
T.G  
2’  
GIÁO VIÊN  
1 Ổn định :  
HĐ HỌC SINH  
- Ban văn nghệ điều hành lớp hát  
một bài  
10’ 2:Nhận xét :  
Hoạt động tuần qua  
-CTHĐTQ nhận xét  
-Báo cáo tình hình chung của lóp  
trong tuần qua  
- Các trưởng ban báo cáo hoạt động  
của các nhóm và các cá nhân  
- Các tổ trưởng và cá nhân khác bổ  
sung ý kiến  
-Tuyên dương, khen thưởng cá nhân,  
tổ có thành tích xuất sắc hoặc tiến  
bộ  
GV nhận xét chung  
10’ 3 Kế hoạch tuần:13  
- Truy bài đầu giờ  
- Giúp các bạn còn chậm tiến.  
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh và góc thiên  
nhiên của lớp  
-Lắng nghe bổ sung ý kiến  
- Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp  
-Xây dựng nền nếp lớp học thân thiện,  
học sinh tích cực  
9
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
-Tham gia các hoạt động tập thể.  
- Chơi các trò chơi dân gian như nhảy  
sạp, rồng rắn lên mây, ô ăn quan...  
-Trực nhật :Tổ 1  
16’ 4 Tổ chức sinh nhật cho học sinh có  
ngày sinh nhật trong tháng 11  
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học  
sinh  
- học sinh trang trí không gian sinh  
nhật cho các bạn  
- CTHĐTQ tuyên bố lí do  
- Trưởng ban quyền lợi học sinh điều  
hành buổi sinh nhật  
1’  
- HS tham gia hát, chúc mừng, tặng  
- Các cá nhân nói lời chúc mừng, hát chúc quà  
mừng sinh nhật  
- Các bạn tặng quà chúc mừng sinh nhật  
Giáo viên tặng quà, phát biểu, chúc mừng  
- Cả lớp liên hoan mừng sinh nhật bạn.  
C. Dặn dò  
- GV nhận xét, tuyên dương  
Ngoài ra, trong tôi còn tổ chức cho các em đọc sách báo ở thư viện xanh của trường,  
tổ chức hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi dân gian, tổ chức sinh nhật cho các  
em ngay tại lớp, giáo viên và học sinh cùng hát, chúc mừng sinh nhật, tặng quà và liên  
hoan tại lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện hiệu quả hộp thư vui, chăm sóc bồn hoa  
cây cảnh của lớp được phân công. …Nhằm tạo cho các em tâm thế thoải mái, thực sự  
mỗi ngày đến trường một ngày vui, các em mạnh dạn, tự hào và cũng cảm thấy hạnh  
phúc bên tập thể lớp, qua đó giáo dục kỹ năng sống cho các em.  
dụ 2:  
Hoạt động tập thể  
I.Mục tiêu :  
- HS nắm được ưu khuyết diểm trong tuần 15  
- Có kế hoạch cho tuần 16  
- Rèn kỹ năng đọc, nhận xét, thảo luận, chia sẻ.  
- Có ý thức xây dựng nề nếp lớp  
II: Chuẩn bị: Phương hướng tuần 16  
III Các HĐ dạy học  
tg  
GIÁO VIÊN  
HĐ HỌC SINH  
10  
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4  
1 khởi động : -Ban văn nghệ điều hành lớp chơi 1 trò  
4’  
chơi  
10’ 2:Nhận xét : Hoạt động tuần qua  
-CTHĐTQ nhận xét  
-Báo cáo tình hình chung của lóp trong  
tuần qua  
- Các Trưởng ban báo cáo  
-Các thành viên khác bổ sung  
-Tuyên dương cá nhân tổ có thành tích  
xuất sắc hoặc tiến bộ  
GV nhận xét chung  
7’  
3 Kế hoạch tuần:16  
- Truy bài đầu giờ  
- Giúp các bạn còn chậm  
-Lắng nghe ý kiến bổ sung  
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.  
- Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp  
-Xây dưng nền nếp lớp học thân thiện  
-Tham gia các hoạt động tập thể: múa hát  
sân trường, thể dục đầu giờ, chơi các trò  
chơi dân gian.  
-Trực nhật :Tổ 3  
15’ 4 Tổ chức đọc sách ở thư viện xanh  
-Giáo viên chia HS làm 6 nhóm  
- Phân công nhóm trưởng.  
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm  
- GV hướng dẫn HS ra ở thư viện xanh,  
ngồi theo nhóm.  
-Yêu cầu nhóm trưởng quản lí các nhóm.  
- Trưởng ban thư viện phát sách, truyện  
cho các bạn đọc  
-Yêu cầu HS nghiêm túc đọc sách,không  
ồn ào làm ảnh hưởng đến các nhóm khác.  
- HS tham gia đọc sách.  
- Học sinh thảo luận, chia sẻ về nội  
dung, ý nghĩa của truyện vừa đọc  
C. Dặn dò  
- GV nhận xét, tuyên dương  
1’  
11  
Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 18 trang minhvan 10/03/2024 1690
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_4.doc