SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu, nền móng đầu tiên cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶNG TRẦN CÔN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Cấp học:
Tiểu học
Tên tác giả:
Đơn vị công tác:
Chức vụ:
Nguyễn Thị Tuyết
Trường Tiểu học Đặng Trần Côn
Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A4
Năm học 2018 - 2019
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng
trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu, nền móng đầu tiên cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên
suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các
hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, giờ ăn bán
trú ở trường…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của
một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng
phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng
học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất
lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp
khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra.
Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của
mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm
cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến
trường là một niềm vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp
(từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học
sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được
học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ
nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học
và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp
không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của
học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ
từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, giáo dục đạo
đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm
chú ý xây dựng, rèn giũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt
ở các lớp trên.
Là một giáo viên chủ nhiệm, năm nay tôi được nhà trường phân công dạy
lớp 2. Ngoài việc dạy 5 buổi/ tuần mang lại kiến thức mới cho các em học sinh,
tôi còn nhận nhiệm vụ quản giờ bán trú của các em.
1/
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở
tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Phải là người
có trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận
tụy với học sinh. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ
nhiệm còn dạy về nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách xếp hàng bán trú,
biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra
các nội qui của lớp,…và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của
học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công
tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số
một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số
kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”. Tôi mong được chia sẻ và nhận
được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc
kết thành kinh nghiệm của bản thân.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
công tác chủ nhiệm lớp.
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, của
Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh,
điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt, không chỉ mang lại
cho các em học sinh tri thức mà hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức cho
các em ngay từ ban đầu.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được áp dụng vào lớp 2A4 năm học
2018 – 2019.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về việc nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh – đối chứng
2/
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp giáo dục cá nhân
- Phương pháp thực nghiệm
V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp
với 3 nội dung cơ bản sau đây:
1. Xây dựng nề nếp lớp học.
2. Xây dựng nội quy lớp học
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Đây là 3 công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp cần
phải làm.
3/
B- PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Giáo dục tiểu học đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, tạo tiền
đề để thực hiện chiến lược “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”. Chính ở bậc học này những đặc điểm tâm lí, đặc điểm sinh lý của trẻ em
phát triển mạnh mẽ,việc hình thành nề nếp, thói quen học tập, tác dụng và ảnh
hưởng của giáo viên đối với học sinh là rất lớn.
- C. Mác đã từng nói: “Để cho tác động mang lại một kết quả nào đó thì
cần phải biết thứ vật liệu mà ta sẽ tác động vào đó”. Vì vậy, muốn giáo dục được
học sinh thì phải hiểu được học sinh. Thời đại ngày nay, giáo viên không chỉ có
nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn có chức năng tác động tích cực
đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Công tác chủ nhiệm lớp
là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ
nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công
tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ
môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà
trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo
viên chủ nhiệm là người quản lý, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo
đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục
gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày
công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển,
bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi
sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con
cái cho nhà trường. Chính vì vậy, người giáo viên phải có kiến thức sư phạm
cao. Đặc biệt phải có “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2”
mới có thể nắm bắt hết đặc điểm tâm lý trình độ từng học sinh để có hướng
giảng dạy và giáo dục đạt kết quả tốt nhất theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và
nhà nước đề ra.
II- THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Đầu năm học 2018 – 2019 tôi được Ban Giám hiệu phân công chủ nhiệm
lớp 2A4. Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu mà trường lớp khang trang, cơ
sở vật chất đầy đủ.
Nhưng bên cạnh đó tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
4/
1. Thuận lợi:
- Hầu hết các con đi học đúng độ tuổi quy định.
- Trang thiết bị phục vụ giảng dạy đầy đủ: mỗi lớp được nhà trường trang
bị 01 máy chiếu, 01 máy vi tính.
- Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Ban giám Hiệu nhà trường, tổ
công đoàn, tổ chuyên môn nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo
viên an tâm công tác.
- Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh lớp, trường rất nhiệt tình
gắn bó với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên CB,
GV, NV nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất chặt
chẽ.
2. Khó khăn:
- Trường nằm trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội. Mật độ dân cư của phường đông. Một số em học sinh còn
thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và sát sao của cha mẹ.
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các con vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác
và ý thức kỉ luật của các con chưa cao.
- Do một số em còn rụt rè, thiếu tự tin khi đến lớp.
- Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp.
III- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn khó khăn, không thể thống
kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung
chính sau đây:
1. Xây dựng nề nếp lớp học.
2. Xây dựng nội quy lớp học
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
1) Xây dựng nề nếp lớp học:
a) Nắm thông tin về học sinh ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Nhà giáo dục K.Đ. Usinxki đã nói: "Muốn giáo dục cho con người về mọi mặt
thì phải hiểu con người về mọi mặt.” Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù
hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy
đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp,
5/
tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi
em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu:
ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN HỌC SINH
1. Họ và tên:…………………………Nam ( Nữ)……..Dân tộc:…….
2. Sinh ngày….tháng….năm….Nơi sinh………………………………
3. Chỗ ở hiện nay:................................................................................
4. Hộ khẩu thường trú:.........................................................................
5. Tình trạng sức khỏe:........................................................................
6. Có năng khiếu:................................................................................
7. Họ tên cha:......................................................................................
8. Nghề nghiệp:...................................................................................
9. Họ và tên mẹ:..................................................................................
10. Nghề nghiệp:..................................................................................
10. Số điện thoại liên hệ:......................................................................
11. Gia đình có mấy con:......................................................................
Là con thứ mấy:.................................................................................
12. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt:.......................................................
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng
học sinh để ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh. Và quan trọng hơn
cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp:
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới. Năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và
chỉ định học sinh làm hoặc giáo viên theo dõi các em trong quá trình học tập để
đưa ra quyết định chọn ban cán sự lớp. Nhưng lên lớp 2, tôi muốn tạo dựng và
rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với
tập thể, nên tôi tổ chức cho các em tự ứng cử mình. Tiến trình bầu chọn Ban Cán
sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của
người lớp trưởng, lớp phó.
6/
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 3 học sinh tiêu
biểu, nhanh nhẹn làm lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động. Trong
quá trình học tập, tôi thường xuyên theo dõi xem em nào có đủ tố chất, đủ yêu
cầu có thể làm ban cán sự lớp tôi sẽ lựa chọn em đó.
Các em có tinh thần xung phong ứng cử mình làm ban cán sự lớp sẽ có tinh
thần trách nhiệm hơn, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà cô giao.
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi
xếp hàng vào lớp.
- Báo cáo sĩ số bán trú
- Hướng dẫn các bạn truy bài.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp
hàng tập thể dục.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi
lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
- Nhắc nhở các bạn tổ trưởng kiểm tra bài tập về nhà, đồ dùng học tập,
móng tay của các bạn thành viên trong tổ hàng ngày.
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập, lớp phó lao động:
- Cùng lớp trưởng tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học
yếu học bài, làm bài.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt
đèn, quạt khi ra về.
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
- Nhắc nhở các bạn giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn bán trú.
Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2
lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo
cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được
khả năng quản lí lớp của từng em.
7/
2) Xây dựng nội quy lớp học
Mỗi lớp học để đảm bảo nề nếp cần có nội quy riêng mà giáo viên chủ
nhiệm đề ra và yêu cầu học sinh thực hiện. Bên cạnh đưa ra nội quy lớp học
riêng, tôi sẽ khuyến khích, tạo môi trường cho các con học tập tốt nhất, đặc biệt
tôi không tạo những áp lực cho các em.Thay vào đó tôi sẽ xây dựng phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và Đào tạo
phát động năm 2008 – 2009 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc
biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua nhiều
năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều
rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Muốn
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường
đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân
thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì
mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là
một niềm vui”. Để xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích
cực”. Tôi đã xây dựng được nội quy lớp học mang tính lớp học thân thiện, học
sinh tích cực, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Công việc xây dựng nội quy lớp học được tôi tiến hành từng bước như sau:
a)Trang trí lớp học sạch- đẹp
Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm
bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học
sinh thực hiện các công việc sau đây:
- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần
trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho học sinh, mỗi bạn sẽ vẽ bức tranh theo chủ đề
tự chọn. Bức tranh nào đẹp sẽ được tuyên dương và dán vào góc học tập cuối
bảng lớp. Ngoài ra tôi mua những đồ trang trí như bông hoa, con vật tùy theo
mỗi ngày lễ lớn động viên, khuyến khích các em cùng cô trang trí lớp vào ngày
Noel, Tết Nguyên đán, 8-3...Tất cả các em đều hào hứng tham gia và có tinh
thần làm việc rất tốt.
b. Xây dựng nề nếp:
Đầu năm tôi đưa ra nội quy lớp học cho cả lớp cùng đọc:
8/
NỘI QUY HỌC SINH
A. Kỉ luật, nề nếp:
1. Đi học đúng giờ, nghe hiệu lệnh trống xếp hàng tập thể dục. Nghỉ học
phải xin phép GVCN.
2. Duy trì nếp chào hỏi, lễ phép với CB, GV, NV nhà trường.
3. Không mang tiền, đồ chơi, trang sức đến trường.
4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn,
không có học sinh xả rác bừa bãi.
5. Không đùa nghịch, chạy nhảy đá bóng trong lớp, trên hành lang và trên
cầu thang.
6. Mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường.
7. Không tự tiện sử dụng đồ của người khác.
8. Thường xuyên cắt móng tay.
9. Giờ ngủ xếp dép gọn gàng trước cửa lớp.
10. Giờ ăn: ngồi ăn đúng quy định, ăn hết suất, không nói chuyện khi ăn.
B. Học tập:
1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.
2. Có ý thức tự giác, trung thực trong học tập
3. Giữ trật tự trong giờ học, sinh hoạt tập thể.
4. Làm bài đầy đủ theo đúng yêu cầu thầy cô giáo.
C. Lao động, vệ sinh:
1. Giữ vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định.
2. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
3. Đi vệ sinh nhớ xả nước sạch sẽ.
4. Xếp gọn ngăn bàn, nhặt rác trước khi ra về.
Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện đúng nội quy của lớp. Nhưng
bên cạnh đó tôi theo dõi quá trình thực hiện nội quy của các em như thế nào.
Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của
nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần.
- Do sĩ số học sinh của lớp đông, tôi chia thành 4 tổ, mỗi tổ có một tổ
trưởng. Lớp phó lao động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Tổ
trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật.
Nhưng một tuần đầu, tôi phải hướng dẫn các con cách giặt khăn, gấp khăn gọn
gàng, lau bảng đầu giờ, cuối giờ và các giờ ra chơi giặt giẻ lau. Tổ nào không
làm tốt, lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày.
9/
- Trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo
dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học và không nói
chuyện riêng trong lớp. Cuối giờ tôi đi kiểm tra tổ nào sạch nhất sẽ được cộng
điểm thi đua cho tổ mình.
- Vào giờ truy bài 15 phút, các bạn tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó kiểm tra
bài tập về nhà, đi học đúng giờ, đồ dùng học tập, móng tay của các thành viên
trong tổ, trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên kiểm tra đột xuất nề
nếp của học sinh để có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
- Giáo viên chủ nhiệm đưa ra phương hướng phấn đấu cho các em, tổ nào
ngoan, có ý thức, không vi phạm lỗi nào sẽ được cộng điểm thi đua cho tổ mình.
Cuối tuần giáo viên dựa vào kết quả thi đua đó để có sự khen thưởng, động viên,
nhắc nhở kịp thời.
* Nề nếp xếp hàng ra vào lớp:
- Được tiến hành thường xuyên đầu buổi học và cuối buổi học hay các tiết
Thể dục, Thư viện....Điều này mang tính trật tự, kỉ luật cần được duy trì thường
xuyên và liên tục trong suốt năm học. Để làm tốt công tác này tôi đã tiến hành
từng bước như sau:
- Các em đi theo một hàng, bạn lớp trưởng đứng đầu, lớp phó đứng giữa
hàng và cuối hàng theo dõi thành viên trong lớp.
- Các em được xếp từ thấp đến cao, thời gian đầu giáo viên chủ nhiệm và
cán bộ lớp sắp xếp các con đúng vị trí. Sau một vài lần xếp chỗ các con nhớ vị
trí của mình và sắp xếp theo hàng.
- Mỗi khi xếp hàng và đi theo hàng các bạn cán bộ lớp theo dõi và nhắc
nhở các bạn đi trật tự, không chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn gây ảnh hưởng thi đua
của lớp.
* Nề nếp vào giờ bán trú.
- Do học sinh tiểu học ở trường thành phố học 2 buổi/ ngày, buổi trưa các
em ăn bán trú ở trường. Ngoài việc học, rèn luyện tác phong ăn uống vô cùng
quan trọng với các em, giúp các em hình thành nếp ngay từ ban đầu.Tôi đưa ra
một số biện pháp như sau:
+ Trước khi ăn, bạn lớp trưởng đưa hiệu lệnh cả lớp mời cô và bạn ăn
cơm. Do sĩ số lớp ăn bán trú đông, nên tôi chia ra tổ nào ngoan, có tư thế ngồi
đúng sẽ được lên lấy cơm trước. Các em sẽ được xếp hàng lần lượt theo tổ lấy
cơm. Trong khi ăn, ngồi đúng quy định, không nói chuyện khi ăn. Sau khi ăn
xong, kiểm tra bàn của mình và xếp bát, thìa gọn gàng. Khi ngủ, các em xếp gọn
10/
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc