SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học lịch sử ở Trường THCS Trần Phú

Lịch sử là một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biêt được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Đó là một quá trình lao động cần cù, sáng tạo và chiến đấu lâu dài, gian khổ, hi sinh của các thế hệ người Việt Nam. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP  
GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG  
THCS TRẦN PHÚ  
I. PHẦN MỞ ĐẦU  
I.1 Lý do chọn đề tài  
Lịch sử một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp  
các em biêt được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất biết được quá  
trình dựng nước giữ nước của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Đó một  
quá trình lao động cần cù, sáng tạo chiến đấu lâu dài, gian khổ, hi sinh của các  
thế hệ người Việt Nam. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của  
cuộc sống bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người  
có công với nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công  
cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay.  
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi thấy học sinh trường Trần Phú quan  
tâm nhiều đến các môn như Toán, Lý, Hóa và Anh văn, còn môn Lịch sử và các  
môn khoa học hội nói chung, hầu như chỉ học để đối phó. Tình hình đó đã dẫn  
đến sự hiểu biết lịch sử của các em rất hạn chế, chất lượng bộ môn giảm sút so với  
nhiều năm trước. Vậy, làm thế nào để cải thiện chất lượng bộ môn! Tôi cho rằng,  
chỉ có cách duy nhất là giáo viên phải luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh  
trong mỗi giờ Lịch sử. Trăn trở trước thực trạng đó đã nhiều năm, tôi đã học hỏi và  
rút ra một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh  
trong môn học Lịch sử, làm cho môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm  
chán, từ đó nâng cao dần chất lượng bộ môn.  
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài  
Trong dạy học lịch sử cũng như các môn học khác, có rất nhiều phương pháp.  
Trong một bài giảng, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, nhưng sử  
dụng các phương pháp đó như thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, tạo được sự  
hứng thú cho các em là một vấn đề rất quan trọng. Trong điều kiện, hầu hết các  
phòng học của trường Trung học cơ sở Trần phú đã được lắp đặt máy vi tính và  
màn hình trình chiếu, nên tôi đã triệt để sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ  
thông tin vào dạy học. Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu chân  
dung các nhân vật lịch sử, những thành tựu khoa học - kĩ thuật của con người;  
tường thuật diễn biến các chiến dịch, các trận đánh; sử dụng những đoạn phim tư  
liệu, phương pháp thảo luận nhóm,...đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp  
truyền thống nmiêu tả, tường thuật bằng phương pháp trình bày miệng của giáo  
viên và sử dụng thơ ca, âm nhạc vào giảng dạy lịch sử.  
I.3 Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học  
sinh trong môn học Lịch sử.  
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu  
Đến năm học 2010 - 2011, ở khối 9 của trường THCS Trần Phú đã lớp 9A và  
9B lắp máy vi tính và màn hình trình chiếu, còn 9C và 9D chưa lắp đặt, nên đề tài  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 1  
này tôi nghiên cứu về việc sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng  
thú cho học sinh trong môn học Lịch sử, trong đó ứng dụng công nghệ thông  
tin. Đề tài được thực hiện ở lớp 9A và 9C năm học 2010-2011.  
I.5 Phương pháp nghiên cứu  
Bước 1. Lập thư mục  
Để làm đề tài nay, tôi đã sử dụng một số tư liệu sau:  
Sổ điểm lớp 9Avà 9C năm học 2010 - 2011 trường THCS TRần Phú  
Sách giáo khoa Lịch sử 9. NXB giáo dục  
Sách Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử . Phan Ngọc Liên - Nguyễn  
Thị Côi - Đặng Văn Hồ. NXB Giáo dục  
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III. Đỗ Thanh Bình  
- Đào Thị Hồng - Phan Ngọc Liên - Nguyễn Xuân Trường. NXB Giáo dục  
Bước 2. Đọc tài liệu và ghi chép tư liệu  
Sau khi đã lập thư mục, tôi xem lướt qua các tài liệu, xác định những vấn đề cơ  
bản có liên quan đến đề tài và đọc kĩ, ghi chép lại những vấn đề đó.  
Bước 3. Thu thập xử tư liệu  
Sau khi đọc và ghi chép tư liệu, tôi thu thập những tư liệu cần thiết và phân tích  
các tư liệu đó xem có khách quan, xác thực không.  
Bước 4. Quan sát, thực nghiệm  
Bước quan sát: Tôi đã tiến hành quan sát để ghi nhận một cách đầy đủ chuẩn  
xác thực trạng học sinh ngại học lịch sử, không hứng thú với môn lịch sử ở trường  
Trung học cơ sở Trần Phú.  
Bước thực nghiệm: Sau khi đã quan sát thấy thực trạng trên là đúng, tôi đã áp  
dụng các phương pháp dạy học hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin vào  
trình chiếu hình ảnh, cho nghe những bài hát có liên quan đến bài học, tổ chức trò  
chơi, kết hợp với các phương pháp truyền thống như miêu tả, tường thuật, sử dụng  
văn học và âm nhạc vào thực tế giảng dạy làm thay đổi thực trạng trên.  
Bước 5. Giải quyết vấn đề và trình bày vấn đề nghiên cứu.  
Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy  
học trên đã giúp học sinh hứng thú hơn và có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử, chất  
lượng đại trà của môn Lịch sử được naag lên. Vì vậy, tôi quyết định trình bày vấn  
đề đã nghiên cứu để các đồng nghiệp cùng tham khảo.  
II. PHẦN NỘI DUNG  
II.1 Cơ sở luận  
Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ  
bản, cần thiết về lịch sử dân tộc lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh  
thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân  
tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng  
đắn trong cuộc sống hội. vậy phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong  
phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai...) và  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 2  
các phương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện...). Để việc dạy học hiệu  
quả, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học, với  
đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập.  
Theo luật giáo dục Việt Nam, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy  
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng  
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến  
thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học  
tập cho học sinh"  
II.2 Thực trạng  
a. Thuận lợi, khó khăn  
Thuận lợi:  
Về đội ngũ giáo viên: Trường Trung học cơ sở Trần Phú có đủ giáo viên dạy  
Lịch sử, được đào tạo chính quy. Giáo viên có ý thức tự học, tự rèn, nhiệt tình  
trong công tác giảng dạy. Về học sinh: Học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo  
khoa, đồ dùng học tập, phần lớn có ý thức học tập.  
Về thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên: được trang bị đầy đủ, đặc biệt có 2/4  
lớp 9 có lắp đặt máy vi tính và màn hình trình chiếu.  
Khó khăn:  
Do đặc điểm của bộ môn Lịch sử học sinh phải tìm hiểu những đã diễn ra  
trong quá khứ; lịch sử lại gắn liền với thời gian; các kiến thức lịch sử ít khi lặp lại  
như kiến thức của các môn Toán, Lý, Hóa,...vì vậy học sinh không được củng cố  
thường xuyên nên rất khó ghi nhớ. Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em  
ngại học lịch sử, không hứng thú khi phải tiếp xúc với các kiến thức lịch sử, kể cả  
những học sinh chăm học, có ý thức tốt.  
Mặt khác, do yêu cầu thực tế của cuộc sống, một bộ phận phụ huynh muốn  
hướng các em vào việc học tốt các môn khoa học tự nhiên và Anh văn, để làm cơ  
sở thi đại học và tìm kiếm việc làm sau này. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho  
các em không có hứng thú học lịch sử.  
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên vào dạy học lịch sử còn  
những hạn chế nhất định.  
b. Thành công - hạn chế  
Thành công:  
Vic ng dng công nghthông tin vào dy hc lch sử đáp ng được yêu cu  
cung cp hình nh đẹp, sinh động, giúp các em nm bt kiến thc ddàng và nhlâu.  
Việc sử dụng các phương pháp như miêu tả, tường thuật (kể chuyện), thơ ca  
và âm nhạc cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Ở tuổi đó, các em tiếp thu  
tương đối đầy đủ về sự kiện, hiện tượng được miêu tả, tường thuật cảm thụ  
được tương đối tốt về thơ nhạc, nên có tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm  
của các em.  
Hn chế: Nếu giáo viên không biết chn lc nhng thông tin cn thiết mà tham  
lam, ôm đồm, đưa quá nhiu hình nh; sdng quá nhiu tài liu tham kho; miêu t,  
tường thut dài dòng ...ddn đến tình trng không đảm bo thi gian cho gidy.  
c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động  
Trong những năm gần đây, do có nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngoài trường  
học, ngoài giờ học như : phim ảnh, trò chơi điện tử nên các em bị chi phối mất  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 3  
nhiều thời gian và sức lực. Ngoài ra còn do cha mẹ lo làm ăn không quan tâm đến  
việc học của con em mình và còn do nhận thức chưa đúng về ý nghĩa, tầm quan  
trọng của môn Lịch sử.  
II.3 Giải pháp, biện pháp  
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp  
Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra nhằm cải thiện thái độ học  
tập của học sinh đối với môn Lịch sử, giúp các em yêu thích môn Lịch sử và có  
hứng thú học tập, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.  
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp  
* Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin  
Theo sliu khoa hc mà tchc UNESCO đã công b: Hc sinh chnh15%  
thông tin khi nghe, 25% thông tin khi nhìn nhưng nếu được kết hp gia nghe và nhìn  
thì thông tin thu nhn được đạt ti 65%. Như vy khi ng dng công nghthông tin  
vi kênh hình, kênh chvà các ng dng khác sgiúp hc sinh hc tp chú ý hơn, to  
được cm xúc, tìm tòi, nhn thc và khái quát hóa skin, hin tượng.  
Qua thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của tôi, có thể khẳng định rằng: việc  
ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ dạy học phương pháp đem lại hiệu quả  
cao. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hình thành kiến thức cho học sinh trong  
dạy học lịch sử sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động không bị khô khan, tẻ nhạt,  
lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động  
và không khí học tập thoải mái. Đây nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức  
khoa học lịch sử một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học  
sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Công nghệ thông tin làm nhiệm vụ  
hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác, cho nên giáo viên có thể ứng dụng nó  
để hỗ trợ cho việc tường thuật, hoặc miêu tả các sự kiện, hiện tượng lịch sử...kết  
hợp với lời trình bày sinh động của giáo viên. Giáo viên cũng thể chiếu một  
đoạn phim tài liệu hoặc tư liệu tham khảo để các em đọc và tìm hiểu. Sau đây là  
một số phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.  
- Ứng dụng công nghệ thông tin để tường thuật diễn biến một sự kiện lịch sử.  
Ví d1. Bài 25 - Nhng năm đầu ca cuc kháng chiến toàn quc chng  
thc dân Pháp (1946 - 1950) ( Lch s9), khi dy vchiến dch Vit Bc Thu -  
Đông năm 1947, tôi sdng lược đồ chiến dch Vit Bc có kí hiu, hình nh vi  
hiu ng sinh động thhin hướng tiến công ca quân b, quân thy và quân dù ca  
Pháp; hướng tiến công ca ta và nơi ta bao vây, tiêu dit địch... Da vào lược đồ,  
chiếu đến đâu, tôi tường thut din biến ca chiến dch đến đó, tôi thy hc sinh rt  
chú ý theo dõi.  
Ngày 7/ 10/1947, từ sáng sớm một binh đoàn đổ quân xuống chiếm thị Bắc  
Cạn chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.  
Cùng ngày hôm đó, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ  
Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Cạn, tạo thành gọng kìm bao vây  
phía đông và phía bắc Căn cứ địa Việt Bắc.  
Ngày 9/ 10/ 1947, một binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy đánh bộ ngược sông  
Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị (Tuyên  
Quang) bao vây phía tây Căn cứ địa Việt Bắc.  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 4  
Tại Bắc Cạn, ngay từ đầu, quân ta đã chủ động, kịp thời phản công và tiến  
công địch, tiến hành bao vây, chia  
cắt, lập chúng, tổ chức tập kích  
vào những nơi địch chiếm đóng, phục  
kích trên đường từ Bắc cạn đi Chợ  
Mới, Chợ Đồn. Vừa chặn đánh địch,  
ta vừa mật, khẩn trương di chuyển  
các quan Trung ương, Chính phủ,  
công xưởng, kho tàng đến nơi an  
toàn. Ở hướng Đông, quân ta phục  
kích chặn đánh địch trên đường số 4,  
cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là  
trận đánh Bản Sao- đèo Bông Lau  
ngày 30/10/ 1947. Ở hướng Tây, quân  
ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên  
sông Lô. Cuối tháng 10 - 1947, 5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên  
Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta tại Đoan Hùng. Đầu tháng  
11 - 1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô địch đã lọt vào trận địa phục kích của ta tại Khe  
Lau.  
Dạy bài 27 - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc  
(Lịch sử 9), khi tường thật diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi thực hiện như  
sau: Chiếu lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 5  
Trước khi tường thuật diễn biến đợt 1, tôi yêu cầu các em nhìn lên lược đồ  
trên màn hình xem chú thích. Sau đó tôi bắt đầu tường thuật, kết hợp nêu câu hỏi.  
Giáo viên nêu câu hỏi: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ bao giờ và chia làm  
mấy đợt ?  
Học sinh trả lời: Chiến dịch ĐBP bắt đầu từ 13-3-1954 đến hết 7-3-1954 và  
được chia làm 3 đợt.  
Giáo viên chiếu các địa điểm tiến công đợt 1 của ta và nêu câu hỏi: Dựa vào lược  
đồ em cho biết đợt 1, ta tiến công địch ở đâu ?  
- Học sinh trả lời ngắn gọn, sau đó giáo viên tường thuật: Đợt 1, từ ngày 13 -  
3 quân ta bắt đầu tiến công địch ở đồi Độc Lập, Bản Kéo và đồi Him Lam thuộc  
phân khu Bắc.  
- Giáo viên nêu câu hỏi: Kết qura sao?  
- Học sinh trả lời, giáo viên thông báo thêm: Trong hai ngày ta đã tiêu diệt  
nhanh gọn hai cứ điểm Him Lam và Độc Lập. Ngày 17 - 3, địch ở Bản Kéo phải  
đầu hàng. Đợt tiến công thứ nhất chỉ diễn ra 5 ngày, ta đã diệt hơn 2000 tên địch,  
hạ 12 máy bay, bao vây phân khu Trung tâm và uy hiếp trực tiếp sân bay Mường  
Thanh. Tên Pi-rốt chỉ huy pháo binh địch ở Điên Biên Phủ choáng váng dùng lựu  
đạn tự tử.  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 6  
- Giáo viên chiếu tiếp các địa điểm tiến công đợt 2 của ta và nêu câu hỏi:  
Dựa vào lược đồ em cho biết đợt 2, ta tiến công địch ở đâu ?  
- Học sinh trả lời ngắn gọn, sau đó giáo viên tường thuật: Đợt 2, từ chiều  
ngày 30 - 3 ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu Trung tâm. Cuộc  
đánh chiếm đồi A1 và C1 diễn ra suốt 4 ngày đêm, hai bên giành giật nhau từng  
thước đất. Cuối cùng mỗi bên chiếm giữ một nửa điểm cao. Sự tổn thất của hai bên  
đều nặng nề. Ở trận địa cánh đồng Mường Thanh, việc tiến quân của ta rất khó  
khăn hỏa lực của địch rất mạnh. Ta chủ trương xây dựng một hệ thống hầm hào,  
mới tiến công được. Các đơn vị bộ đội sôi nổi thi đua xây dựng trận địa. Hào trục,  
hào nhánh đan nhau ngang dọc dài tới hàng trăm km, dính liền với hàng vạn chiếc  
hầm. Với hệ thống chiến hào ngang dọc đã giúp ta đỡ thương vong, cắt lìa phân  
khu Nam với phân khu trung tâm, cắt đôi sân bay Mường Thanh. Cuối tháng 4, ta  
đã bao vây ép chặt trận địa địch, mỗi chiều chỉ còn hơn 1km.  
- Giáo viên chiếu tiếp các địa điểm tiến công đợt 3 của ta và nêu câu hỏi:  
Dựa vào lược đồ em cho biết đợt 3, ta tiến công địch ở đâu ?  
- Học sinh trả lời ngắn gọn, sau đó giáo viên tường thuật: Đợt 3, từ 1 - 5,  
quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm còn lại ở Phân khu trung tâm và phân khu  
Nam. Tối 6 - 5, đường ngầm của ta đã đào vào tận đỉnh đồi A1, ta dùng một tấn  
thuốc nổ mới phá tan được cao điểm cuối cùng này. Sau đó quân ta tổng công kích  
trên toàn mặt trận. Chiều 7-5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch ở phân khu Trung  
tâm. 17 giờ 30 phút cùng ngày, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu  
của địch ra đầu hàng.  
- Giáo viên chiếu hình ảnh tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu của  
địch ra đầu hàng, lá cờ "quyết chiến quyết thắng" tung bay trên nóc hầm Đờ Ca-  
xtơ-ri  
Lưu ý: Là một câu chuyện,  
cho nên khi tường thuật, lời  
nói của giáo viên không chỉ  
lưu loát rõ ràng, mà còn phải  
thể hiện tình cảm của mình  
theo kịch tính của câu chuyện.  
Mở đầu bài tường thuật, giáo  
viên có thể trình bày với nhịp  
độ vừa phải, nói diễn cảm để  
thu hút học sinh vào ngay câu  
chuyện, làm cho các em chú ý  
hứng thú theo dõi câu  
chuyện.  
Trình bày tình tiết các sự  
biến thông qua từ ngữ gợi  
cảm, gợi tả thể hiện âm thanh, màu sắc, cử chỉ, động tác của con người cụ thể, với  
ngữ điệu nói cao dần, giáo viên tạo cho học sinh xúc động sâu sắc về những gì mà  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 7  
các em hình dung được, tạo cho các em cảm giác dường như đang sống, tham dự,  
chứng kiến sự kiện đang xảy ra.  
Đến chỗ tình tiết phát triển cao thì lời nói của giáo viên phải hơi lên giọng, nhịp  
điệu vừa phải nhưng cần thiết nhấn mạnh những từ ngữ có hình ảnh để khắc sâu  
như: ... làm cho học sinh hồi hộp theo dõi câu chuyện.  
Khi tình tiết giảm đi thì nhịp điệu nói của giáo viên phải hơi nhanh, hơi hạ  
giọng. Kết thúc bài giảng giáo viên phải nói với nhịp độ vừa phải, hạ giọng và  
nhấn mạnh khi trình bày về kết quả tốt đẹp của trận chiến đấu, gây ấn tượng sâu  
sắc cho học sinh.  
Như vậy các em sẽ được theo dõi diễn biến của sự kiện lịch sử trên màn hình,  
giống như đang được xem một bộ phim với hình ảnh sinh động nên các em sẽ dễ  
nhớ, dễ hiểu hứng thú học tập.  
- Ứng dụng công nghệ thông tin để miêu tả một sự vật lịch sử  
dụ, khi dạy bài 26 - Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc  
chống thực dân Pháp (1950 - 1953) (Lịch sử lớp 9), tôi miêu tả Đông Khê như sau:  
"Đứng trên núi cao nhìn xuống đồn Đông Khê như một tuần dương hạm khổng lồ  
giữa biển rừng xanh biên giới. Đông Khê nằm giữa đường số 4 cách Cao Bằng 45  
km, cách Thất Khê 24 km, xung quanh có 7 vị trí kiên cố đóng trên núi cao như  
một bức tường vững chắc bao bọc. Đồn Đông Khê có hàng chục cốt thấp sát mặt  
đất, nắp dày trên 1m, có hầm ngầm, tường cao, dây thép gai xung quanh.  
Khi dạy bài 27 - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược  
kết thúc ( Lịch sử 9), tôi chiếu hình ảnh cách đồng Điện Biên Phủ, sau đó miêu tả  
khái quát có phân tích về vị trí tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ như sau: Điện  
Biên Phủ một cánh đồng rộng lớn, nằm dọc theo sông Nậm Rốm, ở giữa vùng  
rừng núi Tây Bắc, dài chừng 18 km, rộng từ 6 - 8 km. Phía Bắc Điện Biên Phủ  
giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào. Với vị trí như vậy, Pháp, coi Điện biên  
Phủ một địa bàn hết sức quan trọng. Chúng xây dựng ở đây 49 cứ điểm chia  
thành ba phân khu, phân khu Trung tâm, phân khu Bắc. Phân khu trung tâm  
Mường Thanh tập trung hai phần ba lực lượng địch, quan chỉ huy, trận địa  
pháo, sân bay, kho hậu cần hệ thống cứ điểm trên cao. Phân khu Bắc gồm cứ  
điểm Độc Lập, Bản Kéo cùng với cụm cứ điểm Him Lam. Phân khu Nam là một  
cụm cứ điểm trận địa pháo và sân bay Hồng Cúm. Mỗi cụm cứ điểm một hệ  
thống hỏa lực nhiều tầng chiến hào ngang dọc, có hàng rào dây thép gai dày từ  
20m đến 50m, có bãi mìn dày đặc, lưới dây điện sát mặt đất. Một số cứ điểm  
còn có hầm ngầm cố thủ. Lực lượng địch ở đây lúc cao nhất là 16200 quân. Với  
lực lượng và cách bố trí công sự như vậy nên Pháp và coi Điện Biên Phủ là  
"pháo đài bất khxâm phạm".  
Khi miêu tả giáo viên phải diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, thể hiện thái độ, tình cảm  
của mình đối với sự vật miêu tả. Khi miêu tả những sự vật phức tạp, ngữ điệu của  
giáo viên phải chậm hơn lúc tường thuật, những chỗ ngắt giọng ngắn, thỉnh  
thoảng giáo viên đặt câu hỏi: "tại sao ? ..." để học sinh suy nghĩ (song không nhất  
thiết yêu cầu các em phải trả lời). dụ, khi trình bày xong vấn đề "Pháp - coi  
Điện Biên Phủ một pháo đài bất khả xâm phạm" giáo viên nên ngắt giọng, nêu  
câu hỏi "Chúng đã bố trí công sự lực lượng như thế nào mà dám nói là pháo đài  
bất khả xâm phạm ?". Học sinh suy nghĩ vấn đề đặt ra song không trả lời câu hỏi,  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 8  
mà giáo viên tiếp tục trình bày về cách bố trí các công sự, lực lượng của địch ở  
Điện Biên Phủ để cuối cùng rút ra kết luận giải đáp câu hỏi đã đặt ra. Khi kết  
luận, giáo viên nên nói chậm, nhấn mạnh, hơi xuống giọng những từ cuối để khắc  
sâu trí nhớ của học sinh.  
Cách giảng như vậy không đơn điệu, buồn tẻ khơi gợi sự tò mò, hiểu biết  
của học sinh. Các em theo dõi một cách hứng thú, phát huy tính tích cực trong tư  
duy và tiếp thu sự kiện một cách dễ dàng.  
- Ứng dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu tài liệu tham khảo  
Trong dạy học, ngoài sách giáo khoa và sách giáo viên còn phải sử dụng các  
tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo có tác dụng bổ sung cho bài học, làm phong  
phú thêm vốn kiến thức cho học sinh. Có nhiều cách sử dụng tài liệu tham khảo,  
trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để  
tìm hiểu tài liệu tham khảo.  
Ứng dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu một văn bản.  
dụ 1. Khi dạy bài 23 - Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành  
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Lịch sử 9), mục I - Lệnh Tổng khởi nghĩa  
được ban bố, tôi thực hiện như sau:  
- Chiếu văn bản Hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh:  
Hỡi quốc dân đồng bào  
Hỡi các đoàn thể cứu quốc  
Phát xít Nhật đã gục đầu hàng phục Anh - - Nga - Tàu. Quân Đồng minh sắp  
tràn vào Đông Dương. Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến ! Dân tộc ta đã đến lúc vùng  
dậy cướp lại chính quyền độc lập của mình !  
Trước cơ hội một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng,  
dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra  
đánh đuổi giặc Nhật, đổi lấy tự do hạnh phúc cho nhân dân !  
Ngày vinh quang ấy đương đòi hỏi những hi sinh quyết liệt, những dũng cảm phi  
thường của con em trong nước. Thắng lợi nhất định về ta !  
Dấy lên !  
Ngày 14 tháng 8 năm 1945  
TỔNG BỘ VIỆT MINH  
- Sau đó tôi nêu câu hỏi: Em hiểu Hiệu triệu là gì ?  
- Học sinh trả lời, giáo viên kết luận. Tiếp theo, tôi đề nghị: Em nào có khả  
năng thể hiện tốt lời Hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh, hãy đọc cho cả lớp cùng  
nghe !  
Phần lớn học sinh đã tập đọc diễn cảm và xung phong đọc. Tôi gọi khoảng hai em  
đọc, so sánh, nhận xét khả năng thể hiện của từng em và khích lệ các em.  
Tiếp đến, tôi nêu câu hỏi: Hãy nêu nội dung của lời Hiệu triệu ? (kêu gọi toàn dân  
đứng lên khởi nghĩa, khẳng định khởi nghĩa sẽ thắng lợi)  
Với phương pháp trên, tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều nhìn lên màn hình,  
cố gắng đọc diễn cảm, chứng tỏ các em đang bị lôi cuốn vào bài học.  
dụ: Khi dạy bài 23 - Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành  
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Lịch sử 9), dạy đến sự kiện Chủ tịch Hồ  
Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập (2 - 9 - 1945), tôi cho học sinh xem một đoạn  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 9  
video về sự kiện này và yêu cầu các em chú ý nghe để nêu nội dung của Tuyên  
ngôn.  
Sau khi đoạn phim kết thúc, tôi nêu câu hỏi: Hãy nêu nội dung của Tuyên  
ngôn ? Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung như sau:  
- Tuyên ngôn khẳng định quyền bình đẳng tự do và sống sung sướng của mọi dân  
tộc.  
- Lên án thực dân Pháp chà đạp lên quyền sống của nhân dân ta và hai lần bán  
nước ta cho Nhật.  
- Nêu bật tinh thần dũng cảm chiến đấu của nhân dân ta chống Nhật - Pháp và vì  
vậy khi Pháp bỏ chạy, nhân dân ta dân ta đã giành được độc lập từ tay Nhật.  
- Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập với chủ quyền dân tộc vừa giành lại được.  
Như vậy các em vừa được nhìn thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lễ đài  
trong giờ phút thiêng liêng, vừa được nghe được giọng của Người đọc Tuyên ngôn  
Độc lập. Hình ảnh ấy, giọng nói ấy tác động mạnh mẽ đến tình cảm của các em và  
lưu giữ lại trong trí nhớ của các em lâu hơn.  
- Ứng dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu hình ảnh lịch sử  
dụ: Mục V, bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế  
quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965). Khi trình bày về  
cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị của quân và dân ta trong chiến đấu chống  
chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp  
tham gia. tôi chiếu hình ảnh sau đây hỏi: Các em cho biết, đây là ai và đang làm  
gì ? (Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm)  
? Bức ảnh nói lên điều gì (lòng dũng  
cảm, tinh thần kiên quyết đấu tranh  
chống chính quyền Diệm của nhân  
dân ta...)  
Như vậy, bức ảnh đã khiến các em rất  
tò mò, xúc động và mong muốn khám phá  
nội dung của nó.  
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng PP gây hứng thú trong d
Hòa thượng  
Thích Quảng Đức tự thiêu  
* Phương pháp thảo luận nhóm  
Thảo luận nhóm là hoạt động diễn ra thường xuyên trong các giờ học, nhưng  
giờ nào giáo viên cũng có hình thức tổ chức thảo luận như nhau sẽ dẫn đến sự  
nhàm chán, không kích thích được hứng thú làm việc của học sinh. Vì vậy, tôi đã  
thay đổi hình thức thảo luận như sau:  
Đối với những câu hỏi dễ, bắt buộc các nhóm phải trả lời theo chỉ định của giáo  
viên, hoặc giáo viên gọi trả lời trên tinh thần xung phong, nhưng không ghi điểm.  
Đối với những câu hỏi khó, tôi tổ chức thi giữa các nhóm và tiến hành như sau:  
Trước hết, tôi nêu câu hỏi, sau đó đưa ra thể lệ cuộc thi:  
"Để xin trả lời, một đại diện nhóm phải giơ tay, nhóm nào có tín hiệu sớm nhất sẽ  
giành được quyền trả lời. Nếu người đại diện trả lời đúng câu hỏi, cả nhóm sẽ được  
ghi điểm vào kiểm tra miệng, nhưng số điểm không đều nhau mà giảm hoặc tăng  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 10  
dần theo mức độ đóng góp của từng thành viên, trong đó người làm nhiệm vụ trả  
lời sẽ được điểm cao nhất. Nếu nhóm trước trả lời không đúng, cơ hội sẽ giành cho  
nhóm tiếp theo. Tuy vậy, dù nhóm này có trả lời đúng vẫn bị trừ đều mỗi thành  
viên một điểm, chưa có câu trả lời nhanh nhất"  
Ở lớp 9A, tôi đã áp dụng một số câu hỏi để thảo luận thi giữa các nhóm, ví  
dụ như:  
? Mục đích các chính sách chính trị, văn hoá giáo dục của thực dân Pháp ở  
Việt Nam (phục vụ công cuộc khai thác, bóc lột củng cố bộ máy cai trị ở thuộc  
địa), (Tiết 16 - Bài 14 - Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất)  
? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác lớp người đi  
trước (các nhà yêu nước như: Phan Bội Châu tìm sang các nước phương Đông như  
Nhật Bản, Trung Quốc gặp gỡ các chính khách của nước đó, xin họ giúp Việt  
Nam đánh Pháp và chọn phương pháp đấu tranh bạo động. Phan Chu Trinh chủ  
trương ôn hòa. Nguyễn Ái Quốc chủ trương sang phương Tây, nơi tư tưởng tự  
do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó, Người  
bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và xác định con đường cứu  
nước theo Cách mạng tháng Mười Nga, con đường duy nhất đúng đắn, phù hợp với  
xu thế phát triển của thời đại), (Tiết 19 - Bài 16 - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc  
ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925).  
? Thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945 là gì (giành được chính  
quyền), (Tiết 28 - Bài 23 - Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập  
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).  
? Thành quả của chiến dịch Hồ Chí Minh là (giải phóng miền Nam, thống  
nhất đất nước), (Tiết 46 - Bài 30 - Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất  
đất nước (1973 - 1975)) ...  
Lưu ý:  
Đối với những câu hỏi khó cần được khuyến khích, giáo viên không nên cho  
điểm dưới 5. Nếu những em điểm 5; 6; 7 muốn chờ cơ hội khác lấy điểm cao hơn,  
thì giáo viên cũng không ghi điểm vào sổ.  
Trong một bài, giáo viên chỉ nên tổ chức thi một câu để tránh mất nhiều thời gian.  
* Sử dụng yếu tố văn thơ trong dạy học lịch sử  
Rất nhiều môn học thể hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử. Trong đề tài này,  
tôi chỉ nêu lên một số kinh nghiệm về việc sử dụng yếu tố văn thơ và âm nhạc để  
tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử.  
Trong thực tế, khi tôi sử dụng thơ để hỗ trợ cho bài giảng, tôi thấy các em  
chăm chú lắng nghe, có khi tôi đọc đã xong các em còn yêu cầu đọc tiếp. Điều đó  
chứng tỏ sử dụng thơ vào giờ học lịch sử đã tạo được hứng thú cho học sinh.  
dụ: Khi dạy bài 27 - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp  
xâm lược kết thúc (Lịch sử 9), sau khi dạy xong, tôi đọc bài thơ Hoan hô chiến sĩ  
Điện Biên, để củng cố nhận thức của học với những câu thơ như sau:  
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên  
Chiến sĩ anh hùng, đầu nung lửa sắt  
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm  
Mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non  
Gan không núng, chí không mòn  
GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú  
Trang 11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 17 trang minhvan 07/06/2024 1400
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học lịch sử ở Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_gay_hung_thu_tro.doc