SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ.
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài : ...........................................................................................3
1. Cơ sở lí luận :...................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn :...............................................................................................3
II. Mục đích nghiên cứu : ...................................................................................4
IV. Phương pháp thí nghiệm :............................................................................5
V. Phạm vi và kÕ ho¹ch nghiªn cøu:..................................................................6
1. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................6
2. Kế hoạch nghiên cứu:......................................................................................6
B. PHẦN THỨ HAI ............................................................................................7
1. Khái niệm văn miêu tả :..................................................................................7
2. Các dạng văn miêu tả :....................................................................................7
3. Trình tự trong văn miêu tả:............................................................................7
4. Ngôn ngữ trong văn miêu tả :.........................................................................8
1. Thuận lợi:.......................................................................................................10
2. Khó khăn:.......................................................................................................10
để xây dựng hướng làm bài. .............................................................................11
Page 1/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
IV. Kết quả thực hiện : .....................................................................................18
C. PHẦN THỨ BA :..........................................................................................20
I. Kết luận : ........................................................................................................20
II. Kiến nghị với các cấp quản lý:....................................................................20
Page 2/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
A. PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lí do chọn đề tài :
1. Cơ sở lí luận :
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi
mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo
nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế
nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường để rồi
từ đó các em nói ra, viết ra những điều mà các em đã học, đã cảm nhận trong
cuộc sống xung quanh thường ngày, tự các em tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật “ bé con” giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi thầy cô giáo đang
tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất cho riêng mình.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chương trình
Ngữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều
những khái niệm còn trừu tượng. Giữa học và làm là cả một thao tác, một
khoảng cách khó. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn,
sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động,
thuyết phục lòng người. Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay
được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa
tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm nhận của các em còn đơn
giản, cụ thể, vốn từ, vốn hiểu biết phần nhiều còn nghèo nàn…do vậy mà các em
chưa có nhiều vốn từ, tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật trong viết văn…
2. Cơ sở thực tiễn :
Thực tế các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản
mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở bậc tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một
văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn
và ít có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh
bây giờ quả là ít ỏi, hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình,
truyện tranh, đặc biệt là dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó
đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong
mỗi học sinh.
Qua quá trình điều tra học sinh lớp 6A3, 6A10 nói riêng và học sinh khối
lớp 6 trong trường nói chung, tôi nhận thấy trình độ học sinh trong lớp không
đồng đều, số lượng học sinh làm văn hay rất ít. Phân môn Tập làm văn lớp 6 vô
cùng khó, mang tính trừu tượng cao nên phần lớn học sinh không thích học phân
môn này.
Page 3/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
Học sinh làm bài hời hợt, chung chung; chưa miêu tả để phân biệt đối
tượng được miêu tả này với đối tượng khác. Những bài văn dạng này giống văn
kể hơn là văn miêu tả.
Vốn từ của các em còn nghèo nàn nên dẫn đến diễn đạt lủng củng, dùng
từ trùng lặp, sai nghĩa, sai lỗi chính tả trong bài Tập làm văn
.
Nhiều em chưa phân biệt từ ngữ sử dụng trong văn nói và văn viết.
Đa số các em chưa tích cực đọc sách tham khảo để trau dồi cách diễn đạt
và cách hành văn lưu loát hoặc nếu có đọc, các em thường vay mượn ý của sách,
lệ thuộc vào bài mẫu, có thể chép vào làm bài của mình chứ các em chưa biết
vận dụng, liên tưởng một cách sáng tạo và linh hoạt.
Sở dĩ thực trạng học sinh nêu trên tôi thiết nghĩ là do những nguyên nhân
sau:
* Học sinh:
- Học sinh chưa thực sự thấy yêu thích môn học.
- Học sinh chưa biết quan sát đối tượng được miêu tả hoặc quan sát một
cách qua loa và khi quan sát học sinh không ghi chép lại từng chi tiết cụ thể nên
khi làm bài văn chưa đạt hiệu quả .
- Vốn từ của các em còn nghèo nàn, lại không biết sắp xếp như thế nào
cho bài văn mạch lạc, đảm bảo bố cục và chưa biết cách chọn từ ngữ, hình ảnh
miêu tả.
- Học sinh chưa biết cách lập một dàn bài cụ thể để tả.
- Học sinh chưa biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài và bộc lộ
cảm xúc.
* Giáo viên:
- Giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh để đề ra kế hoạch dạy
học phù hợp.
- Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, chưa
phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa bồi
dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.
Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận thấy
được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc phục.
Từ những cơ sở trên, tôi thiết nghĩ: Quá trình rèn kỹ năng làm văn miêu tả
cho học sinh khối 6 là một việc làm thiết thực, thầy cô phải hướng cho các em
làm và làm một cách kiên trì, lâu dài, cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất.
II. Mục đích nghiên cứu :
Đây là đề tài nghiên cứu phương pháp giảng dạy văn miêu tả cho học sinh
khối 6. Phần miêu tả trong văn học được giảng dạy với thời lượng lý thuyết
Page 4/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
không nhiều. Song yêu cầu về kỹ thuật rất cao trong khi đó mỗi tác phẩm truyện
hoặc đoạn trích hay đoạn thơ, bài thơ lại có cách cảm khác nhau.
Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của giáo viên và
học sinh Trường THCS Phan Đình Giót nói chung, các giáo viên trong trường
học hỏi nhau kinh nghiệm, tích lũy sự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình giảng
dạy, bổ sung kinh nghiệm rèn kỹ năng làm bài văn cho học sinh giúp cho các em
thấy yêu môn học hơn.
- Giúp học sinh phá bỏ được mặc cảm với môn văn trừu tượng, ngại viết,
ngại nghĩ. Đã có một số em sáng tạo được những tác phẩm “ bé con” giá trị của
mình trên các báo tường hàng năm.
- Sau đây tôi xin đưa ra một vài con số thực tế và kết quả cụ thể của học
sinh khối lớp 6, sau khi được cung cấp các kỹ năng cơ bản về phương pháp miêu
tả cảnh trên một bài viết hoàn chỉnh đã chấm một cách khách quan:
+ Học sinh đạt điểm giỏi ( 9-10) là 34%
+ Học sinh đạt điểm khá là 51 %
+ Số học sinh còn lại hầu như các em viết đạt yêu cầu của bài viết văn
miêu tả cảnh đại trà .
Để giúp các em có được kỹ năng tốt nhất trong bài viết này căn cứ vào
kinh nghiệm cùng với sự hiểu biết của bản thân, tôi cố gắng đi tìm một phương
pháp hay nhất để giúp các em làm được bài văn miêu rả có sức thuyết phục
người đọc, người nghe.
III. §èi t-îng nghiªn cứu khảo sát thực nghiệm:
§Ò tµi “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp
6” ®-îc tiÕn hµnh trong ph©n m«n Tập làm văn ë tr-êng THCS víi ®èi t-îng
trùc tiÕp là học sinh hai lớp 6A3 và 6A10 trường THCS Phan Đình Giót – Thanh
Xuân.
2. KÕ ho¹ch nghiªn cøu:
§Ó lµm tèt viÖc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 cÇn cã
mét qu¸ tr×nh chuÈn bÞ cña b¶n th©n ng-êi d¹y (vÒ kü n¨ng lµm viÖc víi m¸y
tÝnh, s-u tÇm t- liÖu cã liªn quan, kü n¨ng so¹n gi¸o ¸n ®iÖn tö....)
KÕ ho¹ch nghiªn cøu ®Ò tµi còng ®-îc x¸c ®Þnh theo mét qu¸ tr×nh tuÇn tù
. B¾t ®Çu tõ sù trang bÞ nh÷ng kiến thức cÇn thiÕt về văn miêu tả ®Ó cã thÓ ¸p
dông kĩ năng làm bài văn miêu tả cho các em.... vµo nhiÒu giê d¹y. Råi tõ nh÷ng
giê d¹y cô thÓ ®óc rót kinh nghiÖm sao cho qu¸ tr×nh thùc hiÖn ngµy cµng ®¹t
hiÖu qu¶ cao. Nãi c¸ch kh¸c, kÕ ho¹ch nghiªn cøu ®Ò tµi ®-îc tiÕn hµnh song
song víi qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y trong thùc tÕ.
IV. Phương pháp thí nghiệm :
Page 5/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
- Vấn đáp
- Sưu tầm tài liệu
- Sử dụng sơ đồ tư duy
- Cho học sinh viết đoạn, làm bài văn miêu tả, chấm , chữa.
V. Phạm vi và kÕ ho¹ch nghiªn cøu:
1. Phạm vi nghiên cứu:
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm
nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu
tả cho học sinh lớp 6. Với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ thu
được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một
nhà giáo trong giai đoạn mới.
2. Kế hoạch nghiên cứu:
§Ó lµm tèt viÖc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 cÇn cã
mét qu¸ tr×nh chuÈn bÞ cña b¶n th©n ng-êi d¹y (vÒ kü n¨ng lµm viÖc víi m¸y
tÝnh, s-u tÇm t- liÖu cã liªn quan, kü n¨ng so¹n gi¸o ¸n ®iÖn tö....)
KÕ ho¹ch nghiªn cøu ®Ò tµi còng ®-îc x¸c ®Þnh theo mét qu¸ tr×nh tuÇn tù
. B¾t ®Çu tõ sù trang bÞ nh÷ng kiến thức cÇn thiÕt về văn miêu tả ®Ó cã thÓ ¸p
dông kĩ năng làm bài văn miêu tả cho các em.... vµo nhiÒu giê d¹y. Råi tõ nh÷ng
giê d¹y cô thÓ ®óc rót kinh nghiÖm sao cho qu¸ tr×nh thùc hiÖn ngµy cµng ®¹t
hiÖu qu¶ cao. Nãi c¸ch kh¸c, kÕ ho¹ch nghiªn cøu ®Ò tµi ®-îc tiÕn hµnh song
song víi qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y trong thùc tÕ.
Page 6/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
B. PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu :
1. Khái niệm văn miêu tả :
Miêu tả là một phương thức biểu đạt khá thông dụng, được sử dụng nhiều
trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết.
Vậy văn miêu tả là gì ?
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những
đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm
cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc
không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài ( màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng
thái…) mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của đối tượng, sự vật.
2. Các dạng văn miêu tả :
Văn miêu tả phong phú, đa dạng nhưng có thể qui về một số dạng văn
miêu tả thường gặp như sau :
- Văn tả đồ vật, loài vật, cây cối
- Văn tả người :
+ Tả chân dung
+ Tả người trong một trạng thái hoạt động cụ thể
- Văn tả cảnh :
+ Tả cảnh thiên nhiên
+ Tả cảnh sinh hoạt.
3. Trình tự trong văn miêu tả:
Việc sắp xếp trình tự trong văn miêu tả thực ra rất linh hoạt. Lựa chọn
trình tự nào là tùy thuộc vào đối tượng được miêu tả hay điểm nhìn của người tả
Tuy vậy, vẫn có thể quy về một số trình tự thường được dùng như sau:
- Trình tự thời gian
- Trình tự không gian
Ngoài hai trình tự trên, người viết văn miêu tả có thể sắp xếp ý theo một
số trình tự khác nữa. Chẳng hạn như sắp xếp theo đặc điểm tính chất của đối
tượng miêu tả ( khi làm văn tả người, có thể tả từ hình dáng đến tính tình; trong
quá trình miêu tả tính tình lại có thể lần lượt đi từng đặc điểm để miêu tả). Hay
cũng có thể kết hợp đan xen cả trình tự không gian và trình tự thời gian. Hoặc có
Page 7/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
thể tả theo cảm nhận tự do của người quan sát, vừa tả vừa lồng vào những câu
văn nêu suy nghĩ, cảm xúc.
4. Ngôn ngữ trong văn miêu tả :
Đối tượng trong văn miêu tả là hiện thực cuộc sống, rất phong phú, đa
dạng, muôn hình muôn vẻ. Để tạo dựng được những bức tranh về cuộc sống ấy,
các nhà nghệ sĩ sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau : nhà họa sĩ miêu tả bằng
màu sắc; nhà điêu khắc miêu tả bằng đường nét, hình khối; còn nhà văn miêu tả
qua ngôn ngữ. Nói cách khác, văn học là nghệ thuật ngôn từ.
Vậy ngôn ngữ trong văn miêu tả có đặc điểm gì ?
Trước hết, ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, giàu hình ảnh và có
sức biểu cảm lớn. Cái đích của người viết văn miêu tả là làm thế nào để phác
họa được những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt hoặc chân dung con
người một cách cụ thể, sống động, có hồn như nó vốn tồn tại trong cuộc sống.
Muốn vậy, từ ngữ được đưa vào văn miêu tả phải giàu hình ảnh, đường nét, âm
thanh, màu sắc, nhạc điệu. Thông thường, các từ láy ( bao gồm cả từ láy tượng
hình và tượng thanh) sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác. Dùng từ
hay không có nghĩa là từ đó phải “kêu”. Dùng từ phong phú không có nghĩa là
liệt kê ra thật nhiều. Điều quan trọng là người tả phải chọn đúng từ ngữ diễn tả
chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
Ngoài tính chính xác ra thì ngôn ngữ trong văn miêu tả phải là thứ ngôn
ngữ có sức liên tưởng, tức là có khả năng gợi trí tưởng tượng cho người đọc.
Các nhà văn khi viết những trang văn miêu tả, dù là tả cảnh, tả vật, hay tả người,
không bao giờ dừng lại ở tả thực, không bao giờ sao chép một cách máy móc, y
nguyên như nó đã từng tồn tại trong cuộc sống. Tất cả đã được sáng tạo. Chính
vì thế ngôn ngữ trong văn miêu tả không chỉ được dùng theo nghĩa đen mà còn
được hiểu theo các lớp nghĩa ẩn, nghĩa bóng. Đó là vì sao trong văn miêu tả các
nhà văn hay dùng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, thậm xưng, nhân
hóa,…
Cuối cùng, phải nói tới việc sắp xếp ngôn ngữ trong câu văn tả, đoạn văn
tả. Đây cũng là một nghệ thụt đòi hoải sự sáng tạo của người viết. Câu văn tả
không chỉ đúng mà còn phải hay và độc đáo, phải có sự biến hóa linh hoạt. Dù là
văn xuôi cũng phải có nhạc điệu. Có thể đan xen câu bình thường với câu đặc
bệt, câu đơn với câu phức, câu dài với câu ngắn… Và cũng có thể dùng kiểu câu
đảo ngữ để gây ấn tượng cho người đọc.
Page 8/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
5. Các kĩ năng chung cần sử dụng khi làm bài văn miêu tả :
a) Kĩ năng quan sát, ghi chép:
Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên
nhiên, con người và cuộc sống của con người. Có thể coi đó là một thế giới hết
sức đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày,
từng giờ. Không phải tự nhiên mà ta hiểu và nắm vững được đặc điểm của từng
sự vật, sự việc và con người trong cái thế giới phong phú ấy để có thể miêu tả
đúng bản chất của nó. Vì vậy, phải quan sát, ghi chép.
Đối với các nhà văn, kĩ năng quan sát đóng một vị trí hết sức quan trọng,
thậm chí được coi là yếu tố khởi nguồn cho cảm hứng sáng tác cũng như quyết
định cho sự thành công của quá trình miêu tả hiện thực cuộc sống. Quan sát để
ghi nhận, để khám phá và để hiểu về thế giới xung quanh mình, sau đó mới có
thể viết được.
Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả, kĩ năng quan sát và ghi
chép cũng rất cần thiết. Tất nhiên, các em không thể có ngay được kĩ năng quan
sát ấy và sử dụng thành thạo như các nhà văn vẫn làm. Tất cả đều mới ở bước
đầu tập dượt : tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của sự
vật, hiện tượng quanh mình. Từ đó các em sẽ cõ vốn để miêu tả.
b) Kĩ năng tưởng tượng:
Có thể khẳng định, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả
sẽ không hay được, dù là văn tả thực. Nếu ta chỉ quan sát và ghi chép vào bài
làm đúng y nguyên những gì đã quan sát thì bức tranh được miêu tả trong bài
văn sẽ trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng, sáng tạo thêm để bổ
sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và
sinh động hơn.
c) Kĩ năng so sánh:
So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một
đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy ( hình dáng, màu sắc, đường nét,
trạng thái,…) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có
nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng, so sánh này làm cho trang văn
miêu tả hay hơn, và đối tượng miêu tả hiện lên rõ nét hơn, hấp dẫn hơn.
Nếu xét về đố tượng, hiện tượng so sánh trong văn miêu tả hết sức đa
dạng, phong phú :
- Có thể so sánh người với người
- Có thể so sánh người với vật
- Có thể so sánh người với cây cối
- Có thể so sánh người với các hiện tượng tự nhiên
Page 9/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
- Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh
- Có thể so sánh vật với con người
- …
Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh phải biết sáng tạo, biết tìm ra điểm
mới, điểm riêng. Không nên lặp lại những hình ảnh đã quá cũ, quá sáo mòn.
d) Kĩ năng nhận xét :
Viết văn miêu tả, bao giờ cũng cần để lại dấu ấn chủ quan của mình. Dấu
ấn chủ quan ấy là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ thái độ, tình
cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả. Có thể nói rằng,, đối
tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào điểm nhìn, thái độ,,
tình cảm, tâm trạng ,.. của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên dấu ấn chủ
quan của người viết trong văn miêu tả. Nó đòi hỏi người viết phải bộc lộ trong
tác phẩm của mình những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng
về đối tượng.
Vấn đề là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài
văn miêu tả?
Trước hết, có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm
thán, những so sánh. Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn
hình ảnh miêu tả…
II. Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến
1. Thuận lợi:
Năm học vừa qua tôi đã được trực tiếp giảng dạy Ngữ văn của 2 lớp văn
6: 6A3 và 6A10. Trong qua strinhf giảng dạy, tôi thấy học sinh của cả hai tiếp
thu bài tương đối đều, số học sinh khá ở các môn chiếm tỷ lệ cao, học lực trung
bình khá trở lên nhiều, các em có tinh thần ham học hỏi, hăng say phát biểu ý
kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
Xác định đây là môn học quan trọng, chiếm số tiết cao trong chương trình
học cho nên đa số học sinh có ý thức học tốt đầu tư nhiều thời gian.
Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp.
Tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh phong phú, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay.
2. Khó khăn:
Nhà trường tuy đã được trang bị máy chiếu, máy vi tính nhưng trình độ
tin học của một số giáo viên còn chưa cao.
Page 10/23
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
Một số học sinh trước khi đến lớp không học bài cũ, không chuẩn bị bài
mới, một số em không có đồ dùng đầy đủ, do vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng giờ dạy.
Một số học sinh vào đầu năm học còn chưa biết viết một đoạn văn là như
thế nào, khả năng đọc còn chậm, đặc biệt là khả năng nói còn rất kém.
Một số em học sinh làm bài văn miêu tả không tuân thủ các bước: Tìm
hiểu đề, tìm ý lập ý, lập dàn bài, viết bài hoàn chỉnh, đọc chỉnh sửa do đó dẫn
đến bài viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn, thậm chí bố cục
không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Một số em chưa biết vận dụng kỹ
năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả một cách linh
hoạt để làm nổi bật lên đặc điểm tiêu biểu của sự vật, làm bài văn miêu tả sinh
động hơn.
Học sinh còn phụ thuộc vào nhiều sách tham khảo.
III. Những giải pháp mang tính khả thi:
1. Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài
để xây dựng hướng làm bài.
* Ví dụ:
Đề bài: Miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả cảnh trường em vào một
buổi sáng đẹp trời khi em đi học”.
Các kĩ năng làm bài :
+ Tìm hiểu đề: Bước tìm hiểu đề là cần giúp cho các em xác định được
yêu cầu đề bài trên ba phương diện: Một là thể loại; hai là nội dung cần làm là
gì?; ba là phạm vi phải làm. Ở đề này, giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là
một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo
viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào?
Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một
miền quê, quê hương em, cảnh trường em vào buổi sáng... Cảnh tổng hợp là
cảnh như thế nào?; là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của
quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng,
trường học...sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời
gian nào (mùa nào) ở không gian nào (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định
được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc
định hình được đối tượng miêu tả.
2. Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh:
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối t-
ượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết.
Page 11/23
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc.doc