SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất chăm học và tự tin cho học sinh lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán học

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán nói riêng và các môn học khác ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
PHỤ LỤC  
1.  
Đặt vấn đề  
4
5
2.  
Giải quyết vấn đề  
Cơ sở luận  
2.1.  
2.2.  
2.3.  
5
Thực trạng của vấn đề  
Các giải pháp  
7
11  
11  
12  
14  
15  
2.3.1. Nhận thức về tác dụng của trò chơi Toán học  
2.3.2. Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi Toán học  
2.3.3. Cấu trúc của trò chơi học tập  
2.3.4. Giới thiệu một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập trong  
môn Toán lớp 4, 5  
2.4.  
3.  
Hiệu quả từ việc tổ chức các trò chơi Toán học  
Kết luận  
21  
23  
23  
24  
3.1.  
3.2.  
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến  
Kiến nghị - đề xuất  
3
1. Đặt vấn đề  
Trong thập niên đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nhân loại  
đang bước vào kỷ nguyên mới với sự bùng nổ và phát triển như vũ bão của  
khoa học công nghệ. Trình độ dân trí và khả năng chiếm lĩnh khối lượng tri  
thức khoa học công nghệ thước đo đánh giá vị thế của quốc gia đó đối với  
toàn cầu. Con đường ngắn nhất để chinh phục khoa học công nghệ cải cách  
giáo dục đổi mới phương pháp dạy học. Trong bối cảnh đó toàn Đảng, toàn  
dân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến  
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định  
hướng hội chủ nghĩa.  
Trong trường tiểu học, dạy học hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹ  
thời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác. Nhưng do đặc điểm tâm lí học  
sinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất. Bản  
chất của việc “học chơi, chơi học” vẫn đặc điểm tâm lí hết sức quan  
trọng đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của  
các em. Vậy làm thế nào để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và vui chơi,  
giúp trẻ giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học trên lớp, tạo  
hứng thú trong học tập, trong duy, trong nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện và  
phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ,… Việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp trong nhà trường sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên. Bởi  
chính hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một sân chơi bổ ích và lí thú  
nhất trong nhà trường giúp các em vừa được học tập ôn luyện củng cố, mở  
mang kiến thức đã học trên lớp vừa được vui chơi, giải trí lành mạnh thể  
hiện được chính mình. Đây động lực thúc đẩy giúp các em học tốt hơn các  
môn học văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh  
trong nhà trường.  
Hiện nay trong chương trình giáo dục tiểu học, môn toán cùng với các  
môn học khác trong nhà trường tiểu học những vai trò góp phần quan trọng  
4
đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Nó là môn khoa học tự  
nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao và là chìa khóa mở ra sự phát triển  
của các bộ môn khoa học khác.  
Muốn học sinh tiểu học chăm học thì mỗi người giáo viên không phải  
chỉ truyền đạt nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu  
đã sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và sách thiết kế bài  
giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ  
động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật  
đơn điệu, tẻ nhạt kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những  
nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng  
động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với hội nhập thế giới.  
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy  
học môn toán nói riêng và các môn học khác ở bậc tiểu học theo hướng phát  
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên  
phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham  
gia vào các hoạt động học tập. Các trò chơi nội dung toán học lí thú và bổ  
ích phù hợp với nhận thức của các em. Trò chơi học tập một hoạt động mà  
các em hứng thú nhất. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một  
cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ  
ngày càng được nâng cao. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những  
tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một  
cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong  
việc làm.  
Xuất phát từ lí do trên, qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi mạnh  
dạn chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất  
chăm học tự tin cho học sinh lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán  
học” nhằm góp phn nâng cao cht lượng giáo dc toàn din cho hc sinh ti  
Trường Tiu hc Ngô Sĩ Liên.  
5
2. Giải quyết vấn đề  
2.1. Cơ sở luận  
Học sinh tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng  
lại nhanh chóng chán. Đối với trẻ trò chơi một phát hiện mới, kích thích tò  
mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua  
trò chơi để củng cố kiên thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới,  
phát hiện ra kiến thức mới của bài học.  
Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách  
nhẹ nhàng. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành  
hoạt động học tập” là phù hợp với trường tiếu học.  
Trong quá trình học toán ở tiếu học, sử dụng trò chơi toán học nhiều  
tác dụng như:  
Giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Học  
sinh thay đối loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng  
thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học  
sinh tự thê hiện mình.  
Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát,  
kích thích trí tượng tưởng, trí nhớ. Từ đó phát triến tư duy mềm dẻo, học tập  
các xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng  
vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của hội.  
Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ phát triển  
hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, thế sức dẻo dai của  
cơ thể còn thấp nên học sinh không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt  
nhất hoạt động quá mạnh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp  
các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái,  
lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. vậy trò chơi toán học rất  
cần thiết trong giờ toán ở tiểu học.  
6
Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật,  
hiện tượng nào đó nhất những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.  
Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi  
chúng không tập trung cao độ. vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú  
trong học tập phải thường xuyên được luyện tập.  
Học sinh hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới,  
song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều  
phương pháp dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực  
hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.  
2.2. Thực trạng của vấn đề  
100% số cán bộ giáo viên trong trường có trình độ đạt chuẩn: trong đó  
trên chuẩn chiếm 98,5%.  
Đa số đội ngũ giáo viên đều có thâm niên trong nghề từ 10 năm trở lên  
nên có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ sức khỏe tốt và luôn có tinh  
thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, lập trường tư tưởng vững vàng,  
phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần kỷ luật cao, nhiệt tình, yêu nghề thẳng  
thắn trong đấu tranh phê bình, luôn cầu tiến bộ và ý thức phấn đấu. Nhiều  
giáo viên có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt, có kinh  
nghiệm rèn bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng phấn đấu trở thành giáo viên  
giỏi, 100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Nhiều giáo viên  
tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến đổi mới  
phương pháp. 100% giáo viên tham dự hội giảng các đợt trong năm. Sinh hoạt  
chuyên môn luôn được giáo viên và nhà trường coi trọng. Mặt khác, đội ngũ  
giáo viên nhà trường rất tích cực sưu tầm, làm và sử dụng đồ dùng dạy học.  
Bên cạnh những mặt tích cực, giáo viên nhà trường cũng còn những  
mặt hạn chế nhất định. Một số giáo viên có tư tưởng tự bằng lòng với trình độ  
chuyên môn của mình, ngại học, ngại tìm tòi sáng tạo, do đó những giờ dạy  
trở nên đơn điệu, ít hấp dẫn học sinh.  
7
* Thực trạng công tác bồi dường đội ngũ giáo viên  
Hệ đào tạo:  
HỆ ĐÀO TẠO  
SỐ  
NỮ  
GIÁO  
VIÊN  
TRUNG  
CAO  
ĐẠI  
SAU ĐẠI  
SƠ CẤP  
CẤP  
ĐẲNG  
HỌC  
HỌC  
56  
55  
0
0
16  
39  
01  
Một số các đồng chí giáo viên trẻ đang theo học các lớp đại học tại  
chức Tiểu học, sau đại học.  
- 100% đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá về mặt đào tạo số giáo viên  
được đào tạo trên chuẩn nhiều (98,5%) và có kinh nghiệm trong nghề.  
- Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo đang  
được trẻ hoá dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say  
công tác và được trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã  
phát huy được tác dụng mũi nhọn trong công tác giảng dạy.  
Từ thực tế giảng dạy trên lớp, từ dự giờ thăm lớp hoặc các tiết minh  
họa ở băng hình. “Trò chơi học tập” một vị trí quan trọng trong quá trình tổ  
chức dạy học.  
“Trò chơi học tập” giáo dục cho các em tính thật thà, biết đánh giá  
chính xác kết quả học tập của mình và của bạn, qua trò chơi thể hiện được  
tính trung thực của từng cá nhân.  
Khi tham gia trò chơi, HS phải biết vận dụng hết khả năng của mình,  
tập trung chú ý cao độ sự hiểu biết cùng với trí thông minh và sáng tạo của  
bản thân, đó những yếu tố rất thuận lợi. Trò chơi những qui định luật  
lệ nhất định, song tổ chức “Trò chơi học tập mang lại tính thi đua đòi hỏi  
sự tự giác rất cao của HS mới đem lại kết quả. Nhưng khi giáo viên tổ chức  
trò chơi, tránh để HS chơi quá sức sẽ biến thành cuộc chơi. vậy khi tổ chức  
trò chơi giáo viên phải vận dụng tốt những yêu cầu sau:  
8
- Trò chơi phải cuốn hút 100% HS  
- Chuẩn bị trò chơi phải đúng yêu cầu, đạt được mục đích, phải phù  
hợp với trình độ kiến thức kỹ năng của các em.  
- Luật chơi rõ ràng, công bằng, khách quan.  
+ Tiến hành:  
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi.  
- Khi giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.  
- Đối với học sinh tham gia trò chơi một cách chủ động, sẵn sàng tư thế  
tuân theo luật chơi, chú ý nghe hướng dẫn.  
- Chuẩn bị đồ dùng thực hiện trò chơi như phiếu bài tập, bảng kẻ, bảng  
phụ, thẻ chữ...  
- Đánh giá đúng thực chất kết quả sau mỗi lần chơi, giáo viên nên có  
những nhận xét kịp thời đầy đủ, cụ thể về ưu khuyết điểm của các nhóm hay  
cá nhân tham gia trò chơi.  
Trò chơi mt khi thâm nhp vào lp hc nht thiết phi là mt ni  
dung ca bài hc, phi là mt thành phn cu to nên tiết hc, phi góp phn  
vào vic hình thành kiến thc cơ bn hoc rèn luyn knăng cơ bn ca tiết  
hc. Ni dung ca trò chơi phi là mt phn ni dung ca bài hc. Bi vì  
mi mt tiết hc bao gicũng có yêu cu cn đạt được chương trình qui  
định rt cht chvkiến thc cơ bn cũng như vknăng thc hành. Trò  
chơi được sdng tùy thuc vào cách tchc gihc ca người đứng lp.  
Có thsdng vào lúc kim tra đầu giờ để xem hc sinh có nm vng kiến  
thc hay không, có thsdng trò chơi để hình thành bài hc, có thsử  
dng để cng cbài hc.  
Từ thực trạng trên, bản thân tôi tự lồng ghép các trò chơi trong giờ học  
Toán. Đây một số trò chơi được sử dụng trong giờ học Toán ở lớp 4,5:  
9
Trong quá trình giảng dạy, quản lí và nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại  
trường tiểu học Ngô Liên, tôi thấy việc tổ chức trò chơi Toán học trong các  
giờ học, đặc biệt là trong tiết toán được đa số giáo viên vận dụng với mong  
muốn đổi mới phương pháp dạy học, góp phần đảm bảo mục tiêu tiết học,  
thay đổi không khí học tập cho học sinh. Tuy nhiên, không phải mọi giáo viên  
vận dụng đều đạt hiệu quả.  
Để vận dụng hiệu quả trò chơi Toán học trong dạy học Toán, đa  
phần giáo viên còn lúng túng chưa phát huy hết tác dụng của mỗi trò chơi do  
nhiều nguyên nhân. Việc đa dạng hoá trò chơi trong tiết học còn hạn chế.  
Giáo viên còn vận dụng máy móc, rập khuôn một số trò chơi nhất định từ tiết  
này qua tiết khác gây nên sự khập khiễng với mục tiêu từng hoạt động sự  
nhàm chán, thiếu hứng thú ở học sinh. Đa số giáo viên tổ chức trò chơi nhằm  
củng cố tiết học, không linh hoạt trong tiến trình dạy. Đôi khi giáo viên không  
làm chủ tốt thời gian trong quá trình tổ chức trò chơi Toán học dẫn đến  
"cháy" giờ hay phân chia thời gian không hợp lý trong tiết dạy.  
Một thực trạng thường thấy sự chuẩn bị, tổ chức một trò chơi toán  
học của giáo viên chưa chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ đảm bảo yêu cầu của trò chơi  
nên hiệu quả của các trò chơi Toán học còn hạn chế. Trong quá trình tổ chức  
trò chơi, việc thu hút học sinh cả lớp tham gia là vấn đề rất khó đối với một số  
giáo viên, phần đông chỉ học sinh thích môn Toán tham gia tích cực còn học  
sinh không thích học Toán thì ngược lại.  
Bên cạnh đó sự đánh giá còn thiếu công bằng giữa các đội chơi của  
giáo viên gây nên sự giảm hứng thú, nhiệt tình của học sinh khi tham gia trò  
chơi. Trong lớp ít học sinh có năng khiếu toán nên phần nào cũng ảnh hưởng  
đến không khí lớp học như: kém sôi động, hứng thú trong tiết học nếu không  
có hình thức tổ chức tốt. Một số học sinh rất nhút nhát, không hăng hái trong  
tiết học, đặc biệt học sinh không thích học Toán. Lượng kiến thức tương  
đối nhiều đồng thời một số học sinh không hứng thú, trầm, thậm chí sợ các  
10  
tiết học toán. Bên cạnh đó còn HS có thái độ không tích cực chỉ hưởng ứng  
chứ không trực tiếp tham gia…  
Từ thực trạng trên, việc tổ chức trò chơi Toán học trong dạy- học toán  
một vấn đkhá quan trọng cần những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực  
tiễn nhằm khắc phục thực trạng đã nêu đồng thời nâng cao hiệu quả sự  
hứng thú của học sinh trong dạy học.  
(Học sinh tự tin chia sẻ)  
2.3. Các biện pháp  
2.3.1. Nhận thức về tác dụng của trò chơi Toán học  
Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi hoạt động động cơ của  
nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở  
kết quả chơi. Trò chơi loại phổ biến của hoạt động vui chơi chơi theo  
luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định mục đích, kết quả và yêu  
cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi thể tường minh có thể không.  
Trò chơi học tập là trò chơi luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với  
kiến thức kỹ năng được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học,  
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi  
11  
học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của  
trò chơi. Do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức  
kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được  
đưa vào trò chơi.  
Chơi một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, thể nói nó  
quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em  
luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được  
chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ  
tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi buồn bã khi thất bại. Vui  
mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy lỗi khi  
không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó  
khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có  
mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. vậy khi đã  
tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập  
trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.  
Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ,  
nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động  
vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.  
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp  
học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện  
củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua  
hoạt động chơi.  
Trò chơi không chỉ phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.  
2.3.2. Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi Toán học  
Muốn đạt hiệu quả cao trong sử dụng trò chơi học tập dạy- học toán thì  
việc đa dạng hoá trò chơi trong giờ học là vô cùng quan trọng để các em “chơi  
học” điều không dễ dàng. Vì vậy khi thiết kế trò chơi học tập, giáo viên  
phải nắm vững thực hiện các nguyên tắc chủ yếu sau:  
12  
2.3.2.1. Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học  
Mỗi một trò chơi phải đảm bảo giải quyết một mục tiêu nhất định của  
hoạt động nào đó trong tiết học. Không thiết kế các trò chơi chỉ giải quyết một  
khía cạnh mục tiêu quá nhỏ hoặc xa vời mục tiêu dạy học cụ thể. Chính vì  
vậy, giáo viên cần căn cvào từng bài, loại bài để thiết kế các trò chơi học tập  
phù hợp, phong phú. Tránh lặp đi lặp lại một hoặc một số trò chơi trong nhiều  
tiết học.  
2.3.2.2. Luật chơi rõ ràng, đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện  
Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với khả năng  
người hướng dẫn. Do đó, khi thiết kế trò chơi tránh rườm rà, phức tạp, quá  
cầu kỳ giúp học sinh nắm bắt nhanh chóng luật chơi và cách chơi, đảm bảo  
thời gian tiết học, không ảnh hưởng tới lớp khác hay ảnh hưởng tới vệ sinh  
sức khoẻ của học sinh.  
2.3.2.3. Điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phong phú hấp dẫn  
Trò chơi phải phù hợp với lớp học, phương tiện đơn giản, dễ làm, tránh  
cầu kỳ, tốn kém nhưng vẫn đảm bảo phong phú và hấp dẫn. Một số phương  
tiện giáo viên có thể dặn học sinh chuẩn bị từ tiết trước. Do vậy, khi thiết kế  
trò chơi, giáo viên cần chú ý đến điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi.  
2.3.2.4. Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ  
Trò chơi thể sử dụng ở bất cứ hoạt động nào của tiết học nhưng phải  
phù hợp với mục tiêu của hoạt động đó. Sử dụng trò chơi học tập quá lạm  
dụng sẽ tác dụng trái ngược với mong muốn. Do đó cần căn cứ vào từng hoạt  
động để tổ chức những trò chơi phù hợp.  
2.3.2.5. Trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của từng học sinh  
Mỗi trò chơi phải đảm bảo kích thích được sự thi đua dành phần thắng  
giữa các đội tham gia. Trò chơi đảm bảo được nhiều học sinh hay nhiều lượt  
học sinh tham gia. Tránh chỉ thiết kế cho học sinh thích môn Toán bởi nội  
dung trò chơi quá khó so với trình độ chung của lớp.  
13  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 23 trang minhvan 09/10/2024 560
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất chăm học và tự tin cho học sinh lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_phat_trien_pham_chat_cham_hoc_v.doc