SKKN Một số hình thức ngoại khóa môn Vật lí THPT
Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh, người giáo viên cần phải nghiên cứu, áp dụng và liên tục cải tiến các phương pháp dạy học. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy thì sự phối hợp các hình
thức tổ chức dạy học là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay sự phối hợp này chưa được quan tâm đúng mức và hình thức lên lớp trong giờ học chính khóa vẫn là một hình thức dạy học phổ biến, các giờ học ngoại khóa còn chưa được quan tâm đúng mức.
thức tổ chức dạy học là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay sự phối hợp này chưa được quan tâm đúng mức và hình thức lên lớp trong giờ học chính khóa vẫn là một hình thức dạy học phổ biến, các giờ học ngoại khóa còn chưa được quan tâm đúng mức.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh, người giáo viên cần
phải nghiên cứu, áp dụng và liên tục cải tiến các phương pháp dạy học. Bên
cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy thì sự phối hợp các hình
thức tổ chức dạy học là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay sự phối hợp này chưa
được quan tâm đúng mức và hình thức lên lớp trong giờ học chính khóa vẫn là
một hình thức dạy học phổ biến, các giờ học ngoại khóa còn chưa được quan
tâm đúng mức.
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp.
Ngoài phạm vi kiến thức của chương trình chính khóa, ngoại khóa góp phần mở
rộng, bổ sung kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và năng lực
sáng tạo của học sinh. Cả về mặt lí luận và thực tiễn, hiện nay hình thức dạy học
ngoại khóa trong nhà trường phổ thông cũng chưa được sự quan tâm hoặc có
triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Để làm sáng tỏ một vài
vấn đề về lí luận và đưa ra một số hướng áp dụng cụ thể của hình thức dạy học
ngoại khóa, tôi quyết định chọn đề tài "Một số hình thức ngoại khóa môn Vật
lí THPT" để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra được tiến trình và thiết kế được kế hoạch một số buổi ngoại khóa về
các kiến thức vật lí THPT.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một số kế hoạch dạy học ngoại khóa các kiến thức vật
lí THPT có nội dung phù hợp, hình thức phong phú và triển khai đúng kế hoạch
thì sẽ có tác dụng kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực học tập của HS,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học ngoại khóa môn Vật lí ở trường phổ
thông
- Điều tra thực trạng dạy học ngoại khóa môn Vật lí ở trường THPT Lê Lợi.
- Tìm hiểu cơ sở nội dung của việc dạy học ngoại khóa một số kiến thức
Vật lí THPT
- Xây dựng kế hoạch dạy học ngoại khóa một số kiến thức Vật lí THPT
- Tổ chức thực hiện, tổng kết và rút ra một số kết luận cần thiết
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học Vật lí ở trường THPT
- Hình thức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường THPT
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động dạy học Vật lí ở trường THPT Lê
Lợi, Đông Hà, Quảng Trị.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 21.8.2016 đến ngày 12.5.2017.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của
Ngành Giáo dục và Đào tạo.
- 1 -
- Nghiên cứu các sách, báo, luận văn và tạp chí chuyên ngành.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Vật lí THPT cơ bản và nâng
cao.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tiễn việc tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa ở trường
THPT Lê Lợi, Đông Hà, Quảng Trị.
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Tiến hành hai buổi ngoại khóa theo kế hoạch đã đề ra.
- Quan sát, đánh giá hoạt động và thái độ của học sinh trong các buổi ngoại
khóa. Phát phiếu khảo sát để thu thập ý kiến đóng góp từ học sinh.
7.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Đánh giá hiệu quả sư phạm của các phương án dạy học ngoại khóa vật lí đã
đề xuất, kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết đề tài nghiên cứu.
- 2 -
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm dạy học ngoại khóa
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt
động của học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy
định của chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình chính khoá, góp
phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng
tạo của họcsinh
1.2. Vai trò của dạy học ngoại khóa vật lí
Hoạt động ngoại khóa vật lí góp phần đào sâu, củng cố các kiến thức đã học
cho HS. Thông qua hoạt động ngoại khóa, kiến thức HS sẽ được khắc ghi sâu
sắc hơn. HS sẽ vận dụng được các kiến thức vật lí vào giải quyết các vấn đề
trong thực tế, gắn lí thuyết với thực tiễn, thấy được ứng dụng của các kiến thức
trong đời sống và kĩ thuật.
Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh
thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở các hoạt động thực tế. Nhất là với cách tổ
chức theo từng nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra trong một buổi NGOạI KHÓA,
HS sẽ rèn luyện được thói quen làm việc theo nhóm, kĩ năng tổ chức, quản lí,
điều khiển hoạt động nhóm.
Ngoài ra, trong hoạt động ngoại khóa các HS cùng thảo luận, trao đổi, tranh
luận và trình bày ý kiến một cách thoải mái, nâng cao tính hợp tác và chia sẻ
giữa các thành viên với nhau, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ vật lí, kĩ năng trình bày ý kiến trước đám đông.
Ngoại khóa được tổ chức và thực hiện dựa trên sự tự nguyện, nhiệt tình, tự
giác của HS cùng với sự hỗ trợ của GV sẽ động viên HS nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ,
giải quyết các vấn đề đặt ra, kích thích sự hứng thú học tập, lòng ham học hỏi,
lôi cuốn sự tự giác của HS tham gia vào các hoạt động.
Trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa, HS được rèn luyện kĩ năng
sử dụng một số thiết bị, dụng cụ thường gặp trong đời sống; rèn luyện tác phong
làm việc đúng giờ, chấp hành nguyên tắc an toàn lao động…qua đó nảy sinh
tình cảm nghề nghiệp, bước đầu hình thành ý thức nghề nghiệp mà HS sẽ chọn
trong tương lai.
1.3. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá
Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nói rõ quy trình cụ thể quy trình tổ chức
hoạt động ngoại khoá. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng
tôi thấy, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí có thể tuân theo các bước
sau:
Bƣớc 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá
Dựa vào vai trò của hoạt động ngoại khoá, căn cứ nội dung chương trình và
tình hình thực tế dạy học nội khóa của bộ môn, xuất phát từ nhu cầu nhận thức
của học sinh, đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường để lựa
chọn và xác định chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức, việc lựa chọn
này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lý và kích thích sự tích cực,
sự sẵn sàng của học sinh ngay từ đầu.
- 3 -
Bƣớc 2: Lập kế hoạch ngoại khóa
Khi lập kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá cần xây dựng những nội dung
sau:
- Xác định mục tiêu hay yêu cầu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu
kiến thức; mục tiêu kỹ năng và yêu cầu phát triển năng lực trí tuệ; mục tiêu thái
độ, tình cảm.
- Xây dựng nội dung ngoại khóa ở dạng những nhiệm vụ cụ thể giao cho
học sinh.
- Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết.
- Dự kiến những công việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác.
- Dự trù kinh phí.
Bƣớc 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch
Khi tổ chức ngoại khoá theo kế hoạch, giáo viên lưu ý những nội dung sau:
- Theo dõi học sinh thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là
những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn ra
không theo kế hoạch.
- Đối với các hoạt động có quy mô lớn, đông học sinh tham gia như ở khối,
lớp thì giáo viên tham gia là người tổ chức, điều khiển hoạt động. Đặc biệt là
giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài để tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh
luận rộng rãi những nội dung ngoại khoá, làm sao để học sinh tự nhận thấy được
những công việc mình cần làm, tự phân công nhau thực hiện những công việc
đó.
- Đối với những hoạt động ở quy mô nhỏ như tổ, nhóm học sinh thì cần để
cho học sinh hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ được
giao, giáo viên chỉ xuất hiện khi học sinh ở vào tình huống gặp khó khăn, lúng
túng mà không tự xử lí được.
- Sau mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo viên phải đánh giá, rút
kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp hướng dẫn để
những đợt ngoại khoá sau đạt hiệu quả cao hơn.
Bƣớc 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen
thƣởng.
Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá phải dựa vào cả quá trình
diễn ra hoạt động, giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua tính tích cực, sự húng
thú, sự thu hút được nhiều học sinh tham gia và căn cứ những nội dung kiến
thức, kỹ năng, tình cảm thái độ mà học sinh có được. Ngoài ra, sản phẩm mà
học sinh làm được cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Vì
vậy, cần tổ chức cho học sinh báo cáo, giới thiệu sản phẩm đó làm được trong
thời gian tham gia hoạt động ngoại khoá, ngoài ra đây cũng là việc làm nhằm
khích lệ, động viên học sinh tích cực hơn trong những hoạt động sau này.
- 4 -
2. Tổ chức dạy học ngoại khóa một số kiến thức Vật lí THPT
2.1. Ngoại khóa lần 1:
ĐIỆN HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
2.1.1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Bổ sung, mở rộng một số kiến thức về điện học và an toàn điện cho học
sinh.
b. Kĩ năng
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi, các vấn đề, giải
thích các hiện tượng liên quan tới điện học và an toàn khi sử dụng điện.
- HS rèn luyện được kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng suy luận, diễn đạt, kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ vật lí.
c. Thái độ
- Tạo ra sân chơi vui tươi lành mạnh sau những giờ học chính khóa căng
thẳng, tạo cơ hội cho các HS giao lưu, tăng tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các
HS với nhau, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
2.1.2. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: 7h00 và 16h10 ngày 28/11/2016
- Địa điểm: Nhà đa năng trường THPT Lê Lợi
- Thời lượng dự kiến: 45 phút
2.1.3. Thành phần tham gia
- Học sinh: 6 đội thi chia đều 2 buổi sáng, chiều và toàn bộ học sinh cổ vũ.
- Giáo viên: Hội đồng giáo dục nhà trường theo khối sáng, chiều.
- Đại biểu: đại diện BGH nhà trường và các đoàn thể.
2.1.4. Nội dung và hình thức thể hiện các phần thi
Ổn định tổ chức – văn nghệ: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, các
đội thi, người dẫn chương trình, ban giám khảo, thư kí... Để khuấy động không
khí, cần một hoặc hai tiết mục văn nghệ của học sinh.
Phần thi "Tự giới thiệu": Các đội giới thiệu về các thành viên trong
đội, thành tích học tập, hoạt động của lớp... Hình thức thể hiện có thể đa là bài
hát, bài thơ ..., tùy theo sự sáng tạo của lớp. Thời gian tối đa cho mỗi đội là 2
phút. Điểm tối đa là 20 điểm.
Phần thi "Sản phẩm sáng tạo": Mỗi đội thuyết trình về một sản phẩm
sáng tạo của đội mình liên quan đến điện học. Trước khi buổi ngoại khóa diễn ra
ba tuần, các lớp được thông báo về kế hoạch hội thi. Trước một tuần, các thầy cô
sẽ chấm sơ khảo các sản phẩm. Thời gian thuyết trình tối đa là 3 phút. Điểm tối
đa là 100 điểm.
Một số sản phẩm được thuyết trình: Đèn pin sạc ứng dụng hiện tượng cảm
ứng điện từ, bộ chuông báo dùng trong các cuộc thi ...
Phần thi "Trả lời nhanh": Các đội sẽ phải trả lời 8 câu hỏi ngắn bằng
hình thức giơ bảng trả lời. Các câu hỏi có nội dung tương đối đơn giản, giúp HS
khắc sâu lại các kiến thức đã học, chú trọng các câu hỏi thực tế về an toàn khi sử
dụng điện. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 15 giây, đồng hồ sẽ đếm lùi trên
màn ảnh. Các đội cùng đưa ra phương án trả lời khi có tín hiệu hết giờ. Mỗi câu
trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
- 5 -
Nội dung các câu hỏi:
Câu 1: Trong kim loại, dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt nào?
Đáp án: Electron.
Câu 2: Khi xảy ra cháy, ta cần gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào?
Đáp án: 114.
Câu 3: Đường dây cao thế 500 kV của nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh
nào?
Đáp án: Từ Hòa Bình đến TP Hồ Chí Minh.
Câu 4: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một linh kiện nào đó, em cần
dùng dụng cụ nào, mắc như thế nào (Nối tiếp hay song song)?
Đáp án: Vôn kế mắc song song.
Câu 5: Khi nối hai cực của nguồn điện bằng một sợi dây đồng, sau thời gian
ngắn, dây đồng nóng đỏ lên. Hiện tượng này gọi là hiện tượng gì?
Đáp án: Đoản mạch (Có thể ghi là chập mạch hoặc ngắn mạch).
Câu 6: Khi thấy một người bị điện giật, việc đầu tiên em cần làm là gì?
Đáp án: Ngắt nguồn điện (Nếu không ngắt được thì dùng gậy khô gạt dây
điện ra khỏi nạn nhân, tuyệt đối không chạm tay vào nạn nhân và các vùng nguy
hiểm xung quanh).
Câu 7: Trong gia đình thường sử dụng một loại thiết bị điện có chức năng
tự ngắt điện trong mạch khi dòng điện tăng quá một giá trị giới hạn nào đó. Đó
là thiết bị nào?
Đáp án: Cầu chì, áp-tô-mát.
Câu 8: Dòng điện xoay chiều nước ta đang sử dụng hiện nay có điện áp
hiệu dụng bao nhiêu?
Đáp án: 220 V.
Phần thi “Ông là ai?”: Phần thi này giúp cho HS nhận diện được chân
dung các nhà bác học vật lí đã có công lao trong sự phát triển của điện học và
biết thêm một số thông tin về các nhà bác học này. Hình ảnh có 4 mảnh ghép
tương ứng 4 câu hỏi ngắn có liên quan đến nhà bác học. Mỗi câu trả lời đúng
được 5 điểm. Đội đầu tiên trả lời được tên nhà bác học được 20 điểm.
Mảnh ghép 1: Cho 4 điện tích điểm A, B, C, D. Biết
A hút B, B đẩy C, C đẩy D. Hỏi A hút hay đẩy D?
Đáp án: Hút.
Mảnh ghép 2: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm
có độ lớn quan hệ như thế nào với khoảng cách giữa
chúng?
Đáp án: Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
Mảnh ghép 3: Có bao nhiêu cách nhiễm điện cho
một vật?
Đáp án: 3 cách.
Mảnh ghép 4: Trong hạt nhân nguyên tử, loại hạt
nào có mang điện ?
Đáp án: Proton.
Đáp án cho hình ảnh:
Nhà bác học Cu-lông.
Tổng kết, trao thƣởng.
- 6 -
2.2. Ngoại khóa lần 2:
TÌM HIỂU VỀ CƠ HỌC
2.2.1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Bổ sung, mở rộng một số kiến thức về cơ học. Để đảm bảo mọi học sinh
có đủ kiến thức tham gia, các câu hỏi chủ yếu sẽ xoay quanh chương trình cơ
học lớp 10.
b. Kĩ năng
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi, các vấn đề, giải
thích các hiện tượng cơ học.
- HS rèn luyện được kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng suy luận, diễn đạt, kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ vật lí.
c. Thái độ
- Tạo ra sân chơi vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội cho các HS giao lưu, tăng
tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các HS với nhau, xây dựng mối quan hệ thân
thiện giữa thầy và trò.
2.2.2. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: 7h00 và 16h10 ngày 27/3/2017
- Địa điểm: Sân trường THPT Lê Lợi
- Thời lượng dự kiến: 45 phút
2.2.3. Thành phần tham gia
- Học sinh: 6 đội thi chia đều 2 buổi sáng, chiều và toàn bộ học sinh cổ vũ.
- Giáo viên: Hội đồng giáo dục nhà trường theo khối sáng, chiều.
- Đại biểu: đại diện BGH nhà trường và các đoàn thể.
2.2.4. Nội dung và hình thức thể hiện các phần thi
Ổn định tổ chức – văn nghệ: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, các
đội thi, người dẫn chương trình, ban giám khảo, thư kí; một tiết mục văn nghệ
của học sinh.
Phần thi "Khởi động": Các đội trả lời nhanh 8 câu hỏi ngắn có nội
dung liên quan đến cơ học. Điểm tối đa mỗi câu là 5 điểm.
Nội dung các câu hỏi:
Câu 1: Một chiếc xe chạy với tốc độ 40 km/h và một con ruồi bay với tốc
độ 40 m/s. Chiếc xe hay con ruồi chuyển động nhanh hơn?
Đáp án: Con ruồi. (40 m/s = 4.36 = 144 km/h, nhanh hơn chiếc xe hơn 3
lần)
Câu 2: Một quả tạ có khối lượng 6 kg, khi đưa lên mặt trăng thì khối lượng
quả tạ là bao nhiêu?
Đáp án: Vẫn là 6 kg.
Câu 3: Trong hệ mặt trời thì hành tinh nào gần mặt trời nhất?
Đáp án: Thủy tinh
Câu 4: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: Dù sao thì trái đất vẫn quay?
Đáp án: Ga-li-lê
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm: Thủy triều hình thành do lực hấp dẫn giữa …
và …
Đáp án: Trái đất và Mặt trăng
- 7 -
Câu 6: Xe A và xe B cùng xuất phát từ một ngã tư đường phố theo hai
đường vuông góc với nhau với vận tốc 30km/h và 40km/h. Người ngồi trên xe A
sẽ nhìn thấy xe B có tốc độ bao nhiêu?
Đáp án: 50km/h
m
Câu 7: Biểu thức a =
là biểu thức của định luật nào?
Đáp án: Định luật II niuton
Câu 8: Gió đạt cấp nào được gọi là áp thấp nhiệt đới?
Đáp án: Cấp 6 (39-49 km/h)
Phần thi "Bắn tên lửa nƣớc": Trước khi ngoại khóa diễn ra 3 tuần, các
lớp được yêu cầu tự tìm hiểu để chế tạo tên lửa nước. Giám khảo sẽ chấm theo
các tiêu chí: Bay cao, trang trí đẹp, khi rơi có bung dù. Điểm tối đa phần này là
50 điểm. Đây là phần thi thu hút sự quan tâm và cổ vũ sôi động từ khán giả.
Sau phần thi này, có một số câu hỏi liên quan đến hoạt động của tên lửa
nước do các đội tự đặt ra dành cho khán giả, ban cố vấn có thể trợ giúp thêm.
(Gợi ý: Tên lửa chuyển động dựa vào định luật bảo toàn nào? Để đảm bảo đạt
độ cao tốt nhất cần chú ý những vấn đề gì khi chế tạo? ...)
Phần thi "Vòng quay kì diệu" (Dành cho khán giả): Ban tổ chức chuẩn
bị một đĩa tròn có thể quay với ma sát nhỏ, trên đĩa ghi số câu hỏi hoặc phần
thưởng. Có tổng cộng 5 khán giả được lên quay để trả lời và nhận phần thưởng.
Phần thi "Hỏi đáp lẫn nhau": Mỗi đội thi ra một câu hỏi dưới hình
thức tiểu phẩm tình huống ngắn, có hóa trang và đạo cụ sinh động, thời gian mỗi
tiểu phẩm tối đa 2 phút. Hai đội còn lại giơ tay giành quyền trả lời. Điểm tối đa
cho mỗi câu trả lời đúng là 20 điểm. Điểm tối đa cho đội ra câu hỏi là 20 điểm
(Yêu cầu: Tình huống hay, hấp dẫn, đáp án chính xác).
Tổng kết, trao thƣởng.
2.3. Một số lƣu ý trong công tác chuẩn bị
Việc tổ chức thành công buổi ngoại khóa điều quan trọng nhất vẫn là ở tinh
thần tham gia của HS, do đó GV cần có kế hoạch bồi dưỡng cho HS các kĩ năng
cần thiết để tìm hiểu kiến thức, thảo luận nhóm, trình bày quan điểm, xử lí tình
huống. GV cũng cung cấp các tài liệu liên quan tới nội dung ngoại khóa để HS
tham khảo và định hướng tìm tòi. HS phải ý thức được vai trò của mình đối với
tập thể, với phong trào chung của nhà trường và biết thể hiện bản lĩnh của mình
trong cuộc thi.
Bên cạnh việc chuẩn bị công phu nội dung câu hỏi và phương án trả lời để
tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì việc chuẩn bị chu đáo về hình thức
trình bày cũng có vai trò quan trọng không kém. Hình thức sinh động, phong
phú, trực quan của buổi ngoại khóa được thiết kế và trợ giúp của các phương
tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, projector, loa đài... sẽ đem lại các hiệu
ứng hình ảnh và âm thanh sống động, thu hút sự tham gia của HS, đem lại hiệu
quả giảng dạy cao hơn. Trong mỗi phần chơi đều có quy định thể lệ, hình thức,
thang điểm rõ ràng. Thư kí sẽ theo dõi, tổng hợp và công bố điểm số sau mỗi
phần thi.
- 8 -
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy: Việc đưa
hoạt động ngoại khóa vào dạy học là có cơ sở khoa học và phù hợp với định
hướng trong công tác giảng dạy bộ môn vật lí; bước đầu đã cho thấy hiệu quả
trong việc kích thích sự chủ động sáng tạo của HS. Nhưng để hoạt động ngoại
khóa có hiệu quả, GV cần có thực sự tâm huyết, cố gắng và thường xuyên học
hỏi. Hoạt động ngoại khóa có những đặc thù riêng, giúp HS liên hệ được giữa lí
thuyết và thực tế, giúp HS tìm hiểu sâu hơn các kiến thức vật lí, các ứng dụng kĩ
thuật, định hướng sự lựa chọn nghề nghiệp của HS. Thông qua các hoạt động
ngoại khóa, GV có thể trang bị cho mình những kĩ năng tổ chức dạy học đa
dạng, phối hợp được các PPDH và các HTDH khác nhau, hình thành nhiều ý
tưởng hay, tích lũy nhiều kinh nghiệm để việc dạy học có được kết quả cao hơn.
2. Kiến nghị
Các cấp quản lí quan tâm và chỉ đạo hơn nữa hoạt động dạy học ngoại khóa
ở trường phổ thông, có các hướng dẫn, chương trình, nội dung, hình thức cụ thể
để cho việc triển khai được thuận lợi hơn. Cần có sự quan tâm hỗ trợ và phối
hợp thực hiện với các tổ chức khác như Đoàn thanh niên, hội cha mẹ HS, công
đoàn trường... để nâng cao hiệu quả của việc dạy học ngoại khóa. Giáo viên
thường xuyên tích cực xây dựng và vận dụng sáng tạo hình thức dạy học ngoại
khóa vào thực tiễn quá trình dạy học vật lí để phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS trong giờ học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Quảng Trị, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƢỞNG
Nguyễn Hải Phƣớc
- 9 -
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH SAU KHI THỰC HIỆN NGOẠI KHÓA
Câu 1: Em có thích thú với hoạt động dạy học ngoại khóa vật lí không?
. Có.
. Không.
Câu 2: Theo em thì dạy học ngoại khóa vật lí có tác dụng như thế nào? (Có thể
chọn nhiều phương án)
. Bổ sung kiến thức.
. Củng cố kiến thức
. Giảm căng thẳng.
. Tạo sự đoàn kết
. Tạo hứng thú học tập.
. Rèn luyện kĩ năng thảo luận.
. Ý kiến khác: ......................................................................................
................................................................................................................
Câu 3: Các buổi ngoại khóa vật lí có những hạn chế với các em như thế nào?
(Có thể chọn nhiều phương án)
. Tốn thời gian tìm tòi tài liệu.
. Ảnh hưởng tới việc học tập.
. Hình thức chưa lôi cuốn.
. Nội dung chưa hay.
. Ý kiến khác: ......................................................................................
................................................................................................................
Câu 4: Trong các phần của ngoại khóa vật lí, em thích phần nào nhất?
. Trả lời câu hỏi nhanh.
. Tìm hiểu nhà bác học.
. Chế tạo thí nghiệm, trò chơi.
. Hỏi đáp lẫn nhau.
Câu 5: Theo em thì hoạt động dạy học ngoại khóa tổ chức bao nhiêu lần trong
một học kì là hợp lí?
. 1 lần.
. 2 lần.
. 3 lần.
. Số khác
kiến góp ý riêng của em để hoạt động ngoại khóa vật lí tốt hơn:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
PHỤ LỤC 2:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở
TRƢỜNG THPT LÊ LỢI NĂM HỌC 2016-2017
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hình thức ngoại khóa môn Vật lí THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_ngoai_khoa_mon_vat_li_thpt.pdf