SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu được.
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
MỤC LỤC  
II. KIẾN NGHỊ ..................................................Error! Bookmark not defined.  
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vꢁ hình thành năng lực hoạt  
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong  
bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.  
Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu  
được. Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp xúc với kho  
tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những  
thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả  
người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Biết đọc, con người sẽ  
có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với  
thế giới một cách chủ động, có điều kiện hưởng một nền giáo dꢁc mà xã hội dành  
cho họ, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin. Chính vì thế, dạy đọc có ý nghĩa  
rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đọc trở thành đꢂi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học.  
Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một  
ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập; tạo ra hứng thú và động cơ học tập;  
tạo ra điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là  
khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh.  
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ  
viết sang lời nói, có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành  
tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết sang đơn vị nghĩa  
không có âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm). Trong điều kiện bình thường,  
đọc trực tiếp có hình thức chữ viết (có văn bản trước mắt) nhưng cũng có trường  
hợp đọc không có hình thức chữ viết trước mắt (đó là đọc thuộc lꢂng).  
Việc dạy đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lꢂng yêu  
cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết  
tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có ý nghĩa to lớn cꢂn vì nó bao gồm các  
nhiệm vꢁ giáo dꢁc và phát triển. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn  
Tiếng Việt ở Tiểu học tiếp tꢁc những thành tựu dạy học mà Học vần đạt được,  
có nhiệm vꢁ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.  
Đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô  
cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp  
theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt.  
Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em cꢂn phải đọc đánh vần  
từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với  
các em. Mꢁc tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dꢁc học sinh  
yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp  
1/30  
   
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế  
nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ  
điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của  
chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là do khiến cho trong nhiều trường hợp,  
học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc. Như chúng ta biết học vần và tập  
đọc là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cꢁ mới để sꢀ  
dꢁng trong học tập và giao tiếp. Mặt khác trong cuộc sống hàng ngày, tiếng Việt  
là phương tiện giao tiếp của người Việt. Do đó mỗi người Việt Nam đều cần sꢀ  
dꢁng thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình.  
Việc nói đúng tiếng Việt của mỗi người bắt đầu từ khi biết nói. Nhưng  
việc huớng dẫn trẻ nói đúng tiếng Việt chuẩn, có phương pháp, có hệ thống thì  
bắt đầu từ khi trẻ bước vào năm đầu tiên ở trường Tiểu học. Vì thế, việc dạy  
Tiếng Việt tiểu học là tầm quan trọng vô cùng to lớn.  
Hơn thế nữa, phân môn tập đọc là một phân môn có tính chất thực hành.  
Nhiệm vꢁ của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh, giúp học sinh đọc  
đúng, đọc nhanh, đọc hiểu tiến tới đọc diễn cảm. Thông qua môn học, học sinh  
được mở rộng tư duy được phát triển. Học sinh cảm thꢁ cái hay, cái đẹp, tiếp thu  
được tình cảm đạo đức trong giờ tập đọc. Mặt khác phân môn tập đọc cꢂn giúp  
học sinh học tốt các môn khác viết đúng chính tả, tập làm văn hay...  
Bên cạnh đó với trẻ em lớp một việc các em được đến trường học là một  
bước ngoặt lớn với các em bởi hoạt động chủ yếu của các em vừa được chuyển  
từ vui chơi sang học tập. Để các em bắt nhịp được với hoạt động mới khi dạy tập  
đọc cũng như các môn học khác người giáo viên cần quan tâm tới đặc điểm tâm  
sinh lý của trẻ để cung cấp kiến thức cho trẻ trên cơ sở vốn tiếng mẹ đẻ có sẵn  
dưới nhiều hình thức khác nhau, lựa chọn phương pháp thích hợp nhất nhằm rèn  
cho học sinh không những đọc đúng mà cꢂn đọc lưu loát và đọc diễn cảm một  
bài tập đọc . Đó là lý do trên tôi xin giới thiệu với các đồng nghiệp sáng kiến:  
“Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một trong giờ tập  
đọc.”  
II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG  
1. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018.  
2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1, trường Tiểu học.  
3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng trong các  
tiết Tập đọc ở lớp Một.  
2/30  
 
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP  
Trong quá trình thực tế dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng tôi thấy  
nhiều em tiếp thu bài nhanh, đọc tốt, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm,  
dấu phẩy, biết đọc nhấn giọng các từ ngữ chỉ màu sắc, sắc độ, hình dáng, phát  
âm đúng các tiếng chứa âm s, x, r, gi, ch, tr...  
Bên cạnh đó, một số học sinh chưa chăm học, hay quên đồ dùng học tập,  
chưa chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Một số học sinh đọc chậm từng  
tiếng một, vừa đọc vừa đánh vần. Những học sinh đọc chậm là do các em phần  
học vần ở kì 1, các em nhận biết âm, vần cꢂn chậm, đọc chưa tốt. Trong lớp có  
nhiều em đọc ngọng dấu thanh (hỏi, ngã, sắc), đọc ngọng vần (vần anh, inh, ach)  
phát âm sai phꢁ âm (ch/tr, s/x, l/n). Một số em được gọi đọc bài cꢂn sai nhiều lỗi  
phát âm, đọc và trả lời câu hỏi cꢂn nhỏ, trả lời không đủ ý.  
Chính vì phát âm sai cho nên tốc độ đọc và đọc hiểu văn bản rất hạn chế.  
Mặt khác theo yêu cầu học sinh cꢂn phải đọc hay, đọc diễn cảm, có giọng đọc  
phù hợp với từng câu, từng đoạn, giọng đọc sao cho phù hợp với văn cảnh, từng  
nhân vật. Điều này đối với học sinh lớp Một cꢂn nhiều khó khăn.  
Ở lớp 1E do tôi làm chủ nhiệm, qua một thời gian dạy các con, tôi thấy các  
con đọc cꢂn gặp một số hạn chế. Cꢁ thể như sau:  
TSHS Đọc ngọng Đọc ngọng Đọc ngọng Đọc chậm  
vần phụ âm dấu thanh  
TS TS  
12  
Đọc đúng  
TS  
10  
%
%
%
TS  
%
TS  
26  
%
65  
15,4  
18,5  
8
12,3  
9
13,8  
40  
3/30  
 
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
PHẦN THỨ HAI - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
Giáo dꢁc Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự  
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng  
cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  
Trong chương trình Tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan  
trọng. Mꢁc tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm hình thành và phát  
triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các  
môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp  
phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức  
sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con  
người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu  
Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng  
Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”  
Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt  
nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu  
cầu đặt ra đối với học sinh Tiểu học. Ngay từ những ngày đầu tiên đến trường  
các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ  
dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây  
là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và  
làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau  
yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội  
dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học Tập đọc ở Tiểu  
học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ  
năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát  
triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thông qua  
phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy,  
mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm  
trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xꢀ tốt trong cuộc sống, yêu  
Tiếng Việt.  
Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương  
trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp. Vì vậy, bên cạnh  
những nhiệm vꢁ chính nêu trên, môn Tiếng Việt cꢂn giúp các em hiểu được đời  
sống xã hội, hiểu được phong tꢁc tập quán cũng như lối sống của người Việt  
Nam, hiểu được truyền thống của cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi  
4/30  
   
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
trường sống… qua những bài tập đọc, qua những bài làm văn hoặc qua những  
câu chữ dẫn ra như một ngữ liệu trong những bài tìm hiểu về Tiếng Việt.  
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC  
Qua nhiều năm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những  
nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau:  
1.Đối với giáo viên  
Tôi thấy trách nhiệm của người giáo viên rất quan trọng trong sự nghiệp  
trồng người. Mꢁc tiêu của giáo dꢁc tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ  
sở ban đầu về môn Tiếng Việt trong đó có phân môn Tập đọc. Tập đọc là phân  
môn thực hành vì vậy nhiệm vꢁ của nó là hình thành kĩ năng đọc cho học sinh.  
Dạy đọc giáo dꢁc lꢂng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy được  
đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát  
triển. Tập đọc góp phần là giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh  
lꢂng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh. Xuất phát từ  
nhiệm vꢁ của môn học ,động cơ dạy học của môn học người giáo viên phải luôn  
nhiệt tình trong giảng dạy. Người giáo viên phải hiểu rõ nội dung bài tập đọc dể  
truyền đạt cho học sinh kĩ năng đọc đúng. Người giáo viên phải đọc tốt, đọc hay  
thì mới rèn khả năng đọc cho học sinh .  
2.Đối với học sinh  
Qua nắm bắt chất lượng đọc của học sinh trong những năm học trước đây,  
tôi nhận thấy kĩ năng đọc của một số học sinh cꢂn tồn tại. Đó là hiện tượng đọc  
chậm so với yêu cầu tốc độ đọc, đọc ngọng thanh (hỏi, ngã, sắc) đọc ngọng vần  
(vần anh, inh, ach); phát âm sai phꢁ âm (tr/ch, s/x, l/n); đặc biệt ngọng nhiều  
nhất là l/n; n đọc là l).  
Ví dꢁ :  
- Sai vần: anh/ăn và ach/ăt.  
Tiếng “Anh” học sinh đọc là “ăn”  
Từ “Anh em” học sinh đọc là “ăn em”  
Từ “Tờ tranh” học sinh đọc là “ tờ trăn”  
Từ “Có khách” học sinh đọc là “có khắt”  
- Sai thanh: Thanh ngã và thanh sắc  
Từ “Ăn cỗ” học sinh đọc là “ăn cố”  
Từ “Lọ mỡ” học sinh đọc là “lọ mớ”  
Từ “Hộp sữa” học sinh đọc là “hộp sứa”  
Từ “Cũng” học sinh đọc là “cúng”  
Từ “Anh dũng” học sinh đọc là “anh dúng”  
Từ “Quên vở” học sinh đọc là “quên vợ”  
- Sai phꢁ âm: tr/ch; s/x; l/n  
5/30  
     
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
Từ “Sáng nay” học sinh đọc là “xáng lay”  
Từ “Lúc nào” học sinh đọc là “lúc lào”  
Từ “Con trâu” học sinh đọc là “con châu”  
Từ “Chói chang” học sinh đọc là “trói trang”  
Chính vì sự phát âm sai nên tốc độ đọc và đọc hiểu văn bản của học sinh rất  
hạn chế. Mặt khác theo yêu cầu học sinh cꢂn phải đọc đúng, đọc hay. Yêu cầu  
tiếp theo đó là đọc diễn cảm cần có giọng đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn,  
từng bài sao cho phù hợp với văn cảnh, từng nhân vật đó là điều hết sức khó  
khăn với học sinh lớp Một.  
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH  
Trước tình hình thực tế dạy học để rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho học  
sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp  
hướng dẫn học sinh rèn đọc để nâng cao chất lượng tiết học tập đọc đó là :  
1. Chuẩn bị chu đáo cho tiết học.  
2. Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm.  
3. Luyện đọc đúng phải rèn luyện cho học sinh thể hiện chính xác âm vị  
Tiếng Việt.  
a. Đọc đúng phụ âm đầu.  
b. Đọc đúng phần vần.  
c. Đọc đúng thanh điệu.  
4. Luyện đọc lưu loát.  
5. Vận dụng linh hoạt trò chơi học tập.  
1. Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị chu đáo cho tiết học.  
Qua thực tế giảng dạy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà  
trường, tôi nhận thấy rằng để dạy thành công một tiết tập đọc, truyền thꢁ được  
kiến thức một cách khoa học, sâu sắc giáo viên cần chuẩn bị kỹ những việc sau:  
+ Soạn bài cꢁ thể, chi tiết thể hiện rõ hoạt động của thầy, của trꢂ. Xây dựng  
được các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp,  
phương tiện dạy học hiện đại một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng và đạt  
hiệu quả.  
+ Nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng bài. Đọc kĩ bài tập đọc sắp dạy, trao  
đổi học tập cách dạy của đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc  
phải và cách sꢀa các tình huống đó.  
+ Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả  
đã dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng  
tình cảm của từng bài.  
6/30  
   
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
+ Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc, đưa ra thêm những câu hỏi  
dẫn dắt để giúp học sinh phân tích, khai thác nội dung.  
+ Soạn bài trên giáo án PowerPoint trình chiếu các slide phù hợp với nội  
dung bài học. Tự quay hoặc tham khảo một số tư liệu phꢁc vꢁ cho bài học.  
Mỗi tiết Tập đọc muốn đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên  
là phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, lập kế hoạch dạy học chi tiết, chuẩn bị những  
đồ dùng cần thiết. Khi dạy bất kì một bài Tập đọc nào, bao giờ tôi cũng dành  
một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tìm  
hiểu nội dung, ý nghĩa của bài mà tác giả muốn gꢀi gắm trong tác phẩm. Đọc bài  
một vài lần để tìm hiểu cách đọc, dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra để  
lập kế hoạch dạy học phù hợp. Để để từ đó xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình  
thức tổ chức sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên có nghiên cứu kĩ bài trước  
thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái hồn của tác phẩm mà tác giả muốn  
gꢀi gắm trong bài và phần giảng bài của giáo viên mới hấp dẫn, thu hút học sinh  
hứng thú với bài học.  
- Việc làm trước tiên giáo viên phải đọc bài nhiều lần trước khi lên lớp. Đọc  
nhiều lần để đọc tốt và hiểu một cách thấu đáo nội dung bài đọc. Phải trả lời câu  
hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi này sẽ giúp giáo viên xác định mꢁc đích,  
yêu cầu nội dung và phương pháp dạy bài tập đọc. Trong bài vừa đọc giáo viên  
dự tính học sinh dễ mắc những lỗi nào để phát âm (đó là những tiếng khó, những  
tiếng dễ phát âm sai những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt hoặc câu dài quá). Giọng  
điệu chung của cả bài như thế nào?  
- Sꢀ dꢁng tín hiệu trong cả quá trình dạy học nói chung và dạy đọc nói riêng rất  
quan trọng. Bởi vì sꢀ dꢁng kí hiệu tạo cho học sinh thói quen làm việc theo lệnh  
và sự chú ý cao từ đó giúp học sinh hoạt động một cách đồng nhất.  
Ví dꢁ :  
+ Giáo viên chỉ thẳng thước dưới âm, vần, tiếng cho học sinh đọc trơn.  
+ Giáo viên đặt thước nằm ngang cũng vần đó, tiếng, từ đó thì học sinh lại phải  
đọc phân tích( đánh vần).  
+ Khi giáo viên chỉ vào kí hiệu 0( ở góc bảng) học sinh phải có ý thức là trật tự  
lắng nghe.  
- Chuẩn bị việc đọc của học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh tâm thế đọc:  
Khi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30-35 cm, cổ  
và đầu thẳng, phải thở ra chậm để lấy hơi. Khi được gọi đọc học sinh cần phải  
bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Khi đọc cần đọc đọc to, rõ ràng nhưng  
7/30  
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
không có nghĩa là gào lên mà chỉ cần đọc sao cho các bạn trong lớp đều nghe  
được là đủ.  
2. Giải pháp thứ hai: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc  
Đọc mẫu của giáo viên vô cùng quan trọng vì muốn học sinh đọc đúng, đọc  
hay giáo viên phải giới thiệu mẫu đúng. Lời đọc mẫu của giáo viên nhằm định  
hướng cho học sinh đọc đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng nội dung bài  
học. Nếu là văn bản nghệ thuật cꢂn có tác dꢁng khơi gợi hứng thú và sự tưởng  
tượng của học sinh – giúp các em dễ đi vào thế giới của tác giả, tác phẩm dưới  
một ánh sáng hấp dẫn hơn. Với văn bản nghệ thuật đọc mẫu của giáo viên là đọc  
diễn cảm. Cꢂn văn bản thông thường đọc mẫu là đọc đúng. Yêu cầu đọc diễn  
cảm chưa đặt ra với học sinh lớp 1 nhưng việc đọc diễn cảm bài thơ của Giáo  
viên là cần thiết. Giáo viên biết khích lệ động viên thì học sinh sẽ bắt chước  
giọng đọc của Giáo viên. Người Giáo viên có giọng đọc tốt diễn cảm, chuẩn  
mực thì không có gì đáng ngại nếu như học sinh bắt chước thầy cô.  
* Đọc mẫu của GV bao gồm:  
- Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế  
học đọc cho học sinh.  
- Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh  
nhận xét, giải thích nội dung bài đọc.  
- Đọc từ, cꢁm từ: nhằm sꢀa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh  
Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc, giáo viên cần tìm  
hiểu và cảm thꢁ bài tập đọc, tìm hiểu bối cảnh lịch sꢀ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí  
của tác phẩm, tác giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể  
loại, bố cꢁc, kết cấu, nghệ thuật. Hiểu được nội dung cảm thꢁ: cảm thꢁ sâu sắc,  
tính lôgic sẽ đọc diễn cảm tốt. Giọng đọc mẫu diễn cảm hay sẽ bắt đầu từ cảm  
xúc của lꢂng mình, người đọc phải nhập vai lúc đó khả năng truyền cảm người  
nghe lớn hơn.  
Tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc là rất cần thiết vì muốn  
học sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và  
hay của giáo viên có tác dꢁng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp  
các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ  
thuật thì lời đọc của giáo viên cꢂn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng  
của học sinh, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm  
dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh đọc sao  
cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, bài thơ.  
Đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ  
năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên  
8/30  
 
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn,  
nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm  
thế ngồi đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc,  
giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm  
sách mở rộng, đọc đủ lớn để em học sinh xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng  
mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn.  
Đọc mẫu là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả đáng kể, có tác  
dꢁng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó muốn rèn đọc cho học sinh tôi  
luôn chuẩn bị bài chu đáo, rèn luyện đọc mẫu phù hợp với nội dung bài đọc, đọc  
đúng thể loại, đúng ngữ điệu, tránh đọc đều đều mà cần biết biểu hiện tình cảm  
của mình qua cꢀ chỉ ánh mắt, nét mặt, nꢁ cười khi đọc.  
Ví dꢁ: Khi dạy bài “Trường em” tôi phải đọc giọng tình cảm, thiết tha thể  
hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi trường và nhấn giọng một số từ ngữ thể  
hiện tình cảm: ngôi nhà thứ hai, hiền như mẹ, thân thiết như anh em.  
Ví dꢁ : Khi dạy bài “Đầm sen” tôi đọc mẫu và hướng dẫn học sinh cách đọc  
từng đoạn.  
- Đoạn 1: Đọc giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đầm  
sen, loài hoa sen.  
- Đoạn 2: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ: xꢂe ra, phô đài sen,  
nhị vàng, thanh khiết để thấy được vẻ đẹp của hoa sen.  
- Đoạn 3: Giọng đọc nhẹ nhàng thấy công việc của con người đang hái hoa  
sen  
3. Giải pháp thứ ba: Luyện đọc đúng.  
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác,  
không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc  
đúng không phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc chính âm. Nói cách  
khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao  
gồm việc đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc  
đúng ngữ điệu). Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các  
âm vị Tiếng Việt cꢁ thể như sau:  
3.1.Đọc đúng phụ âm đầu :  
a. Học sinh đọc sai “s” với x”.  
“X” đọc là “xờ” không đọc là “sờ”  
“Xe ô tô” không đọc là “se ô tô”  
“S” đọc là “sờ” không đọc là “xờ”  
“Su su không đọc là “xu xu”  
- Giáo viên phải đọc mẫu, phát âm thật chuẩn  
9/30  
 
Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một.  
X phát âm nhẹ  
S phát âm nặng, đọc cong lưỡi( phꢁ âm đầu lưỡi – răng)  
Ví dꢁ: Trong bài tập đọc “Mưu chú Sẻ” Giáo viên cần luyện cho học sinh  
luyện phát âm “s” và “x”.  
b. Học sinh đọc sai “tr” thành “ch”  
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm tiếng có âm “ch” thật rõ ràng. Sau đó  
luyện cho các em phát âm một số tiếng như: cha, cho, chúng, chanh, chân ,  
chưa, chắc...  
Tiếp đó cho học sinh phát âm “t”( âm “t” làm âm trung gian, có cùng phương  
thức phát âm và tiêu điểm cấu âm đầu lưỡi – lợi gần với vị trí của “ch” và “tr”.  
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt vị trí đầu lưỡi và lưỡi quặt. Cho học sinh bật  
hơi mạnh để phát âm “tr” sau đó đưa âm về âm tiết như: “tra”, “trúng”, “tranh”,  
“trâm”, “trưa”. Tiếp đó giáo viên giúp học sinh đặt từ vào ngữ cảnh, vào hình  
ảnh cꢁ thể :  
Cha (mẹ) - Tra (hạt)  
Chanh (quả) - Tranh (vẽ )  
Chân (tay) -Trân (trọng)  
Chưa ( xong) - Trưa ( buổi trưa)  
Từ đó giúp học sinh cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ mꢁc đích nói  
đúng và khi cần đọc cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ nội dung văn bản.  
c. Học sinh đọc “r” thành “d”  
Cho học sinh phát âm d. Sau đó cho học sinh phát âm tiếng: da, do, danh, dung,  
dâu, dinh, dưỡng…Hướng dẫn học sinh giữ nguyên vị trí của lưỡi khi phát âm  
“d” sau đó giữ nguyên mặt lưỡi. Sau đó phát âm “r”( lưỡi rung) tiếp đó đưa về  
âm tiết như : ra, rung, rinh. Tiếp đến giúp học sinh đưa từ vào văn cảnh :  
Ví dꢁ: Da (tht) - Ra (vào)  
Danh( dự) - Ranh ( ma)  
Dâu (quả) - Râu (chòm)  
d. Học sinh đọc “l” thành “n” và “n” thành “l”  
Với học sinh việc phát âm sai l và n là phổ biến nên việc sꢀa l/n là việc làm  
cần thiết song không thể một sớm một chiều mà có kết quả ngay được. Bởi vì trẻ  
tiếp cận với quá nhiều người nói ngọng. Muốn sꢀa cho học sinh phát âm chuẩn  
hai âm này đꢂi hỏi giáo viên phải kiên trì và sꢀa cho các em mọi lúc mọi nơi,  
phải có sự giúp đỡ lẫn nhau để cùng khắc phꢁc, phải có phương pháp, cách thức  
luyện tập tốt nhất. Trong thực tế, học sinh hay đọc (nói) ngọng âm l thành n và  
ngược lại.  
10/30  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang minhvan 12/04/2025 390
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_tron.pdf