SKKN Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS

Hiện nay có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường, trong đó có hơn 143 nước đã đưa vào chương trình chính khoá ở tiểu học và trung học.
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
PHẦN I: MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:  
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã  
khẳng định “Giáo dục đào tạo quốc sách hàng đầu”, là nền tảng, động lực  
thúc đẩy phát triển kinh tế hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện  
đại hoá đất nước. Điều đó đã đặt ra cho ngành giáo dục nước ta những mục tiêu  
mới: cần giáo dục được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể  
chất, năng khiếu, kỹ năng, ý thức thẩm mỹ, để hướng tới việc xây dựng con  
người mới - con người hội chủ nghĩa. thế, mục tiêu của giáo dục Việt nam đã  
chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức chủ yếu sang hình thành và phát triển  
những năng lực cần thiết ở người học. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam thể hiện  
mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định  
học để cùng chung sống (Delor, 1996). Để làm được điều đó, mỗi trường học  
cần tăng cường giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh bên cạnh việc dạy tri thức  
và rèn luyện đạo đức.  
Ngay từ năm 2008, khi Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện,  
học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013 được phát động thì yêu cầu rèn kỹ năng sống  
cho HS ngày càng được chú trọng hơn; năm học 2009-2010, tại văn bản hướng  
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học số 7312/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2009 Bộ  
GD&ĐT đã yêu cầu các Sở giáo dục xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học  
đối với cấp tiểu học, THCS những nội dung cụ thể: “ Chú trọng giáo dục đạo đức,  
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với  
gia đình, cộng đồng và xã hội; tích hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong các  
môn học hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa  
phương”. Từ đó đến nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho HS các tiểu học, trường  
phổ thông ngày càng được chú trọng.  
Quán triệt việc triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29 - NQ/TW  
ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa XI về đổi  
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, năm học 2014 -2015 Sở GD-ĐT Quảng Trị chọn  
Điểm nhấn Tăng cường xây dựng văn hóa học đường kỹ năng sống cho học  
sinh” bên cạnh việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm khác. Điều đó  
một lần nữa khẳng định công tác giáo ducjh kỹ năng sống cho học sinh trong nhà  
trường phthông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần đào tạo ra  
những con người Việt Nam phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo; khả năng  
thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của hội.  
Hiện nay có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống  
vào nhà trường, trong đó hơn 143 nước đã đưa vào chương trình chính khoá ở  
tiểu học và trung học. Tuy nhiên chỉ một số không đáng kể các nước đưa kỹ  
năng sống thành một môn học riêng biệt, dụ như: Ma-la-wi, Căm-pu-chia…Còn  
đa số các các nước để tránh sự quá tải trong nhà trường, thường tích hợp kỹ năng  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
1
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
sống vào một phần nội dung môn học, chủ yếu là các môn học hội, đặc biệt  
thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.  
Nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng  
sống cho học sinh THCS; bản thân là một P.Hiệu trưởng được phân công phụ trách  
chuyên môn, chỉ đạo hoạt động Đội, hoạt động GDNGLL, các phong trào thi đua,  
các Hội thi và Điểm nhấn, tôi luôn trăn trở tìm ra các giải pháp tối ưu để năng cao  
hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS. Đó cũng chính là lí do tôi lựa  
chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng  
sống cho học sinh THCS " làm đề tài nghiên cứu trong 3 năm qua. Đối diện với  
nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình triển khai thực hiện, đến nay có thể  
khẳng định các giải pháp được vận dụng đem đến hiệu quả tích cực trong công tác  
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.  
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM  
1. Đối tượng nghiên cứu:  
- Học sinh trường THCS Lê Quý Đôn  
- Quá trình chỉ đạo, quản lí và triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục KNS ở  
trường THCS Lê Quý Đôn.  
- Những biện để tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS  
ở trường THCS Lê Quý Đôn - Vĩnh Linh - Quảng Trị.  
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
1. Nhóm phương pháp lý luận: Các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các văn  
bản hướng dẫn của ngành; tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông -  
NXB Giáo dục.  
2. Nhóm phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, thống kê, phân tích,  
tổng hợp các số liệu, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.  
3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: phiếu khảo sát, biểu bảng, ghi hình.  
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU  
1. Phạm vi nghiên cứu:  
Do điều kiện thời gian và phạm vi cho phép của SKKN, tôi chỉ tập trung  
nghiên cứu, khai thác hoạt động chỉ đạo, quản lí và triển khai thực hiện của BGH  
nhà trường; hoạt động học tập, rèn luyện, trải nghiệm của học sinh tại trường  
THCS Lê Quý Đôn để từ đó đề xuất một số biện pháp quản nhằm tăng cường  
giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS phợp với tình hình thực tế  
của nhà trường.  
2. Kế hoạch nghiên cứu  
Đề tài đã được nghiên cứu 3 năm nhưng vận dụng hiệu quả vào năm học  
2014 -2015.  
Thời gian  
Nội dung công việc  
Người thực  
hiện  
Ghi chú  
- Chuẩn bị các điều kiện về tài lực, vật  
T9/2014  
lực, nhân lực cho việc triển khai thự hiện BGH  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
2
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
đề tài.  
Từ 9/2014  
Triển khai các số nội dung, giải pháp để P.Hiệu trưởng,  
đến 4/2015 thực hiện đề tài có hiệu quả  
TPT,CBGV-  
NV và HS toàn  
trường  
5/2015  
Tổng kết, đánh giá, rút khinh nghiệm BGH,  
việc thực hiện đề tài.  
TPT,GVCN  
PHẦN II: NỘI DUNG  
Chương I:  
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG  
I. Kỹ năng sống là gì?  
nhiều quan niệm khác nhau về KNS:  
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống khả năng để có hành vi thích  
ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách  
thức của cuộc sống hàng ngày.  
- Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận thay đổi giúp thay đổi hoặc hình  
thành hành vi mới.  
- Theo Tổ chức GD, KH và Văn Hóa, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo  
dục: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định học để cùng chung sống.  
Nói tóm lại: kỹ năng sống kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng hội  
cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, khả năng  
làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với hội,  
khă năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.  
II. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông  
1. Tương tác.  
Kỹ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng tự đọc  
tài liệu phải thông qua hoạt động tương tác với người khác. Nhiều kỹ năng sống  
được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học những  
người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề…) thông qua  
hoạt động học tập hoặc các hoạt động hội trong nhà trường. vậy, việc tổ chức  
các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để  
giáo dục kĩ năng sống hiệu quả.  
2. Trải nghiệm  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
3
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các  
tình huống thực tế. Kinh nghiệm được khi học sinh được hành động trong các  
tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng điều chỉnh các kỹ năng phù  
hợp với điều kiện thực tế.  
Giáo viên cần thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ  
học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm biết  
phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.  
3. Tiến trình  
Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong “ngày một ngày hai” mà  
đòi hỏi phải cả tiến trình: nhận thức-hình thành thái độ-thay đổi hành vi. Đây là  
một quá trình mà mỗi yếu tố thể khởi đầu cho một chu trình mới. Do đó nhà  
giáo dục thể tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái  
độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo  
nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.  
4.Thay đổi hành vi  
Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người đọc thay đổi  
hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy người đọc thay đổi  
hay định hướng lại các giá trị , thái độ hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái  
độ và giá trị ở từng con người một quá trình khó khăn, không đồng thời. Do đó,  
các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh  
duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc  
thay đổi giá trị, thái độ những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các  
giá trị, thái độ và hành vi mới. Giáo viên không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bài  
“hộ” học sinh, mà cần tạo điều kiện cho học sinh tự tóm tắt những ghi nhận cho  
bản thân sau mỗi giờ học/ phần học.  
5. Thời gian - môi trường giáo dục.  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
4
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng  
sớm càng tốt đối với HS. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tại cơ hội cho  
học sinh áp dụng kiến thức kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống.  
Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học,  
trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác.  
III. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.  
(Theo tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông - NXB Giáo dục.)  
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế thực trạng giáo dục KNS ở  
Việt Nam những năm qua, có thể đề xuất nội dung giáo dục KNS cho HS trong các  
nhà trường phổ thông bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết sau:  
1. Kĩ năng tự nhận thức.  
Tự nhận thức tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.  
Kĩ năng tự nhận thức khả năng của con người hiểu về chính bản thân  
mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ hội của bản thân; biết nhìn nhận,  
đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm  
yếu,…của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả  
nhận ra lúc bản thân mình đang cảm thấy căng thẳng.  
Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc  
biệt là qua giao tiếp với người khác.  
2. Kĩ năng xác định giá trị.  
Mỗi người đều một hệ thống giá trị riêng. Kĩ năng xác định giá trị khả  
năng con người hiểu được những giá trị của bản thân mình. Kĩ năng xác định giá  
trị ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người, kĩ năng này còn  
giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những  
giá trị niềm tin khác.  
3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.  
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức cảm xúc của mình  
trong một tình huống nào đó hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân  
người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh thể hiện cảm xúc một  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
5
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
cách phù hợp. Kĩ năng xử cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử cảm xúc,  
kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản cảm xúc.  
4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.  
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng  
đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống, là  
khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng,  
cũng như biết cách suy nghĩ ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.  
5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.  
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chúng ta có thể nhận được những lời  
khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của  
mình; đồng thời cơ hội để chúng ta chia sẽ, giải bày khó khăn, giảm bớt được  
căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất  
cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn ứng phó với căng thẳng.  
Đồng thời, để phát huy hiệu quả của kĩ năng này, cần kĩ năng lắng nghe, khả năng  
phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kĩ năng ra quýêt định lựa chọn cách giải quyết tối  
ưu sau khi được tư vấn.  
6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin.  
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày  
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định giải quyết  
vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và  
lạc quan trong cuộc sống.  
7. Kĩ năng giao tiếp.  
Kĩ năng giao tiếp khả năng tểh bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình  
thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và  
văn hoá, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng  
quan điểm. Bày tỏ ý kiến ba gồm cả bày tỏ về suy nghĩ sự tư vấn khi cần thiết.  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
6
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
Kĩ năng giao tiếp yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự  
cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm  
soát cảm xúc.  
8. Kĩ năng lắng nghe tích cực:  
Lắng nghe tích cực một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có  
kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm  
lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh  
mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời  
đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.  
9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.  
Thể hiện sự cảm thông là khả năng thể hình dung và đặt mình trong hoàn  
cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu chấp nhận người khác vốn những  
người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu cảm xúc và tình cảm của người  
khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.  
10. Kĩ năng thương lượng  
Thương lượng khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng  
thời thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh thống nhất về cách suy nghĩ,  
cách làm hoặc về một vấn đề đó.  
Kĩ năng thương lượng bao gồm nhiều yếu tố của kĩ năng giao tiếp như lắng  
nghe, bảy tỏ suy nghĩ một phần quan trọng của giải quyết vấn đề giải quyết  
mâu thuẫn. Một người kĩ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu  
quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.  
11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.  
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn khả năng con người nhận thức được nguyên  
nhân nảy sinh mâu thuẫn giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực,  
không dùng bạo lực, thoả mãn được nhu cầu quyền lợi các bên và giải quyết cả  
mối quan hệ giữa các bên một cách hoà bình.  
12. Kĩ năng hợp tác.  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
7
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẽ trách nhiệm, biết cam kết và  
cùng làm việc hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Sự hợp tác trong  
công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tụê, tinh  
thần thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng hiệu quả cao hơn trong  
công việc chung.  
13. Kĩ năng tư duy phê phán:  
Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn  
diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng…xảy ra. Để phân tích một cách có phê phán,  
con người cần:  
14. Kĩ năng tư duy sáng tạo  
Kĩ năng tư duy sáng tạo khả năng nhìn nhận giải quyết vấn đề theo một  
cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp tổ chức mới; là  
khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm ý tưởng, quan điểm,  
sự việc; độc lập suy nghĩ.  
15. Kĩ năng ra quyết định.  
Kĩ năng ra quyết định khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn  
phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống  
một cách kịp thời. Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên  
trông chờ, phụ thuộc vào người khác, mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những  
người tin cậy trước khi ra quyết định.  
16. Kĩ năng giải quyết vấn đề.  
Kĩ năng giải quyết vấn đề khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn  
phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc  
tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra  
quyết định cần nhiều KNS khác như: giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán,  
duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định…  
17. Kĩ năng kiên định.  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
8
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
Kĩ năng kiên định khả năng con người nhận thức được những gìmình  
muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các  
bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể,  
dung hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.  
Để kĩ năng kiên định con người cần xác định được các giá trị của bản  
thân, đồng thời phải kết hợp tốt với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin  
kĩ năng giao tiếp.  
18. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm:  
Đảm nhận trách nhiệm khả năng con người thể hiệ sự tự tin, chủ động và ý  
thức cùngchia sẽ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận  
trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm  
kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.  
19. Kĩ năng đặt mục tiêu:  
Kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản  
thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó. Kĩ  
năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống mục đích, kế hoạch và có khả năng  
thực hiện được mục tiêu của mình.  
20. Kĩ năng quản thời gian:  
Kĩ năng quản thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc  
theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm, trong một  
thời gian nhất định. Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế  
hoạch, đặt mục tieu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được  
những căng thẳng do áp lực công việc.  
21. Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin.  
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kĩ năng tìm kiếm xử lí thông  
tin là một KNS quan trọng giúp con người thể được những thông tin cần thiết  
một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
9
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
Kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin cần kết hợp với kĩ năng tư duy phê phán  
kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ.  
Chương I:  
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HS Ở  
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN - VĨNH LINH - QUẢNG TRỊ  
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG  
1. Tình hình ntrường:  
Trường THCS Lê Quí Đôn một ngôi trường có qui mô nhỏ (8 lớp học),  
đóng ở Đông Nam thị trấn Hồ Xá, đào tạo con em của 8 khóm phố trên địa bàn thị  
trấn. Tuy nhiên, địa điểm trường đóng là vùng kinh tế đa thành phần: buôn bán, thợ  
thủ công, trồng cây cao su, nông nghiệp. Nhìn chung, với hoạt động kinh tế đó đời  
sống của nhân dân tương đối ổn định, song thu nhập của một số phụ huynh không  
cao. Một bộ phận dân làm nông nghiệp và khai thác cát sạn đời sống gặp nhiều  
khó khăn, một số phụ huynh không có việc làm ổn định thường đi làm xa nhà nên  
việc quan tâm học tập của con em còn nhiều hạn chế, tư tưởng phó thác cho nhà  
trường, phần nào đã làm ảnh hưởng đến nề nếp kỷ cương chất lượng giáo dục  
của nhà trường. Sau hơn 10 năm xây dựng tại trụ sở mới, được sự quan tâm đầu tư  
của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục, nhà trường đã lớn mạnh về mọi mặt. Năm  
học 2013 - 2014 trường có 8 lớp với tổng số 195 học sinh. Tổng số phòng học là 8  
phòng; có 3 phòng học bộ môn và 2 phòng chức năng; có khu hiệu bộ riêng. Môi  
trường, cảnh quan nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp, hệ thống xử lý rác  
thải, hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, các công trình vệ sinh đảm bảo  
theo nhu cầu sinh hoạt của giáo viên và học sinh và đúng yêu cầu của trường đạt  
chuẩn Quốc gia. Có hệ thống tường rào bao quanh đảm bảo an ninh trật tự trường  
học.  
* Tình hình đội ngũ:  
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 25 người, trong đó Ban giám hiệu 2  
người, giáo viên đứng lớp 20 người, nhân viên 3 người. Trình độ đào tạo: 25/25  
CBGV- NV nhân đạt chuẩn - đạt tỷ lệ 100%, trong đó 22/25 CBGV-NV có trình độ  
trên chuẩn - đạt 88%, 25/25 CBGV-NV có trình độ tin học A và trên A - tỷ lệ 100  
%. GV dạy giỏi cấp tỉnh, huyện: 9/ 20 đ/c - đạt 45%  
Từ thực trạng trên, trong quá trình triển khai và chỉ đạo hoạt động giáo dục,  
nhà trường đã gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định:  
a. Thuận lợi:  
Trường THCS Lê Quý Đôn đóng tại trung tâm thị trấn Hồ Xá - Vĩnh Linh, là  
một đơn vị trực thuộc phòng GD - ĐT Vĩnh Linh. Trường đủ các khối lớp của  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
10  
Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS tại  
trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
cấp học, trung bình học sinh trên mỗi lớp 25 em theo quy định của điều lệ trường  
trung học. Nhìn chung học sinh chăm ngoan, cần cù và hiếu học.  
Đội ngũ giáo viên giáo viên giảng dạy: giáo viên có năng lực công tác tốt, có  
ý thức học tập nâng cao nghiệp vụ, có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh với tỷ  
lệ cao. Không có giáo viên vi phạm kỷ luật. Tập thể đoàn kết thân ái, có ý thức xây  
dựng tập thể, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Đội ngũ cán bộ  
đảng viên mạnh về chuyên môn, vững vàng về tư tưởng chính trị.  
Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia, tương đối đầy đủ,  
hiệu quả sử dụng cao, phát huy được các thế mạnh.  
Trường được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương,  
sự chỉ đạo trực tiếp về nhiều mặt của Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh.  
Công tác xã hội hoá giáo dục phát triển sâu rộng được triển khai thường  
xuyên ngày càng thực chất thiết thực. Bước đầu tạo được cơ chế từng bước  
hoàn thiện các điều kiện thúc đẩy phong trào toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp  
giáo dục. Phụ huynh học sinh quan tâm đầu tư xây dựng nhà trường.  
b. Khó khăn:  
Đội ngũ với 20 giáo viên, một số GV lớn tuổi với tâm lý chung ngại khó,  
ít tham gia tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. vậy việc thực  
hiện đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT trong soạn giảng  
để nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường còn những hạn chế nhất định. Một số  
môn còn thiếu GV giảng dạy, buộc GV môn khác phải dạy kiêm nhiệm thêm.  
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu tính hiện đại chưa hoàn thiện.  
Còn thiếu các phòng đa chức năng. Các phòng học bộ môn mặc đã nhưng  
được nhà trường vận dụng, sửa chữa, cơi nới từ những phòng học cấp 4, qua nhiều  
năm sử dụng nay đã xuống cấp nhưng nhà trường chưa nguồn kinh phí để xây  
dựng mới.  
Một số phụ huynh công ăn việc làm chưa ổn định, thường xa nhà hoặc thiếu  
điều kiện về kinh tế nên chưa chăm lo đến việc học tập và rèn luyện của con em  
mình, gửi gắm và phó thác cho nhà trường. Điều đó dẫn đến tình trạng vẫn còn học  
sinh yếu về lực học đạo đức, chưa có ý thức vươn lên.  
2. Một số kết quả đạt được trong công tác quản hoạt động dạy học của  
nhà trường trong những năm qua.  
- BGH nhà trường đã nhận thức được HĐDH hoạt động trung tâm của đơn  
vị, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác. Quản tốt hoạt động  
này sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Từ nhận thức đó, các nhà trường đã xây dựng  
một hệ thống biện pháp quản cụ thể tập trung chỉ đạo thành công một số khâu  
của từng nội dung quản lý.  
- BGH đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, hợp lí; đã biện pháp quản  
lí, tổ chức thực hiện hoạt động dạy học tương đối hiệu quả.  
- Với mỗi nội dung quản HĐDH các nhà trường đều chú ý xây dựng được  
một số biện pháp cụ thể để chỉ đạo hiện thực. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo,  
GV thực hiện: thị Khuyên – P.HT trường THCS Lê Quý Đôn Vĩnh Linh  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 28 trang minhvan 19/07/2024 960
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_tang_cuong_giao_duc_ren_luyen_ky.doc