SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung. Trường trung học phổ thông (THPT) Vĩnh Linh được xem là một trong những kho đào tạo ra những nhân tài cho đất nước qua gần 60 năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hàng năm Sở GD-ĐT Quảng Trị đều có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, năm học này Sở tiếp tục có công văn số
1535/KHGD-ĐT ngày 06/09/2018 về “ Hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học”,
trong đó có nội dung tổ chức thi học sinh giỏi trên cơ sở đó phát hiện những học sinh
có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập; lựa chọn những học sinh có
thành tích cao để chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp Quốc gia. Điều này đã đặt ra cho Ban
giám hiệu nhà trường và nhất là các Tổ trưởng chuyên môn phải suy nghĩ để tìm ra biện
pháp sao cho phù hợp và hiệu quả của bộ môn mình phụ trách.
Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì vậy, bồi dưỡng học
sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung. Trường trung học phổ thông
(THPT) Vĩnh Linh được xem là một trong những kho đào tạo ra những nhân tài cho đất
nước qua gần 60 năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định việc phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Trong vài năm gần đây, chất lượng giáo dục các mặt của trường THPT
Vĩnh Linh có nhiều tiến bộ trong đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo
quan tâm rất nhiều, số giải học sinh giỏi cấp tỉnh được tăng lên các năm. Tuy nhiên, số
lượng học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm không ổn định, chất lượng các giải không cao.
Đặc biệt, riêng lẻ ở vài môn số lượng giải còn ít hơn một số trường trong địa bàn Huyện
hoặc trong Tỉnh, mà ở một vài môn trong đó có môn Sinh học, đội tuyển học sinh giỏi
không đủ số lượng (6em/1môn của đội chính thức). Mặt khác, một số phụ huynh
không muốn cho con mình học bồi dưỡng vì nội dung kiến thức học bồi dưỡng và cách
ra đề thi không gần gủi với thi trung học phổ thông quốc gia. Vì thế phụ huynh cho rằng
học bồi dưỡng học sinh giỏi không thiết thực và hiệu quả…Đó là những vấn đề trăn trở
mà với trọng trách của người Tổ trưởng chuyên môn của nhà trường tôi phải suy nghĩ
tìm ra biện pháp tháo gỡ để bảo đảm sao cho phong trào học tập của học sinh được duy
trì tốt nhất và việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phong trào mũi nhọn của nhà trường đạt
được kết quả cao nhất, với những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề xuất “ Một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở
trường THPT”.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc với tài liệu, giáo trình của học
sinh giỏi.
- Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh giỏi trong đội
tuyển thi học sinh giỏi.
- Nâng cao sự hợp tác và phối hợp giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 11,12 thuộc đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh
học trường THPT Vĩnh Linh.
- Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp trung học phổ thông.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 1 -
- Điều tra thực tế.
- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Đánh giá kết quả qua các năm.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Từ năm học 2013 – 2014 thay đổi phương pháp bồi dưỡng.
- Năm 2014 -2015 áp dụng và thực nghiệm phương pháp bồi dưỡng mới.
- Từ năm 2015 – 2016 đến nay tiếp tục áp dụng các giải pháp này.
- 2 -
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Hội nghị lần 8 của BCHTW khóa XI về“Đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Trong đó có nêu: Đối với giáo dục
phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, sự nghiệp trồng người là một
trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Với mỗi đối tượng giáo dục đều phải có những
phương pháp chung và những giải pháp đặc thù. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm
vụ rất vinh quang nhưng không kém phần vất vả. Đối tượng học sinh này có khả năng
nhận thức tốt nhưng đây chỉ là điều kiện cần, bởi đó chỉ là một nền tảng bền vững còn
việc phát triển nền tảng ấy ra sao còn phải nhờ quá trình rèn luyện và học tập. Và người
Thầy chính là người giữ trách nhiệm phát triển nền tảng ấy.
Học sinh giỏi phải là người có tư chất thông minh, đồng thời có sự nỗ lực cá
nhân, tự học, tự rèn luyện, sự đam mê, nghị lực phi thường đối với công việc của mình
làm, lại được sống trong một môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tài
năng. Không phải ai có tư chất thông minh cũng đều say mê với công việc, cũng đều có
những nỗ lực cá nhân cần thiết để đạt tới tài năng. Ở đây đòi hỏi sự tu luyện của bản
thân, công tác giáo dục của gia đình, xã hội và môi trường sống tốt. Vai trò của nhà
trường và xã hội trong việc tạo nên điểm tựa cho tài năng nảy nở và phát triển là rất lớn,
chẳng khác nào hạt giống tốt được nảy mầm và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ. Người tài
là những cá biệt, có năng lực đặc biệt xuất sắc, có những cá tính khác thường, và do vậy
cần được giáo dục theo một chương trình đặc biệt và cần phải có những giải pháp, những
“nghệ thuật” trong quá trình dạy học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Sách giáo khoa sinh học lớp 10,11,12 do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát
hành.
Bộ đề thi THPT Quốc gia và học sinh giỏi quốc gia của Bộ GD&ĐT qua các
năm.
Bộ sách tham khảo về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10,11,12 do các
tác giả biên soạn như: Vũ Đức Lưu; Phan Khắc Nghệ; Đỗ Mạnh Hùng.....
Tuyển tập đề thi Olympic sinh học từ năm 2009 – 2018.
Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hoành (1980) “Lí
luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998) “Lý luận dạy học
Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương pháp dạy học”...
III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HIỆN NAY
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường
gặp nhiều khó khăn. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội
dung, chương trình đào tạo thiếu tính liên thông và liên môn, số học sinh đam mê bộ
môn Sinh học rất hạn chế có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguên nhân khách quan là
nghành nghề để cho học sinh theo khối B rất hạn chế. Một số trường Y thi đầu vào điểm
- 3 -
quá cao, thời gian học tập rất dài do đó đã hạn chế rất lớn số học sinh có năng lực tốt
nhưng không giám chọn bộ môn Sinh học dẫn đến đội tuyển thường bị hụt về số lượng.
Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài
liệu. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảm nhiệm nhiều công tác kiêm nhiệm khác
như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn,… .
Ngoài ra, một bộ phận học sinh chưa thực sự yên tâm khi được chọn vào đội
tuyển của trường vì phải mất nhiều thời gian, sợ thiếu kiến thức về các môn liên quan
đến thi THPT Quốc gia. Do đó học sinh giỏi không mấy tha thiết khi được chọn bồi
dưỡng, dẫn đến khi chọn vào đội tuyển đa số thiếu số lượng hoặc có đủ số lương thì chất
lượng chưa theo mong muốn của giáo viên.
Hơn nữa, chế độ tuyển ưu đãi đối với học sinh giỏi tỉnh còn ít đã làm cho nhiều
học sinh và phụ huynh không “mặn mà” với các kỳ thi học sinh giỏi mà thay vào đó sẽ
chọn con đường ít chông gai hơn để đi tới đích.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi sự dày công của thầy và
sự hết mình của trò. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp những khó khăn như: về
thời gian, người thầy phải đảm bảo số tiết theo Luật viên chức và trò phải học đủ tất cả
các môn theo chương trình qui định. Do đó, thầy và trò đều cần có thời gian cho hoạt
động này.
Nhiều địa phương cũng chưa có một chế độ đãi ngộ hợp lí với các Thầy cô trực
tiếp phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều Thầy cô giáo đã và đang hết mình cho
công việc này, bởi tự trọng nghề nghiệp, niềm đam mê và lòng yêu thương học trò. Bên
cạnh đó cũng có một số ít giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhưng chưa thực sự gắn
bó với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra, phương pháp học của nhiều học sinh trong các đội tuyển vẫn còn thụ
động, còn trông chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp trong mỗi tiết học mà chưa
chủ động tự tìm hiểu. Một số em đã xác định được vai trò của tự học nhưng lại chưa tìm
ra phương pháp học tập đúng đắn và đạt hiệu quả.
Nếu những học sinh ưu tú được ươm, trồng, phát triển trên những mảnh đất có đủ
điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởi những con người có tri thức, có tâm
huyết thì chắc chắn THPT Vĩnh Linh nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ không thiếu nhân
tài. Và như vậy, nhân tài Việt Nam không chỉ phụng sự đất nước, mà còn cho cả sự phát
triển của nhân loại, nhất là trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI MÔN SINH HỌC
A. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ TƯ LIỆU
Về nội dung và chương trình: Việc tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã trãi
qua nhiều năm nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một chương trình chính thống
nào do Bộ hoặc Sở Giáo dục và đào tạo phát hành. Bởi vậy, chúng tôi đã chủ động
nghiên cứu và xây dựng các nội dung dựa trên công văn của Sở và Hội đồng bộ môn
Sinh học tỉnh Quảng Trị về hướng dẫn nội dung chương trình thi học sinh giỏi lớp 12.
Trong những năm trở lại đây, kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh tổ chức vào đầu năm học
(đầu tháng 10) và thi chọn đổi tuyển học sinh giỏi quốc gia sau khoảng 2 tuần, đồng thời
Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh lớp 11 được tham gia; vì vậy chúng tôi phải
đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình trên cơ bản trước khi bước vào đội tuyển.
Sinh học là môn khoa học có tầm kiến thức rộng và các kiến thức Sinh học đang
mở rộng với tốc độ nhanh chưa từng có, vì vậy môn Sinh học luôn cần đến sự hỗ trợ
kiến thức của các môn học khác như: Toán học, Vật lý và Hóa học… Tôi đã tìm hiểu
- 4 -
một số chuyên đề bổ trợ như: toán xác suất và hóa hữu cơ để phục vụ giảng dạy phân
môn Di truyền học, phân môn Sinh lí thực vật cần sự bổ trợ của một số chuyên đề.
Dựa trên kế hoạch số: 1535/KH-GDĐT của Sở GD&ĐT Quảng Trị, ngày
06/09/2018. Tổ chuyên môn Sinh học trường THPT Vĩnh Linh lập kế hoạch bồi dưỡng
cho hàng năm cũng như năm học 2018 – 2019 như sau:
TT Nội dung theo chủ đề
Dự kiến thời Người giảng dạy
lượng ôn tập
(tiết)
1
Sinh học tế bào, thành phần
hóa học tế bào, Cấu trúc tế bào,
chuyển hóa vật chất và năng
lượng, phân bào.
32
Nguyễn Định
Phan Thị Ngọc Lan
2
3
4
5
Sinh lí động vật.
Sinh lí thực vật
Di truyền và biến dị
Ôn tập tổng hợp
16
16
20
20
Nguyễn Định
Bùi Thị Lan Hương
Lê Hoàng Bắc
Nguyễn Định
Lê Hoàng Bắc
Với cấu trúc chương trình và thời lượng như trên chúng tôi bắt đầu tổ chức bồi
dưỡng cho học sinh vào đầu lớp 11 của mỗi năm học. Vào thời điểm mùa hè đầu lớp 12
bắt đầu tăng thời gian bồi dưỡng đồng thời kiểm tra đánh giá định kì sau mỗi chủ đề.
Về tư liệu: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc bồi
dưỡng học sinh giỏi. Đặc biệt là 2 bộ sách Sinh học cơ bản và Sinh học nâng cao của lớp
10,11,12 do nhà xuất bản giáo dục.
Ngoài ra, nhiều năm qua, bộ môn chúng tôi đã tham khảo và tích lũy được các đề
thi học sinh giỏi các cấp của Tỉnh nhà và các tỉnh khác. Đây là nguồn tư liệu vô cùng
quý giá mà giáo viên sử dụng, chọn lọc để ôn luyện và kiểm tra đánh giá đội tuyển một
cách có hiệu quả trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời đánh giá và lựa chọn
những học sinh ở đội tuyển chính thức và dự bị (thí sinh tự do)
B. BỒI DƯỠNG ĐỘI NGỦ
Trong kế hoạch giảng dạy đầu năm, tổ phân công mỗi giáo viên nghiên cứu sâu
một chuyên đề. Giáo viên được phân công có trách nhiệm biên soạn chương trình, nội
dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức. Việc phân chia nhỏ nội
dung phù hợp với điểm mạnh của mỗi người sẽ giúp giáo viên đầu tư đào sâu chuyên
môn, đọc và dịch tài liệu nước ngoài, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề
thi về kiến thức và kỹ năng ở các đề thi đã qua. Sau đó, giáo viên sẽ trình bày nội dung
chuyên đề để cả tổ cùng trao đổi rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện.
Những nội dung giáo viên biện soạn và trình bày trước tổ sẽ được tổ chức lồng
ghép vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, trên tinh thần góp ý trao đổi hoàn thiện dần
các nội dung, sau đó trở thành nguồn tư liệu chung cho cả tổ và sử dụng cho các năm
tiếp theo.
Nội dung các chuyên đề không chỉ để cho mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn
tham khảo mà còn là tài liệu cho học sinh học tập.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham gia học hỏi giao lưu về công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi các trường THPT trên địa bàn cụm và toàn Tỉnh.
C. PHÁT HIỆN HỌC SINH CÓ NĂNG LỰC VÀ ĐAM MÊ BỘ MÔN
- 5 -
Đây là một khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên phải phát hiện, đánh giá được tư chất và
năng lực của học sinh. Đồng thời tìm hiểu và tâm tư với học sinh về nguyện vọng xem
học sinh đó có gắn môn bồi dưỡng học sinh giỏi với tổ hợp thi THPT Quốc gia để xét
tuyển vào các trường đại học hay không đây là quyền lợi thiết thực của học sinh, vì vậy
các em sẽ quyết tâm tham phấn đấu nổ lực hết sức. Bên cận đó có một số em có năng
lực tốt nhưng thiếu sự tự tin hoặc dó định hướng của gia đình các em không mạnh dạn
tham gia vào đội tuyển nhưng khi có sự tư vấn động viên của giáo viên bộ môn kết hợp
giáo viên chủ nhiệm thì các em sẽ có thêm nghị lực để khẳng định việc lựa chọn của bản
thân là đúng và tự tin tham gia vào đội tuyển. Ngoài những yếu tố trên qua nhiều năm
phụ trách đội tuyển, tôi thường chú trọng thêm một số năng lực sau đây của học sinh:
+ Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực đọc tài liệu và tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối
quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành.
+ Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay
không?
+ Năng lực tự học và năng lực hợp tác.
+ Khả năng vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn. Có khả năng tìm tòi
phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện để thực
hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
+ Độ “lì” – sức bền thần kinh.
+ Cái quan trọng nhất “ định hướng nghề nghiệp của học sinh liên quan đến bộ
môn Sinh học”
D. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY CỦA THẦY VÀ HỌC CỦA TRÒ
Chúng tôi quan niệm, việc cung cấp kiến thức chuyên ngành cho học sinh là cần
thiết nhưng quan trọng hơn là mọi biện pháp sư phạm của giáo viên phải đạt tới cái đích
là thắp lên và duy trì ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi học sinh với môn Sinh học.
Nhà giáo dục người Nga Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức
mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ
cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống
khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Phẩm chất, uy tín, năng lực của người thầy có
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố
hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền cảm
hứng, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương
pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực
chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học,
tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp.
1. Phương pháp dạy của Thầy
Hiện nay, trong các phương pháp dạy học tích cực, đã chuyển việc lấy giáo viên
làm trung tâm trong quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào học sinh; vì thế vai
trò của người Thầy ngày càng quan trọng hơn. Uyliam Batơ Dit đã khẳng định “Nhà
giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy
ngọn lửa cho tâm hồn”.
Quả đúng như vậy, một người Thầy giỏi, trước hết phải là người biết khơi dậy
ngọn lửa đam mê đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Nhưng bằng cách nào và làm như thế
nào thì đó lại là một nghệ thuật trong nghề dạy học. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi,
trước hết người giáo viên phải truyền cho học sinh sự tự tin vào chính bản thân mình.
- 6 -
Một điều chắc chắn rằng, các em sẽ làm được và thậm chí trong tương lai không xa, các
em sẽ thành công hơn cả các Thầy, các Cô.
Ngoài ra, trong mỗi giờ lên lớp, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
sẽ có tác dụng kích thích học sinh niềm say mê học tập, khả năng tìm tòi, bồi dưỡng
năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc
sống. Theo quan điểm của tôi, một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong nghề
dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh. Việc
tạo ra những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức, những hoạt động
khám phá sẽ kích thích được nhu cầu khám phá của học sinh, tạo động lực cho quá trình
học tập.
Việc khơi dậy ngọn lửa đam mê trong mỗi học sinh đã là một việc khó đối với
giáo viên nhưng việc duy trì ngọn lửa ấy như thế nào thì còn là bài toán nan giải với
những người làm công tác giáo dục. Với kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy, chính
trong quá trình học tập, các em học sinh tự khám phá ra tri thức lại là nguồn động lực,
nguồn nhiên liệu dồi dào để duy trì và thổi bùng lên ngọn lửa đam mê ấy.
Trong hành trình đi tìm tri thức, việc định hướng của giáo viên cũng không kém
phần quan trọng. Đối với học sinh giỏi, không phải chỉ dừng lại ở việc các em đã đọc
được bao nhiêu tài liệu, nhớ được bao nhiêu nội dung mà quan trọng hơn là biết khai
thác và sử dụng các tài liệu đó như thế nào? Như vậy, giá trị của một tài liệu phụ thuộc
vào khả năng khai thác và phạm vi sử dụng để đạt hiệu quả trong công việc và giáo viên
chính là người định hướng việc sử dụng tài liệu của học sinh. Trong quá trình dạy học,
người giáo viên phải đưa ra những mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần phải đạt
tới và dựa trên những đơn vị kiến thức cơ bản, học sinh sẽ sử dụng tài liệu tham khảo để
thực hiện các mục tiêu mà giáo viên đã đề ra. Trong quá trình này, học sinh sẽ phải huy
động mọi nội lực của bản thân để tìm ra con đường ngắn nhất, chính xác nhất để đi tới
đích cần đạt. Như vậy, thông qua việc làm này sẽ giải phóng được năng lực sáng tạo của
học sinh.
2. Phương pháp học của trò
Với khối lượng kiến thức khổng lồ, tự học là điều kiện tất yếu trên con đường
thành công. Mặc dù gọi là “Tự học” nhưng giáo viên vẫn phải là người định hướng cho
quá trình tự học của học sinh. Tôi cho rằng hướng dẫn học sinh tự học là điều rất quan
trọng, vì con đường ngắn nhất để học sinh đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự
nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê,
hứng thú đối với môn học. Vậy làm sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập
của học sinh? Những giải pháp mà trong nhiều năm qua tôi đã và đang thực hiện:
Bước 1: Nêu ra những quyền lợi khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi.
Ngoài những quyền lợi được quy định của trường và Sở Giáo và Đào tạo thì mỗi
học sinh khi tham gia đội tuyển được tạo điều kiện hết sức thuận lợi về mọi mặt như; tài
liệu, kiến thức phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia, phần thưởng của tổ chuyên môn trích
ra từ quỹ bồi dưỡng học sinh giỏi do nhà trường chi trả, ngoài ra ở mỗi kì thi trước và
sau khi thi đều được tổ chức gặp mặt để động viên cũng như rút kinh nghiệm.
Theo tôi nhận thấy, mặc dù phần thưởng có giá trị vật chất rất nhỏ nhưng điều này
đã đem lại một giá trị tinh thần nhất định, các em rất cố gắng để khẳng định mình trước
tập thể và nhà trường.
Bước 2: Thành lập từng nhóm học tập hoặc đôi bạn cùng tiến (có thể thay đổi theo
từng chuyên đề trong quá trình bồi dưỡng)
Sau khi được giáo viên giới thiệu về chuyên đề thì học sinh sẽ thành lập từng cặp
một để chuẩn bị hoàn thành chuyên đề và báo cáo.
- 7 -
Những em có năng lực tốt hơn có trách nhiệm giúp đỡ những bạn còn hạn chế về
một số phần kiến thức nào đó.
Bước 3: Giáo viên cung cấp thêm nguồn tư liệu và nêu những yêu cầu cần đạt được
của từng chuyên đề.
Bước 4: Báo cáo, thảo luận (học sinh) và chuẩn hóa kiến thức (giáo viên).
Giáo viên cung cấp địa chỉ email của lớp hoặc giáo viên, yêu cầu học sinh khi
hoàn thành nhiệm vụ thì gửi lên email, sau đó các em trong đội tuyển vào đọc tham khảo
góp ý và hoàn thiện.
Trong quá trình này sẽ gặp những khó khăn và vướng mắc thì chính giáo viên là
người giúp đỡ và hoàn chỉnh kiến thức cho các em.
Bước 5: Giáo viên tổng hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh (đề cương)
Bước 6: Kiểm tra, đánh giá
Song song với việc trang bị, tích lũy kiến thức cho học sinh thì cũng cần tăng
cường khâu kiểm tra, đánh giá. Ngoài kênh đánh giá của giáo viên thì với đối tượng học
sinh giỏi, việc khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh là một việc làm cần thiết.
Sau mỗi chủ đề theo phân công thì giáo viên tiến hành cho các học sinh trong đội
tuyển làm một bài kiểm tra để rèn sức bền thần kinh, rèn kĩ năng trình bày. Ngoài ra, qua
mỗi bài kiểm tra, tôi còn khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh. Việc tổ chức chấm
chéo bài, học sinh phải chỉ ra trong từng câu trả lời của bạn, những điểm nào trùng với
mình, những điểm nào khác. Sau đó, học sinh phải tự đánh giá xem những điểm khác đó
là đúng hay sai hoặc chưa thể khẳng định. Trong trường hợp chưa thể khẳng định chắc
chắn thì sẽ đưa ra trước lớp để cùng thảo luận và giáo viên sẽ là người đánh giá cuối
cùng.
Thông qua mỗi bài chấm, học sinh sẽ học được từ bạn kĩ năng, cách trình bày và
còn được bổ sung thêm kiến thức; đồng thời những khiếm khuyết nào trong bài của bạn
cần tránh.
Sau đây, tôi xin giới thiệu về một phần trong chương trình bồi dưỡng “ Sinh lí
động vật lớp 11” phần Tiêu hóa:
Chuyên đề
TIÊU HÓA
Phần A: KIẾN THỨC
I. CÁC YÊU CẦU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC.
- Nêu được chiều hướng tiến hóa về quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Cơ chế tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Biết được tên các bộ phận và hình thức tiêu hóa diễn ra tại các bộ phận ở động vật có
ống tiêu hóa.
- Xác định được quá trình tiêu hóa ở bộ phận nào là quan trọng nhất ở động vật có ống
tiêu hóa.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số câu hỏi thực tế.
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN.
- Học sinh sưu tầm các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau dưới dạng kênh hình,
kênh chữ...
- Nghiên cứu tài liệu, quan sát hình dạng ngoài của cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động
vật.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan tới các bộ phận nơi diễn ra các hình thức tiêu hóa như:
tiêu hóa nội bào hay ngoại bào; tiêu hóa cơ học hay tiêu hóa hóa học.
- 8 -
- Thiết lập mối quan hệ về các vấn đề cần nghiên cứu: mối quan hệ thứ bậc, quan hệ
ngang hàng, quan hệ phụ thuộc hay quan hệ song song...
- Mô tả, phân tích đường đi của nguồn thức ăn tới các bộ phận tiêu hóa trong cơ thể
đặc biệt ở động vật có ống tiêu hóa...
- Thiết lập sơ đồ về mối liên quan giữa các bộ phận hoặc sơ đồ hóa hệ thống kiến thức.
- Tìm tòi các câu hỏi bài tập, tình huống vận dụng kiến thức để giải thích.
Một số ví dụ về sản phẩm tư liệu học tập
Hình 1: Dạ dày đơn và ruột động vật ăn thực vật. Hình 2: Dạ dày đơn
- 9 -
Hình 3: Dạ dày 4 ngăn của động vật nhai lại.
- 10 -
III. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Khái niệm tiêu hoá:
Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất
đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
2.Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật
đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào
không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào
sử dụng.
3.Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá
Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu
hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa
hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào
trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
4.Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau
- 11 -
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_trong_cong_ta.doc