SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Nam Đàn 2
Đóng trên địa bàn thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống của người dân còn khó khăn nhưng Trường THPT Nam Đàn 2 với 55 năm bề dày lịch sử là địa chỉ đỏ, là trung tâm văn hóa và chính trị của vùng, là nơi khởi đầu nuôi dưỡng và
chắp cánh ước mơ, từ đây bao thế hệ học trò đã trưởng thành và đóng góp công sức to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
chắp cánh ước mơ, từ đây bao thế hệ học trò đã trưởng thành và đóng góp công sức to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2”
LĨNH VỰC: QUẢN LÍ
SỞ GD – ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2
------- 000 -------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2”
LĨNH VỰC
TÁC GIẢ
TỔ
: QUẢN LÍ
: NGUYỄN THỊ HIỀN
: TỰ NHIÊN
NĂM HỌC
: 2019 - 2020
SỐ ĐIỆN THOẠI: 0348233855
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Từ hoặc cụm từ
Nghi quyết - Trung ương
Chỉ thị - Tổng liên đoàn
Quyết định- Tổng liên đoàn
Chỉ thị/ Trung ương
NQ- TW
CT -TLĐ
QĐ-TLĐ
CT/TW
CNH- HĐH
CNVCLĐ
LĐLĐ
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Công nhân viên chức lao động
Liên đoàn lao động
THPT
Trung học phổ thông
Ban chấp hành
BCH
BGH
Ban giám hiệu
CUCB
Cấp Ủy Chi Bộ
BCHCĐ
TNCS
Ban chấp hành Công đoàn
Thanh niên Cộng Sản
Cán bộ giáo viên nhân viên
Bảo hiểm Y tế
CBGVNV
BHYT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
CBNGNLĐ
Đ/C
Cán bộ nhà giáo người lao động
Đồng chí
THCS
Trung học cơ sở
THPTQG
BDHSG
UBND
Trung học phổ thông quốc gia
Bồi dưỡng học sinh giỏi
Ủy Ban nhân dân
VH - VN - TDTT
KHKT
Văn hóa – Văn nghệ- Thể dục thể thao
Khoa học kỉ thuật
CLB
Câu lạc bộ
MỤC LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1
1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 2
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 3
2.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 3
2.1.1. Đối với nữ cán bộ, giáo viên....................................................................... 3
2.1.2. Về phía nữ học sinh..................................................................................... 4
2.2. Khó khăn ........................................................................................................ 4
2.2.1. Về phía nữ cán bộ, giáo viên....................................................................... 4
2.2.2. Về phía nữ học sinh..................................................................................... 5
1.1. Giải pháp ........................................................................................................ 5
1.2. Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 5
2.1. Giải pháp phân công nhiệm vụ....................................................................... 6
2.2. Giải pháp xây dựng kế hoạch......................................................................... 9
Đàn 2. .................................................................................................................. 12
3.1.1. Giải pháp ................................................................................................... 12
3.1.2. Kết quả đạt được ....................................................................................... 14
3.1.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 16
3.2.1. Giải pháp ................................................................................................... 18
3.2.2.Kết quả đạt được ........................................................................................ 19
3.2.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 20
3.3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 22
CBNGNLĐ.......................................................................................................... 23
3.4.1. Giải pháp ................................................................................................... 23
3.4.2. Kết quả đạt được ....................................................................................... 24
3.4.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 24
trong nữ cán bộ, giáo viên................................................................................. 25
3.5.1. Giải pháp ................................................................................................... 25
3.5.2. Kết quả đạt được ....................................................................................... 29
3.5.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 31
tổ chức ngoài nhà trường..................................................................................... 31
3.6.1. Giải pháp ................................................................................................... 31
3.6.2. Kết quả đạt được ....................................................................................... 33
3.6.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 34
học ....................................................................................................................... 34
3.7.1. Giải pháp ................................................................................................... 34
3.7.2. Kết quả đạt được ....................................................................................... 39
7.2.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 41
III. Kết quả đạt được ........................................................................................ 42
1. Đối với nữ cán bộ, giáo viên........................................................................... 42
2. Đối với nữ học sinh......................................................................................... 44
Phần III. KẾT LUẬN........................................................................................ 46
1. Kết luận ........................................................................................................... 46
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đóng trên địa bàn thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống của người dân còn
khó khăn nhưng Trường THPT Nam Đàn 2 với 55 năm bề dày lịch sử là địa chỉ
đỏ, là trung tâm văn hóa và chính trị của vùng, là nơi khởi đầu nuôi dưỡng và
chắp cánh ước mơ, từ đây bao thế hệ học trò đã trưởng thành và đóng góp công
sức to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Toàn trường có tổng số 80
cán bộ, giáo viên trong đó 53 đoàn viên nữ chiếm tỉ lệ 66,25%. Tổng học sinh
toàn trường có 1189 em, trong đó nữ 644 em chiếm tỉ lệ 54,16%. Đặc biệt đội
ngũ cán bộ viên chức nói chung và nữ cán bộ giáo viên nói riêng đến từ nhiều
vùng quê, địa lý cách trở, học sinh phân bổ khắp năm Nam. Đây là những trở
ngại trong quá trình xây dựng khối đoàn kết vững mạnh trong giáo viên và giáo
dục học sinh phát triển toàn diện. Nhưng với phương châm xem “Trường là
nhà”, “Trò như con” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nữ cán bộ, giáo
viên đã khắc phục những khó khăn thường nhật, lấy “kỷ cương, tình thương và
trách nhiệm” thống nhất trong suy nghĩ và hành động.Từ đó, dấy lên nhiều
phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, giáo viên và giữa các em học sinh. Kết
quả của sự nổ lực ấy đã được các cấp quản lý và nhân dân ghi nhận. Để có được
một ngôi trường, một mái ấm với tinh thần trách nhiệm như thế, không thể
không kể đến vai trò của Ban nữ công nhà trường .
Trong mọi kế hoạch và hành động, Ban nữ công luôn bám sát đường lối
chủ trương của các cấp quản lí, xuất phát từ tình hình thực tiễn, tính chất đặc
thù, chuyên biệt của Trường THPT Nam Đàn 2 đóng trên địa bàn nông thôn.
Đúc rút từ thực tiễn công tác, mạnh dạn đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động
cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2. Với cách làm
ấy, trong những năm gần đây đã mang lại cho ngôi trường bầu không khí đầm
ấm, vui vẻ, hăng say thi đua và có nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng cũng
như hành động trong nữ cán bộ, giáo viên và các em học sinh. Với mong muốn
được trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công trường học,
góp phần làm cho hoạt động nữ công không ngừng sôi động, đổi mới, hấp dẫn
và hiệu quả tôi mạnh dạn trình bày: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động nữ công ở Trường THPT Nam Đàn 2”
Trong đề tài này tôi không có tham vọng nêu ra các giải pháp để áp dụng
cho tất cả các trường THPT mà chỉ mạnh dạn nêu lên một số giải pháp mà
chúng tôi đã áp dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động cho nữ cán bộ, giáo
viên và học sinh. Coi đó là kinh nghiệm qua một số việc làm cụ thể, với mong
muốn được trao đổi với bạn bè đồng nghiệp đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công
tác nữ công trường học .
1
Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
Cũng như Mác - Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác Hồ thấy r
vai trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Người nhận
xét: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt
thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Người cũng rút ra kết luận “Xem trong lịch sử
cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà tham gia”, rồi Người khẳng
định: “ n Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng với giai
cấp công nhân, đội ngũ nữ CNVCLĐ đã lớn mạnh không ngừng cả về số lượng
và chất lượng, chiếm trên 48% tổng số CNVCLĐ. Ở một số ngành, nghề, nữ
chiếm tỉ lệ khá cao như Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Dệt may, Cao su... Nữ
CNVCLĐ đã có nhiều đóng góp quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội
của đất nước, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao
động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội,
tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và
thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham
gia.
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị
về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Luật bình đẳng giới,
Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020; tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng ý nghĩa của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
trong CNVCLĐ, những bài học kinh nghiệm, những gương điển hình của các
tập thể, cá nhân tiêu biểu. Lồng ghép phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà” với phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, phong trào
“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hoạt động nữ công trong giai đoạn hiện nay được triển khai theo tinh thần
Nghị quyết số: 06b/QĐ - TLĐ, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn
2
Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH
- HĐH đất nước; Chương trình hành động số 190 của tổng LĐLĐ Việt Nam về
thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị. Chỉ thị số 03 của Tổng LĐLĐ Việt
Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước- đảm việc
nhà”. Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XV
CĐGD Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn Nghệ n, Chỉ thị 21-
CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ
trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội XIX Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ
An.
Ban nữ công công đoàn có nhiệm vụ tham mưu giúp ban chấp hành công
đoàn cùng cấp về công tác xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan
đến lao động nữ, về giới, bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ, công tác
cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản, gia đình, trẻ em; đại diện tham gia giải
quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.
Ban nữ công là một bộ phận quan trọng của tổ chức công đoàn, hoạt động
dưới sự chỉ đạo của BCH công đoàn. Trong những năm qua hoạt động nữ công
của trường THPT Nam Đàn 2 đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Tuy
nhiên để có sự phát triển vững mạnh lâu dài và niềm tin thật sự trong đội ngũ
giáo viên và các em học sinh đòi hỏi Ban nữ công phải luôn có những giải pháp
mới phù hợp với đặc thù của đơn vị.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
2.1.1. Đối với nữ cán bộ, giáo viên
Xét về mặt số lượng và chất lượng: Trường THPT Nam Đàn 2 với 53/80
cán bộ, giáo viên nữ, trong đó có 45,28 % cán bộ, giáo viên đạt trình độ trên
chuẩn. Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của
nhà trường.
Về mặt tư tưởng và hành động: Nữ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn ý
thức và nêu gương về tinh thần đoàn kết, thân ái. Mọi người xem công đoàn nhà
trường là cầu nối gắn kết các thành viên để trao đổi, chia sẻ. Tổ chức công đoàn
nhà trường thực sự là một mái ấm đầy tình thương và trách nhiệm. Sức mạnh
của khối đại đoàn kết thống nhất là nhân tố quyết định thắng lợi của tập thể nhà
trường. Trong môi trường sư phạm, giá trị của sự đoàn kết hết sức quan trọng.
Nó tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích sự khám phá, sáng tạo
trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời tạo ra môi trường thi đua lành mạnh,
phát huy được khả năng của các cá nhân và sức mạnh của tập thể, cống hiến cho
sự nghiệp giáo dục.
Công tác phối hợp: Công đoàn trong Trường THPT đã được các cấp ban
ngành quan tâm và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.
3
Ban nữ công Trường THPT Nam Đàn 2 luôn nhận được sự quan tâm sát sao
của CUCB, BGH, BCH công đoàn, sự phối hợp với các tổ chức, lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện cho nữ cán bộ, giáo viên và học
sinh thực hiện tốt các mục tiêu và kế hoạch đề ra.
2.1.2. Về phía nữ học sinh
Tổng học sinh toàn trường có 1189 em, tỉ lệ học sinh nữ chiếm 54,16%.
Phần lớn học sinh là con em nông dân sống giản dị, cởi mở, chân thật và có tinh
thần hiếu học. Các em quý cô giáo như những người bạn, người chị và người
mẹ, sẵn sàng chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thường nhật
cũng như trong học tập và lao động.
Song song với quá trình nghiên cứu học tập và lao động các em còn có rất
nhiều năng khiếu về hát, múa, vẽ, nhảy, hoạt động thể dục thể thao, sân khấu
hóa... vì vậy rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia vào các câu lạc bộ của trường. Từ
đó các em tự tin, năng động, sáng tạo trong các hoạt động do công đoàn tổ chức.
2.2. Khó khăn
2.2.1. Về phía nữ cán bộ, giáo viên
Về mặt tổ chức nhân sự: Cán bộ nữ công có sự thay đổi theo nhiệm kì đại
hội công đoàn cơ sở, công tác kiêm nhiệm, họ vừa phải làm việc với cường độ
cao để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn lại vừa phải tham gia tổ chức các
hoạt động công đoàn nên hiệu quả hoạt động còn chưa cao, một số đồng chí
chưa có nghiệp vụ về công tác công đoàn nói chung và công tác nữ công nói
riêng.
Công tác phối hợp các tổ chức trong nhà trường: Một số đơn vị trường học
chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tổ chức công đoàn với chuyên môn,
đoàn trường, hội phụ huynh..vv.. Đặc biệt, trong công tác xét thi đua chưa đưa
kết quả đánh giá hoạt động công đoàn vào đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên
nên chưa thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân và tổ chức công đoàn. Dó đó,
quá trình tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức. Nội dung và phương
thức hoạt động của BCH công đoàn còn đơn điệu, chưa đủ sức thu hút, lôi cuốn
và có hiệu quả thiết thực.
Về chế độ chính sách: Nhìn chung giáo viên nữ ở các trường THPT chiếm
tỉ lệ tương đối cao nhưng thực tế số đơn vị tổ chức thành lập Ban nữ công quần
chúng tương đối ít, một trong những lí do Ban nữ công quần chúng không có
chế độ chính sách theo quy định hiện hành do đó chưa thực sự tạo được động
lực khuyến khích chị em nhiệt tình tham gia hoạt động công đoàn.
Vị trí đơn vị công tác: Trường THPT Nam Đàn 2 đóng trên vùng phân lũ,
cán bộ, giáo viên đến từ nhiều vùng quê cách trở nên khó khăn trong việc xây
dựng khối đoàn kết và tổ chức sinh hoạt tập thể sau giờ hành chính.
4
2.2.2. Về phía nữ học sinh
Trường THPT Nam Đàn 2 có trên 80% học sinh có bố mẹ sản xuất nông
nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động, phần lớn các em thiếu sự quan tâm, chăm
sóc sâu sát về vật chất cũng như tinh thần. Do đó, một số em còn rụt rè, chưa tự
tin chia sẽ tâm tư nguyện vọng trong giao tiếp, học tập và lao động.
Xét trên địa bàn huyện ở các trường công lập, điểm đầu vào của các em
thấp hơn hẳn, bởi vậy để đạt mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện đòi hỏi quý
thầy cô cần tận tụy, tận tâm và sâu sát với các em trên mọi lĩnh vực.
II. Một số giải pháp tổ chức hoạt động nữ công ở Trường THPT Nam Đàn 2
1. Giải pháp lựa chọn Ban nữ công quần chúng
1.1. Giải pháp
Ban nữ công quần chúng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chấp hành công
đoàn và sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ nữ công của ban nữ công cấp trên.
Theo tôi, việc lựa chọn và thành lập Ban nữ công quần chúng là nhiệm vụ
trọng tâm trong kế hoạch hoạt động của nữ công trong nhiệm kì. Vậy lựa chọn
các thành viên như thế nào để Ban hoạt động có hiệu quả? Với đơn vị trường
chúng tôi thành lập Ban nữ công với những tiêu chí sau:
- Về số lượng: 04 đồng chí gồm trưởng ban, phó trưởng ban và 02 ủy viên.
- Thành phần: Gồm 2 đồng chí trong BCH công đoàn, 1 đồng chí trong
BCH đoàn trường và 1 đồng chí nhân viên y tế trường học.
- Yêu cầu: Cán bộ nữ công là những đồng chí có tinh thần trách nhiệm,
chịu thương, chịu khó, nhiệt tình, có tâm huyết với công tác được giao, là trung
tâm đoàn kết và luôn lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng chính đáng, những
nhu cầu cần thiết của chị em trong sinh hoạt. Mỗi đồng chí là một cầu nối giữa
các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
1.2. Bài học kinh nghiệm
Ở trường THPT, việc lựa chọn Ban nữ công từ BCH công đoàn, BCH Đoàn
trường và nhân viên y tế trường học sẽ rất thuận lợi trong công tác phối hợp thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Ban nữ công cũng như của công đoàn, bởi:
Khi có thành viên là BCHCĐ thì việc thực hiện mục tiêu của Ban nữ công
và công đoàn sẽ tránh được hiện tượng chồng chéo và có sự phối hợp tốt mục
tiêu chung của công đoàn.
Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai trò rất lớn trong
các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp
hành pháp luật, tổ chức các hoạt động đoàn, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho
học sinh. Mặt khác, trong BCH đoàn trường thường có giáo viên nữ, là cô giáo
5
trẻ, nhiệt huyết, trách nhiệm, năng nổ, sáng tạo, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức.
Công tác phối hợp giữa Ban nữ công với Đoàn TN sẽ phát huy năng lực của nữ
công quần chúng trong tổ chức Đoàn, đặc biệt có hiệu quả cao trong việc tổ
chức thành lập các câu lạc bộ cho học sinh như: Câu lạc bộ đàn, hát, nhảy, múa,
vẽ, tiếng anh, truyền thông, khéo tay hay làm vv... Tổ chức các cuộc thi nhằm
phát hiện, bồi dưỡng nữ học sinh tài năng đồng thời qua đó giáo dục, trang bị
các kĩ năng sống cơ bản cho các em.
Nhân viên y tế học đường là người trực tiếp phụ trách mảng y tế trong nhà
trường bao gồm khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh; phát hiện và phòng
những bệnh học đường của học sinh như cận thị, cong vẹo cột sống. Khi có nhân
viên y tế trong Ban nữ công sẽ rất thuận lợi trong việc tư vấn, tuyên truyền, xây
dựng kế hoạch thăm khám, chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản cho
nữ cán bộ giáo viên, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh. Trong trường THPT, phần lớn nhân viên y tế là nữ, đây
là điều kiện thuận lợi để Ban nữ công cân nhắc khi lựa chọn nhân sự.
2. Giải pháp phân công nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch của Ban nữ công
2.1. Giải pháp phân công nhiệm vụ
Để nâng cao chất lượng của công tác nữ công trong trường học, sau khi xây
dựng được đội ngũ cán bộ nữ công thì Ban nữ công cần:
Thứ nhất: Phối hợp với các tổ công đoàn để làm tốt công tác tuyên truyền
giáo dục trong nữ CBGVNV về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà
nước; Nghị quyết của các cấp Công đoàn; chế độ, chính sách đối với lao động
nữ. Lồng ghép tuyền truyền với phổ biến pháp luật, như Luật Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kiến
thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống gia đình…
giúp chị em phấn đấu đạt chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ
CNH, HĐH của đất nước.
Thứ hai: Phối hợp với Công đoàn cần làm tốt công tác chăm lo, đại diện
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. Chủ động đề xuất,
tham gia xây dựng, và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan
đến lao động nữ và bình đẳng giới. Tập hợp tâm tư nguyện vọng của lao động
nữ để đề xuất với Cấp ủy, BGH giải quyết, đáp ứng nguyện vọng của chị em.
Thứ ba: Ban nữ công cần phối hợp với các tổ chức khác trong trường để tổ
chức các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội. Gắn kết phong trào với các
cuộc vận động lớn trong ngành, đặc biệt là cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", và cuộc vận động “ Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phong trào “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực" và phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.
Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của phong trào cho phù
6
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Nam Đàn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nu_cong_o.pdf