SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An (Phần 3)
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được bản thân nung nấu từ năm học 2016 – 2017. Sau đó được tiến hành thực hiện theo các năm học tiếp theo cho đến nay.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được bản thân nung nấu từ năm học
2016 – 2017. Sau đó được tiến hành thực hiện theo các năm học tiếp theo cho
đến nay.
Sau mỗi năm thực hiện bản thân đều có hội ý, lấy ý kiến. Tất cả các ý kiến
bản thân đều tiếp thu, phân tích và chọn lọc để thay đổi rút kinh nghiệm vào
những năm tiếp theo.
Đến năm học 2019 – 2020 nhận thấy kết quả các năm sau đều tốt hơn năm
trước, và với những chuyển biến tích cực đầu năm học 2019 – 2020 về vi phạm
pháp luật của học sinh, bản thân bắt tay vào việc thực hiện viết đề cương và thu
thập tất cả những vấn đề đã thức hiện của 3 năm trước đây và viết nên sáng kiến
kinh nghiệm này.
Qua quá trình 3 năm thực hiện bản thân nhận thấy sáng kiến này thực sự
mang lại nhiều giá trị, ý nghĩa đối với bản thân, đồng nghiệp trong nhóm chuyên
môn và cả học sinh cũng như trong toàn trường.
- Tạo cho bản thân và giáo viên tính trách nhiệm cao trong công việc. Bởi
bản thân và những giáo viên muốn thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật cho
học sinh thì cần phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời phải làm
công việc này một cách bền bỉ và thường xuyên .
- Tạo cho bản thân và giáo viên sự năng động, sáng tạo. Bởi giáo viên phải
năng động sáng tạo mới tìm cách để gần gũi với học sinh, phải nắm chắc trình
độ nhận thức cũng như tâm sinh lí của học sinh, từ đó có cách soạn giảng phù
hợp với nội dung bài học, giúp cho những tiết giảng dạy và học tập của học sinh
thêm sinh động, làm giảm bớt tính khô khan, nhàm chán, buồn tẻ của môn học.
Từ đó thu hút học sinh yêu thích hơn vì vậy hiệu quả đem lại cũng cao hơn,
giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh.
- Làm bản thân và giáo viên biết cách làm việc khoa học. Bởi khi thực hiện
giảng dạy bằng phương pháp tích cực, chương trình ngoại khóa hay công tác
phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác
giáo dục pháp luật cho học sinh người giáo viên cần biết xây dựng kế hoạch,
biết cách triển khai các bước trình tự cụ thể để thực hiện các nội dung kế hoạch
đã đề ra. Nếu không biết cách làm việc khoa học sẽ khó khăn rất nhiều khi thực
hiện công việc này.
- Thực hiện sáng kiến cũng là dịp bản thân và những người làm công tác
giáo dục pháp luật trong nhà trường cùng với cơ quan Công an huyện, thị,xã,
chính quyền địa phương , mở rộng mối quan hệ, nâng cao tầm hiểu biết từ đó
cùng đạt được mục tiêu chung là giáo dục học sinh nhà trường, con em của địa
1
phương ngày càng ngoan hơn và chấp hành pháp luật tốt hơn.
- Sáng kiến giúp nhà trường hoàn thành kế hoạch cấp trên giáo phó về giáo
dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường, đồng thới giúp cho công tác an
ninh trong nhà trường ngày càng ổn định và tốt đẹp hơn.
2. Kiến nghị.
Sáng kiến đã áp dụng và có hiệu quả tại trường THPT Tân Kỳ nên bản thân
mong muốn sáng kiến sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo tại nhà
trường và các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Công tác giáo dục pháp luật là quan trọng và cần thiết nên mong được sự
quan tâm, chỉ đạo sát sao của nhà trường cũng như các tổ chức trong và ngoài
nhà trường.
Nhóm chuyên môn GDCD với đặc thù của mình cần nỗ lực phát huy, nhiệt
tình và có trách nhiệm cao trong công tác dạy học nói chung và thực hiện công
tác giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng.
Bản thân người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tiếp thu có chọn lọc
những cách làm hay về giáo dục pháp luật cho học sinh từ trong và ngoài
trường. Từ các kênh thông tin để ngày càng làm tốt hơn, mang lại hiệu quả cao
hơn trong công tác giáo dục pháp luật của mình.
Sáng kiến cần được bổ sung hoàn thiện hơn trong thời gian tiếp theo. Vì
vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý vị.
Xin chân thành cảm ơn!
2
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014, “Sách Giáo khoa Giáo dục công
dân 12”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống vi phạm pháp luật
về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Số 59/CĐ-
SGD&ĐT ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2020.
3. Công an huyên Tân Kỳ “Báo cáo tình hình thanh thiếu niên VPPL”
năm 2017, 2018, 2019.
4. Công văn 3892/BGDĐT – GDTrH ngày 28/8/2019 của Bộ giáo dục và
đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2019
– 2020.
5. Chỉ thị 15/CT – UBNDT ngày 30/8/2019 của UBND Tỉnh Nghệ An.
6. Kế hoạch số 548 KH/UBND tỉnh ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh về
thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 -
2021 trên địa bàn tỉnh.
7. Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021.
Kế hoạch này ban hành kèm theo Quyết định số 3957/ QĐ-BGDĐT
ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Kế hoạch Số: 312/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2018 triển khai
thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trong nhà trường” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
9. Kế hoạch thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường” năm 2020 trong ngành giáo dục Nghệ
An. Số 285/KH-SGD&ĐT ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2020
10. Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 của nghành
giáo dục Nghệ An. Số 297/KH-SGD&ĐT. Ban hành ngày 21 tháng 02
năm 2020.
11. Trường THPT Tân Kỳ “Báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ
năm học” 2017 – 2018, 2018 – 2019.
12. Trường THPT Lê “Báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ năm
học” 2017 – 2018, 2018 – 2019.
13. Trường THPT Tân Kỳ 3 “Báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ
năm học” 2017 – 2018, 2018 – 2019.
3
14. UBND huyện Tân Kỳ (2017), Báo cáo chương trình đề án phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020
15. UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 370 – QĐ/ UBND Ngày
23/01/2017 về ban hành đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020
có hiệu quả, chất lượng góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh”.
16. Văn bản số 2394/SGD&ĐT-VP về việc triển khai bảo hiểm bắt buộc
cháy nổ theo nghị định 23 Chính phủ, ban hành ngày 17 tháng 12 năm
2019.
17. Văn bản số 1602/SGD&ĐT – GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục trung học năm 2019 – 2020.
18. Văn bản về việc triển khai Quyết định 471/QĐ- TTg. Ban hành đề án
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo
dục pháp luật giai đoạn 2019 – 2021 của Bộ tư pháp ban hành ngày
18/12/2019.
4
V. PHỤ LỤC.
Phiếu thăm dò ý kiến (01)
Dành cho HS lớp 12
Sau khi tiếp nhận nhiều tiết dạy học bằng phương pháp dạy học tích
cực và một số tiết dạy học bằng phương pháp truyền thống trong môn
GDCD lớp 12.
Em hãy trả lới các câu hỏi sau.
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là hợp lý nhất (đúng nhất)
1. Giờ dạy bằng phương pháp dạy học tích cực bản thân em thấy:
a. rất thích.
2. Giờ dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống bản thân em thấy:
a. rất thích. b. thích. c. thích vừa phải. d. không thích.
3. Dạy học theo phương pháp tích cực em thấy:
b. thích.
c. thích vừa phải.
d. không thích.
a. phát huy vai trò người học rất nhiều.
c. phát huy vai trò người học.
b. phát huy vai trò người học nhiều.
d. không phát huy vai trò người học.
4. Dạy học theo phương pháp truyền thống em thấy:
a. phát huy vai trò người học rất nhiều.
c. phát huy vai trò người học.
b. phát huy vai trò người học nhiều.
d. không phát huy vai trò người học.
5. Khi dạy bằng phương pháp tích cực em nắm được bao nhiêu % kiến thức
của bài học?
a. 100%
6. Khi dạy bằng phương pháp truyền thống em nắm được bao nhiêu % kiến
thức của bài học?
a. 100%.
b. 80% - 90%.
c. 50% - 70%.
d. dưới 50%.
b. 80% - 90%.
c. 50% - 70%.
d. dưới 50% .
Xin chân thành cảm ơn!
5
Phiếu thăm dò ý kiến (02)
( Dành cho HS THPT)
Sau khi tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa giáo dục pháp luật bằng
các hình thức khác nhau tại trường ta.
Em hãy trả lới các câu hỏi sau.
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là hợp lý nhất (đúng nhất)
1. Thực hiện ngoại khóa pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, hay mời
các cơ quan ban ngành về kết hợp làm em thấy:
a. rất thích.
b. thích.
c. thích vừa phải.
d. không thích.
2. Khi thực hiện ngoại khóa pháp luật bằng các cánh mà nhà trường đã thực
hiện các em nắm được bao nhiêu % kiến thức pháp luật đã được đề cập?
a. 100%.
b. 80% - 90%.
c. 50% - 70%.
d. dưới 50%.
3. Công tác giáo dục pháp luật có cần kết hợp với các cơ quan tổ chức
ngoài trường không (UBND, Công an xã, phường...)?
a. Cần rất nhiều.
b. Rất cần.
c. Cần.
d. Không cần.
4. Công tác giáo dục pháp luật có cần kết hợp với các tổ chức trong trường
không (Đoàn TNCS HCM, Ban hỗ trợ học sinh, ...)?
a. Cần rất nhiều
b. Rất cần
c. Cần
d. Không cần.
5. Kết hợp với các cơ quan ban ngành trong công tác giáo dục pháp luật sẽ
làm cho việc vi phạm pháp luật của học sinh
a. giảm rất nhiều. b. giảm nhiều c. giảm không nhiều d. không giảm.
6. Kết hợp với các tổ chức trong nhà trường, công tác giáo dục pháp luật sẽ
làm cho việc vi phạm pháp luật của học sinh
a. giảm rất nhiều b. giảm nhiều c. giảm không nhiều d. không giảm.
7. Trước đây em vi phạm pháp luật (đi xe máy, xe điện... không đội mũ bảo
hiểm, đánh nhau ...)
a. thường xuyên.
b. nhiều.
c. không nhiều.
d. không có.
8. Sau khi tham gia các chương trình ngoại khóa và phương pháp day học
tích cực về pháp luật, em vi phạm pháp luật (đi xe máy, xe điện ..không đội mũ
bảo hiểm, đánh nhau ...)
a. thường xuyên.
b. nhiều.
c. không nhiều.
d. không có.
Xin chân thành cảm ơn!
6
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_nam_bat_ket_qua_toi_da_thuc_hien_cong_tac_dieu_tra_thu_th.doc