SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An (Phần 1)

Tỉnh Nghệ An nói chung và Sở GD&ĐT Nghệ An nói riêng cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều hoạt động để nhằm tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh như cuộc thi tìm hiểu luật ATGT qua mạng, thi tìm hiểu luật ATGT qua sân khấu hóa,..., tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn.
MỤC LỤC  
4. Kết quả đạt được.......................................................................................................33  
III. KT LUN, KIN NGH: ...........................................................................................38  
1. Kết luận:.....................................................................................................................39  
2. Kiến nghị....................................................................................................................40  
IV. DANH MC TÀI LIU THAM KHO.....................................................................41  
V. PHLC...........................................................................................................................43  
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT  
Chữ viết tắt  
Nội dung  
ATGT  
An toàn giao thông  
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa  
Giáo dục Đào tạo  
Giáo dục công dân  
Giáo dục pháp luật  
Học sinh  
CNH,HĐH  
GD&ĐT  
GDCD  
GDPL  
HS  
LHTN  
SKKN  
TDTT  
THPT  
UBND  
VD  
Liên hiệp thanh niên  
Sáng kiến kinh nhiệm  
Thể dục thể thao  
Trung học phổ thông  
Ủy ban nhân dân  
dụ  
VPPL  
Vi phạm pháp luật  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Tính cấp thiết của đề tài  
Hiện nay, vấn đề học sinh trung học phổ thông vi phạm pháp luật ngày  
càng gia tăng. Theo thống của Ủy ban pháp luật quốc gia, từ năm học 2017 –  
2018 đến năm học 2018 - 2019 cả nước khoảng 150.000/2.600.000 học sinh  
khối THPT vi phạm pháp luật.  
Việc vi phạm pháp luật của học sinh THPT để lại nhiều hậu quả đáng  
buồn. Nhiều em phải vào tù khi tuổi đời còn rất trẻ, nhiều em phải dừng lại con  
đường học tập, nhiều em bỏ nhà ra đi, nhiều em bị mất đi cơ hội phát triển trong  
cuộc sống, nhiều em bị thương tật, nhiều gia đình chia ly... Đặc biệt ngoài thiệt  
hại về vật chất thì những thiệt hại về tinh thần điều chúng ta không thể đong  
đếm được. Như vậy, việc vi phạm pháp luật của học sinh THPT đã trở thành vấn  
đề bức thiết của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.  
Tại tỉnh Nghệ An những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật của  
học sinh THPT có chiều hướng gia tăng. Theo báo Công an Nghệ An, năm học  
2017 – 2018 trong cả tỉnh có 3179 học sinh vi phạm pháp luật, trong đó có 4 học  
sinh vi phạm về ma túy, có 44 học sinh vi phạm về cưỡng đoạt tài sản, có 10 học  
sinh vi phạm về gây thương tích cho người khác, có 31 trường hợp tham gia bạo  
lực học đường nguy hiểm nhất là có 1 học sinh phạm tội giết người. Đến năm  
2018 – 2019 cả tỉnh có 3052 học sinh THPT vi phạm pháp luật trong đó số học  
sinh vi phạm về ATGT có sự gia tăng đáng kể. Ngoài ra còn xuất hiện thêm tội  
trộm cắp tài sản, tàng trữ chất cháy nổ (pháo) trong học sinh.  
Tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An mặc đã nhiều cố gắng song  
tình trạng vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành, thực thi pháp  
luật của một bộ phận học sinh hiện nay có nhiều bất ổn. Các em vẫn còn thờ ơ  
với việc tiếp cận các vẫn đề liên quan đến pháp luật, việc đánh nhau vẫn còn  
diễn ra nhiều, đâu đó vẫn còn nạn trộm cắp tài sản của bạn trong lớp, hiện tương  
học sinh vi phạm ATGT ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo nên sự lo âu không  
chỉ riêng gia đình học sinh mà còn là nỗi trăn trở của những người làm công tác  
giáo dục pháp luật trong nhà trường.  
Theo điều tra của cơ quan chức năng, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến  
tình trạng trên. Trong đó cần lưu ý đến nguyên nhân: Do các em đang trong giai  
đoạn dậy thì, tâm lý cũng như tình cảm nhiều diễn biến phức tạp, bản thân  
các em đang trẻ con nhưng lại muốn làm người lớn, muốn khẳng định bản thân,  
muốn gây chú ý, muốn tạo chỗ đứng về mặt hội đối với bạn bè và mọi người.  
Sự non nớt về trình độ nhận thức cũng như khả năng làm chủ bản thân chưa  
vững còn thiếu kỹ năng mềm nên các em dễ vi phạm pháp luật.  
Cũng ở lứa tuổi này ý thức pháp luật của các em chưa đầy đủ và các em  
chưa ý thức được trách nhiệm bản thân, chưa nhận thức, lường trước được  
1
   
những hậu quả nghiêm trọng do không tuân thủ pháp luật. vậy việc vi  
phạm pháp luật của các em ngày càng tăng cả chiều rộng lẫn chiều sâu.  
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: bạn bè lôi kéo, rủ rê làm  
những việc xấu, gia đình chiều chuộng quá mức hay thờ ơ, vô trách nhiệm, nhà  
trường chưa biện pháp đủ mạnh để giáo dục, nhiều cám dỗ từ mặt trái của cơ  
chế thị trường.  
Để góp phần giảm thiểu vấn đề trên, các quan chức năng thẩm quyền  
đã vào cuộc với nhiều giải pháp đề ra, như tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thực  
hiện một số giải pháp, song vẫn gặp nhiều bế tắc.  
Tỉnh Nghệ An nói chung và Sở GD&ĐT Nghệ An nói riêng cũng đã có  
nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều hoạt động để nhằm tăng cường giáo dục pháp luật  
cho học sinh như cuộc thi tìm hiểu luật ATGT qua mạng, thi tìm hiểu luật  
ATGT qua sân khấu hóa,..., tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt được như mong  
muốn.  
Tại huyện Tân Kỳ trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp  
luật cho học sinh đã những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, so với mục tiêu  
giáo dục phổ thông cũng như hiệu quả thực tế mang lại thì công tác này vẫn  
chưa đạt được kết quả như mong muốn.  
Trải qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm giải pháp đề ra trong thực  
tiễn, được đồng nghiệp và nhà trường đánh giá cao, bước đầu mang lại hiệu quả  
tích cực, vậy tôi đề xuất Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả  
giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”. Mong  
rằng sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật  
cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nói riêng một số trường  
THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung.  
Rất mong được sự nghiên cứu đóng góp ý kiến của quý thầy, cô..  
những người làm công tác giáo dục pháp luật để sáng kiến kinh nghiệm của tôi  
có giá trị cao hơn trong thực tiễn.  
2. Tính mới những đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm.  
- Tính mới:  
Đây là SKKN mà bản thân đúc rút trong thời gian dài. Trên thực tế chưa có  
SKKN nào tại trường THPT Tân Kỳ nói riêng và các trường THPT trên địa bàn  
huyện Tân Kỳ nói chung đề cập về vấn đề này.  
- Những đóng góp của SKKN.  
Một, sáng kiến kinh nghiệm làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật của HS  
trung học phổ thông Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nói riêng và của học sinh THPT  
trong cả tỉnh Nghệ An nói chung.  
2
 
Hai, sáng kiến kinh nghiệm đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng  
cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho HS THPT Tân Kỳ nói riêng và học sinh  
THPT trong toàn tỉnh Nghệ An nói chung.  
Ba, hi vọng sáng kiến này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo  
viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để làm công tác giáo dục pháp luật  
cho HS THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.  
3
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
1. Cơ sở luận của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong giai  
đoạn hiện nay.  
1.1. Các văn bản chỉ đạo  
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến,  
giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi  
vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong  
nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây  
dựng lối sống và làm việc theo pháp luật cho học sinh, ngành giáo dục đào  
tạo và các ban ngành liên quan đã thực hiện nhiều chủ trương, triển khai nhiều  
kế hoạch. Các chủ trương, kế hoạch đó đều được thực hiện đồng bộ, thống nhất  
từ trung ương đến địa phương, trở thành cơ sở quan trọng cho công tác giáo dục  
pháp luật cho học sinh nói chung học sinh THPT nói riêng.  
Cụ thể đó là:  
- Văn bản chỉ đạo của Bộ.  
Từ trước tới nay Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều  
văn bản về chỉ đạo về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, như:  
+ Văn bản về việc triển khai Quyết định 471/QĐ- TTg. ban hành đề án  
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp  
luật giai đoạn 2019 – 2021 của Bộ Tư pháp ngày 18/12/2019.  
+ Công văn 3892/BGDĐT – GDTrH ngày 28/8/2019 của Bộ Giáo dục và  
Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2019 – 2020,  
trong đó đề cập đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.  
+ Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công  
tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021. Kế hoạch này  
ban hành kèm theo Quyết định số 3957/ QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm  
2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Đây văn bản nói rõ nhất về công  
tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.  
Kế hoạch đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề  
sau:  
Mục tiêu chung: “Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà  
trường phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp  
phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công  
dân”.  
Yêu cầu: “Phấn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo  
dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa,  
có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, môn học, học phần về pháp  
4
     
luật theo quy định”. Để đạt được mục tiêu, kế hoạch chỉ rõ yêu cầu cần phải  
phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, các quan, đoàn thể để bảo đảm triển  
khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật  
trong nhà trường.  
Nhiệm vu: Kế hoạch đưa ra nhiều nhiệm vụ trong đó một số nhiệm vụ  
có tính chất trọng tâm như: Cần phải tăng cường công tác qun lý nhà nước về  
phbiến, giáo dc pháp lut trong nhà trường; kin toàn tchc, nâng cao cht  
lượng ngun nhân lc đáp ng yêu cu nhim v... Lộ trình của kế hoạch được tổ  
chức thực hiện trong giai đoạn từ 2017 đến năm 2021, trong đó mỗi năm có  
nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, năm sau kế thừa và phát triển nội dung của năm trước,  
đồng thời xây dựng thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo với yêu cầu ngày càng  
đẩy mạnh và hoàn thiện hơn.  
Với kế hoạch rõ ràng và cụ thể như vậy cho thấy Bộ Giáo dục Đào tạo  
và các Bộ, ban ngành khác cũng rất quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật  
cho học sinh.  
- Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An.  
Để làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, hàng năm Ủy ban  
nhân dân tỉnh Nghệ An đều xây dựng văn bản về triển khai nhiệm vụ giáo dục  
đào tạo trong đó đề cập đến nội dung giáo dục đạo đức, tác phong lối  
sống, hành vi của học sinh như:  
+ Chỉ thị 15/CT – UBNDT ngày 30/8/2019 của UBND Tỉnh Nghệ An.  
+ Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2018 triển khai thực  
hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà  
trường” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây văn bản đề cập rõ nét  
nhất về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của UBND tỉnh Nghệ An. Kế  
hoạch đề cập tới các nội dung như sau:  
Mục tiêu chung: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức  
tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và  
làm việc theo pháp luật trong toàn ngành giáo dục; góp phần đưa công tác phổ  
biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong  
nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực,  
hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật  
của công dân. Từ mục tiêu chung, UBND tỉnh Nghệ An đã đề ra mục tiêu cụ thể  
trong từng năm trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021.  
Để làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, UBND tỉnh yêu cầu  
cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các ban nghành cấp tỉnh. như vậy công  
tác giáo dục pháp luật cho học sinh mới đạt kết quả cao.  
Nội dung cần làm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho HS là:  
5
- Tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ  
biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân, báo cáo  
viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo  
dục.  
- Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng và tuyên truyền vnhân quyền vào  
giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo; tập trung tuyên truyền, phổ biến các  
hành vi bị nghiêm cấm chế tài xử lý; chú trọng giáo dục ý thức tôn trọng,  
chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tác động của  
chính sách pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách  
pháp luật về giáo dục.  
- Thực hiện lồng ghép, đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa,  
hoạt động ngoại khóa, ưu tiên kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính  
chủ động, sáng tạo cho người học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực  
quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy.  
Qua kế hoạch này cho thấy UBND tỉnh Nghệ An có quyết tâm rất cao  
trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.  
- Văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An.  
Hàng năm Sở GD&ĐT đều ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo hoạt động  
dạy học trong toàn tỉnh Nghệ An. Trong hệ thống các văn bản đó nhiều  
văn bản chỉ đạo về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Gần đây nhất là các  
văn bản:  
+ Văn bản số 2394/SGD&ĐT-VP về việc triển khai bảo hiểm bắt buộc  
cháy nổ theo Nghị định 23 Chính phủ, ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2019.  
+ Công điện số 59/CĐ-SGD&ĐT ban hành ngày 17 tháng 01 năm  
2020,về việc tăng cường công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo  
trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.  
+ Kế hoạch số 285/KH-SGD&ĐT ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2020,  
về việc thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp  
luật trong nhà trường” năm 2020 trong ngành giáo dục Nghệ An.  
+ Kế hoạch số 297/KH-SGD&ĐT. Ban hành ngày 21 tháng 02 năm 2020,  
về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 của nghành giáo dục Nghệ  
An.  
+ Văn bản số 1602/SGD&ĐT – GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ  
giáo dục trung học năm 2019 – 2020. Đây văn bản chỉ đạo sát sao nhất đối với  
công tác dạy học cũng như công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong  
đó vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật được nhắc đến đó tăng cường thực hiện  
phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tệ nạn hội,..., đẩy mạnh  
giáo dục ATGT, văn hóa giáo thông...  
6
Ngoài văn bản chỉ đạo chung, Sở GD&ĐT Nghệ An còn ban hành nhiều  
văn bản chỉ đạo cụ thể về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật  
trong nhà trường. Nội dung văn bản đề cập đến việc chỉ đạo các đơn vị triển  
khai thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên và  
học sinh, việc cập nhật các văn bản pháp luật mới, việc bồi dưỡng pháp luật cho  
đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trong nhà trường.. Tất cả  
với mong muốn toàn xã hồi thực hiện tốt trách nhiệm sống làm việc theo hiến  
pháp và pháp luật.  
- Văn bản chỉ đạo của trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.  
Ngoài việc tuân thủ các văn bản chỉ đạo của bộ, tỉnh và các ban ngành,  
nhà trường còn cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo của cấp trên bằng các kế  
hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện trong nhà trường. Nhà trường tổ  
chức thực hiện bằng cách kiểm tra việc dạy pháp luật của giáo viên giáo dục  
công dân nhà trường. Tổ chức, kiểm tra các hoạt động ngoại khóa pháp luật  
trong nhà trường, tổ chức các hoạt động tập thể, các cuộc thi để thực hiện công  
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.  
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT.  
Nắm bắt đặc điểm, nhận thức, tâm sinh lý của học sinh THPT là cơ sở cần  
thiết để chúng ta biết được lý do vì sao lứa tuổi này hay vi phạm pháp luật, từ đó  
hiểu và xây dựng được biện pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục  
pháp luật cho sinh trong nhà trường, đồng thời khắc phục được tình trạng vi  
phạm pháp luật của học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng.  
HS THPT có độ tuổi từ 15 đến 18. Đây là giai đoạn phát triển, bắt đầu từ  
lúc dậy thì và kết thúc khi vào tuổi người lớn, tuổi đầu thanh niên. Ở lứa tuổi  
này các em những thay đổi nhanh chóng về tâm lý, sinh lý.  
- Về mặt sinh lý, ở tuổi này các em có sự phát triển khá hoàn chỉnh về cơ  
thể. Do có sự phát triển mạnh của các hoóc môn sinh dục ở tuổi vị thành niên,  
các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, xuất hiện những cảm giác, cảm xúc  
giới tính mới lạ, chứa đựng rất nhiều tâm trạng: thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung,  
phấn khởi... Tuy nhiên, có một số em không kiểm soát được cảm xúc của mình  
dẫn đến bị cuốn hút vào con đường yêu đương, tình ái nên các em rất dễ sa ngã,  
dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi vi phạm pháp luật. vậy kết quả học tập,  
lao động sức khỏe bị giảm sút rõ rệt, nhiều hành vi thiếu kiểm soát dẫn  
đến những hậu quả xấu ngoài ý muốn của bản thân, gia đình, nhà trường và xã  
hội.  
- Về mặt tâm lý, lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn những chuyển  
biến lớn. Các em chưa thoát khỏi gia đình để hoàn toàn độc lập nhưng mong  
muốn được tự lập, chưa người lớn nhưng muốn làm người lớn, muốn được  
trao đổi, bàn bạc nhiều vấn đề hơn với người lớn và có xu hướng tách khỏi sự  
7
 
ràng buộc của gia đình. Các em không còn muốn đi chung với cha mẹ, muốn tự  
chọn bạn, muốn được thực hiện mọi việc theo ý thích của mình, tự chứng minh  
bản thân... Trong suy nghĩ thường thích lập luận, sự và nhìn sự việc theo quan  
điểm riêng, không còn coi gia đình là giá trị duy nhất, bắt đầu tìm những chỗ  
dựa nhất định từ phía giáo viên, nhà trường, bạn nơi mình đang sống học  
tập. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gia đình, nhà  
trường, bạn bè và xã hội, đồng thời đây cũng là giai đoạn gây nhiều lo lắng cho  
các bậc cha mẹ, nhà trường cộng đồng.  
1.3. Vai trò của việc giáo dục pháp luật cho học sinh THPT  
Công tác giảng dạy, GDPL cho học sinh THPT có vị trí, vai trò vô cùng  
quan trọng trong quá trình xây dựng đội ngũ những người lao động mới phục vụ  
sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng Nhà nước hội chủ nghĩa hiện nay. GDPL là  
một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm của toàn  
bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó,  
nhà trường đóng vai trò chủ đạo, là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương,  
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống, đi vào ý thức,  
hành động của từng HS.  
GDPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, được bắt đầu  
bằng hoạt động GDPL cho HS. Thực hiện đúng pháp luật mục tiêu, là biểu  
hiện đầu tiên của hiệu quả GDPL, cụ thể:  
- GDPL là làm cho học sinh có hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức  
được đầy đủ vị trí quan trọng của công việc này thì dù công tác xây dựng pháp  
luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật. Tuy  
rằng bản chất pháp luật của nhà nước ta là tốt đẹp, phản ánh ý chí, nguyện vọng,  
mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội, nhưng nếu không  
được HS, những công dân tương lai biết đến thực hiện với ý thức, thái độ tự  
giác, tự nguyện thì rất khó đưa pháp luật đi vào cuộc sống.  
- GDPL nhằm hình thành lòng tin vào pháp luật cho HS: Pháp luật chỉ có  
thể được HS thực hiện nghiêm chỉnh khi các em tin tưởng vào những quy định  
của pháp luật. Pháp luật được xây dựng để bảo vệ quyền lợi ích của HS nói  
riêng và nhân dân nói chung. Khi nào HS nhận thức được đầy đủ như vậy thì  
pháp luật không cần một biện pháp cưỡng chế nào mà HS vẫn tự giác, tự nguyện  
thực hiện.  
- GDPL góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của học  
sinh. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của HS sẽ được nâng cao khi công tác  
GDPL cho HS được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có hình thức, phương  
pháp phù hợp.  
- GDPL nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của HS với pháp luật,  
đồng thời ngày càng nâng cao hiểu biết của HS đối với các văn bản pháp luật và  
8
 
các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành  
pháp luật cho HS.  
- GDPL góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà trường,  
quản lý xã hội đối với HS.  
+ Vai trò quan trọng này của công tác GDPL bắt nguồn từ chính vai trò và  
giá trị hội của pháp luật phương tiện hàng đầu để Nhà nước thực hiện quản  
lý xã hội, công tác quản của các nhà trường, quản của giáo viên đối với học  
sinh sẽ được nâng cao khi pháp luật ở đây được phổ biến đầy đủ và có hiệu quả.  
2. Cơ sở thực tiễn.  
2.1. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT tại tỉnh Nghệ  
An  
Nhìn chung, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm gần  
đây đã quan tâm nhiều hơn về công tác GDPL cho học sinh. Đặc biệt là sau khi  
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời. Các trường THPT đều phân công, biên  
chế cán bộ quản lý, chỉ đạo phụ trách công tác GDPL; mỗi trường trên địa bàn  
đều bố trí một phó hiệu trưởng phụ trách công tác phổ biến GDPL. Chính vì vậy,  
trong những năm qua, bên cạnh dạy học theo chương trình bộ môn GDCD, công  
tác quản chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường vgiáo dục pháp luật cho học  
sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua tổ chức tuyên truyền,  
cổ động được quan tâm, đi vào thực chất hơn.  
BGH các nhà trường đã coi trng hơn vtrí, vai trò ca bmôn GDCD trong  
công tác tuyên truyn, giáo dc pháp lut. Chỉ đạo, tchc xây dng kế hoch  
tuyên truyn, giáo dc pháp lut theo năm, quý, tháng cth, chi tiết; thc hin báo  
cáo các chuyên đề vpháp lut trước toàn thgiáo viên và hc sinh.  
Các trường đã tiến hành thành lp Ban Chỉ đạo, Ban Phbiến giáo dc  
pháp lut vi thành phn chyếu gm đại din Ban Giám hiu, Công đoàn, Đoàn  
trường, đội ngũ giáo viên dy hc bmôn GDCD và mt sttrưởng chuyên  
môn, giáo viên chnhim có kinh nghim. Thc hin các hot động tuyên truyn  
nhân ngày pháp lut Vit Nam 9/11 bng các hình thc như nói chuyn chuyên  
đề, sân khu hóa...  
Tuy nhiên, công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu các nhà trường ở  
đây vẫn còn một chiều, coi công tác GDPL chỉ hoạt động giảng dạy, việc  
giảng dạy còn mang tính truyền thống, chưa chịu khó đổi mới phương pháp dạy  
học. Các biện pháp GDPL trong nhà trường còn nặng về quản lý hành chính, các  
kế hoạch triển khai thực hiện còn mang tính thời vụ, chưa chú ý hướng đến hình  
thành ý thức tự giác và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, chưa xây dựng được các  
cơ chế hoạt động, cơ chế thi đua phù hợp để hướng học sinh vào môi trường  
giáo dục tích cực, vào các sân chơi lành mạnh. vậy, hoạt động giảng dạy,  
giáo dục pháp luật chưa mang lại hiệu qucao.  
9
   

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 35 trang minhvan 25/04/2024 1030
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ph.doc