SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành nhân cách học sinh

Công tác chủ nhiệm lớp nhìn từ mọi góc độ đều thấy: Đây là công việc khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công có, thất bại không hiếm và phải rất kiên trì. Muốn hoàn thành trọng trách này, giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo, linh hoạt.
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
A- ĐẶT VẤN ĐỀ  
I.Lý do chọn đề tài:  
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên cũng là  
trung tâm chú ý của mọi thành viên trong xã hội. Trước đây, nhiều người cho rằng  
khi kinh tế phát triển, con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và  
người sẽ tốt đẹp hơn. Hiện nay, xã hội giàu có hơn trước nhiều nhưng hình như  
đây đó dấy lên báo hiệu sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng này có biểu hiện dưới  
những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành.  
Trong hoàn cảnh ấy, việc nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh được đặt  
ra trong những điều kiện mới. Những người làm công tác giáo dục cần phải tìm  
hiểu thực trạng, đặc điểm, yêu cầu phương pháp giải quyết để góp phần nâng  
cao hiệu quả công tác giáo dục. Nhà trường đổi mới phương pháp đào tạo nhằm  
phát huy tính tích cực trong học tập hoạt động của học sinh là một trong những  
phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo,  
làm chủ bản thân, làm chủ đất nước - có cả đức lẫn tài. Bởi “Có đức mà không có  
tài - làm việc cũng khó, có tài mà không có đức cũng trthành người dụng”.  
Việc phát triển nguồn nhân lực đủ trình độ phẩm chất đạo đức là trách  
nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Muốn nấng cao chất lượng giáo dục thì  
phải tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn và giáo dục đạo đức học sinh.  
Dạy “chữ” phải đi đôi với dạy “người”. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng  
với nhau: đạo đức nền tảng, động lực thúc đẩy học sinh nâng cao ý thức  
trong học tập ngược lại học sinh học càng giỏi thì sẽ cố gắng giữ gìn đạo đức.  
Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ cực kì quan trọng của nhà trường  
nhằm trang bị cho học sinh tinh thần tự giác, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi  
của mình để sống có trách nhiệm hơn. Qua đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm  
vụ học tập. Nhiệm vụ ấy được thực hiện qua nhiều môn học, người đứng  
mũi chịu sào phải là giáo viên chủ nhiệm. Ngoài kiến thức chuyên môn giỏi đòi  
hỏi phải kỹ năng trong công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng được tập thể lớp  
tốt, đặc biệt giáo dục những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan.  
Giúp các em có được nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của một người  
học sinh. Người thầy phải niềm tin, đam nghề nghiệp thì mới xây dựng  
được một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực đầy ý nghĩa.  
Công tác chủ nhiệm lớp nhìn từ mọi góc độ đều thấy: Đây là công việc khó  
khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công có, thất bại không hiếm phải rất  
kiên trì. Muốn hoàn thành trọng trách này, giáo viên chủ nhiệm phải phương  
pháp chủ nhiệm sáng tạo, linh hoạt. Việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa  
bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng để khẳng định  
mình về năng lực, trình độ nhất lương tâm nghề nghiệp! Mỗi tập thể lớp là  
nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn  
sẽ những học sinh chăm ngoan. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò cực kì quan  
trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện đạo đức – hình  
1/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
thành nhân cách của học sinh. Khi giáo viên có phương pháp chủ nhiệm tốt sẽ tạo  
nên điều kiện cần đủ để hoàn thành tốt cả nhiệm vụ bộ môn mình giảng dạy.  
vậy, từ trải nghiệm của những năm tháng làm công tác chủ nhiệm nhiều  
nhọc nhằn hạnh phúc tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải  
pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành nhân cách  
học sinh”  
II. Mục đích nghiên cứu:  
Trên cơ sở nghiên cứu luận thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm  
lớp để đề ra những giải pháp hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức  
và góp phần hình thành nhân cách học sinh ở trường trung học cơ sớ. Tôi chọn đề  
tài này để tìm ra những phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một  
tập thể đoàn kết, tích cực chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục  
toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh, giúp các em hình  
thành nhân cách đúng đắn dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của  
nhà trường.  
Với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho học sinh, đặc  
biệt những học sinh chậm tiến từng bước thay đổi thái độ của mình trong học  
tập theo hướng tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định  
được việc học sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia  
đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to  
lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong  
việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Bên  
cạnh đó phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách nhiệm của  
mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm.  
III. Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh trung học cơ sở chủ yếu là  
học sinh chậm tiến.  
IV. Phương pháp nghiên cứu.  
1. Phương pháp nghiên cứu luận:  
Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp  
trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham  
luận trên Internet.  
2. Phương pháp quan sát:  
Quan sát hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể và vui chơi của học sinh.  
3. Phương pháp điều tra:  
Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, cha mẹ học sinh,  
bạn của học sinh.  
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:  
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.  
2/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm khác  
5. Phương pháp thử nghiệm:  
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở một lớp  
6 năm học 2015-2016.  
V. Giới hạn nghiên cứu:  
Thực hiện đề tài này ở học sinh trung học cơ sở. đây là giai đoạn rất quan  
trọng các em có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lí, trình độ hiểu biết thì còn thiếu,  
vốn sống của các em chưa nhiều nên các em dễ lầm đường lạc lối nhất là trong  
giai đoạn hội công nghệ thông tin hiện nay.  
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.  
- Do kinh nghiệm chưa nhiều thời gian nghiên cứu hạn nên tôi chỉ vận  
dụng ở lớp ở một lớp 6.  
- Thời gian: Bắt đầu : 01/ 08/ 2015.  
Kết thúc : 31/ 03/ 2016.  
3/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
B. NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận  
Giáo dục đạo đức - vấn đề cốt lõi của việc hình thành nhân cách cho học  
sinh là cả một quá trình được chuẩn bị đầy đủ về tri thức khoa học chiến lược  
đào tạo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng.  
Không chỉ dừng lại ở bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức hội mà  
giáo dục còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của  
nhân cách con người với những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn cùng hệ  
thống chuẩn mực hành vi đạo đức: chuẩn mực tri thức niềm tin; chuẩn mực  
về tình cảm, thái độ; hình thành cho học sinh những kĩ năng, hành vi phù hợp  
với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.  
Đạo đức gốc rễ của nhân cách con người. Nếu đức cao sẽ được mọi người  
kính nể, trong lòng sẵn có giá trị nhân văn, nhân đạo. Sinh thời Chủ tịch Hồ  
Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, điều này thể hiện  
rõ trong câu:  
4/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn  
Phần nhiều do giáo dục mà nên”  
(Nửa đêm)  
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự ảnh hưởng của  
nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền, hoàn cảnh sống, việc giáo dục tự giáo  
dục. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính chất quan trọng của của  
các yếu tố bẩm sinh di truyền và hoàn cảnh sống với sự hình thành và phát  
triển tâm lí.Yếu tố bẩm sinh - di truyền được coi là tiền đề vật chất ảnh  
hưởng nhất định đến các yếu tố tâm lí như tính cách, năng lực, trí nhớ…Yếu tố  
môi trường và hoàn cảnh sống những ảnh hưởng quan trọng tới việc hình  
thành nhân cách con người. Theo quan điểm của Người thì nhân cách được  
hình thành trong quá trình giáo dục. Chẳng thế mà khi đứa trẻ sinh ra bị lạc  
trong rừng sống cùng bầy sói thì nó không thể thành người được. Vì vậy, môi  
trường giáo dục quyết định việc hình thành nhân cách cho học sinh.  
1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.  
nhà trường THCS, giáo viên chủ nhiệm lớp người được hiệu trưởng  
bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục đào tạo học sinh ở lớp  
mình phụ trách là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước hiệu trưởng và nhà  
trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình.  
- Giáo viên chủ nhiệm là thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và  
cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi  
giáo viên chủ nhiệm vừa quản tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá  
nhân trong lớp về mọi phương diện: Học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt  
tập thể. cầu nối giữa gia đình và nhà trường.  
5/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
- Là người cố vấn cho công tác Đội, công tác Đoàn ở lớp mình chủ nhiệm.  
- Giáo viên chủ nhiệm lớp người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra  
mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng  
chương trình và kế hoạch của nhà trường.  
- Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho  
từng học sinh trong tập thể lớp.  
6/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cầu nối là nhân vật trung gian thiết lập các  
mối quan hệ hai chiều: Nhà trường - tập thể học sinh, tập thể học sinh - xã hội.  
Như vậy giáo viên chủ nhiệm lớp vừa đại diện cho nhà trường để giáo dục  
học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. cầu nối  
giữa nhà trường và xã hội.  
2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp.  
- Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị  
vững mạnh.  
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo  
dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.  
- Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các  
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.  
- Những công việc mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện:  
7/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
Lp  
kế hoch  
Phân loi  
hc sinh  
Qun lí  
hsơ  
Giáo viên chnhim  
Tchc  
đội ngũ lp  
Đánh giá  
xếp loi HS  
Phihp  
giáo dc  
Tchc  
HĐGD  
3. Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức:  
Giáo dục ý thức đạo đức:  
-
nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo  
đức và các chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp học sinh hình thành niềm  
tin đạo đức. Học sinh phải hiểu nhận thấy rằng cần phải làm cho các hành  
vi của mình phù hợp với những tư tưởng, nguyên tắc chuẩn mực của xã  
hội, phù hợp với lợi ích của hội.  
- Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức:  
+ Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc đối với hiện thực  
xung quanh, làm cho chúng biết yêu, ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn đối  
với các hiện tượng phức tạp trong đời sống hội.  
+ Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức tích cực bền vững  
(lương tâm, trách nhiệm…), các phẩm chất ý chí (khiêm tốn, thật thà, dũng  
cảm, kỷ luật…)  
- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức.  
tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức  
trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm được hành vi đạo đức đúng  
đắn, làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì được lâu  
bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.  
8/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
II. Thực trạng vấn đề:  
1. Thực trạng về đạo đức học sinh:  
Trong những năm gần đây, dưới tác động kinh tế thị trường, bùng nổ của  
công nghệ thông tin giúp học sinh ngày càng điều kiện để phát triển toàn diện  
về thể chất, năng lực, trí tuệ…nhưng không phải lúc nào cũng tác động tốt tới học  
sinh. Ở lứa tuổi THCS, các em đang phát triển mạnh về tâm sinh lí, chưa nhiều  
vốn sống, kinh nghiệm nên là đối tượng rất dễ bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào  
những trò mới lạ khiến hành vi lệch chuẩn đạo đức. Việc xa rời các giá trị truyền  
thống đạo đức của bộ phận học sinh có xu hướng ngày càng cao. Một số tệ nạn xã  
hội đang len lỏi vào các trường học. Những tệ nạn đó ảnh hưởng lớn đến nền tảng  
đạo đức thuần phong mĩ tục của dân tộc. Do tác động phức tạp của hội đã  
ảnh hưởng lớn đến việc học hành, hình thành và phát triển nhân cách của học  
sinh. Điểm qua các vi phạm của học sinh trong thời gian qua ta thấy nổi lên các  
hiện tượng khiến gia đình, nhà trường, hội lo lắng như:  
- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lười học (đi học không mang đầy đủ sách vở,  
không chú ý trong giờ, thường xuyên không chép bài)., lười lao động, ham  
chơi.  
- Thiếu lễ phép với các thầy cô giáo, với người lớn, với cha mẹ,  
- Hay gây gổ, nói tục, chửi bậy, ăn mặc lố lăng, cử chỉ, lời nói không phù hợp  
lứa tuổi, thể hiện sự cảm trước mọi sự việc.  
- Gian dối, quay cóp bài trong kỳ kiểm tra thi cử;  
- Yêu sớm, thiếu sự trong sáng lành mạnh.  
- Sử dụng điện thoại di động để chơi game, quay chụp những hình ảnh phản  
cảm, xem phim không phù hợp lứa tuổi.  
- Mất trật tự ngoài xã hội, la cà, tụ tập ăn uống bê tha, tham gia các nhóm đánh  
nhau, trộm cắp, trấn lột, hút hít;  
- Chưa động cơ phấn đấu cao trong học tập. Nhìn chung động cơ học tập  
của học sinh chủ yếu hướng vào lợi ích cá nhân.  
2. Đặc điểm  
Năm học 2014 - 2015 dưới sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao của BGH nhà  
trường đặc biệt là cô hiệu trưởng. Cô rất chú trọng việc giáo dục đạo đức học sinh  
nên luôn quan tâm đến công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp, thường xuyên tổ  
chức các lớp học giá trị sống, các buổi tập huấn, thảo luận, rút kinh nghiệm về  
công tác chủ nhiệm; luôn chú ý trang bị kỹ năng cho giáo viên trong việc giáo dục  
đạo đức - hình thành nhân cách học sinh nhất là thông qua công tác chủ nhiệm. Cô  
hiệu trưởng thường xuyên nói với giáo viên: “ Dạy học sinh là phải dạy làm  
người”. Nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá cho học sinh để các  
em có được sân chơi lành mạnh, bổ ích. Công tác giáo dục kỹ năng sống cho các  
em cũng được chú trọng nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Mở  
9/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
phòng tâm học đường để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục  
đạo đức - hình thành nhân cách học sinh.  
Đặc điểm lớp 6A1  
a. Thuận lợi:  
- Đa số HS ngoan, lễ phép, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.  
- HS trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp .  
- Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ  
trong công tác giáo dục.  
b. Khó khăn:  
- Một số học sinh chưa chăm học, học không tập trung, nhanh quên,  
thực hiện chưa nghiêm túc nội quy của trường lớp như em Lâm, em Lê  
Huy, em Phong…  
- Nhà xa trường học: em Thành An, em Huy..  
- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm(chỉ ở với mẹ bố mất hoặc bố li  
dị với mẹ): Ngọc Diệp, Ngọc Anh, Nghi, Minh…  
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít,  
buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải hiếm. Bởi lẽ, nhiều  
giáo viên chủ nhiệm còn chưa biết hết chức trách, nhiệm vụ của mình, kỹ năng  
chủ nhiệm còn non nớt. mỗi tập thể lớp đặc thù riêng của lớp đó. Nếu rơi  
vào những lớp đa số học sinh khá giỏi thì các em có ý thức học tập tốt, ý thức  
kỷ luật cũng tốt giúp cho giáo viên chủ nhiệm bớt đi phần gánh nặng. Nhưng đối  
với những lớp phần lớn học sinh trung bình, học sinh cá biệt nhiều thì đòi hỏi  
giáo viên chủ nhiệm vất vả hơn rất nhiều, tốn nhiều thời gian công sức, phải có  
phương pháp hiệu quả, biết tổ chức giáo dục thì mới làm tốt nhiệm vụ được giao.  
III. Một số giải pháp cụ thể:  
1.Bản thân là tấm gương cho học sinh noi theo.  
Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình  
ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì ngoài những  
giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua  
những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, những  
ngày lửa trại … Giáo viên chủ nhiệm người gần gũi với các em nhiều nhất. Mọi  
cử chỉ, hành động, lời nói của giáo viên ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh, học  
sinh học hỏi được phong cách, tác phong trước tiên từ người GVCN lớp. vậy,  
khi lên lớp tôi chuẩn bị chu đáo từ đầu tóc, trang phục đến giáo án, đồ dùng dạy  
học; ra vào lớp đúng giờ; công bằng , yêu thương tất cả học sinh; đã nói là làm,  
những gì nói với học sinh phải thực hiện bằng được không dễ dãi qua loa, phải xử  
10/29  
Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành  
nhân cách học sinh  
học sinh đúng quy định đã đặt ra, bắt chữa đúng “bệnh” của học sinh,...  
Luôn ân cần, tận tâm, bám sát lớp, rèn cho mình tính kiên trì. Cố gắng rèn luyện  
các kỹ năng:  
2. Công tác tổ chức lớp.  
*Xếp chỗ ngồi:  
- Căn cứ vào học lực của HS: HS chậm tiến ngồi cùng bàn với học sinh khá  
giỏi để xây dựng đôi bạn cùng tiến.  
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của học sinh: thấp ngồi trước, cao ngồi  
sau; học sinh mắt kém ngồi gần bảng.  
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau để dễ theo dõi.  
- Mỗi tháng đổi dãy một lần  
Không xếp học sinh cá biệt ngồi gần nhau. Không cho các em tùy tiện chọn  
chỗ ngồi, những học sinh ham chơi, hay đùa giỡn thường thích ngồi gần  
nhau. Sau khi xếp chỗ ngồi xong giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ lớp và dán tại  
bàn giáo viên để giáo viên bộ môn tiện theo dõi..  
*Bầu Ban cán sự lớp:  
11/29  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 29 trang minhvan 08/05/2025 140
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành nhân cách học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_giao_duc.doc