SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 Trường PTDTBT TH Ngọc Linh
Trường PTDTBT TH Ngọc Linh là một trong những trường tiểu học thuộc vùng khó khăn của huyện Nam Trà My với 100% đối tượng học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc dạy học Tập làm văn ở trường PTDTBT TH Ngọc Linh là môn học rất khó đối với các em và giáo viên.
I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG PTDTBT TH NGỌC LINH
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trường PTDTBT TH Ngọc Linh là một trong những trường tiểu học
thuộc vùng khó khăn của huyện Nam Trà My với 100% đối tượng học sinh là
đồng bào dân tộc thiểu số nên việc dạy học Tập làm văn ở trường PTDTBT TH
Ngọc Linh là môn học rất khó đối với các em và giáo viên.
Với lượng kiến thức và số lượng môn học quá tải bao gồm các môn theo
qui định trong chương trình, còn thêm các môn học như tiếng Anh, Tin học, đối
với học sinh dân tộc nơi đây quả là quá khó khăn. Học 2 buổi/ ngày nhưng môn
tập làm văn chỉ chiếm 2 tiết trên 1 tuần. Thông thường, rèn cho các em các kĩ
năng đọc thông, viết đúng chính tả đã là một điều vất vả đối với giáo viên ở đây.
Khả năng tiếp nhận kiến thức của các em quá yếu so với mặt bằng chung, đặc
biệt là việc dạy học môn Tiếng Việt. Học sinh phần lớn là học sinh dân tộc thiểu
số tại chỗ (dân tộc xơ – đăng). Trong phân môn Tập làm văn phần lớn các em
chưa biết viết, không có vốn từ để diễn đạt, nhiều em trong các tiết kiểm tra bỏ
giấy trắng hoặc chỉ viết được một đến hai câu cụt lủn.
Hiện nay có rất nhiều loại sách “Những bài văn mẫu” dùng cho học sinh
tham khảo. Song những bài văn mẫu đôi khi không sát với thực tế, từ ngữ sử
dụng quá xa vời với các em. Thế nhưng, vì vấp phải nhiều khó khăn trong dạy
học của phân môn này, đôi lúc giáo viên quá dựa dẫm, ỉ lại vào những cuốn
sách văn mẫu, cho học sinh học thuộc các bài văn mẫu, sao chép y nguyên bài
văn mẫu vào bài làm của mình. Vô tình chúng ta đã đánh mất kĩ năng diễn đạt
cho các em, làm cho các em lười tư duy, không có tính sáng tạo. Cách cảm,
cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ
nhạt. Đôi khi có những câu văn trong bài văn mẫu, các em cứ chép nhưng
không hiểu nội dung.
Ở tiểu học, văn miêu tả chiếm nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm
văn. Nhất là ở giai đoạn cuối cấp (ở lớp 5 văn miêu tả chiếm 65% thời lượng
toàn bộ chương trình tập làm văn).
Qua ba năm giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy mục tiêu của việc dạy văn
miêu tả ở lớp 5 là thông qua hệ thống bài tập rèn các kỹ năng phân tích đề, quan
1
sát đối tượng miêu tả, lập dàn ý trong bài văn miêu tả, xây dựng các đoạn văn
và liên kết các đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh.
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều học sinh trường tôi không đạt được mục
tiêu đề ra. Các em chưa có kỹ năng viết văn miêu tả, phần đa còn trông chờ sự
gợi ý và chữa bài của thầy cô.
Trong năm học này, tôi tiếp tục được Hiệu trưởng phân công trực tiếp giảng
dạy lớp 5. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong những năm qua cùng với
sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp
rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường PTTBT TH
Ngọc Linh" với mong muốn đưa ra những giải pháp, biện pháp thiết thực để rèn
kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh toàn trường
nói chung.
2. Mục đích của đề tài:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
công tác giảng dạy.
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc
kết thành kinh nghiệm của bản thân.
- Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng
học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ
Hội đồng khoa học các cấp và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những
mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
- Giúp học sinh:
+ Có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về
thế giới xung quanh.
+ Biết chọn lọc từ ngữ (đặc biệt là từ ngữ có biểu cảm), trình bày suy
nghĩ của mình một cách mạch lạc (sống động), thành những câu văn
sáng rõ về nội dung, có tình cảm chân thực.
+ Bồi dưỡng cho các em yêu đồ vật, con vật, cây cối, cảnh vật, tình
yêu quê hương đất nước, con người; bồi dưỡng vốn sống, vốn ngôn
ngữ và khả năng giao tiếp cho các em.
3. Giới hạn của đề tài:
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi lớp 5/1 Trường Phổ thông dân
tộc bán trú Tiểu học Ngọc Linh trong năm học 2020 – 2021.
2
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Căn cứ Công văn số 3415/BGDĐT-GDTH ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-
2021.
Căn cứ Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Nam.
Căn cứ Công văn số 1560/SGDĐT-GDTH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT
tỉnh Quảng Nam về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021.
Căn cứ công văn số 368/PGDĐT-GDTH, ngày 25 tháng 9 năm 2020 của
Phòng GD-ĐT Nam Trà My, về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
tiểu học năm học 2020 – 2021.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Khi được nhận phân công giảng dạy lớp 5 trong suốt ba năm qua, tôi nhận
thấy:
Nhà trường đã thực sự quan tâm và chỉ đạo cho tất cả các giáo viên trong
trường được tham gia các buổi chuyên đề về phương pháp dạy học văn miêu tả
đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số.
Các tổ thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải
tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
Gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, tất cả giáo viên trong
trường đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng
quan sát nhiều hơn qua thực tế.
Các dự án đã thực sự quan tâm cung cấp đầy đủ các loại sách giáo khoa
cho học sinh dân tộc thiểu số.
Thư viện trường có rất nhiều đầu sách cho học sinh đọc tham khảo.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy học sinh trường tôi tất cả là người dân tộc
thiểu số nên vốn tiếng Việt của các em hết sức hạn chế, vốn từ của các em quá ít
ỏi, trong giao tiếp, các em chỉ dùng được những từ thông thường, các em có thói
quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, ít có thói quen sử dụng tiếng Việt . Mặt bằng kinh tế,
trình độ dân trí của phụ huynh ở đây còn thấp, chưa ý thức được tầm quan trọng
của việc học tập của con em mình và hầu như không quan tâm đến việc học của
con em, cho nên khả năng phát triển ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh
hưởng lối sống, sinh hoạt, giao tiếp của ba mẹ, gia đình. Các em ít có dịp đi đây,
đi đó, tiếp xúc với thế giới xung quanh, có em chưa một lần được ra khỏi thôn
buôn, lại thường xuyên hay nghỉ học, nhiều học sinh thuộc gia đình khó khăn
nhất là học sinh tại nóc Tu Dí (Thôn 4), nóc Mochay, nóc Rang run, nóc
Kangkich, mô rối (thôn 1), đời sống kinh tế còn hạn hẹp, con lại đông, các em
phải ở nhà trông em, hoặc theo ba mẹ đi ngủ núi, làm rẫy….
3
- Một số giáo viên trước sự khó khăn của đối tượng học sinh như vậy nên
ngại khai thác, hướng dẫn kèm cặp học sinh mà lạm dụng phương pháp làm
mẫu, dẫn đến học sinh nhìn bài mẫu chép hoặc nhìn bài bạn chép. Dạy không
đúng trình tự, chưa liên kết các tiết dạy tập làm văn để đi đến hoàn chỉnh một
bài văn theo cấu trúc chương trình biên soạn của sách giáo khoa hoặc quá dựa
dẫm vào sách giáo khoa.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi nghĩ rằng để rèn luyện cho các
em viết văn miêu tả đòi hỏi phải có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng học sinh, với tình hình thực tế của nhà trường, nắm bắt tình hình giảng
dạy và học của từng lớp để có biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời
để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chính vì thế, tôi đã suy nghĩ tìm và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp để
nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 .
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Chọn đề tài gần gũi với học sinh.
Trong sáu năm giảng dạy vừa qua ở Trà Linh tôi nhận thấy muốn học sinh
nơi đây nắm được bài, hiểu được bài thì những đề tài tương đối xa lạ là điều cần
tránh, muốn các em hiểu bài,viết được văn thì trực quan là yêu cầu đầu tiên cần
phải có. Bởi các em phần lớn chỉ biết tư duy trực quan, chỉ cần lắt léo, trừu
tượng một tí là rất khó khăn đối với các em. Các em có quan sát, có nhìn thấy
thì mới tìm ra được từ và hiểu đúng nghĩa từ đó. Mặt khác, điều đặc trưng của
văn miêu tả là phải trực tiếp quan sát sự vật thì mới viết được bài văn mang sắc
thái riêng, gắn với sự vật đó. Nếu không quan sát sự vật theo yêu cầu đề bài mà
các em viết thì phần lớn là chép theo văn mẫu hoặc bắt chước người khác viết
một cách máy móc.
Do đó, tôi sẽ lựa chọn đề tài gần gũi với các em thường ngày mà các em
hay tiếp xúc và tôi đưa ra nhiều dạng đề để các em có nhiều lựa chọn.
Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 14: Lập dàn
ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trên đường phố. Với những đề bài như thế này,
tôi mạnh dạn thay bằng đề bài khác. Chẳng hạn như: Tôi chọn các đề: Trên cánh
đồng hoặc hoặc con đường đến trường. Sau đó tôi tập trung hướng dẫn học sinh
cách lập dàn ý
Tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng (vì trường tôi nằm gần cánh đồng,
trên đường đi học các em thường đi qua, các em được tiếp xúc nhiều và học
sinh cũng vừa được làm quen với bài “Buổi sớm trên cánh đồng” trong sách
giáo khoa. Sau đó, ở lớp tôi cho từng học sinh nêu từng ý quan sát được, viết lên
bảng, hướng dẫn học sinh sắp xếp ý sao cho phù hợp theo cấu trúc của bài văn.
Điều này giúp học sinh hứng thú, dễ hiểu vì đây là tổng hợp trí tuệ của tất cả
học sinh. Sau đó tôi mới khuyến khích học sinh có thể chọn và lập dàn ý tả cảnh
4
trên nương rẫy hay con đường đến trường,… tùy vào ý thích và sự hiểu biết của
mình
Hay với dạng đề bài tả cảnh sông nước, tôi sẽ hướng dẫn học sinh chọn và tả
cảnh con sông và dòng suối nằm ngay trên đường tới trường của các em
Hoặc với dạng đề văn tả người.Thường thì tôi sẽ hướng dẫn học sinh tả thầy
cô mà em yêu thích, hay ba mẹ, người thân trong gia đình, hay người bạn thân
thiết của em,…như vậy các em sẽ dễ hình dung và biết dùng từ và câu hợp lí
hơn. Các em có quan sát, có nhìn thấy thì mới tìm ra được từ và hiểu đúng nghĩa
từ đó.
Ví dụ: Để giúp các em làm được bài văn tả người, trong tiết dạy đầu tiên tôi
đã yêu cầu các em chuẩn bị trước bài tập sau: “Em hãy tìm những từ ngữ chỉ
hình dáng, khuôn mặt, màu da, vẻ đẹp, dáng đi, cử chỉ, thái độ, tính tình ... của
người bạn thân của em”. Thông qua yêu cầu của giáo viên học sinh sẽ quan sát
người bạn của mình để miêu tả dễ dàng hơn.
Bài làm của học sinh
- Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội
phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng
học sinh.Khi ra đề cho học sinh, tôi luôn tạo cho các em quyền chọn lựa bằng
cách ra nhiều đề (từ 2 đến 4 đề bài) để các đối tượng học sinh trong lớp đều có
thể tự do chọn đề bài, tránh sự áp đặt. Ra đề cho học sinh làm bài kiểm tra viết,
tôi chọn ba đề sau:
Tả một người thân trong gia đình em.
Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em thích.
5
Với ba đề bài trên, các em học sinh có thể chọn đối tượng tả là một nhân
vật quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể
chọn tả ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có
dịp quan sát qua các đêm xem biểu diễn ca nhạc.
2. Hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo từng dạng văn miêu tả:
Để học sinh viết được bài văn miêu tả đảm bảo về cấu trúc và nội dung, giáo
viên cần hình thành và giúp học sinh nắm được cấu tạo của từng dạng văn miêu
tả. Khi dạy từng dạng cấu tạo của bài văn miêu tả của mỗi bài, ở phần nhận xét
đều có một bài văn tả tương ứng. Giáo viên cần cho học sình tìm hiểu kĩ và đưa
ra nhận xét về cấu tạo của từng dạng văn. Sau đó cho học sinh nêu cấu tạo của
dạng văn miêu tả. Nội dung này đối với học dân tộc thiểu số phải được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần và được củng cố liên tục ở các tiết sau đó sẽ giúp các em bớt
bỡ ngỡ khi vào tìm hiểu dạng văn này và giúp các em học bài tốt hơn. .
Ví dụ: Trước khi vào bài “Luyện tập tả cảnh”: đề bài yêu cầu: Hãy viết một
đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. Trong sách giáo khoa đã giới thiệu
bài: “Kì diệu rừng xanh”. Nhận thấy đây là một bài văn thuận lợi cho các em vì
các em ở huyện miền núi nên khu rừng đối với các em rất quen thuộc và gần
gũi.
Tôi sẽ tiến hành các bước như sau:
Dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ bài tập đọc “Kì diệu rừng
xanh”.
1.Yêu cầu của tiết dạy : Biết cách làm bài văn từ bài tập đọc. Biết các
biện pháp nghệ thuật, nhờ các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để
học sinh biết cách vận dụng khi làm bài văn tả cảnh.
2. Các bước tiến hành chính:
* Tôi gọi 1 em đọc to câu đầu của bài văn .
- Sau đó tôi hỏi: Câu văn này cho em biết điều gì ?
- Học sinh trả lời: Tác giả miêu tả vẽ đẹp lãng mạng, kì thú của khu
rừng.
- Dựa vào câu trả lời đó, tôi giới thiệu cho học sinh: “ Đây chính là phần
mở bài của vài văn miêu tả .”
-Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
6
- Sau đó tôi giảng: Những muôn thú khác nhau sẽ cho tác giả một sự cảm
nhận khác nhau.Chẳng hạn: Con vượn bạc má thì ôm con gọn ghẽ truyền nhanh
như tia chớp, hay con chồn sóc với bộ lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa
mắt nhìn theo. Đây chính là một trong những yêu cầu của cách làm bài văn
miêu tả .
- Từ đây, tôi hướng dẫn học sinh:"Để có một bài văn, chân thực, ta phải
biết cách quan sát thật tỉ mỉ từng cảnh tả, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác
quan: súc giác,thị giác và đôi khi là sự liên tưởng”.
- Ở đây tác giả đã sử dụng phép so sánh để thể hiện một hành động khác
nhau của mỗi con vật làm cho cảnh núi rừng thêm sinh động và phong phú. Đây
chính là nghệ thuật dùng từ rất hay để làm một bài văn tả cảnh mà các em cần
phải học tập.
- Nhưng để bộc lộ được sự đa dạng và phong phú như thế, tác giả đã quan
sát rất cụ thể cảnh tả mới thấy được vẻ đẹp khác nhau.
- Ngoài ra, tác giả đã dùng từ rất gợi cảm như: "vàng rực" gợi tả được nét
đẹp của con mang hay lá “úa vàng” như cảnh mùa thu. Những sắc vàng động
đậy. Chỉ có mấy vạt cỏ là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi
- Tôi hướng dẫn học sinh: "Để bài văn tả cảnh được sinh động và gợi
cảm các em cần sử dụng các từ đồng nghĩa để gợi tả các màu sắc và hình dáng
khác nhau của sự vật nhằm làm nổi bật sắc thái riêng của từng cảnh tả".
- Cách viết như thế có hay không và hay như thế nào?
Tôi hướng dẫn: Cách viết như thế không những rất hay mà còn gợi lên vẻ
đẹp muôn màu của sự vật đồng thời thể hiện một bút pháp nghệ thuật tài hoa
phối sắc , làm cho bức tranh “Rừng xanh” mang vẻ đẹp kì thú của rừng, tình
cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẽ đẹp của rừng.
- Để bộc lộ vẻ đẹp cảnh tả trong bài văn tả cảnh các em cần sử dụng các
từ gợi tả âm thanh, hình ảnh khác nhau để miêu tả cụ thể vẻ đẹp của từng cảnh
vật".
- Những chi tiết nào về thời tiết, rừng khộp và con người đã làm cho khu
rừng thêm đẹp và sinh động?
Cảnh tả về thời tiết,rừng khộp và con người giúp ta cảm nhận được khu
rừng rất đẹp và thần bí (nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu, con người tưởng như
lạc vào thế giới thần bí) gợi lên cảnh một khu rừng đầy huyền ảo và sinh động
7
- Từ đây tôi cung cấp cho học sinh: "Thời gian, thời tiết và con người
góp phần làm cho bài tả sâu hơn. Vì vậy, khi làm bài văn tả cảnh vật các em
cần xen tả hoạt động của con người và thời tiết để làm cho bài tả thêm đẹp và
sinh động đồng thời làm cho bài văn giàu sắc thái biểu cảm".
+Phần thân bài của bài văn miêu tả ta có thể tả từng phần của cảnh hoặc
sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+Tả cảnh bao giờ cũng phải có con người, con vật. Hoạt động của con
người, chim, muông thú sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn”.
- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả khi bước chân vào khu rừng?
Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh :"Để làm được một bài văn miêu tả
trước hết các em phải thực sự yêu cảnh tả từ đó quan sát cảnh tả thật cụ thể
bằng tình cảm của mình và khi làm bài phải thả hồn mình vào từng cảnh tả đó ở
phần thân bài hoặc nêu nhận xét và cảm nghĩ của mình ở phần kết bài”.
Tôi hỏi tiếp: Đây là bài văn miêu tả, vậy ai có thể cho biết bài văn này tả
cảnh gì?
Và tôi khẳng định với học sinh: Đây là bài văn tả cảnh khu rừng . Phần
mở bài chính là câu đầu của bài tập đọc. Phần thân bài tác giả tả cảnh khu
rừng vào buổi trưa theo từng phần của cảnh (tả các màu vàng rất khác nhau
của cảnh, của vật; tả thời tiết; tả hoạt động của con người). Phần kết bài tác
giả đã lồng cảm xúc của mình vào từng cảnh tả.
- Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với
khu rừng?
- Tôi giảng: Phải thực sự thiết tha yêu cảnh tả thì tác giả mới say sưa
quan sát và dùng những từ ngữ chính xác, những hình ảnh đẹp nhất khi miêu tả
cảnh núi rừng đẹp như vậy. Tác giả không chỉ thích thú ngắm những cảnh vật
xung quanh mà còn nhìn vẽ đẹp của muôn thú trong rừng làm tăng thêm vẽ sinh
động cho khu rừng.
- Câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh "Để làm bài văn tả cảnh thành
công, trước hết các em phải yêu cảnh tả, quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tất
cả tấm lòng và tình cảm của mình đồng thời phải thả "hồn" mình vào trong
từng cảnh tả".
* Qua phương pháp dạy như vậy tôi thấy học sinh đã nhận ra được:
8
- Đâu là phần mở bài của bài văn và nội dung của phần mở bài là giới
thiệu bao quát cảnh tả.
- Để làm bài văn miêu tả trước hết phải quan sát thật tỉ mỉ cách tả bằng
tất cả các giác quan.
- Có thể tả cảnh theo từng phần hoặc sự thay đổi theo thời gian.
- Tả cảnh cần xen tả hoạt động của con người làm cho cảnh vật thêm
đẹp và sinh động hơn.
- Phải yêu cảnh tả thì bài viết mới bộc lộ hết vẻ đẹp của cảnh.
- Bố cục của bài văn tả cảnh.
3. Nâng cao năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng vốn từ:
a. Bồi dưỡng vốn từ , nâng cao năng lực cảm thụ văn học thông qua
hoạt động quan sát
Tôi thiết nghĩ rằng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học , bồi dưỡng vốn
từ là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với học sinh tiểu học. Có năng lực
cảm thụ văn học tốt, có vốn từ phong phú các em sẽ cảm nhận nhiều nét đẹp từ
thơ, văn. Các em sẽ có được những bài học từ thực tế mà các em quan sát được
để vận dụng vào bài văn của mình.
Ví dụ: Các em sử dụng từ chưa đúng khi quan sát về mẹ (thói quen nói
ngược). Đề bài: Tả về mẹ. Có em viết: “ mái tóc của mẹ em ngắn mà đẹp
không nỗi chịu”
Tôi chép câu văn lên bảng và hỏi:
+ Câu văn bạn viết đã đúng chưa , cách sắp sắp xếp từ đúng chưa hay bạn
sử dụng câu như vậy đã giàu tính gợi tả chưa?
+ Dựa vào ý văn của bạn ta cần thay đổi câu văn như thế nào để miêu tả
được nét đẹp từ mái tóc của mẹ và sắp xếp từ cho hợp lí
Sau khi gợi ý cho học sinh nêu, tôi giúp học sinh chỉnh sửa và hoàn
chỉnh câu văn có hình ảnh cảm xúc hơn, làm nổi bật đặc điểm của mẹ: “Mái tóc
của mẹ không dài, cũng không ngắn, được cắt bằng đến ngang vai và cố định
bằng chiếc dây buộc tóc màu xanh nhạt quen thuộc, trông rất đẹp”.
Hay có em lại xen lẫn tiếng địa phương vào.
Ví dụ: Mẹ lâm núi,lâm sốc cá thịt,….
9
Khi phát hiện học sinh viết sai, tôi thường đưa ra cho cả lớp nhận xét, sửa
sai và rút kinh nghiệm theo các bước:
+ Câu văn của bạn viết, có chỗ nào chưa phù hợp, các em cần phải sửa?
(Bạn sử dụng từ “lâm” để miêu tả hoạt động của mẹ là không phù hợp, không
đúng)
+ Chúng ta cần thay từ “lâm” bằng từ nào? (thay từ “lâm” bằng từ “đi”)
Học sinh sửa và viết đọc lại câu văn.
Do những tồn tại trên, mỗi đề bài tôi thường gợi ý, hướng dẫn học sinh
cách tìm từ ngữ để miêu tả dựa vào sự hiểu biết của mình hoặc giáo viên cung
cấp từ mới cho các em. Vốn từ ngữ phong phú sẽ giúp các em diễn đạt đa dạng
những điều định nói, định viết. Có thể làm giàu vốn từ cho các em bằng hình
thức tìm từ ngữ qua hình thức trò chơi như: Tìm từ láy âm gợi tả hình ảnh
Học sinh chia làm nhóm 4, từng nhóm lần lượt nêu một từ láy âm gợi tả
hình ảnh rồi chỉ nhóm khác:
Mênh mông - nho nhỏ - đủng đỉnh – lung linh – mượt mà - đẫy đà - cứng
cáp – thướt tha - mơn mởn – cuồn cuộn – nhanh nhẹn – nũng nịu…
Trên cơ sở những từ láy tìm được, giáo viên tiếp tục cho học sinh xác định
những từ láy chỉ dùng để tả người: Nho nhỏ - đủng đỉnh – mượt mà - đẫy đà -
cứng cáp – thướt tha - nhanh nhẹn - nũng nịu…
Qua trò chơi trên học sinh sẽ tự mình làm giàu được vốn từ và sử dụng một cách
có hiệu quả khi viết các đoạn văn tả cảnh khác nhau.
Những cách làm như trên nhằm trang bị cho học sinh vốn từ chuẩn bị tốt
điều kiện cho các em làm bài viết.
b.Nâng cao năng lực cảm thụ văn học, làm giàu vốn từ thông qua phân
môn tiếng Việt
- Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu được nội
dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người,...).
Mỗi tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự
miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả.
- Môn Luyện từ và câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều
nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng
vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ
đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại
hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,...
- Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm
giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ:
Ví dụ 1:
10
Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: Dòng sông như dải
lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp
đồng lúa chín vàng...
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, tôi giúp học sinh các cách sử
dụng vốn từ trong miêu tả như: Sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ
mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân
hoá, ẩn dụ...).
Ví dụ 2: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...”
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng
chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhô lên sau luỹ tre xanh.
Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường
làng đã... người qua lại.”
Ví dụ 3: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các
câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh,
dải lụa, giọng bà tiên).
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... ( những chùm sao )
- Nắng cứ như...xối xuống mặt đất.
- Giọng bà trầm ấm ngân nga như...
( thuỷ tinh )
( tiếng chuông )
Ở ví dụ 1 cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy
nghĩ kĩ hơn khi chọn từ.
c. Nâng cao năng lực cảm thụ văn học, làm giàu vốn từ thông qua đọc
sách, báo
Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ
gợi tả để có thể dùng trong văn miêu tả.
Để ngày càng nâng cao và hiểu rõ vốn từ và để đọc sách báo có hiệu quả
tôi luôn cố gắng hướng dẫn cho các em phương pháp và thời gian đọc sách cho
hợp lí và khoa học. Đọc sách phải có sự nghiền ngẫm, suy nghĩ để cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của câu chuyện hay bài văn mình đọc. Khi đọc xong nên
ghi chép những từ ngữ, những ý hay hoặc đoạn văn mà mình yêu thích vào sổ
tay văn học.Việc ghi chép này không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ
mở ra sử dụng nhưng trước hết, mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc,
ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình
ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng làm văn.
Và để làm được điều đó, lớp tôi đã xây dựng một tủ sách ngay tại lớp
học. Tủ sách này nhằm tập hợp những quyển sách hay, số báo của trường phục
vụ cho học sinh trong lớp. Khi học sinh có nhu cầu đọc sách các em sẽ đến
mượn ở tủ và đọc xong lại cất vào vị trí một cách tự giác.
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 Trường PTDTBT TH Ngọc Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho.pdf