SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Tại trường tiểu học …. tuy là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Năng với nhiều đối tượng học sinh thuộc các đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trong những năm gần đây chất lượng dạy học đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đã có nhiều định hướng phát triển một cách bền vững.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 5
1. Lý do trình bày biện pháp.
Tiếng việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn như Tập
đọc, Tập viết, Kể chuyện, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn. Phân môn
tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học tiếng việt xét trên hai
phương diện :
- Tập làm văn tập trung các hiểu biết kỹ năng về tiếng việt do các phân môn
khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một
bài văn nói hoặc viết, học sinh phải thành thạo cả bốn kỹ năng : nói, đọc, viết và vận
dụng các kiến thức tiếng việt. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức
về tiếng việt đó được hoàn thiện nâng cao dần.
- Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản
(nói và viết). Vì vậy tiếng việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng
phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình
giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn tập làm văn đã góp phần thực hiện
hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng việt là dạy học sinh sử
dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa
học….
Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn Tập làm văn trong
môn Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên.Vì thế không
thể xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Tại trường tiểu học …. tuy là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn của
huyện Krông Năng với nhiều đối tượng học sinh thuộc các đồng bào dân tộc thiểu số
nhưng trong những năm gần đây chất lượng dạy học đã được nhà trường đặc biệt quan
tâm và đã có nhiều định hướng phát triển một cách bền vững. Đội ngũ giáo viên năng
động, sáng tạo đồng thời có trình độ chuyên môn vững vàng và rất nhiệt tình trong
giảng dạy. vì vậy chất lượng học tập của học sinh ngày được nâng cao. Tuy nhiên một
thực tế hiện nay là đa số các em học sinh tại lớp 5 do tôi chủ nhiệm đều là con em đồng
bào dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp Tiếng Việt vẫn còn nhiều hạn chế bởi ở nhà các
em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ và chưa chú trọng trau dồi Tiếng Việt do đó học môn
tập làm văn của các em còn gặp nhiều bất cập.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 1
Là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy tại trường thuộc vùng đặc biệt
khó khăn nên tôi không nản trong việc giúp các em trau dồi Tiếng việt vì thế mà tôi đã
tìm nhiều cách để giúp các em học Tiếng việt một cach chuẩn mực với tất cả các phân
môn của Tiếng việt, trong đó phan môn Tập làm văn được tôi đặc biệt lưu ý nhất là
phần làm văn miêu tả. Bởi vốn Tiếng việt còn nghèo thì các em không thể làm một bài
văn miêu tả hay được. Đây cũng là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong năm học
này khi tôi tìm hiểu được phân công chủ nhiệm lớp này.
Vì vậy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, và mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm
“Một số biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”.
3. Nội dung các biện pháp.
Biện pháp 1: Điều tra, phân loại học sinh.
Để nắm được tình hình học tập và khả năng làm văn của mỗi học sinh thì việc
điều tra, phân loại học sinh là một việc làm không thể thiếu đối với giáo viên ngay từ
đầu năm. Điều tra, phân loại học sinh là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, lựa
chọn phương pháp, xác định được những yêu cầu cần đạt cho phù hợp với từng đối
tượng học sinh lớp mình. Từ đó, đưa ra những bài tập vừa sức với học sinh, xua tan
cảm giác “sợ” học tiết Tập làm văn ở một số em đồng thời nó còn kích thích sự ham
thích khi được học phân môn này.
Vào đầu năm nhận lớp, tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá về việc viết văn của học
sinh với đề văn như sau: “Em hãy tả một cây cho bóng mát trên sân trường em”. Kết
quả bài làm của các em đạt được như sau :
Số học sinh hoàn thành bài viết là : 20 em
Số học sinh chưa hoàn thành bài viết: 7 em
Sau khi nhận được kết quả, tôi căn cứ vào quá trình học tập hằng ngày, kết hợp
với những ý kiến tham khảo thêm ở các giáo viên cũ và phụ huynh học sinh để phân
loại học sinh lớp 5C thành các nhóm theo khả năng. Từ các nhóm phân chia đó, trong
quá trình giảng dạy, tôi sẽ đề ra các yêu cầu cần đạt cho mỗi nhóm giúp các em hoàn
thành bài văn đạt kết quả hơn.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện.
Trước hết, tôi giúp học sinh hiểu được khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả
như:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 2
1, Kh¸i niÖm:
Miªu t¶ lµ mét thÓ lo¹i v¨n b¶n mµ trong ®ã ng-êi viÕt dïng ng«n ng÷ cã t×nh
nghÖ thuËt cña m×nh ®Ó t¸i hiÖn, sao chôp l¹i h×nh ¶nh ch©n dung cña ®èi t-îng miªu t¶
víi nh÷ng ®Æc ®iÓm næi bËt c¶ vÒ h×nh thøc bªn ngoµi lÉn nh÷ng phÈm chÊt bªn trong
nh»m gióp ng-êi tiÕp nhËn cã nh÷ng hiÓu biÕt vµ rung c¶m c¶m nhËn ®èi t-îng ®ã nh-
®-îc trùc tiÕp tiÕp xóc víi ®èi t-îng th«ng qua c¸c gi¸c quan cña m×nh.
2, §Æc ®iÓm:
+ Bµi v¨n miªu t¶ ®-îc x©y dùng trªn c¬ së nh÷ng h×nh ¶nh, những Ên t-îng vÒ
®èi t-îng mµ ng-êi viÕt thu l-îm, c¶m nhËn ®-îc th«ng qua c¸c gi¸c quan trùc tiÕp cña
m×nh. Bµi v¨n miªu t¶ lµ thÓ lo¹i v¨n b¶n mang tÝnh nghÖ thuËt cao, mang tÝnh s¸ng t¹o,
tÝnh c¸ thÓ cña ng-êi viÕt. Ng«n ng÷ trong v¨n miªu t¶ lµ ng«n ng÷ nghÖ thuËt giµu søc
gîi t¶ gîi c¶m vµ lµ ng«n ng÷ cña nh÷ng biÖn ph¸p nghệ thuật. T¶ lµ m« pháng, lµ t« vÏ
l¹i, lµ so s¸nh vÝ von, nh©n hãa b»ng h×nh ¶nh chø kh«ng ph¶i lµ kÓ lÓ.
+ V¨n miªu t¶ mang tÝnh chÊt miªu t¶ thÈm mü, dï miªu t¶ bất kú ®èi t-îng nµo,
dï cã b¸m s¸t thùc tÕ ®Õn ®©u th× v¨n miªu t¶ còng kh«ng bao giê lµ sù sao chÐp, chôp
¶nh m¸y mãc nh÷ng sù vËt, hiÖn t-îng mµ lµ kÕt qu¶ cña sù nhËn xÐt, t-ëng t-îng,
®¸nh gi¸ hÕt søc phong phó. §ã lµ sù miªu t¶ thÓ hiÖn ®-îc c¸i míi, c¸i riªng biÖt cña
®èi t-îng th«ng qua c¶m nhËn cña mçi ng-êi..
Biện pháp 3: Xây dựng phong trào đọc sách tích cực.
Đọc sách là một việc làm hữu ích đối với các em. Qua bài văn, bài thơ hay câu
chuyện sẽ giúp các em tiếp thu được ở đó nhiều điều bổ ích, lý thú. Các em sẽ học
được ở đó cách diễn đạt, bố cục, dùng từ ... Qua những hình ảnh sinh động, nội dung
câu chuyện hay, bài văn hay mà các em bắt gặp được sẽ giúp cho các em thêm yêu quê
hương, đất nước, con người ...Và rồi hình ảnh cây đa, bến nước, con đò, những tình
cảm chân thành nồng thắm của người với người sẽ giúp các em có nguồn cảm hứng
viết được các bài văn hay. Tuy vậy, nên đọc sách gì? Đọc sách như thế nào? Và nguồn
tài liệu đó ở đâu ra? Điều đó người giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn.
Trên thực tế, nguồn sách rất phong phú và đa dạng nên giáo viên cần chọn và
hướng cho học sinh tìm đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh như truyện cổ
tích, truyện lịch sử, truyện khoa học. Những cuốn sách phục vụ cho chương trình tiểu
học của nhà xuất bản Giáo dục: cảm thụ văn học, những bài văn hay, những bài văn
chọn lọc, tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt, nâng cao
Tiếng Việt lớp 4, 5; bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5, chuyện cổ tích
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 3
mẹ kể con nghe... Những loại sách này giúp học sinh nâng cao kiến thức phục vụ và hỗ
trợ cho môn học, tạo cho học sinh thói quen đọc sách tích cực, không đọc những cuốn
sách có nội dung xấu và sách không phù hợp với lứa tuổi. Ngoài những tài liệu tham
khảo nêu trên tôi còn động viên các em đặt mua số báo “Nhi đồng chăm học”, “Toán
tuổi thơ”. Trong các số báo này có những trang “Giúp em học tốt môn Tiếng việt”, các
em sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức về văn học như tham khảo các bài văn hay của các
bạn đăng trên trang báo, được đọc lời bình của các bài văn, bài thơ nổi tiếng trong
chương trình Tiểu học. Đặc biệt các em có thể tập viết những bài văn hay để gửi dự thi
đó cũng là động lực để thúc đẩy các em yêu thích đọc sách, đọc báo.
Bên cạnh đó, để đọc sách báo có hiệu quả, giáo viên còn phải hướng dẫn cho các
em phương pháp và thời gian đọc sách. Đọc sách phải có sự nghiền ngẫm, suy nghĩ để
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu chuyện hay bài văn mình đọc. Khi đọc xong
nên ghi chép những từ ngữ, những ý hay hoặc đoạn văn mà mình yêu thích. Tích lũy
những điều bổ ích đó sẽ làm giàu vốn văn học cho các em. Trong năm học vừa qua, tôi
đã hướng dẫn cho học sinh và phụ huynh mua những loại sách phù hợp, những em
không có điều kiện mua sách tham khảo, tôi đã giúp đỡ bằng cách cho các em mượn
những cuốn sách hay mà tôi đã sưu tầm được hoặc tôi mượn ở tủ sách dùng chung của
nhà trường để các em có tài liệu tham khảo. Gợi ý cho các em làm sổ tay văn học để
ghi những điều cần thiết, những câu văn, đoạn văn hay mà các em khám phá được
trong quá trình đọc sách và tìm hiểu.
Ví dụ: Khi đọc các bài thuộc thể loại văn miêu tả học sinh có thể ghi lại những
câu văn, câu thơ hoặc đoạn văn, đoạn thơ giàu hình ảnh như sau:
“Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng”
“Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy
mây trời cuồn cuộn”
“… Đó là một buổi chiều mùa hạ có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời
cao. Con chim Sơn Ca cất lên tiếng hót ca ngợi tự do thiết tha đến nỗi khiến người ta
phải ao ước giá mình cũng có một đôi cánh. Nhưng bỗng cơn dông kéo tới. Những
đám mây trắng bị xua đuổi rất nhanh, nhường chỗ cho những đám mây đen kịt. Chim
Sơn Ca bị dạt về phía chân trời xa…”
Từ những điều mà các em đã tích lũy được qua quá trình tìm đọc các loại sách
báo, để kiểm tra, tìm hiểu xem các em đã tích luỹ được những vấn đề gì đồng thời khơi
dậy trí tò mò, niềm đam mê đọc sách cho các em tôi đã phối hợp với Đội Thiếu Niên
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 4
Tiền Phong Hồ Chí Minh thành lập câu lạc bộ “ Em yêu văn học”. Câu lạc bộ sinh hoạt
2 tuần một lần vào tiết hoạt động cuối tuần của lớp, nội dung sinh hoạt chủ yếu là động
viên các em thi đua thể hiện, trao đổi, tranh luận những điều các em tiếp thu, cảm nhận
được từ bài văn, bài thơ, câu chuyện, từ các nguồn thông tin trên sách báo…theo chủ
đề, câu chuyện, tác phẩm mà giáo viên đã định hướng. Sau mỗi lần sinh hoạt, tôi yêu
cầu câu lạc bộ bình chọn những thành viên có bài viết hay, lời bình tốt để biểu dương
trước toàn trường.
Để học sinh có điều kiện được đọc nhiều sách hơn và đáp ứng được nhu cầu đọc
sách của các em trong giờ ra chơi, ở lớp tôi đã xây dựng tủ sách “Thật thà” đặt tại
lớp. Tủ sách này nhằm tập hợp những quyển sách hay, số báo các tháng của giáo viên
đặt và phục vụ cho học sinh trong lớp. Khi học sinh có nhu cầu đọc sách các em sẽ đến
mượn ở tủ và đọc xong lại cất vào vị trí một cách tự giác.
Khi phát động phong trào đọc sách, tôi hướng dẫn các em tìm đọc các loại sách
có ở tủ sách thư viện, ở tủ sách của lớp, … (Lưu ý học sinh đọc các loại sách báo phù
hợp với lứa tuổi). Ngoài việc tự đọc tôi còn cho một số em có kỹ năng đọc tốt đọc các
tin, bài, tác phẩm hay trước lớp trong giờ ra chơi, 15 phút sinh hoạt đầu buổi. Nhìn
chung học sinh rất hứng thú nghe và cảm nhận được nhiều cái hay, cái đẹp trong thơ
văn; về đặc điểm, tính cách của từng nhân vật trong mỗi câu chuyện. Sự cảm nhận đó
chính là nội dung sẽ giúp các em có được một tiết sinh hoạt câu lạc bộ văn học phong
phú, sôi nổi góp phần nâng cao vốn kiến thức văn học cho các em.
Biện pháp 4: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học từ các bài tập đọc.
Tôi thiết nghĩ rằng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những
nhiệm vụ cần thiết đối với học sinh tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em
sẽ cảm nhận nhiều nét đẹp từ thơ, văn, thêm phong phú tâm hồn, nói viết sinh động
hơn. Các em sẽ có được những bài học thực tế về nghệ thuật dùng từ để vận dụng vào
bài văn của mình.
Hiểu vậy, trong quá trình dạy các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả, ngoài
tìm hiểu bài theo hướng câu hỏi hướng dẫn khai thác nội dung, tôi thường nêu thêm
một số câu hỏi hướng dẫn về cảm thụ văn học cho học sinh khá giỏi. Bên cạnh đó,
trong các tiết dạy Luyện Tiếng việt tôi tiến hành dạy học phân hóa, tôi còn giúp các
em tìm hiểu thêm về cảm thụ văn học một số bài trong chương trình Tiếng việt Tiểu
học bằng cách dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ bài Tập đọc . Tôi tiến hành
các tiết Luyện Tiếng việt và tiết Hướng dẫn tự học để dạy Tập Làm Văn theo thứ tự là:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 5
Ví dụ 1: Bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Tiết 1: Dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ bài tập đọc “Quang cảnh
làng mạc ngày mùa”.
1.Yêu cầu của tiết dạy :
- Biết cách làm bài văn từ bài tập đọc.
- Biết các Biện Pháp Nghệ Thuật, nhờ các Biện Pháp Nghệ Thuật mà tác giả đã
sử dụng để hs biết cách vận dụng khi làm bài văn tả cảnh.
2. Các bước tiến hành chính:
* Tôi gọi 1 em đọc to câu đầu của bài văn .
- Sau đó tôi hỏi: Câu văn này cho em biết điều gì ?
- Học sinh trả lời: Tác giả giới thiệu màu sắc bao trùm cảnh làng quê ngày mùa
là màu vàng.
- Dựa vào câu trả lời đó, tôi giới thiệu cho học sinh: “ Đây chính là phần mở bài
của vài văn miêu tả .”
Câu hỏi 1: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
Câu hỏi 2: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho
em cảm giác gì?
- Sau đó tôi giảng: Sự khác nhau của sắc vàng cho ta những cảm nhận riêng về
đặc điểm của từng cảnh vật. Đây chính là một trong những yêu cầu của cách làm bài
văn miêu tả .
- Từ đây, tôi hướng dẫn học sinh:"Để có một bài văn, chân thực, ta phải biết
cách quan sát thật tỉ mỉ từng cảnh tả, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: súc
giác,thị giác và đôi khi là sự liên tưởng”.
Giáo viên giảng:
+ Ở đây tác giả đã sử dụng một loạt từ đồng nghĩa để chỉ các màu vàng khác
nhau của sự vật làm cho việc miêu tả rất đa dạng và phong phú. Đây chính là nghệ
thuật dùng từ rất hay để làm một bài văn tả cảnh mà các em cần phải học tập.
+ Nhưng để bộc lộ được sự đa dạng và phong phú như thế, tác giả đã quan sát
rất cụ thể cảnh tả mới thấy được vẻ đẹp khác nhau của từng màu vàng cụ thể .
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 6
+ Ngoài ra, tác giả đã dùng từ rất gợi cảm như:"vàng giòn" gợi tả hạt thóc đã
được phơi khô,"vàng mượt" gợi lên sự béo tốt, mượt mà của gà và chó.
- Câu hỏi này tôi hướng dẫn hs: "Để bài văn tả cảnh được sinh động và gợi cảm
các em cần sử dụng các từ đồng nghĩa để gợi tả các màu sắc và hình dáng khác nhau
của sự vật nhằm làm nổi bật sắc thái riêng của từng cảnh tả".
- Ngoài màu vàng, tác giả còn nói tới màu sắc gì nữa của cảnh vật?
- Cách viết như thế có hay không và hay như thế nào?
Giáo viên giảng: Cách viết như thế không những rất hay mà còn gợi lên vẻ đẹp
muôn màu của sự vật đồng thời thể hiện một bút pháp nghệ thuật tài hoa phối sắc (phối
hợp các màu sắc khác nhau) làm cho bức tranh "Quang cảnh làng mạc ngày mùa"
mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng và vô cùng hấp dẫn .
- Từ đây tôi hướng dẫn hs:"Để bộc lộ vẻ đẹp cảnh tả trong bài văn tả cảnh các
em cần sử dụng các từ gợi tả âm thanh, hình ảnh khác nhau để miêu tả cụ thể vẻ đẹp
của từng cảnh vật".
H: Ngoài việc miêu tả bằng thị
- Cảm giác: tất cả đượm một "màu
giác, tác giả còn miêu tả sự vật bằng vàng trù phú”
những giác quan nào?
- Khứu giác: hơi thở của "đất trời,
mặt nước thơm...
- Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn hs:"Khi quan sát cảnh tả,các em cần quan sát
bằng tất cả các giác quan để miêu tả hết vẻ đẹp của cảnh vật".
Câu hỏi 3: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh
làng quê thêm đẹp và sinh động?
Câu hỏi này yêu cầu các em trả lời từng phần cụ thể theo cảnh tả nên tôi chia
thành 2 câu hỏi nhỏ như sau:
- Những chi tiết nào về thời tiết đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và
sinh động?
- Những chi tiết nào về con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và
sinh động?
- Gíao viên giảng: Cảnh tả về thời tiết và con người giúp ta cảm nhận được bức
tranh làng mạc ngày mùa rất hữu tình (thời tiết đẹp, con người siêng năng) gợi lên cảnh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 7
làng quê thật ấm no và tràn trề sức sống. Bài này tác giả tả cảnh đồng quê vào ngày
mùa theo từng phần của cảnh tả.
- Từ đây tôi cung cấp cho học sinh: "Thời gian, thời tiết và con người góp phần
làm cho bài tả sâu hơn. Vì vậy, khi làm bài văn tả cảnh vật các em cần xen tả hoạt
động của con người và thời tiết để làm cho bài tả thêm đẹp và sinh động đồng thời làm
cho bài văn giàu sắc thái biểu cảm".
+Phần thân bài của bài văn miêu tả ta có thể tả từng phần của cảnh hoặc sự
thay đổi của cảnh theo thời gian.
+Tả cảnh bao giờ cũng phải có con người, con vật. Hoạt động của con người,
chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn”.
Câu hỏi 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh :"Để làm được một bài văn miêu tả trước
hết các em phải thực sự yêu cảnh tả từ đó quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tình cảm
của mình và khi làm bài phải thả hồn mình vào từng cảnh tả đó ở phần thân bài hoặc
nêu nhận xét và cảm nghĩ của mình ở phần kết bài”.
Tôi hỏi tiếp: Đây là bài văn miêu tả, vậy ai có thể cho biết bài văn này tả cảnh
gì?
Và tôi khẳng định với học sinh: Đây là bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày
mùa. Phần mở bài chính là câu đầu của bài tập đọc. Phần thân bài tác giả tả cảnh
làng mạc ngày mùa theo từng phần của cảnh(tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh,
của vật; tả thời tiết; tả hoạt động của con người). Phần kết bài tác giả đã lồng cảm xúc
của mình vào từng cảnh tả.
H: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê
hương?
- Gíao viên giảng: Phải thực sự thiết tha yêu cảnh tả thì tác giả mới say sưa quan
sát và dùng những từ ngữ chính xác, những hình ảnh đẹp nhất khi miêu tả quang cảnh
làng mạc ngày mùa đẹp như vậy. Tác giả không chỉ thích thú ngắm nhìn cảnh đẹp của
quê hương mà còn làm nổi bật đức tính siêng năng, cần cù của bà con ở làng quê.
- Câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh "Để làm bài văn tả cảnh thành công, trước
hết các em phải yêu cảnh tả, quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tất cả tấm lòng và tình
cảm của mình đồng thời phải thả "hồn" mình vào trong từng cảnh tả".
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 8
Từ đây, tôi giới thiệu:"Đây chính là bài văn tả cảnh, một thể loại văn mà chúng
ta được học nhiều nhất ở chương trình Tập Làm Văn lớp 5 .”
* Qua phương pháp dạy như vậy tôi thấy học sinh đã nhận ra được:
- Đâu là phần mở bài của bài văn và nội dung của phần mở bài là giới thiệu bao
quát cánh tả.
- Để làm bài văn miêu tả trước hết phải quan sát thật tỉ mỉ cách tả bằng tất cả
các giác quan.
- Có thể tả cảnh theo từng phần hoặc sự thay đổi theo thời gian.
- Tả cảnh cần xen tả hoạt động của con người làm cho cảnh vật thêm đẹp và
sinh động hơn.
- Phải yêu cảnh tả thì bài viết mới bộc lộ hết vẻ đẹp của cảnh.
- Bố cục của bài văn tả cảnh.
Tiết thứ 2:
Làm bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo bố cục và nội dung của
bài TĐ.
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh làm được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa có nội dung
như bức tranh mà tác giả Tô Hoài đã tả trong bài Tập Đọc “ quang cảnh làng mạc ngày
mùa ’’.
II. Các hoạt động chính :
1. Gọi học sinh đọc đề bài
2. Yêu cầu học sinh xác định trọng tâm của đề bài
3. Hướng dẫn: Dựa vào những cảnh vật mà tác giả đã tả trong bài Tập Đọc, các
em dùng ngôn ngữ của mình để viết lại bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo
cảm nhận của các em .
4. Học sinh làm bài:
5. Chấm, chữa bài:
Kết luận: Học sinh đã dùng ngôn ngữ của mình để viết lại bài văn tả quang cảnh
làng mạc ngày mùa theo cảm nhận của các em.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 9
Tiết thứ 3: Làm bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em .
I. Yêu cầu của tiết dạy:
Giúp học sinh làm được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em
II. Các hoạt động chính;
Đề bài : Em hãy tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em.
1.Tìm hiểu đề : Gọi học sinh đọc đề bài .
H: Đề bài yêu cầu gì ?
2. Hướng dẫn
- Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh làng mạc ở quê em vào ngày mùa.
- Thân bài: Tả chi tiết cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em theo trình tự mà em đã
chọn ( tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian).
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh tả đó.
Lưu ý :
+ Cần tả sâu một số chi tiết để làm nổi bật cảnh tả .
+ Cần xác định rõ phạm vi không gian, thời gian của cảnh chủ yếu để làm toát
nội dung của cảnh tả .
+ Cần kết hợp tả cảnh, tả người và thể hiện tình cảm tự nhiên vào từng cảnh tả.
+ Cần sử dụng các Biện Pháp Nghệ Thuật phù hợp vào bài văn để bài tả sinh
động …
3. Học sinh làm bài
Kết luận:
Sau các tiết Luyện này học sinh đã biết được :
Viết được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa như nội dung của bài tập
đọc. Viết được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em.
Ví dụ 2 : Bài “ Trước cổng trời”
Tiết 1: Dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ bài tập đọc “Trước cổng
trời” .
Câu hỏi 1:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 10
Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời ?
- Gíao viên giảng: Tác giả đã liên tưởng ở đâynhư là cổng để đi lên trời vì từ
đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng tạo cảm
giác như đó là cổng để đi lên trời.
- Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh: “Nghệ thuật liên tưởng trong văn tả
cảnh làm cho cảnh tả lãng mạn, thơ mộng, hùng vĩ và thần bí hơn lên .
Câu hỏi 2:
Đây là câu hỏi khó nên tôi hướng dẫn học sinh như sau :
+ Trước hết các em phải đọc thật kĩ bài Tập Đọc, để xem tác giả tả cảnh ở cổng
trời bằng những cảnh vật nào, tác giả đã dùng các Biện Pháp Nghệ Thuật gì để miêu tả
các cảnh vật đó.
+ Sau đó các em bằng cảm nhận của mình để miêu tả lại vẻ đẹp của bức tranh có
cách cảnh vật mà tác giải đã tả trong bài thơ.
Câu hỏi 3:
Trong những cảnh vật được miêu tả em thích nhất cảnh vật nào?
- Qua các câu trả lời của học sinh, tôi thấy các cảnh vật được các em yêu thích
đều là những cảnh tả làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh đẹp ở cổng trời .
- Từ đây, tôi hướng dẫn học sinh các cảnh vật mà các em thích đều là những
cảnh mà tác giả đã chọn tả thật kĩ nhằm cho ta thấy cảnh ở cổng trời rất đẹp .Vì vậy,
các em cần chú ý: “trong văn tả cảnh, cần tả sâu một vài cảnh tả để làm nổi bật vẻ đẹp
của cảnh tả đó đồng thời làm cho bài viết sinh động và trọng tâm hơn”
Câu hỏi 4:
Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
+ Sau khi học sinh trả lời: Nhờ có hình ảnh con người, cảnh suối reo, nước chảy.
+ Từ đây tôi giúp học sinh khai thác các Biện Pháp Nghệ Thuật mà tác giả đã sử
dụng để tả.
- Các cụm động từ “gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm” được tác giả dùng rất
khéo gợi lên bức tranh sinh hoạt và nhịp sống lao động của bà con các dân tộc vùng
cao.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn - GV trường Tiểu học EaDah
Trang 11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_viet_bai_van_mieu_ta_cho_h.doc