SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống tại lớp lớn 1, trường mầm non
Chủ điểm trường mầm non, ở hoạt động góc, trẻ đóng vai bố mẹ đưa con đến trường, trẻ thực hiện vai chơi chào cô, chào bố mẹ, cô quan sát nếu trẻ chào cô mà chưa chào bố mẹ cô nhắc nhở để trẻ chaò bố mẹ. Qua đây trẻ được thực hành vai chơi, được làm người lớn, rèn cho trẻ kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ nhớ lại và cũng cố kĩ năng.
Phụ lục 1
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
(Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN.
Kính gửi:1
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Nam Trà My.
- Hội đồng Sáng kiến cấp huyện.
1. Họ tên tác giả2: Đoàn Thị Kim Vương
2. Đơn vị công tác3: Trường MN Hoa Mai- Nam Trà My
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến4: Đoàn Thị Kim Vương
4.Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu
giáo lớn 1, trường MN Hoa Mai.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến5: Giáo dục .
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử6: 20/9/2020
7. Hồ sơ đính kèm”
+ Chín tập báo cáo sáng kiến
+ Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
+ Biên bản hội đồng chấm sáng kiến của trường MN Hoa Mai.
+ Quyết định công nhận sáng kiến của trường MN Hoa Mai.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trà Mai, ngày tháng năm 2021
Người nộp đơn
1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến.
2 Ghi tối đa 2 đồng tác giả.
3 Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư
tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí,
phương tiện, vật chất kỷ thuật thì trong đơn cần nêu rõ thông tin này.
4 Điện tử, viễn thông, tự động hóa, Công nghệ thông tin,:Nông lâm ngư nghiêp và môi trường, cơ khí, xây dựng,
giao thông vạn tải, dịch vụ(ngân hàng, du lịc, giáo dục, y tế ), …Khác ;
5Ghi ngày nào sớm hơn.
Phụ lục II
Mẫu báo cáo sáng kiến
(Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI LỚP MẪU
GIÁO LỚN 1, TRƯỜNG MẦM NON 6
1.Mô tả bản chất của sáng kiến7:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống tại lớp lớn 1,
trường mầm non” tại trường MN Hoa Mai huyện Nam Trà My đã đưa ra được
4 biện pháp chính để thực hiện:
Biện pháp 1: Hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp, lễ giáo cho trẻ qua các
hoạt động ở trường mầm non.
Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ qua các
hoạt động ở trường mầm non.
Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.
Biện pháp 4: Cô gương mẫu chuẩn mực.
Trong từng biện pháp đã nêu cụ thể cách thực hiện và ví dụ minh họa dễ
áp dụng, đơn vị áp dụng cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
6Trình bày tên sáng kiến đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc xét công nhận sáng kiến.
7 Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn
thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.
8 Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỷ thuật tại cơ sở và mang
lại lợi ích thiết thực, ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tương,, cơ quan, tổ
chức nào.
9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác
giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội
dung sau:
- So sánh lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải
pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần neeuu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế,
lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó- nếu là giải pháp cải
tiến hắc phục đến mức độ nào .đã biết trước đó.
- Số tiền làm lợi nếu có thể tính được và nêu cách tính cụ thể.
Với đề tài này tôi tin rằng tất cả các trường mầm non đều có thể áp dụng
và thực hiện.
1.2. Phân tích các tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải
tiến giải pháp đã được biết trước đó)
1.3. Về nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp rè kĩ năng sống cho trẻ
tại lớp lớn 1, trường MN Hoa Mai”
Biện pháp 1: Hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp, lễ giáo cho trẻ qua
các hoạt động ở trường mầm non.
- Có thể nói trẻ ở lớp tôi đa số còn rụt rè ,nhút nhát, một số trẻ kỹ năng phát
âm chưa rõ ràng nên việc giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung quanh còn
hạn chế, nên ở lớp trẻ ngại giao tiếp với các bạn và cô giáo. Nhìn thấy thực tế
của lớp tôi đã xây dựng một số biện pháp :
* Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua giờ đón và trả trẻ :
Ví dụ: Chủ điểm trường mầm non, ở hoạt động góc, trẻ đóng vai bố mẹ đưa
con đến trường, trẻ thực hiện vai chơi chào cô, chào bố mẹ, cô quan sát nếu trẻ
chào cô mà chưa chào bố mẹ cô nhắc nhở để trẻ chaò bố mẹ. Qua đây trẻ được
thực hành vai chơi, được làm người lớn, rèn cho trẻ kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ
nhớ lại và cũng cố kĩ năng.
* Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tổ chức hoạt động học :
Đầu năm học tôi lên kế hoạch năm, tháng và đặc biệt là kế hoạch tuần với
những nội dung phát triển kĩ năng giao tiếp, lễ giáo cho trẻ thông qua các môn
học, cụ thể như ở hoạt động học tôi có thể kể hoặc mở video cho trẻ nghe những
câu chuyện hoặc những bài thơ,làm quen với toán, làm quen âm nhạc… có liên
quan đến kĩ năng giao tiếp, lễ giáo, khi tổ chức bất kì một hoạt động nào cho trẻ,
giáo viên cũng cần chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng trực quan sinh động để phục vụ
cho hoạt động của trẻ, giúp trẻ học hứng thú hơn, tiếp thu được tốt hơn.
Ví dụ: Cô cho trẻ nghe xem video câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”.
Sau đó cô đàm thoại cùng trẻ về những hành vi của Thỏ con ,mẹ dặn Thỏ con ở
nhà nhưng Thỏ con lại không nghe lời mẹ, đi rong chơi cùng lũ bạn, như vậy
Thỏ con đã ngoan chưa ? Nếu là con trong câu chuyện đó thì là con thì con sẽ
làm gì ?
Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như:
Nếu là con khi hay tin mẹ ốm, con sẽ làm gì? Gợi mở cho trẻ tính tò mò, nhận
thức được hành động đúng hoặc sai của nhân vật…Từ đó trẻ có thể rút ra bài
học cho bản thân mình.
Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Bé
ngoan, Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào...Các bài thơ: Lời chào, Miệng
xinh, Cháu chào ông ạ...
Ví dụ: Cháu tham gia giờ hoạt động ngoài trời chăm sóc góc thiên nhiên:
Biết chăm sóc và tưới nước cho cây, nhặt lá vàng…
Qua đó cô giáo giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không ngắt lá bẻ cành, mà
phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều ích lợi.
* Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động góc :
Ví dụ: Trẻ chơi phân vai bán hàng
Khi trẻ về chơi ở góc phân vai “Làm cô bán hàng ”.Tôi cho trẻ trực tiếp
làm người đi mua hàng, đến cửa hàng trẻ giao tiếp với người bán hàng hôm nay
cửa hàng có bán gì ạ? Bao nhiêu tiền 1 củ cà rốt vậy cô? cô quan sát sữa sai
hướng dẫn cho trẻ cách giao tiếp, không sử dụng những câu nói cụt, và biết trao
nhận bằng hai tay, biết cảm ơn.
Ví dụ: Trong trò chơi đóng vai bác sỹ. Trẻ làm bác sỹ luôn có thái độ làm
việc tận tình, vì sức khỏe của bệnh nhân. Làm bác sỹ cần cẩn thân, chu đáo trong
việc khám bệnh và kê đơn thuốc, biết dùng lời nói nhẹ nhàng, giải thích chính
xác: Hôm nay bác thấy trong người như thế nào? Vì sao bác lại có hiện tượng
như vây?
Ở nhà bác đã ăn thức ăn gì?
Bác đã uống thuốc gì chưa?
Bác ngồi đây, để tôi khám cho bác nhé!
Và trẻ còn biết tự làm một số việc trong trò chơi gia đình như: Giúp mẹ
trông em, bón bột cho em ăn. Biết cách nựng em, trò chuyện với em, hát cho em
nghe để em ăn nhiều. Rồi ru em ngủ thay mẹ. Mặc dù em bé là một con búp bê,
nhưng trẻ dành hết sự nhiệt tình, tâm huyết của mình vào công việc.
Qua việc tổ chức các hoạt động như vậy tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp của
trẻ linh hoạt hơn, năng động hơn và tự tin hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào trẻ
cũng có thể nhận được sự thân thiện và gần gũi với bạn bè.
*Phát triển kĩ năng giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi :
Ví dụ : Trong giờ ăn, cô gợi trẻ mở cho trẻ trước khi ăn phải biết mời cô
và các bạn, khi ăn phải ăn từ tốn, ăn không vung vãi cơm ra bàn, khi ho phải che
miệng …giáo dục trẻ có thói quen, hành vi văn minh khi ăn uống.
Thông qua hoạt động ngoài trời, chơi tự do cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết,
không tranh giành đồ chơi với bạn, không xô đẩy bạn..
Ví dụ : chủ điểm gia đình, hoạt động sau đón trẻ tôi gần gũi trò chuyện với
trẻ, gia đình con có mấy người, bố làm việc gì? Mẹ làm việc gì? Ai là người nấu
cơm,rử chén,làm việ nhà? ở nhà con giúp bố mẹ việc gì ?...Qua đó trẻ biết được
công việc của mọi người trong gia đình và biết giúp đỡ bố mẹ,biết yêu quý các
thành viê trong gia đình….
*Phát triển kỹ năng giao tiếp qua ngày hội ngày lễ:
Trong năm học vừa qua trường tổ chức các hội thi vườn rau của bé, giao
lưu tiếng việt, tiệc buffee, văn nghệ vui tết trung thu hay ngày hội đến trường của
bé ….qua đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi
người xung quanh, trẻ được ca múa hát theo sở thích…đồng thời giáo dục trẻ yêu
cây xanh, phát huy, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước …
* Thông qua việc phối kết hợp với phụ huynh: (tổ chức họp phụ huynh
đầu năm, thực hiện bảng tuyên truyền, trao đổi qua zalo,facebook, điện thoại hay
sổ bé ngoan)
Khi rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi nhận thấy rằng trẻ đã có những kỹ
năng giao tiếp với bạn bè, người thân...trẻ đã có những kỹ năng giao tiếp chuẩn
mực, ngôn ngữ của trẻ rõ ràng mạch lạc, ý thức trong giao tiếp của trẻ được nâng
lên, tình cảm của trẻ dành cho bạn bè, bố mẹ, người thân cũng trở nên gần gũi và
thân thiện hơn.
*Thông qua việc khích lệ nêu gương:
Ở lứa tuổi này các cháu rất thích được khen, mặt dù trẻ không đạt kết quả
như yêu cầu của cô, nhưng hình thức khen là để động viên khích lệ kịp thời.
Ngày nào tôi cũng cho các cháu cắm cờ, ngoài tuyên dương về vấn đề học tập tôi
còn chú trọng đến vấn đề lễ giáo, tôi cho trẻ tự nhận xét về bản thân mình, trong
ngày đó có bạn nào có hành vi hoặc lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp vỗ
tay tuyên dương bạn và tặng cho các bạn ấy một bông hoa nhỏ cuối tuần nếu bạn
nào được nhiều bông hoa nhất bạn ấy sẽ là người tiêu biểu nhất, đáng khen nhất
trong tuần.
Ví dụ : Hôm nay , bạn Hoàng nhìn thấy bạn Na bị ngã và đã đỡ bạn dậy .
Trong giờ chơi hoạt động ngoài trời bạn Nguyên biết nhường và rủ bạn chơi
xích đu cùng. Qua đó giáo dục trẻ “Lòng nhân ái biết yêu thương ,quan tâm giúp
đỡ và nhường nhịn người khác”
Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ
qua các hoạt động ở trường mầm non.
Đối với trẻ mầm non, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ không thể thực hiện
trên một giờ học cụ thể nào, mà chỉ lồng ghép vào các hoạt động trong ngày để
dạy kỹ năng sống cho trẻ.
* Hoạt động học khám phá:
Với hoạt động học này thông qua các chủ đề mà tôi giáo dục cho trẻ những
kỹ năng sống cơ bản như:
Chủ đề “Trường mầm non”: Khám phá đề tài “Lớp học của bé”, trẻ biết
tên gọi của lớp mình đang học, giáo dục trẻ biết làm gì để lớp học luôn sạch đẹp,
biết sắp xếp các đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng.
Chủ đề “Bản thân”: Thông qua hoạt động khám phá đề tài “Bé biết ăn
uống hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe” cô cho trẻ kể tên các đồ dùng ăn uống, cô
hỏi trẻ trước khi ăn cần phải làm gì, sau khi ăn chúng ta làm gì? Qua đó tôi giáo
dục trẻ phải biết vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, trong giờ ăn không được nói
chuyện, không làm rơi vãi cơm, sau khi ăn xong tự giác xếp ghế gọn gàng, chải
răng, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ.
* Hoạt động học giáo dục âm nhạc:
Ví dụ: Khi tôi dạy bài hát “Bé tập đánh răng” tôi sẽ dạy trẻ kỹ năng đánh
răng theo các bước, giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Từ đó trẻ biết cách đánh răng,
rửa mặt mỗi khi ở trường hay ở nhà để khỏi bị sâu răng.
* Hoạt động tạo hình:
Đề tài “Xé dán trang phục mùa hè” tôi hỏi trẻ thời tiết mùa hè thường như
thế nào? Mùa hè các con nên lựa chọn trang phục gì để mặc? Tôi cho trẻ xé dán
chiếc quần đùi, áo ba lỗ (cho bạn nam), váy ngắn (cho bạn nữ). Thông qua đề tài
này trẻ sẽ biết lựa chọn trang phục để mặc phù hợp với mùa. Qua các hoạt động
tạo hình giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp không làm quăn mép vở
không vẽ tẩy xóa vở, không vẽ bậy ra ghế ra bàn.
* Hoạt động thể dục : Tôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho trẻ các vận
động như : Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục, chuyền bóng, bật qua
vật cản, nhảy từ độ cao 45cm, ném trúng đích thẳng đứng, bò zíc zắc qua 7 điểm,
đi nối bàn chân,…qua tiết học tôi nhắc nhở trẻ tập cẩn thận, giữ quần áo gọn
gàng, sạch sẽ, tự cất dụng cụ tập.
* Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động vui chơi.
Hoạt động ngoài trời:
Là một hoạt động trẻ được hòa mình với thiên nhiên, với môi trường xung
quanh. Thông qua hoạt động ngoài trời tôi sẽ cung cấp cho trẻ những kỹ năng tự
phục vụ. Tổ chức giờ hoạt động ngoài trời, tôi tập cho trẻ lần lượt từng tổ ra
mang giày dép, tự giác xếp hàng không chen xô đẩy bạn, không chạy nhảy lung
tung mà làm theo sự hướng dẫn của cô. Khi hoạt động ngoài trời xong, trẻ tự
giác xếp hàng vào lớp, cất dép gọn gàng vào kệ, vào lớp vệ sinh sạch sẽ. Hằng
ngày trẻ được thực hiện thường xuyên lặp đi, lặp lại sẽ trở thành kỹ năng thuần
thục.
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”
Hoạt động có chủ đích tôi lựa chọn những nội dung: Trò chuyện về bác lao
công; luyện tập thao tác rửa tay bằng xà phòng, luyện tập thao tác đánh răng;
nhặt lá vàng rơi, chăm sóc cây cảnh…Thông qua những nội dung này cho trẻ trải
nghiệm cầm chổi quét rác trên sân, qua đó giáo dục trẻ biết tự vệ sinh cá nhân;
biết tưới cây, nhặt rác để bảo vệ môi trường đồng thời rèn cho trẻ ý thức tự phục
vụ và chăm sóc những gì gần gũi xung quanh trẻ.
Chơi các trò chơi ngoài trời như: Câu cá - trẻ tự đến lấy cần câu, giỏ,
vợt…và mang đến khu vực đàn cho trò chơi câu cá. Chơi xong trẻ tự cất dụng
cụ, đồ dùng đúng nơi quy định.
Chơi đá bóng, chơi với cát nước, chơi với các đồ chơi ngoài trời phải cho trẻ
chơi với cát nước, chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. Trẻ chơi ngoài trời cần tham
gia các hoạt động chơi đùa chạy nhảy vì vậy giáo dục trẻ biết cách bảo vệ sức
khỏe cho bản thân bằng cách giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, chơi cẩn thận.
Khi chơi xong trẻ vào lớp thực hiện thao tác rửa tay bằng xà phòng, rửa chân,
rửa mặt, lau mặt sạch sẽ.
Hoạt động góc:
Trẻ mầm non học bằng chơi – chơi mà học, đối với trẻ mầm non, hoạt động
vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ
chơi, giúp trẻ mạnh dạn chọn góc chơi mà mình yêu thích, trẻ biết lấy đồ chơi ở
góc chơi. Biết phân các vai chơi, hợp tác chơi với nhau. Khi chơi xong tập cho
trẻ cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định hình thành kỹ năng sống nề nếp cho
trẻ. Hoạt động góc là hoạt động mà trẻ rất thích thú, ở các góc chơi trẻ thể hiện
các vai chơi, đóng làm người lớn, bắt chước những việc làm của người
lớn.Thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Ví dụ: Ở góc xây dựng trẻ chơi xây dựng trường mầm non. Trẻ tự lấy đồ
dùng từ góc chơi như ngôi trường, hàng rào, cổng, bồn hoa, xích đu….Trẻ biết
phối hợp phân công công việc khi chơi, biết hợp tác cùng nhau để xây dựng
được những công trình xây dựng. Sau khi hết giờ chơi, trẻ tự giác dọn đồ chơi
gọn gàng, đặt vào đúng vị trí cô quy định như: hàng rào đặt chung một ngăn; cây
xanh, bồn hoa để chung với nhau; đồ chơi xích đu, bập bênh để cùng nhau. Hằng
ngày cứ tập trẻ như vậy sẽ hình thành cho trẻ có kỹ năng sống nề nếp, gọn gàng,
trẻ tự mình làm những việc đó giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
* Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động khác trong ngày.
Hoạt động đón trẻ:
Tôi đón trẻ vào lớp nhắc trẻ phải chào ba, mẹ, chào cô; khuyến khích trẻ tự
vào lớp, không để ba mẹ dắt vào; hướng dẫn trẻ xếp mũ, nón bảo hiểm, cặp vào
kệ; hướng dẫn trẻ xếp dép ngay ngắn lên kệ dép.
Hoạt động vệ sinh:
Để hình thành thói quen và nền nếp thực hiện vệ sinh cho trẻ, tôi luôn thực
hiện đúng theo lịch hoạt động vệ sinh ở trường. Thực hiện chế độ sinh hoạt vệ
sinh đều đặn, hợp lý: luôn luôn tổ chức cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh
đúng giờ, chú ý quan sát, theo dõi khi trẻ để kịp thời nhắc nhở trẻ làm vệ sinh
theo quy định.
Ví dụ: Trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, sau khi ăn phải chải
răng, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ; sau khi đi tiêu, tiểu biết rửa tay và dội nước
sạch…Rửa tay – rửa mặt: đúng cách, đúng kỹ năng vệ sinh tay – mặt dưới sự chỉ
dẫn của cô.
Tổ chức giờ ăn:
Tập cho trẻ cùng cô sắp bàn ăn, sắp chén muỗng, sắp khăn lau tay, khăn lau
miệng, trang trí bình hoa và cả những lời “Chúc bé ăn ngon miệng” cho từng bàn
ăn. Dạy trẻ rửa tay, lau mặt, mời cô, các bạn, cầm muỗng đúng tay. Tập cho cháu
tự lấy đồ ăn theo khả năng và sở thích của mình, với sự chỉ dẫn của cô. Đồng
thời tập cho trẻ cách sử dụng tạp dề khi ăn như thế nào cho đẹp, đúng. Ăn nhai từ
tốn, không nhai nhồm nhoàm và nuốt vội. Không ngậm thức ăn lâu trong miệng,
không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung. Không xúc qua đầu,
không bỏ dở suất ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng. Ăn xong biết lau miệng, cất
chén muỗng ở vị trí nào, để như thế nào cho đúng, gọn gàng và tiện lợi nhất,
giúp cô lau bàn, dọn bàn ngay ngắn… Song song với việc tập cho trẻ khả năng tự
phục vụ trong bữa ăn là tập cho trẻ tự vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng quy trình
của bộ y tế, lau mặt đúng kỹ năng, biết thay quần áo, gấp quần áo.
Ví dụ: Vào dịp Trung thu hay kết thúc năm học, trường tôi thường tổ chức
tiệc buffet cho trẻ ăn. Tiệc buffet là hình thức tiệc trẻ được tự do di chuyển và
lựa chọn những món ăn mình thích, chính vì thế trẻ nào cũng rất thích thú với
tiệc này. Qua bữa tiệc buffet trẻ sẽ học được kỹ năng cơ bản về các tự phục vụ
bản thân mình và phần nào trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
Giờ ngủ:
Tập cho trẻ cùng cô kê giường ngủ, để trẻ tự lấy gối, chăn mền của mình để
ngủ. Giờ ngủ phải im lặng, nằm ngay ngắn. Ngoài ra tôi còn rèn cho trẻ thói
quen cởi bớt quần áo dài để đúng nơi quy định khi thời tiết nắng nóng. Sau khi
ngủ dậy, cho trẻ tự xếp chăn mền, cất giường cùng cô đúng nơi quy định.
Ví dụ: Tổ chức giờ học kỹ năng xếp chăn mền, tự xếp quần áo. Qua những
giờ học này hình thành những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Hoạt động lao động – vệ sinh:
Trẻ biết nhặt lá cây rụng trong sân trường, trong bồn cây, biết giữ gìn lớp
học, sân trường luôn sạch sẽ. Không vứt rác bừa bãi, tự giác nhặt rác bỏ đúng nơi
quy định.
Ví dụ: Cho trẻ dọn vệ sinh lớp học, sân trường hằng tuần để trẻ có ý thức
giữ gìn vệ sinh.
Hoạt động chiều:
Cho trẻ đọc thơ, bài hát hay kể chuyện cho trẻ nghe có nội dung về rèn kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ.
Ví dụ: Các bài hát, bài thơ, câu chuyện như: Rửa mặt như mèo, bé tập
đánh răng, giờ ăn cơm, Tí sún, rửa tay sạch, Gấu con bị sâu răng, bé giữ vệ
sinh…
Cô kết hợp với phụ huynh cùng với cô giáo dục các cháu kỹ năng tự phục
vụ qua hoạt động hàng ngày của trẻ.
Ví dụ: Trao đổi với phụ huynh các thao tác rửa tay, đánh răng hoặc giờ
giấc hoạt động vệ sinh của trẻ trong một ngày. Nhờ phụ huynh cho trẻ thực hiện
thường xuyên ở nhà.
Cho trẻ trực nhật lớp hình thành trẻ thói quen tự phục vụ, thực hiện công
việc được giao một cách chu đáo, thích lao động, trẻ biết giúp ðỡ bạn bè và cô
giáo ðồng thời giữ vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ
Ví dụ: Cho trẻ sắp xếp lại mũ, nón ở các giá cho gọn gàng, đẹp mắt; lau
bàn, ghế sạch sẽ; lau đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ và sắp xếp ngay ngắn vào nơi quy
định.
*Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua sưu tầm các bài thơ, câu
chuyện, bài hát dễ nhớ.
Ví dụ: Bài thơ “Cô dặn bé”
Bài thơ ngắn gọn, dễ nhớ, tôi cho trẻ đọc hằng ngày khi chuẩn bị vào giờ ăn
để trẻ hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.
Bài thơ “Giờ ăn cơm”
Thông qua bài thơ này, tôi giáo dục trẻ phải ngồi ngay ngắn vào bàn, biết
mời cô, mời bạn trước khi ăn; phải tự giác xúc ăn, ăn cho hết xuất và không được
làm rơi vãi cơm. Như vậy mỗi giờ ăn trẻ sẽ tự biết mình sẽ làm gì để phục vụ
mình và giúp đỡ cô.
Bài thơ “Bé giữ vệ sinh môi trường”
Thông qua bài thơ này giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
như: không vứt rác bừa bãi, nhặt lá vàng rơi trên sân trường…Qua đó trẻ hình
thành được thói quen tự phục vụ mình
*Tuyên truyền các bậc cha mꢀ cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong
gia đình.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao
đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia
đình, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. Cha mẹ nên tham gia
vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường để
nắm bắt được tình hình và cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện
hơn.
*Tạo điều kiện và môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng
sống- kỹ năng tự phục vụ.
Về vệ sinh cá nhân: Tham mưu nhà trường, phụ huynh học sinh tạo điều
kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những
quy định về vệ sinh. Trang bị, bổ sung đủ các trang thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ ở
lớp.Nhà trường luôn cung cấp nước sạch, xà bông rửa tay đầy đủ để đảm bảo vệ
sinh cũng như trẻ được làm quen với nếp sống văn minh ngay từ những ngày đầu
đời của lứa tuổi mầm non.
Về việc chuẩn bị tổ chức bữa ăn: Nhà trường trang bị đầy đủ bàn ghế bằng
gỗ cho lớp lớn và lớp nhỡ. Còn đối với lớp bé thì bàn ghế nhựa nhẹ cháu có thể
cùng cô sắp bàn ăn. Trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ bữa ăn như: Đĩa để khăn
lau tay, đĩa để cơm rơi, hộp đựng giấy để lau miệng cho từng bàn, và cung cấp
đủ giấy hàng ngày. Muỗng và chén để ăn, thố đựng cơm, canh và đồ ăn mặn
hoàn toàn bằng Inox cao cấp.
Biện pháp 3: Phối hợp với cha mꢀ học sinh trong việc giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ.
- Trong gia đình, việc dạy trẻ những kỹ năng sống là rất cần thiết, đáp ứng
được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những thói quen tốt trong
sinh hoạt, nhữngmẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh.
+ Ví dụ: Trong giờ ăn cha mẹ dạy trẻ biết bày, xếp bàn ăn, chia bát đũa,
biết mời trước khi ăn...Trong giờ đón trả trẻ : cha mẹ nhắc nhở trẻ thưa cô giáo
và ba mẹ vào lớp hay đi học về...
- Vận động phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ, câu chuyện
có nội dung phù hợp, đóng góp nguyên vật liệu và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt, tham gia các ngày hội ngày lễ do
trường, lớp tổ chức.
+ Ví dụ : Ba mẹ trẻ tham gia vào bữa tiệc buffee cho trẻ ở trường , tham gia
buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày hội đến trường của bé hay bé vui tết
trung thu qua đó giúp trẻ có tự tin tham gia vào các hoạt động, trẻ mạnh dạn trao
đổi, giao lưu với các bạn, đồng thời giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn đầy đủ chất, khi
ăn phải mời người lớn, mời các bạn cùng ăn.
Ngoài ra để giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân của trẻ tốt hơn tôi trao đổi
với phụ huynh thông qua các hình thức :
+ Qua giờ đón trả trẻ, tôi trao đổi với về các kỹ năng tôi đang rèn cho trẻ tại
lớp để giữa giáo viên và phụ huynh có sự giáo dục hoà hợp.
+ Trong các buổi họp phụ huynh học sinh,tôi mạnh dạn trao đổi những nội
dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà và bàn bạc cách giải quyết mọi
khó khăn.
Biện pháp 4: Cô gương mẫu chuẩn mực:
“ Cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”
Ở trường cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ. Trẻ rất thích được cô yêu
thương, gần gũi, mọi hành vi của cô được trẻ lưu tâm . Vì vậy cô luôn chuẩn
mực trong lúc giao tiếp với người lớn. Với trẻ không có tiếng quát tháo, xưng hô
nhẹ nhàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu
trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, luôn tôn trọng và lắng nghe
ý kiến của trẻ.
Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có lời không hay
tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. Tuyệt đối không
chạm lòng tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng.Tác phong quần áo tôi
luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự, cô thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi
theo.
“Khi cô giáo là mẹ hiền thì các cháu sẽ là con ngoan.
1.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến8:
Sáng kiên “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ tại lớp lớn 1, trường
mầm non Hoa Mai” huyện Nam Trà My đã được áp dụng tại đơn vị trường đã
mang lại những kết quả cao. Với sáng kiến này tôi tin tưởng rằng có thể áp dụng
đối với các đơn vị trường bạn.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đồ
dùng phục vụ việc dạy học đảm bảo.
1.6 Hiệu quả mang lại:
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của cá nhân (nếu có) 9
+ Hiệu quả mang lại:
a. Kết quả trên trẻ:
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy những biện pháp trên
rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rất rõ rệt. Kết quả đạt được như
sau :
- Hầu hết trẻ biết tự phục vụ trong vệ sinh cá nhân: rửa tay, lau mặt theo
trình tự, đúng kỹ năng, biết gấp quần áo, thu đồ dùng đồ chơi để vào nơi quy
định, biết tự phục vụ trong ăn uống. Cụ thể giờ ăn trẻ biết rửa tay trước khi ăn,
cùng cô sắp bàn ăn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi cơm, thu dọn bàn ăn, xếp
ghế ngay ngắn…. trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh,
Tự giác thưa, chào khi gặp người lớn và tham gia các hoạt động ở trường một
cách năng nổ.
- Tất cả trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe,
được dạy những kỹ năng sống cần thiết để hình thành nhân cách sống cho trẻ sau
này.
b. Kết quả từ phía các bậc phụ huynh:
- Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo
dục trẻ ở nhà trường.
- Các bậc cha mẹ đã từng bước có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với
cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều
hình thức thông qua sổ bé ngoan, trao đổi trực tiếp hay qua zalo,điện thoại…
- Quan sát khi trẻ đến trường, không còn hình ảnh mẹ đi sau xách cặp cho
con, mà trẻ tự đeo cặp, tự để cặp, dép đồ dùng ngay ngắn lên ô để cặp của mình,
biết tự chào cô….và trẻ có kĩ năng giao tiếp chào hỏi người lớn mà không cần
đến sự nhắc nhở của ba mẹ hay cô giáo : buổi sáng trước khi vào lớp ,trẻ chào ba
mẹ và cô giáo ,khi về nhà chào ông bà ba mẹ, khi ra ngoài gặp người lớn phải
chào.
- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự
quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp,tham gia các hoạt động do trường,lớp
tổ chức.
c. Về phía giáo viên:
- Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, dạy trẻ những việc nhỏ trong mọi
lúc, mọi nơi, ít la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra
giữa các trẻ trong lớp.
- Trong giảng dạy, chú ý giúp trẻ mạnh dạn, tự tin dạy trẻ biết quan sát
phối hợp với bạn bè khi tham gia vui chơi, lao động, nhất là các kỹ năng giáo
dục lễ giáo cũng như kỹ năng tự phục vụ bản thân.
*Kết quả khảo sát cuối năm:
Đầu năm
Tỷ Chưa Tỷ
lệ % đạt lệ %
Cuối năm
Tỷ Chưa Tỷ
lệ % đạt lệ %
Nội dung
khảo sát
Tổng
số trẻ
STT
Đạt
13
14
15
12
14
Đạt
28
29
29
28
27
Kỹ năng tự
phục vụ
Kỹ năng tự
bảo vệ
Kỹ năng hợp
tác
Kỹ năng giao
tiếp, ứng xử
Kỹ năng tự
tin
1
2
3
4
5
44
46
50
40
46
17
16
50
18
16
56
54
50
60
54
93
96
96
93
90
2
1
1
2
3
7
4
30
4
7
10
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
TT Họ và tên Nội dung
Ngày
tháng
Nơi công tác
Chức
danh
Trình độ
chuyên công việc hỗ
môn trợ
(hoặc nơi
năm sinh thường trú)
01
Trần Thị
Minh Tâm
1984
Trường MN
Hoa Mai
PHT
ĐHSPMN Quản lý chỉ
đạo công tác
công tác
chuyên môn
02 Đoàn Thị
1991
1989
Trường MN TTCM,G ĐHSPMN Quản lý tổ
Mơ
Hoa Mai
V
viên ,giảng
dạy
03
Nguyễn
Thị Ánh
Trường MN TPCM,G ĐHSPMN Quản lý tổ
Hoa Mai viên ,giảng
V
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống tại lớp lớn 1, trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_tai_lop_lon_1_truong.pdf