SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, ngoài việc học tập thì việc rèn luyện đạo đức của mỗi người học sinh là vô cùng quan trọng. Kỹ năng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
---------------
Mã SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Lĩnh vực/Môn: Chủ nhiệm
Cấp học
: Tiểu học
Năm học: 2016-2017
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
PHẦN THỨ NHẤT:
ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng
còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, ngoài việc học
tập thì việc rèn luyện đạo đức của mỗi người học sinh là vô cùng quan trọng. Kỹ
năng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì
học sinh. Tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được nhắm đến đầu tiên trong
việc giáo dục kỹ năng sống, bởi trên thực tế cho thấy hiện nay kỹ năng sống của
các em học sinh đang là vấn đề rất đáng quan tâm vì trong những năm gần đây.
Hơn thế nữa hiện tượng nói trống không, thậm chí chỉ chào thầy cô dạy mình
hoặc không chào cũng đang xảy ra ngày một nhiều hoặc nhiều trẻ rất thiếu kỹ
năng làm việc nhà, kỹ năng tự phục vụ; hiện tượng trẻ em thiếu tự tin trong giao
tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí.
Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là điều hết sức cần thiết cho tương
lai các em và cần được bắt đầu rèn luyện từ nhỏ, từ từng hành vi cá nhân đơn
giản nhất, theo đó hình thành tính cách và nhân cách. Do phần lớn thời gian trẻ ở
trường học, nơi hàng ngày diễn ra cuộc sống thực của trẻ, thế nên bắt buộc trẻ
phải được rèn luyện từ trong nhà trường sau đó mới đến gia đình. Nhưng rèn
luyện kỹ năng sống cho trẻ như thế nào cho hiệu quả, thu hút được trẻ và các
bậc phụ huynh luôn là vấn đề trăn trở của các nhà trường, của những người làm
công tác giáo dục và của toàn xã hội hiện nay.
Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt
động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối
hợp với gia đình và cộng đồng c ng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ
năng sống cho học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ1
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) cho học
sinh Tiểu học” để nghiên cứu.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Thông qua việc tham gia các hoạt động mà giáo dục kỹ năng sống cần thiết
cho trẻ, giúp trẻ biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước
những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có cuộc sống bình
thường trong một xã hội hiện đại. Thực hiện được triết lý giáo dục: “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
III/ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
- Công tác giáo dục kĩ năng sống ở lớp 2.
IV/ ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT :
- Học sinh lớp 2.
V/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể
Phương pháp tổ chức giữa các hoạt động
Phương pháp vận động quần chúng
Phương pháp giáo dục cá biệt
V/ PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Từ đầu năm học 2016 - 2017 đến nay (4/2017) với đối tượng học sinh lớp
2.
2
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
PHẦN THỨ HAI:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Học sinh Tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học . Đó là giai đoạn mở
đầu cho một con người đến với văn hoá. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của
học sinh được hình thành và dần dần phát triển , ví như trong xây dựng cơ bản ,
khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan
trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong
lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có
những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất , tầm quan trọng ,
giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn học sinh ở bậc Tiểu học nhất là giai
đoạn lớp hai với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền
móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển
nhân cách của học sinh sau này .
Học sinh lớp hai là lứa tuổi trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu
của người lớn. Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em
còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra
nếu gặp khó khăn.
Tình cảm của các em mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự
vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,... Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ
còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc
mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi tuy vậy so với
tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ Tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh Tiểu học
luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ em có thể xuất hiện các năng
khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,... Khi đó cần phát hiện và bồi
3
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui
chột năng khiếu của trẻ.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học mang những
đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn
nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình
cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân
cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các
em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ
và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành,
việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh
Tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà
nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của
mình.
Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT trong cả nước đã chỉ
đạo các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức,
hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình
bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập trung rèn
luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp,
tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo
vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với
người lớn…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS được thể hiện qua các cách thức hoạt
động như:
Tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp.
Thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Có thể khẳng định: Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp các em học
sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai. Dạy trẻ kĩ năng sống là điều rất4
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
cần thiết đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu
tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng
mình. Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận đượcnhững năm đầu tiên đi
học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ tiểu học các em đã
có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Nếu
ngược lại sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chữa những kĩ năng không tốt
và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vì vậy việc dạy kỹ năng sống cho học sinh giúp các em biết làm chủ bản
thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong
cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm
bảo mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong cộng đồng; Mở ra cơ hội, hướng
suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
Việc giáo dục kỹ năng sống góp phần giải quyết tình trạng trẻ thụ động,
không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ
bản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ... Bên
cạnh đó, các bài học về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hình thành những kĩ năng tâm
lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Đó là
những kỹ năng chúng ta phải biết để có được sự điều chỉnh, ứng xử phù hợp với
những thay đổi diễn ra hằng ngày, hàng giờ. Qua học tập và rèn luyện các kỹ
năng sống các em sẽ cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những giá trị căn bản của
cuộc sống.
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc
đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con
người. Là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và
thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có
nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại hay nói ngắn gọn.
Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được
khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.Kỹ5
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của
con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo
dục hoặc rèn luyện của con người.
Kỹ năng sống được chia thành 2 loại:
Kỹ năng cơ bản
Kỹ năng nâng cao.
Kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy,
nhảy v.v…
Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một
dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ
nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…
Ở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng,còn các
lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần
tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây:
+ Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống.
+ Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí.
Như vậy, kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho
cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự
quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống,
học tập và làm việc hiệu quả... Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ
bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và
với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống.
Ở lứa tuổi của các em nếu chỉ dạy kỹ năng sống thông qua các môn học, qua
lý thuyết suông thì chưa đủ. Hãy gắn các em vào những hoạt động bổ ích, những
việc làm phù hợp với những hình thức linh hoạt, sáng tạo để thu hút trẻ. Thế nên
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ là điều kiện là cơ hội tốt cho trẻ tự thể
hiện bản thân, được trải nghiệm cuộc sống bằng những việc làm của mình.
6
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
Cuộc sống hiện đại về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
môi trường khí hậu… ở trong nước và trên thế giới đang vận động hết sức khẩn
trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường. Để sống, hội nhập và góp phần
tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói chung
và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng
sống nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau:
một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì
sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống
trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.
Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường c ng mang đến cho các em một
thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống.
Như chúng ta đã biết : Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu
học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã
hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói
quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Tuy
nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học trong thời gian qua còn
xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2 . THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC:
Nước ta hiện nay chọn cách đưa kỹ năng sống vào một số môn học. Bộ sách
hướng dẫn dạy kỹ năng sống dành cho giáo viên đã được đưa vào tập huấn và
khuyến khích các trường giảng dạy trong những năm học qua theo kiểu lồng7
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
ghép. Theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh là lồng ghép tích hợp vào các môn học của chương trình. Hiện nay, có
nhiều trường Tiểu học Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đưa giáo viên đi đào
tạo tại các cơ sở giáo dục kỹ năng sống và trở về trường trực tiếp giảng dạy cho
học sinh như một môn học bắt buộc trong thời khóa biểu.
Trong thời gian nghỉ hè, nhiều lớp kỹ năng sống cũng mở ra cho các em học
sinh như Học kỳ Quân đội, ...trong nước và nước ngoài theo hình thức liên kết.
Tuy nhiên chỉ mới có một bộ phận HS là con gia đình có điều kiện được tiếp cận
nên việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào từng nhà trường là điều hết sức hợp lý.
Qua tìm hiểu tại một số trường học trên địa bàn, tôi nhận thấy thời gian qua
việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều trường rất quan tâm thông
qua việcthường xuyên tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, giúp
hình thành những thói quen tốt cho học sinh… , tuy nhiên tình trạng làm cho có
hoặc qua loa chiếu lệ để gọi là thực hiện theo nội dung thi đua của phong trào
Trường học thân thiện - học sinh tích cực vẫn còn đang rất phổ biến chưa thật sự
xem giáo dục kỹ năng sống cho HS là một nhiệm vụ xuyên suốt nên trong thực
hiện nội dung thì sơ sài với phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn, việc lồng
ghép vào những tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay các buổi sinh hoạt chỉ đơn
thuần là kể những câu chuyện hay, những hình ảnh đẹp từ đời thường cho học
sinh, chứ chưa thể tổ chức các buổi dã ngoại hoặc những hoạt động lớn vì “thiếu
kinh phí” và nhiều khó khăn khác.
Trong những năm qua, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở tiểu học đã
có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường,
đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập
nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng8
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
đã được chú trọng nhiều hơn. Và từ thực tế cho thấy hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp đã thực sự đi vào chiều sâu đã có tác dụng thiết thực đến việc giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh.
3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở
TRƢỜNG TIỂU HỌC:
Trên thực tế, có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện giáo dục
KNS cho học sinh. Một trong những phương pháp hữu ích và thân thiện nhất để
rèn KNS cho học sinh đó là giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Xác
định vai trò quan trọng của hiệu trưởng nhà trường trong việc rèn kỹ năng sống
cho học sinh nên trong những năm học qua đồng thời với việc áp dụng các hoạt
động giáo dục trong các tiết học chính khóa còn chú trọng chuyên sâu vào các
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì theo tâm sinh lý của học sinh tiểu học thì đây là
con đường dễ tiếp cận và mau thích nghi nhất.
Với kinh nghiệm thực tiễn áp dụng tôi nhận thấy một số biện pháp mà người
lãnh đạo nhà trường cần làm để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học
sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như sau:
Biện pháp 1: Phải xác định mục tiêu, hƣớng đi cho các hoạt động giáo
dục để đảm bảo đúng yêu cầu cấp học.
Như chúng ta đã biết : Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp rèn kĩ năng sống
hiệu quả. Đó là: củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và
hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Nắm được những nhiệm vụ này sẽ giúp ta
có định hướng đi đúng đắn, phù hợp. Vì vậy trong từng nhiệm vụ tôi đã vận
dụng và tổ chức các hình thức hoạt động như sau:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và
hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết mới.
Những tri thức học sinh thu được trong giờ lên lớp là tri thức cơ bản nhất, hiện
đại nhất. Nếu không được củng cố, bổ sung thì những tri thức đó khó có thể9
_____________________________________________________________
/13
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học
duy trì được lâu bền.Vì vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp cho học sinh
việc củng cố tri thức đã học, đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết
thêm về tự nhiên, xã hội, về con người.
- Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Tiếp tục xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động.
- Tổ chức hoạt động“ Rèn kỹ năng sống cho HS qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp”.
- Thông qua nội qui học sinh và nhiệm vụ học sinh và quy tắc ứng xửhọc
sinh, nên không nên, qua tiết dạy tích hợp KNS….
Giáo dục của Nhà trường phối hợp với cộng đồng, gia đình học sinh cùng
tham gia chào mừng kỉ niệm về ngày thống nhất đất nước:
Nhiệm vụ giáo dục về thái độ: Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng vô c ng
quan trọng đối với bậc tiểu học, bởi vì mọi thái độ, tình cảm đúng đắn với ông
bà, cha mẹ, người thân đối với quê hương, đất nước…phải được giáo dục từ lứa
tuổi này, cho nên nhiệm vụ này đòi hỏi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
phải tạo điều kiện tốt để bồi dưỡng thái độ tích cực của các em đối với bản thân,
bạn bè, công việc và cộng đồng. Thế nên nhà trường đã chủ động phối hợp cùng
Tổng phụ trách Đội tổ chức nhiều hình thưc hoạt động phong phú như:
- Thường xuyên tổ chức cho GV và HS làm vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ
huyện, viếng mộ anh hùng liệt sĩ, mộ mẹ VN anh hùng vào các ngày lễ trong đại
của cả nước như 2/9, 22/12, 30/4, 27/7 để giáo dục truyền thống và rèn kỹ năng
tự xác định giá trị , biết được những gì cho là quan trọng, ý nghĩa đối với bản
thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống.
- Tặng sách, tặng quần áo, dụng cụ học tập, quyên góp tiền ủng hộ cho
đồng bào vùng lũ…; đồng cảm, sẻ chia với bạn học cùng có hoàn cảnh khó
khăn, với Hội người tàn tật…, hàng năm tổ chức tốt và thăm hỏi gia đình các
bạn gia đình khó khăn bằng số tiền tiết kiệm nuôi heo đất của các em.
10
_____________________________________________________________
/13
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_qua_hoat_dong_giao_du.pdf