SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Tập đọc nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách tới trường việc dạy và
hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác.
hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO CHÂU
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MꢀT Sꢁ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC DIꢂN CꢃM CHO HỌC SINH LꢄP 5”
Lĩnh vực/cấp học: Tiếng việt (02)/GDTH
Tác giả : ĐỖ THỊ HỒNG
Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm
Chức vụ : Giáo viên
Nơi công tác : Trường Tiểu học Giao Châu
Giao Châu, ngày 04 tháng 6 năm 2020
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“MꢀT Sꢁ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC DIꢂN CꢃM CHO HỌC SINH LꢄP 5”
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Tiếng việt (02)/GDTH
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 7/ 10/ 2019 đến ngày 03/7/2020
4. Tên tác giả:
Họ và tên: ĐỖ THỊ HỒNG
Ngày sinh : 14/10/1993
Nơi thường trú: xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học sư pham
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Giao Châu
SĐT: 03.47.925.272
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%
5. Đồng tác giả: (Không có)
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị trường: Trường Tiểu học Giao Châu
Địa chỉ: Xã Giao Châu – huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MꢀT Sꢁ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC DIꢂN CꢃM CHO HỌC SINH LꢄP 5
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CꢃNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Tập đọc nói
riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách tới trường việc dạy và
hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh
là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó
trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau
đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng
trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác.
Môn Tiếng Việt nói chung và yêu cầu luyện đọc cho học sinh nói riêng đã
được quan tâm đúng mức. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ và đặc điểm riêng.
Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc - nghe - nói. Cũng như ở các lớp
dưới, thông qua hệ thống bài đọc và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập
đọc lớp 5 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con
người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết
ban đầu về tác phẩm văn học, chú ý đến yêu cầu biểu cảm... Phân môn Tập đọc
ở lớp 5 với mục đích giúp học sinh biết cách đọc các loại văn bản hành chính,
khoa học, báo chí, văn học,... phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện
được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Song làm thế nào
để học sinh đọc diễn cảm tốt ? Bởi đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài văn,
bài thơ một cách sâu sắc, giúp cho các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của
bài văn. Đặc biệt với năm học này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện đọc
diễn cảm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu quan trọng của phân môn Tập
đọc nói chung và yêu cầu của việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 nói
riêng.
Thực tế giảng dạy cho thấy, trong những năm gần đây thực hiện chương
trình sách giáo khoa mới nên khi giảng dạy nhiều giáo viên vẫn mới chỉ cố gắng
sao cho thực hiện đúng quy trình đã được tập huấn, đảm bảo thời gian của tiết
học. Và khi tiến hành chuyên đề, thao giảng giáo viên còn có tâm lí "sợ" thiếu
thời gian khi thực hiện được đúng quy trình... Trước những khó khăn đó, giáo
1
viên chưa chú ý tới hiệu quả của tiết dạy, chưa thực sự chú ý đến việc rèn đọc
diễn cảm cho học sinh.
Chính vì việc nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, tác
dụng to lớn của việc đọc diễn cảm trong giờ dạy tập đọc, đồng thời thấy được
những khó khăn bỡ ngỡ khi trực tiếp giảng dạy nội dung “Luyện đọc diễn cảm”
(yêu cầu, mức độ, quy trình, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả...), tôi đã tích cực
nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng vào thực tế giảng
dạy trên lớp và đã đạt hiệu quả. Tôi mạnh dạn xin trình bày kinh nghiệm: “Một
số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”.
II. MÔ Tꢃ GIꢃI PHÁP.
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1 Thực trạng:
Ngay sau khi dạy vài bài tập đọc đầu tiên, tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp 5B tôi giảng dạy với yêu cầu sau :
Đề bài: "Hãy đọc diễn cảm một đoạn văn mà em thích trong bài :
Sắc màu em yêu " Tiếng Việt lớp 5 tập 1 - Trang 19.
*Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Đọc lưu loát bước đầu
Đọc diễn cảm tốt
Đọc đúng, chậm...
Số
HS
có diễn cảm
SL
3
%
SL
06
%
SL
22
%
31
9,7
19,4
70,9
* Phân loại, nắm chắc đối tượng học sinh:
Căn cứ vào kết quả khảo sát, theo dõi quá trình học trên lớp, tôi tiến hành
phân loại học sinh theo các nhóm:
+ Học sinh đọc diễn cảm tốt: 03 em.
+ Học sinh đọc lưu loát, bước đầu có diễn cảm: 06 em.
+ Học sinh đọc đúng, chậm, chưa diễn cảm: 22 em.
Với kết quả khảo sát như trên tôi hết sức lo lắng vì tỷ lệ học sinh đọc
đúng chậm chưa diễn cảm còn cao chiếm 70,9%, học sinh đọc diễn cảm tốt ít
chiếm 9,7%. Với kinh nghiệm tích lũy được qua giảng dạy, tôi quyết định đi
tìm nguyên nhân, phân tích để tìm ra các “Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 5” theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
2
1.2. Nguyên nhân
Qua nghiên cứu, qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi
nhận thấy một số nguyên nhân sau:
* Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên nhận thức đúng về vai trò của việc đọc diễn cảm, nắm
được yêu cầu, quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Song, không
ít giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm, vì vậy
khi dạy giờ tập đọc giáo viên chưa chú ý đến đọc diễn cảm mà chỉ coi trọng
bước luyện đọc, bước tìm hiểu bài, còn phần hướng dẫn đọc diễn cảm còn tiến
hành một cách hình thức, qua loa, "lấy lệ". Giáo viên chưa tạo điều kiện cho
học sinh luyện đọc.
- Giáo viên chưa tạo lập được cơ sở vững chắc cho thành công của tiết dạy:
chưa đầu tư thích đáng cho việc thiết kế bài giảng, chưa có sự công phu rèn
giọng đọc của bản thân, chưa "kế thừa" hiệu quả của hai bước đệm cho đọc
diễn cảm tốt: luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Về phía học sinh:
- Chất lượng đọc ở một số học sinh chưa tốt, học sinh đọc còn chậm, sai,
ngọng, ấp úng, chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu chưa biết nhấn
giọng, lên giọng, hạ giọng những từ cần thiết...
- Học sinh còn lười đọc sách không chịu khó rèn đọc.
- Học sinh còn nhỏ, các em nặng về học vẹt – Thầy (cô) đọc sao trò cố đọc
như vậy, chưa biết đọc thế nào cho hay.
- Khả năng cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế, học sinh không có
điều kiện đọc nhiều truyện, tranh, báo... Dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa
cao.
* Về phía gia đình:
- Hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện cho các
em đọc nhiều sách báo...
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đọc diễn cảm của
các em, nếu có mới chỉ dừng lại ở việc dạy các em đọc to, rõ ràng... chứ chưa
hướng các em đọc diễn cảm. Đặc biệt do ảnh hưởng của phương ngữ địa
phương phát âm sai (phụ âm r/g, gi/d, ch/tr, s/x, t/ch... ), các thành viên trong
gia đình chưa chú ý sửa ngọng khi phát âm, dẫn tới các em bị ảnh hưởng về
cách phát âm.
3
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Trước thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau :
2.1 Nghiên cứu, nắm bắt nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo
khoa Tiếng Việt 5 nói chung, mục tiêu, nội dung, yêu cầu của luyện đọc
diễn cảm đối với học sinh lớp 5 nói riêng:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm 40 bài văn xuôi, 2 vở kịch(trích), 18 bài
thơ được dùng để dạy tập đọc, học sinh lớp 5 tiếp tục được rèn luyện để có kĩ
năng đọc trơn, đọc thầm với tốc độ nhanh hơn, nâng cao thêm một bước về kĩ
năng đọc diễn cảm đã được luyện tập ở lớp 4 (thể hiện tình cảm, thái độ qua
giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong
bài).
Qua hệ thống các loại văn bản với nội dung đa dạng, phong phú, các bài đọc
trong sách giáo khoa Tiếng việt 5 đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích
và lí thú về một lĩnh vực của đời sống, các em được giao tiếp với thiên nhiên,
cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình, của những chủ nhân tương lai, biết
được quyền của trẻ em, bình đẳng giới... Các em được mở rộng tầm mắt về thế
giới xung quanh, biết yêu quý các dân tộc anh em, biết cảm thông chia sẻ với
những cảnh ngộ khó khăn... Tất cả những điều đó tạo thuận lợi rất lớn giúp học
sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ việc cảm thụ tốt ấy, sẽ
giúp các em đọc diễn cảm tốt hơn nhiều.
Trên cơ sở nắm vững nội dung, chương trình SGK Tiếng Việt 5, tôi nghiên
cứu yêu cầu về đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 5.
CTTH (môn Tiếng Việt) ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD
và ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định rèn
kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5: học hết lớp 5, học sinh cần đạt được yêu cầu
đọc biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn. So với yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm ở
lớp 4( đọc biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ), học sinh lớp 5 cần được thực hành
luyện đọc diễn cảm nhiều hơn. trong đó có nội dung tập đọc diễn cảm một bài
thơ đã thuộc, một đoạn truyện đã đọc để đáp ứng được yêu cầu cao hơn ở các
lớp trên.
2.2 Chuꢅn bị chu đáo trước khi hướng dꢆn học sinh đọc diễn cảm.
2.2.1 Giáo viên đọc diễn cảm mẫu chuẩn mực.
Sau khi học sinh đã luyện đọc đúng; tìm hiểu bài,... phát hiện giọng đọc,
cách đọc thì cho các em luyện đọc diễn cảm. Phần đọc diễn cảm này thường là
học sinh đọc mẫu (nếu như các em đọc tốt). Nhưng cũng có khi giáo viên phải
4
đọc mẫu diễn cảm cho học sinh nghe và học tập (nếu như các em đọc không
tốt).
Để khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm tốt, thì giáo viên cần chú ý
đến việc rèn đọc diễn cảm của chính bản thân mình. Thầy cô có đọc diễn cảm
tốt thì mới hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tốt được.
Để đọc diễn cảm tốt, tôi luôn rèn luyện công phu cả về giọng đọc, kĩ năng đọc
và năng lực cảm thụ văn học. Tôi luôn tìm hiểu kĩ bài văn, bài thơ để cảm thụ tác
phẩm một cách sâu sắc, tinh tế và như thế tôi sẽ tìm được giọng đọc phù hợp, hấp
dẫn. Với việc đọc diễn cảm tốt chúng ta đã chuyển đến học sinh không chỉ là nội
dung bài văn, bài thơ mà cả cảm xúc của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm, tác động đến tình cảm của học sinh. Nghe giáo viên đọc diễn cảm
mẫu tốt, học sinh không chỉ học tập về kĩ thuật đọc mà các em còn hiểu được phần
nào nội dung thông báo và có được sự rung động cảm xúc.
Để đọc diễn cảm tốt, tôi tiến hành như sau:
- Rèn giọng đọc chuẩn xác (Tôi luôn cố gắng rèn cho mình khả năng phát
âm chuẩn khi giao tiếp, khi đứng trước học trò).
- Đọc bài văn, bài thơ nhiều lần trước khi lên lớp. Nắm chắc nội dung bài.
- Xác định sắc thái giọng đọc tuỳ theo đối tượng miêu tả; đối tượng, tính
cách của từng nhân vật... trong văn bản. (Tôi căn cứ vào phần hướng dẫn sư phạm).
- Tập ngắt nhịp theo dấu hiệu ngữ pháp, dựa vào cấu trúc câu, văn cảnh.
- Tìm từ nhấn giọng (từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng).
- Tìm hiểu về độ cao, trường độ.
2.2.2 Thiết kế bài giảng có chất lượng, khoa học.
Sau khi tìm được giọng đọc chuẩn xác, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ SGK,
SGV. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt... để tìm ra phương án giảng dạy phù hợp.
Khi thiết kế bài dạy tôi luôn chú ý đến đặc điểm học sinh lớp mình. Tôi luôn tự
đặt ra những câu hỏi: Học sinh có thể đọc sai ở những từ nào? Câu thơ (câu
văn) nào học sinh khó ngắt hơi đúng? Nên chọn đoạn nào để hướng dẫn học
sinh luyện đọc diễn cảm? Cách tổ chức các hoạt động đó như thế nào?...
- Khi thiết kế, tôi luôn cố gắng trình bày ngắn gọn, song thể hiện rõ từng
bước và có sự phân loại kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
trong lớp
2.3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
5
2.3.1: Hướng dꢆn học sinh luyện đọc đúng.
Trong một tiết Tập đọc, để rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm một bài văn, bài
thơ, trước hết cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát
bài văn, bài thơ đó. Để làm được điều đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
2.3.1.1. Đọc đúng từ, cụm từ:
Khi dạy Tập đọc, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn đọc sai từ, cụm từ. Vì
vậy, việc đầu tiên của đọc đúng là tìm ra những từ, cụm từ mà học sinh dễ sai
bằng cách cho học sinh phát hiện từ, cụm từ, giáo viên ghi bảng rồi hướng dẫn
học sinh luyện đọc. Giáo viên nghe học sinh đọc, sau đó nhận xét, gợi ý, hướng
dẫn học sinh về cách phát âm, giúp học sinh hiểu nghĩa của từ để đọc cho đúng.
Ví dụ :
Bài : Kì diệu rừng xanh ( TV 5 Tập 1 / 75 )
- loanh quanh, lúp xúp, gọn ghẽ. ( Luyện đọc đúng âm đầu, vần ).
- kiến trúc tân kì, vương quốc những người tí hon, giang sơn vàng rợi
(Luyện đọc đúng cụm từ ).
Bài : Đất Cà Mau ( TV 5 Tập 1 / 89 )
- phập phều, gió dông, san sát (Luyện đọc đúng phụ âm đầu ).
- rạn nứt, phập phều, thẳng đuột ( Luyện đọc đúng vần ).
- quây quần thành chòm, mũi đất cuối cùng, đất nẻ chân chim
( Luyện đọc đúng cụm từ ).
- lướt thướt, quyến, triền núi, ngọt lựng ( Luyện đọc đúng vần )
( Bài Mùa thảo quả - TV 5 Tập 1 / 113 ).
- boong tàu, dong buồm, vây quanh ( Luyện đọc đúng vần ) ( Bài Những
người bạn tốt – TV 5 Tập 1 / 64 )...
2.3.1.2 Đọc đúng câu, đoạn:
Khi hướng dẫn học sinh đọc một văn bản, thông thường giáo viên hướng
dẫn, gợi ý hoặc “ tạo tình huống ” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra
cách đọc đúng, đọc diễn cảm. Khi học sinh đã đọc đúng từ ngữ, giáo viên hướng
dẫn cho học sinh luyện đọc câu, đoạn bằng cách để các em tự phát hiện chỗ cần
ngắt hơi, nghỉ hơi trong câu ( câu dài và cả những câu ngắn ). Việc làm này
không những giúp các em dễ dàng tìm ra cách đọc đúng câu, đoạn, biết cách
ngắt hơi, nghỉ hơi, làm chủ tốc độ đọc của mình, mà còn tăng khả năng diễn tả
6
nội dung, tình cảm của bài đọc, giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn, rành
mạch, lưu loát hơn.
Ví dụ :
Bài: Đất nước ( TV 5 – tập 2 / 95 )
Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy.
Nếu học sinh không được luyện đọc đúng , các em sẽ đọc thành :
Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy.
Bài: Một chuyên gia máy xúc ( TV 5 Tập 1 / 45 )
Thế là / A-lếch- xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay
đầy dầu mỡ của tôi / lắc mạnh và nói. //
Nếu học sinh không được luyện đọc đúng , các em sẽ đọc thành :
Thế là A-lếch- xây / đưa bàn tay / vừa to vừa chắc / ra nắm lấy / bàn tay
đầy dầu mỡ / của tôi lắc mạnh và nói. //
2.3.2. Ngữ điệu, cao độ, cường độ, trường độ, … của giọng đọc.
Khi học sinh đã được đọc đúng, biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng chỗ, giáo
viên hướng dẫn học sinh nhận ra muốn thể hiện được cảm xúc của bài đọc thì
đọc đúng không là chưa đủ mà các em còn phải biết làm chủ giọng đọc của
mình sao cho đúng ngữ điệu, cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc,…phù hợp
với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến ) nhằm diễn tả đúng nội
dung của bài.
Ví dụ:
Bài: Ê-mi- li, con … ( TV 5 – Tập 1 / 49 )
- Đi đâu cha ?
- Xem gì cha ? ( Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Tuy nhiên không cao
giọng ở cuối câu hỏi, các từ dùng để hỏi )
2.3.3. Việc đọc mꢆu của giáo viên.
Ở lớp 5, biện pháp đọc mẫu của giáo viên cần được cân nhắc kĩ nhằm
phát huy sự sáng tạo về cách đọc của học sinh. Để học sinh đọc diễn cảm được
một văn bản, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, rõ ràng,
rành mạch. Muốn vậy, giáo viên cần đọc mẫu bằng cách :
* Đọc từ, cụm từ:
7
Việc đọc đúng từ, cụm từ nhằm sửa phát âm sai, điều chỉnh cách đọc cho
đúng, cách ngắt, nghỉ hơi cho hợp lí. Giáo viên thường gợi ý cho học sinh tự
sửa hoặc nhờ bạn bè sửa giúp, nhưng học sinh cũng cần được giáo viên hướng
dẫn cụ thể, được nghe giáo viên đọc mẫu thật chính xác để học sinh học đọc
một cách trực quan và sinh động nhất ( nhất là với những học sinh còn đọc
chậm, yếu ).
2.3.4. Hướng dꢆn học sinh tìm hiểu từ ngữ, nội dung, nghệ thuật của
bài đọc để nâng cao khả năng đọc diễn cảm
Trong tiết Tập đọc, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài là nhằm mục
đích trau dồi kĩ năng đọc – hiểu, nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng
lực cảm thụ văn học, tạo cơ sở cho học sinh đọc diễn cảm. Để hướng dẫn học
sinh tìm hiểu bài nhằm nâng cao năng lực đọc diễn cảm, ngay từ khi hướng dẫn
học sinh tiếp cận văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu :
2.3.4.1. Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ:
Giải nghĩa từ trong bài Tập đọc giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa bài
đọc . Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ trong ngữ cảnh cụ
thể ( từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, từ ngữ phổ thông mà học sinh
địa phương chưa quen, từ ngữ quan trọng giúp học sinh hiểu nội dung bài,… )
nếu được thực hiện nhẹ nhàng, đúng lúc, đúng chỗ kết hợp với luyện đọc sẽ có
tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc – hiểu, giúp học sinh đọc tốt hơn, nâng
cao khả năng hiểu bài và vận dụng vào giọng đọc của mình có hiệu quả tốt hơn
Ví dụ :
Bài : Hạt gạo làng ta ( TV 5 – Tập 1 / 139 )
… Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.
- Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “ hạt vàng ” ?
Học sinh sẽ dựa vào những điều tác giả muốn nói đến trong từng khổ thơ
( hạt gạo kết đọng bao tinh túy của đất trời; hạt gạo được làm nên từ mồ hôi,
công sức của biết bao người; hạt gạo góp phần làm nên chiến thắng chung của
dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước), từ đó học sinh sẽ
hiểu được hạt gạo được gọi là “ hạt vàng ” vì hạt gạo rất quý ( quý như vàng ).
Từ đó sẽ định hướng được cho học sinh nhấn giọng ở những từ ngữ nói
đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão, mưa, giọt mồ hôi,… chứa trong hạt gạo
và nỗi vất vả của người làm ra hạt gạo.
8
Bài : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà ( TV 5 – Tập 1 / 69 )
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.
Yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của từ “ bỡ ngỡ ” ( ngơ ngác, lúng túng
vì chưa quen thuộc ).
Tác giả dùng từ “ bỡ ngỡ ” làm cho biển có tâm trạng như con người,
ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng cao . Qua đó nói lên sức
mạnh kì diệu của con người, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi được nhìn
ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, niềm mơ tưởng về tương lai
tốt đẹp . Từ đó giúp học sinh định hướng được giọng đọc chậm rãi, ngân nga,
chứa chan niềm xúc động.
2.3.4.2. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản:
Muốn đọc diễn cảm một văn bản, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm
được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện được tình cảm, thái
độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và
nội dung miêu tả trong văn bản qua giọng đọc của mình.
Muốn vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh :
* Cảm nhận hình ảnh :
Một trong những đặc điểm của văn bản nghệ thuật là giàu hình ảnh. Vì
vậy khi dạy Tập đọc, giáo viên thường hướng đến một số câu hỏi để học sinh
có thể cảm nhận được hình ảnh trong bài đọc từ đó học sinh dần dần nhận biết,
xác định được những hình ảnh gợi ra trong đoạn văn, đoạn thơ từ đó phát triển
trí tưởng tượng của học sinh, hình thành và phát triển khả năng cảm thụ hình
tượng văn học và giúp giọng đọc của học sinh biểu cảm hơn .
Ví dụ :
Bài : Cửa sông ( TV 5 – Tập 2 / 74 )
- Qua hình ảnh cửa sông, Tác giả muốn nói lên điều gì? (ca ngợi tình cảm
thủy chung, uống nước, nhớ nguồn)
9
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh.pdf