SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 Trường PTDTBT TH Trà Cang
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học giúp học sinh hình thành 4 kĩ năng cơ bản đó là đọc, viết, nói và nghe. Đọc là kĩ năng quan trọng, giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học, cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống.
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG
PTDTBT TH TRÀ CANG
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
- Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh, nắm được đặc điểm tâm, sinh
lý của học sinh. Tôi tiến hành khảo sát, kiểm tra sự nắm bắt chữ cái các em đã
được học ở mẫu giáo từ đó phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch phù
hợp. Trên cơ sở nắm bắt thông tin học sinh, trao đổi thông tin với giáo viên mẫu
giáo tại điểm trường và học sinh trong lớp. Sau đó lập kế hoạch kèm cập những
đối tượng học sinh chậm tiếp thu một cách có hiệu quả nhất.
- Biện pháp 2: Hướng dẫn cách phát âm, đánh vần, phân tích vần, tiếng.
Đây là biện pháp quan trọng để rèn cho học sinh đọc đúng. Muốn thực hiện tốt
giải pháp này, giáo viên phải có những hiểu biết và kinh nghiệm kĩ năng hướng
dẫn tốt.
- Biện pháp 3: Rèn cách ngắt nghỉ hơi đúng. Trong giờ dạy giáo viên cũng
đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi những em đọc tốt để khuyến khích
các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau.
- Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc hiểu. Để giúp học sinh hiểu được nội dung
văn bản đọc, trong quá trình rèn đọc tôi kết hợp giải nghĩa một số từ những
trong bài. Sau đó, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi
để học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa của bài đọc.
- Biện pháp 5: Rèn tính tự giác, tự tin, chủ động, tích cực trong học tập.
Rèn nề nếp học tập, thói quen sinh hoạt có giờ giấc. Ngoài việc rèn cho học sinh
tự giác đọc ở lớp, tôi còn phối hợp với phụ huynh để học sinh tự đọc ở nhà.
2
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học giúp học sinh hình thành 4 kĩ năng cơ bản đó là
đọc, viết, nói và nghe. Đọc là kĩ năng quan trọng, giúp các em học sinh lĩnh hội
được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện
để cho học sinh có khả năng tự học, cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà
trường mà còn trong cuộc sống. Ở lớp 1, kĩ năng đọc rất quan trọng, nếu kĩ năng
đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời,
giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu
được các lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác, ở lớp 1 các em
đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học
vững vàng, học tốt hơn, các em sẽ ham học, tích cực trong các hoạt động học
tập.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm lớp 1, qua thực tế giảng dạy,
tôi nhận thấy việc rèn đọc cho học sinh lớp 1, mà đặc biệt là học sinh dân tộc
thiểu số gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng học sinh chưa biết đọc viết còn phổ
biến. Mặc khác, năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình
Giáo dục Phổ thông 2018 ở lớp 1. Trong chương trình, yêu cầu cần đạt về tốc độ
đọc của học sinh khoảng 40 – 60 tiếng trong một phút. Đối với học sinh lớp tôi
cũng như học sinh dân tộc thiểu số, để học sinh đạt được yêu cầu đó là rất khó.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh
lớp 1 trường PTDTBT TH Trà Cang” . Với mong muốn tìm ra những biện
pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1.
Trong quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc rèn đọc học sinh lớp 1/1 có
những thuận lợi và khó khăn sau:
*Thuận lợi:
- Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp 1.
- Thực hiện chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 nên học sinh được
trang bị đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời thầy cô.
- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em.
3
*Khó khăn:
Bước vào lớp 1 thì hoạt động vui chơi không còn giữ vai trò chủ đạo của
trẻ mà dần chuyển sang hoạt động học tập là chính nên các em còn bỡ ngỡ, chưa
làm quen được với việc học ở Tiểu học.
Một số em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến
lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
Đa số các em là người dân tộc thiểu số, vốn tiếng Việt của các em còn hạn
chế, vốn từ của các em còn quá ít ỏi, việc hiểu nghĩa của từ còn hạn chế. Kĩ
năng nói, nghe chưa thực sự tốt. Hệ thống phát âm của một số em chưa hoàn
chỉnh.
* Khảo sát kết quả đọc của học sinh đầu năm:
Tổng số học sinh
Nhận biết được tất cả các chữ cái
Nhận biết được một số chữ cái
Không nhận biết được chữ cái nào
14 em
6
6
2
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
(nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
1.3.1. Phân loại đối tượng học sinh, nắm được đặc điểm tâm, sinh lý của
học sinh
Sau khi nhận lớp, ngay từ đầu năm giáo viên phải nắm được tình hình của
từng đối tượng học sinh. Đặc biệt, đối với các em học sinh là người dân tộc
thiếu số là rất quan trọng. Trong lớp có rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau:
nhóm đọc thuộc bảng chữ cái, nhóm thuộc một vài chữ cái, nhóm chưa thuộc
chữ cái. Tùy mỗi nhóm đối tượng mà tôi lên kế hoạch phụ đạo cho phù hợp.
Đối với học sinh ghi nhớ kém, phát âm chưa đúng, tôi xếp học sinh ngồi
đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc
4
theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc
đúng. Tôi hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ.
Bên cạnh việc rèn học sinh đọc chưa tốt, giáo viên rèn cho các em đã đọc
được nâng từ mức độ đọc khá lên đọc tốt. Ngoài việc đọc, giáo viên cần phải
xây dựng cho học sinh có thói quen tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong
học tập.
Ngoài ra, giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh để sử
dụng những phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh tiếp thu bài một cách
tốt nhất. Học sinh lớp 1 là lứa tuổi ngây thơ, các em đang háo hức để được đến
trường học hỏi. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, vì vậy những gì giáo
viên truyền tải các em sẽ chú ý lắng nghe. Cô giáo chủ nhiệm giống như người
mẹ thứ hai của các em nên những lời cô nói đôi khi các em còn vâng lời hơn của
ba mẹ mình. Nắm được ưu điểm đó, nhiều giáo viên ngay từ đầu năm học đã tập
trung việc rèn đọc cho học sinh giúp quá trình dạy và học của cô và trò diễn ra
dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bước vào lớp 1 thì hoạt động vui chơi không còn giữ vai trò chủ
đạo của trẻ mà dần chuyển sang hoạt động học tập là chính. Những hoạt động đó
đã làm thay đổi về cơ bản quá trình học tập của trẻ. Hầu hết các trẻ đều thích
được thầy cô khen, các em sẽ tự tin và ham học hơn. Do đó, trong quá trình dạy
cần mềm mại, thường xuyên động viên, khích lệ các em.
1.3.2. Hướng dẫn cách phát âm, đánh vần, phân tích vần, tiếng
Để giúp các em đọc đúng thì đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi
người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm kĩ năng hướng dẫn tốt.
Đối với những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn như: tr/ch; s /x; n/ng; d /gi; b/p, giáo
viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm (môi - răng - lưỡi, đường
dẫn hơi, điểm thoát hơi).
Trong lớp tôi nghiên cứu có đa số các em là học sinh người dân tộc thiểu
số. Các em thường phát âm chưa đúng ở các tiếng chứa dấu thanh. Vì vậy tôi
phân tích các tiếng rồi cho học sinh phân biệt các dấu thanh gắn trên các tiếng
đó, sau đó đọc mẫu và hướng dẫn các em cách phát âm đúng, từ đó các em đọc
5
theo và giáo viên uốn nắn sửa chữa kịp thời. Giáo viên đưa ra một số tiếng từ
chứa dấu thanh học sinh thường đọc chưa đúng và nêu tác hại khi phát âm chưa
đúng người nghe sẽ hiểu nghĩa khác đi rồi yêu cầu học sinh luyện đọc đúng theo
nhiều hình thức cá nhân, nhóm, đôi bạn cùng đọc cho nhau nghe.
Ví dụ: Khi học sinh phát âm tiếng “đáp” thành tiếng “đạp”. Tôi giải thích
cho học sinh hiểu “đáp” nghĩa là dùng lời nói để trả lời lại ai đó, nhưng khi đọc
thành “đạp” thì lại có nghĩa là thực hiện hành động dùng chân để tác động vào
vật thể nào đó. Học sinh sẽ hiểu được tác hại của việc đọc sai dấu thanh. Sau đó
tôi phát âm lại cho học sinh phát âm theo và yêu cầu học sinh luyện đọc theo
nhóm đôi.
*Về phần âm:
Đa số học sinh tôi dạy đều phát âm theo phương ngữ miền Bắc, do đó giáo
viên phải tìm hiểu cách phát âm phù hợp theo đặc trưng vùng miền. Giáo viên
phải phát âm chuẩn để học sinh phát âm theo. Chỉ phát âm một lần, nhưng phải
rõ ràng, chính xác. Đối với các em còn chậm, cần quan tâm chú trọng đến các
em nhiều hơn. Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó
nhiều lần. Khi học sinh phát âm sai giáo viên phát âm lại và yêu cầu những em
sai thực hiện theo yêu cầu.
*Ví dụ:
- Hướng dẫn học sinh cong lưỡi để phát âm “l”
- Ép đầu lưỡi vào hàm ếch trên để phát âm : “ n”
- Rung lưỡi để phát âm “ r”
- Khép miệng, giữ hơi để bật mạnh ra âm : “p”
- l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
- n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lưỡi dưới.
Hướng dẫn học sinh phát âm âm “d” và “gi”:
+ Khi phát âm âm d: đầu lưỡi hơi thụt vào trong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát
ra mạnh, dứt khoát.
6
+ Khi phát âm âm gi: đầu lưỡi gần chạm chân răng, lưỡi hơi ép sát lợi trên,
cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi,
luồng hơi có thể kéo dài.
Hướng dẫn cách phát âm âm “tr và ch”; “s và x”.
+ Khi phát âm âm tr, s: phần đầu lưỡi chạm vào hàm trên, lưỡi uốn lên.
+ Khi phát âm âm ch, x: phần lưỡi không uốn lên, phần đầu lưỡi chạm vào
chân răng.
Giáo viên làm mẫu chậm, yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ để phát âm
theo.
* Về phần vần, tiếng:
Để học tốt phần vần, tiếng các em phải nắm chắc cơ chế đánh vần, phân
tích vần, tiếng. Đối với những học sinh chậm tiến nếu các em không đọc được,
thì chúng ta cần chia nhỏ ra nữa.
Ví dụ : Dạy bài “an – ăn – ân” – SGK Tiếng Việt 1, tập 1 bộ sách “Kết nối
tri thức với cuộc sống” như sau:
+ GV giới thiệu vần an, ăn, ân.
+ GV yêu cầu HS so sánh vần ăn, ân với an để tìm ra điểm giống và khác
nhau. (Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a,
ă, â).
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
+ GV đánh vần mẫu các vẫn an, ăn, ân. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát
khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- Đọc trơn các vần:
+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3
vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần:
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần an.
7
+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép ă vào để tạo thành ăn.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ă, ghép â vào để tạo thành ân.
- Lớp đọc đồng thanh an, ăn , ân một số lần.
- Đọc tiếng:
+ GV giới thiệu mô hình tiếng bạn. (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để
có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm b ghép trước an, thêm dấu nặng dưới a xem ta
được tiếng nào?
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô
hình và đọc thành tiếng bạn.
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng bạn (bờ - an – ban- nặng - bạn).
Lớp đánh vấn đồng thanh tiếng bạn.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng bạn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng
bạn.
Nếu tiếng “bạn” các em không đọc được, thì cho các em đánh vần ra: bờ -
an - ban - nặng - bạn. Nếu không đọc được nữa thì gợi mở cho các em đánh vần
như sau: bờ - a – nờ - an – bờ - an - ban - nặng - bạn. Nắm được cơ chế đó các
em sẽ đọc được dù bất kể tiếng nào.
1.3.3. Rèn cách ngắt nghỉ hơi đúng
Ở học kì I, đối với những học sinh đã đọc trơn tốt, khi hướng dẫn học sinh
đọc các đoạn văn, đoạn thơ ứng dụng, tôi đọc mẫu cho học sinh chú ý cách ngắt
nghỉ hơi cho đúng. Giáo viên phải nắm vững cách ngắt nghỉ hơi để hướng dẫn,
làm mẫu cho học sinh như không được tách một từ ra làm hai, không tách từ chỉ
loại với danh từ mà nó đi kèm,… Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt hơi phù
hợp ở dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đọc lên giọng ở
cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể.
Qua học kì II, khi dạy các bài văn xuôi, tôi hướng dẫn cho các em đọc câu
có cách ngắt, nghỉ hơi khó sau đó học sinh luyện đọc cá nhân và theo nhóm đôi.
Khi học sinh đã được luyện tập thường xuyên, tôi tập cho học sinh tự tập xác
định chỗ ngắt giọng. Qua đó dần hình thành cho học sinh quy tắc ngắt giọng khi
đọc cho phù hợp.
8
Ví dụ:
Bài “Đôi tai xấu xí”- SKG Tiếng Việt 1 Tập 2 Trang 4 Bộ sách “Kết nối tri
thức với cuộc sống”. Sau đây là cách hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi như
sau:
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật, ngắt
giọng, nhấn giọng đúng chỗ:
Thỏ có đôi tai dài và to.// Bị bạn bè chê,/ thỏ buồn lắm.// Thỏ bố động
viên:// “Rồi con sẽ thấy tai mình rất đẹp.”//
Một lần,/ thỏ và các bạn/ đi chơi xa,/ quên khuấy đường về.// Ai cũng
hoảng sợ./ Thỏ chợt dỏng tai:// “Suỵt!// Có tiếng bố tớ gọi.”// Cả nhóm đi theo
hướng có tiếng gọi.// Tất cả về được nhà.// Các bạn tấm tắc khen tai thỏ thật
tuyệt.//
Từ đó/ thỏ không còn buồn vì đôi tai nữa.//
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới.
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu
lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó.
- HS đọc theo đồng thanh.
+ Một số HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ
ngữ tuy không chứa vẫn mới nhưng có thể khó đối với HS.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu
dài. ( Một lần, / thỏ và các bạn đi chơi xa, quên khuấy đường về.)
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
Em nào có ý kiến khác? Bạn đọc như thế nào? ... Mời một vài em đọc lại.
Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ hơi để các bạn khác nhận xét bổ sung và
giáo viên thống nhất cách đọc.
Nhằm luyện kĩ năng đọc thầm và tập trung theo dõi người khác đọc để phối
hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật tôi cho học sinh thi đọc phân vai. Với bài
tập đọc có lời nhân vật tôi thường dành 2 – 3 phút cho các em thi đọc.
Ví dụ:
9
Bài “Khi mẹ vắng nhà” - SKG Tiếng Việt 1 Tập 2 Trang 4 Bộ sách “Kết
nối tri thức với cuộc sống”.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 em. Hướng dẫn
các em đọc theo hình thức phân vai. Giáo viên mời một nhóm đọc trước lớp, cả
lớp lắng nghe và nhận xét cách đọc của từng nhân vật sau đó 2 đến 3 nhóm thi
đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi
những em đọc tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau.
1.3.4. Rèn kĩ năng đọc hiểu
Để giúp học sinh hiểu được nội dung văn bản đọc, trong quá trình rèn đọc
tôi kết hợp giải nghĩa một số từ những trong bài. Có rất nhiều cách để giáo viên
giải nghĩa từ cho học sinh vừa dễ nhớ, vừa dễ hiểu và luyện đọc đúng sau khi đã
hiểu nghĩa của từ. Giáo viên có thể chọn nhiều cách để giải nghĩa: bằng tranh
minh họa, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải nghĩa.
Sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc các văn bản đọc, tôi hướng dẫn HS
làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi để học sinh nắm được
nội dung và ý nghĩa của bài đọc. Có thể cho học sinh đọc to câu hỏi trước lớp,
hướng dẫn các nhóm đọc thầm đoạn văn liên quan đến câu trả lời để cùng tìm ra
ý trả lời các câu hỏi. Sau đó, giáo viên đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số
nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Giáo
viên và học sinh thống nhất câu trả lời.
Đối với những câu hỏi học sinh gặp khó khăn để trả lời được, tôi chia nhỏ
câu hỏi thành nhiều ý, gợi mở, dẫn dắt từ từ để học sinh hiểu và trả lời được.
Khi học sinh trả lời câu hỏi, tôi luôn khích lệ, động viên các em để các em
tự tin, mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình.
Ví dụ:
Bài “Tôi là học sinh lớp 1” – SKG Tiếng Việt 1 tập 2 Bộ sách Kết nối tri
thức với cuộc sống, tôi tiến hành như sau:
- GV đọc mẫu toàn bài đọc
- HS đọc nối tiếp câu:
10
+ HS đọc nối tiếp câu lần 1.
+ GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (hãnh diện,
truyện tranh,...).
+ HS đọc nối tiếp câu lần 2.
+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Tôi tên là Nam,/ học sinh
lớp 1A, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn,...)
- HS luyện đọc đọc đoạn:
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1 : từ đầu đến hãnh diện lắm, đoạn 2:
phần còn lại.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài:
+ Giáo viên vừa chỉ vào bộ đồng phục của học sinh vừa giải thích từ “đồng
phục” có nghĩa là quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một
màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức.
+ Giáo viên giải thích từ “hãnh diện”có nghĩa là vui sướng và tự hào. Sau
đó đặt câu có từ “hãnh diện” để học sinh dễ hiểu.
+ Từ “chững chạc” có nghĩa là đàng hoàng. Giáo viên giải thích thêm: ở
đây ý nói có cử chỉ và hành động giống như người lớn.
- HS và GV đọc toàn văn bản. GV lưu ý HS khi đọc văn bản, hãy coi mình
là nhân vật Nam, giọng đọc biểu lộ sự sôi nổi, vui vẻ và hào hứng.
+ GV đọc lại toàn văn bản và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Bạn Nam học lớp mấy?
b. Hồi đầu năm, Nam học gì?
c. Bây giờ, Nam biết làm gì?
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức
tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của
mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời.
(a. Nam học lớp 1; b. Hồi đầu năm học, Na mới bắt đầu học chữ cái; c. Bây giờ,
Nam đã đọc được truyện tranh, biết làm toán.)
11
1.3.5. Rèn tính tự giác, tự tin, chủ động, tích cực trong học tập
Tôi nghĩ rằng nên rèn cho học sinh tính “ Tự học” khi các em còn nhỏ là rất
quan trọng. Khi các em tự học, tự tìm tòi thì các em sẽ ghi nhớ, khắc sâu các âm,
vần hơn. Tự đọc và đọc nhiều sẽ giúp các em đọc nhanh, đọc trôi chảy.
Chính vì vậy trong giờ học, nhất là các tiết ôn luyện, tôi luôn khuyến khích
các em tự đọc ở sách giáo khoa, báo, truyện. Rồi sau đó mới gọi các em đọc để
đánh giá lại việc đọc của các em. Trong lúc các em tự đọc, tôi luôn quan sát và
giúp đỡ kịp thời cho các em.
Tôi cũng sử dụng biện pháp này thường xuyên trong các tiết đọc thư viện.
Học sinh rất tự giác đọc truyện chính vì thế mà kĩ năng đọc của các em ngày
càng tiến bộ rõ rệt.
Trong khi học sinh đọc bài cũng như phát biểu ý kiến, tôi luôn động viên,
khích lệ các em chính vì vậy mà các em luôn tự tin, tích cực trong học tập. Các
em luôn mạnh dạn đưa ra những ý kiến của bản thân, mạnh dạn trao đổi với cô
những điều chưa hiểu. Tôi thường trao đổi với các em về những lợi ích của việc
biết đọc sẽ giúp các em học hỏi nhiều điều hay từ sách, báo, truyện. Từ đó các
em ngày càng tự tin đọc trước lớp và ham thích việc đọc và các em tự giác đọc
bài hơn.
Thực tế là học sinh lớp một ở độ tuổi 6 tuổi, các em còn non nớt, lần đầu
tiên cắp sách tới trường còn nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa đa số các em được bố mẹ
chiều chuộng. Việc đi học và học tập cơ bản phụ thuộc vào bố mẹ. Còn những
gia đình không quan tâm thì học sinh chỉ học ở lớp còn về nhà thì chỉ việc chơi.
Như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập trên lớp cũng như việc đọc của học
sinh…Từ cơ sở thực tế và những vấn đề cần thiết đã nêu để xây dựng cho học
sinh lớp 1 có thói quen luyện đọc ở nhà, tôi nhận thấy rằng giáo viên phải kết
hợp với cha mẹ học sinh kiên trì và thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các em
học ở nhà và tôi đã đề ra phương hướng giải quyết như sau:
- Ở nhà phải thường xuyên thực hiện sinh hoạt điều độ, đúng thời gian
biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
- Đôn đốc, kiểm tra các con việc luyện đọc ở nhà.
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 Trường PTDTBT TH Trà Cang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_1_truong_ptdt.pdf