SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo Dục Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã có câu: “nét chữ, nết người” là hàm ý hai vấn đề : Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người ; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”
1.Chủ đầu tư sáng kiến tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05/09/202
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo
Dục Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã có câu: “nét chữ, nết người” là hàm ý
hai vấn đề : Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người ; thông qua rèn luyện chữ
viết mà giáo dục nhân cách con người . Vì vậy phong trào “vở sạch – chữ đẹp” vừa là
mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc
viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh ngay
từ lớp 1.
- Ngoài những ý nghĩa to lớn nói trên, tập viết với những quy tắc chặt chẽ, trước
những mẫu chữ đẹp còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất
tốt như : tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng
lúc sinh thời đã nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh
viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng
tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình …”. Đó là
điều mà bấy lâu nay nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến
phương pháp giảng dạy của mình cho phân môn tập viết.
5. Phân tích thực trạng của giải pháp:
a) Ưu điểm: Đa số học sinh đều có ý thức tự giác và yêu thích rèn chữ viết
b) Nhược điểm:
- Trường mà tôi đang công tác là các em đều là con em dân tộc thiểu số. Một xã
có điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng của huyện
nói chung, điều kiện kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu là nghề nông nghiệp còn
khó khăn nên điều kiện cho con em mình trong việc học tập cũng chưa đầy đủ, sự quan
tâm chăm sóc của các cấp cha mẹ đến con cái còn hạn chế.
- Việc viết chữ của các em vì vậy mà còn hạn chế, dẫn đến chữ viết chưa đẹp,
cũng chỉ vì vậy mà phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” của nhà trường còn hạn chế. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em viết chữ chưa đúng và đẹp. Những năm trước
việc đầu tư cho vấn đề viết chữ đẹp cũng còn hạn chế, bởi vậy nhiều học sinh tuy có
năng khiếu nhưng lại chưa phát huy hết khả năng của mình.
1
- Như tôi đã trình bày trên thì nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em học sinh
viết chưa đúng và chưa đẹp chữ viết của mình như:
+ Chữ viết chưa đúng cỡ độ cao, độ rộng (nhất là trong vở Tập viết), điểm đặt
bút, dùng bút chưa đúng.
+ Chữ viết chưa liền mạch.
+ Dấu thanh, dấu phụ ghi chưa đúng vị trí đa số viết dấu quá to, dấu đặt xa chữ,
có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính.
+ Chữ viết xấu, các nét nghiêng ngả, méo, khoảng cách các chữ không đều.
+ Tư thế ngồi, cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong
vẹo, vai thấp vai cao, rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón tay, có em cầm cả 5 ngón tay,
thậm chí cầm 3 ngón tay nhưng chưa chụm cả 3 ngón tay vào quản bút, cán bút vuông
góc với mặt vở, có em cầm bút ngả về phía trước.
- Từ đó việc tham gia các phong trào thi “Vở sạch – Chữ đẹp” của lớp ở trường
nhiều năm qua chưa đạt nhiều kết quả cao
- Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu , ghi chép
những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp trong tổ,
trong nhà trường. Tìm hiểu hứng thú của học sinh từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm
trong việc rèn cho các em học sinh viết chữ đúng, đẹp, giữ cho vở sạch đẹp.
- Một số hình ảnh chữ viết của các em học sinh trước khi thực hiện đề tài này.
2
6. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên thì tôi đã đưa ra những giải pháp
thiết thực mà thực tế đã được áp dụng và đạt hiệu quả cao như sau:
- Trước tiên hướng dẫn các em tư thế ngồi va cách cầm bút
- Giới thiệu cho học sinh nắm chắc các nét cơ bản tạo nên con chữ khi viết.
- Luyện viết bảng con
- Luyện viết trong vở tập viết
- Luyện phải thường xuyên trong các môn học khác
- Khi viết luôn luôn sửa và uốn nắn những chữ viết xấu và sai
7. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
a) Giáo viên
- Kẻ bảng lớp theo đơn vị ô ly chuẩn bị theo vở tập viết của học sinh
- Phôtô cho mỗi học sinh một tờ chữ mẫu các chữ cái viết thường theo quy định
của Bộ giáo dục năm 2002-2003 để phụ huynh phối hợp cùng nhà trường dạy con em
mình cho thống nhất.
- Ngay từ những ngày đầu, giáo viên phải cho học sinh nắm chắc các đường kẻ
ngang, dọc các đường ly, dòng ly, cách chia ô thành những điểm chuẩn để viết.
Ví dụ: Đường kẻ số
b) Học sinh
+ Bảng con
- Mua đồng loạt bảng con (có dòng ly dọc, ngang) theo mẫu vở tập viết để học
sinh quen với việc xác định các điểm chuẩn từ bảng đến vở cũng giống nhau
- Hộp phấn có khăn bông nhỏ, hơi ẩm (không dùng khăn lau có nhiều ly lông
hoặc mút để lau bảng)
+ Bút chì
- Chuẩn bị bút chì hơi nhọn, đúng tầm (nếu bút chì nhọn và cứng quá nét sẽ
mảnh, đôi khi còn chọc thủng cả giấty hoặc nếu nét chì quá to và mềm nét chẽ sẽ to
quá cỡ, học sinh khó viết được chuẩn các nét)
+ Vở viết:
- Phải là loại vở có kẻ ô vuông, ô ly dọc, ngang để học sinh dễ xác định điểm
chuẩn, dễ ước lượng độ rộng các nét khi viết (Từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc)
8. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
8.1. Đối với rèn chữ đẹp.
3
Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết cho học sinh là sự chuẩn bị
về phòng học, ánh sáng, bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh.
a. Phòng học, ánh sáng:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của
học sinh. Ánh sáng phòng học đảm bảo theo tiêu chuẩn học đường, có bảng chống loá,
có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh tiểu học.
Phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng mát, đủ ánh sáng. Được sự
quan tâm của nhà trường và hội phụ huynh học sinh của lớp khối 1 được trang bị đầy
đủ bóng điện và 2 chiếc quạt treo trần trong các lớp để phục vụ cho việc dạy và học
trong những ngày trời mưa, trời tối không có ánh sáng mặt trời các em có đủ ánh sáng
để học tập và viết bài, các em không bị nóng bức chảy mồ hôi làm ướt vở trong những
ngày hè nóng bức.
b. Bàn ghế học sinh:
Vào đầu năm học chúng tôi đã có ý kiến với nhà trường trang bị cho học sinh
lớp mình những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1 tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh ngồi học, ngồi viết tốt.
c. Bảng lớp:
- Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình bày bảng là
bài mẫu cho học sinh học tập và noi theo. Bảng lớp là bảng từ có những đường kẻ ô
vuông chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng đẹp và
dễ dàng. Đồng thời cũng là để giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài viết.
d. Bảng con của học sinh:
Trong lớp chúng tôi yêu cầu thống nhất 1 loại bảng nhựa cùng kích thương 20 x
25cm mặt bảng có kẻ ô vuông rõ ràng cỡ (5 x 5cm) có chia thành các dòng kẻ nhỏ,
bảng viết ăn phấn, không bị trơn, trượt khi học sinh luyện viết .
Dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng
e. Phấn và bút viết:
* Phấn viết
Chúng tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm. Đồng thời chúng tôi hướng
dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời
gian và tránh được thao tác thừa khi viết bảng.
VD: Dạy bài 62: ôm, ơm - khi luyện viết bảng giáo viên yêu cầu học sinh trình
bày vào bảng một dòng ôm rồi mới giơ bảng.
* Bút viết
- Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì mềm ( loại 2B) để thuận tiện khi sử dụng.
Mỗi buổi học, học sinh chuẩn bị gọt sẵn 5 bút chì (không gọt bút trong giờ học, dành
thời gian đó để cho luyện viết).
4
- Giai đoạn viết bút mực: Tôi cho các em viết bằng bút ngòi mài để rèn học sinh
viết chữ thanh đậm.
b) Những phương pháp sử dụng trong bồi dưỡng và dạy luyện chữ thông
qua các tiết học tập viết:
* Phương pháp trực quan
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó
hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này
nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết
đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng
“Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình
dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học.
Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em. Phương tiện trực quan là
chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hộp chữ
mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài... Chữ mẫu phải đúng
quy định, rõ ràng và đẹp.Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể
chủ động sử dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những
môn học khác khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ. Để việc rèn chữ được lồng vào
trong tất cả các môn học hiệu quả, ở trường tôi thường dùng bảng nhóm có sẵn ô li để
giáo viên dễ dàng trong việc rèn chữ cho các em.
Cần đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu được in sẵn từng chữ cái, bảng chữ
cái. Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được
kĩ năng viết. Ngoài việc đưa chữ mẫu, chữ phóng to trên bảng thì quan trọng nhất vẫn
là nét chữ giáo viên. Chữ giáo viên phải chuẩn, đúng mẫu, biết được học sinh viết
đúng chỗ nào và sai chỗ nào, chỗ nào cần chỉnh sửa đó là điều quan trọng nhất. GV
viết chưa đẹp, chưa đúng thì HS không thần tượng, đã không thần tượng thì các em
chê liền.
Khi dạy chữ viết giáo viên vừa viết, vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc
từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ.Việc viết mẫu của giáo viên còn
có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều
kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài bằng lời
phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy giáo
viên cũng phải chú ý rèn chữ viết cho mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài
ra khi dạy viết chữ giáo viên cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó. Đọc đúng cũng góp phần
quan trọng để đảm bảo viết đúng.
* Phương pháp luyện tập thực hành
Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh. Đây là một phương pháp
cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Phải thường xuyên
nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các
môn khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi đề bài. Các chữ có nét giống nhau thì
cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với
yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng
nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh. Hướng
5
dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ
tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một
cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như các môn khác, môn
học khác.
Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần chú ý uốn nắn để các em cầm bút
đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng, ghế ngồi viết
phải phù hợp với chiều cao của học sinh
Các hình thức luyện tập:
+ Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích cách
viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
+ Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên cần chú ý
nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay
sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của giáo viên. Cần chú ý
giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức này và nên tận dụng hai mặt bảng.
+ Luyện tập trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu
cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần nhắc nhở một
lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở.
+ Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những yêu
cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một trong
những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
* Phương pháp chia nhóm (Phần hướng dẫn này tôi sử dụng khi dạy rèn
chữ cho các em có năng khiếu viết chữ đẹp của lớp cũng như của trường)
Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các
chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái. Chúng ta
có thể chia nhóm chữ như sau:
Chữ thường có thể chia làm 6 nhóm.
- Nhóm 1: i, u, ư, t, p,y.
- Nhóm 2: n, m ,v.
- Nhóm 3: r, s
- Nhóm 4 : l, b, h, k
- Nhóm 5: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g.
- Nhóm 6: c, e, ê, x.
Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa
vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ còn lại chú
ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản.
c. Tư thế ngồi và cách cầm bút:
Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp
tư thế ngồi viết: ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn,
đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi viết không ngay
6
ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không
thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: Sẽ bị cận nếu chúi sát
vở, vẹo cột sống, gù lưng... nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài,
đặc biệt là giờ học Tập viết tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết câu hỏi:
“Muốn viết đẹp con phải ngồi thế nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư
thế.
TƯ THẾ NGỒI HỌC ĐÚNG
TƯ THẾ NGỒI HỌC SAI
Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và
cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kĩ càng: “Khi viết, các con
cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu
ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào
đầu đốt giữa ngón tay giữa, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay
cử động theo mềm mại.”Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát
ngòi, quá xa ngòi hoặc ngón giữa đặt vị trí giống ngón trỏ ( như hình minh họa ) thì
7
việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị dây ra tay, ra
vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi cũng luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới
quyển vở hơi nghiêng so với cạnh bàn. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng
nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh.
CÁCH CẦM BÚT ĐÚNG
CẦM BÚT SAI
d. Rèn kĩ năng viết cho học sinh:
Để giúp cho học sinh nhận biết được vấn đề này, khi hướng dẫn học sinh quan
sát và nhận xét các nét chữ và chữ mẫu trong khung chữ, tôi cho học sinh nắm vững và
phân biệt được thế nào là dòng li 1,2,3,4,5 hay thế nào là các đường kẻ 1,2,3.4.5,6.
Tuy đối với lớp Một, các em chưa học đến các số nhưng một số em đã học qua mẫu
giáo nên đã nhận biết được các chữ số, số em còn lại cũng nhớ được bằng trực giác.
Hơn nữa, khi dạy đến chữ nào, giáo viên lại chỉ vào đường kẻ hoặc dòng li để giới
thiệu nên học sinh nắm vững và phân biệt được thế nào là dòng li hay thế nào là đường
kẻ.
VD: Khi dạy các em viết nét khuyết, tôi hướng dẫn như sau:
8
Nét khuyết trên: Giáo viên cũng dạy theo các bước của tiết tập viết nhưng cần
lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu và khi giáo viên hướng dẫn viết:
+ Quan sát mẫu: Giáo viên lưu ý để học sinh thấy: Nét khuyết trên có độ cao 5
dòng li, nằm trên 6 đường kẻ.
Đặt bút ở đường kẻ 2, đưa nét xiên lên đến gần đường kẻ đậm phía trên ta
lượn bút sang trái để nét bút vừa chạm vào đường kẻ đậm phía trên(còn gọi là đường
kẻ 6) thì đổi chiều bút kéo thẳng xuống đến đường kẻ đậm 1 dừng lại. Miệng nói tới
đâu thì tay phải thực hành đúng tới vị trí đó để học sinh nắm được. Nếu giáo viên để
các em đưa nét xiên đúng đến đường kẻ đậm trên thì độ lượn của nét khuyết trên sẽ
không đẹp hoặc sẽ bị cao hơn độ cao yêu cầu.
Sau khi viết mẫu và hướng dẫn xong, giáo viên cần phải giải thích rõ cho học
sinh về điểm đặt bút phải gần vào đường kẻ dọc để khi kéo xuống các em sẽ “tựa” vào
đường kẻ dọc đó để kéo cho thẳng. Cần tạo cho học sinh có thói quen này để khi các
em viết quen tay thì không cần “tựa” nữa các em vẫn kéo được các nét thẳng. Và điều
lưu ý thứ hai với học sinh là độ rộng của nét khuyết tất cả là gần 2 ô bắt đầu từ điểm
đặt bút và độ rộng của “ bụng” nét khuyết là 1 ô. Nói tới đâu, giáo viên chỉ đúng vào vị
trí đó thì học sinh mới có thể nắm vững được. Ngoài ra giáo viên hướng dẫn luôn cách
trình bày là cách 1 đường kẻ dọc viết 1 chữ, chữ dưới dóng thẳng chữ trên để viết.
Chính vì thế mà các em lớp tôi dạy, hầu hết các em viết các nét đều như nhau và rất
ngay ngắn, không bị cong vẹo hay nghiêng ngả, các nét khuyết nói riêng hay độ rộng
của các chữ nói chung đều đúng mà không bị to quá hay nhỏ quá.
Trong quá trình dạy Tập viết và trong cách hướng dẫn học, tôi sẽ củng cố, nhắc
lại và khắc sâu cho các em nhớ lại cách viết từ những ngày đầu các em cầm bút.
- Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con
và trong vở Tập viết. Việc này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng dạy viết chữ.
6
5
4
3
2
1
* Bảng con:
1. Đường kẻ ngang 1
2. Đường kẻ ngang 2
3. Đường kẻ ngang 3
4. Đường kẻ ngang 4
5. Đường kẻ ngang 5
6. Đường kẻ ngang 6
Có những chữ cái cao một đơn vị được xác định bằng đường kẻ 2 và đường kẻ 1:
a, o, c...
Có những chữ cái cao 2 đơn vị rưỡi được xác định bằng đường kẻ ngang 1,
đường kẻ ngang 2 và đường kẻ ngang 3: b, g, h...
Vở Tập viết (vở in và vở ô li):
9
Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên cần hướng dẫn để các em
nắm được một số quy ước về cách gọi.
a) Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản:
- Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành. Với một số kinh
nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy: nếu học sinh
viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không
tránh khỏi. Vì vậy tôi sẽ củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm
đặt bút, dừng bút.
Chẳng hạn với nét khuyết trên, nét khuyết dưới, học sinh không rèn viết ngay từ
đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h, k, g, y...
cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết.
Chú ý: nét khuyết phải tròn, thon đều, không to quá, cũng không nhỏ quá hoặc
không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới
lên (với nét khuyết trên), đường kẻ 1 (với nét khuyết dưới).
Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường
cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối đồng đều thì
lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi thường xuống tận
nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng.
* Hướng dẫn viết nối nét:
Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất
quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng đều và đẹp được hơn
nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên.
Tôi hướng dẫn kĩ học sinh cách điều tiết điểm dừng bút của chữ đứng trước sao
cho hợp lý. Ví dụ chữ “uê”. Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống
một chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.Viết sát quá
hoặc xa quá đều không đẹp.
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động, thiếu kiên trì
nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh chóng cho hết
bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng dòng theo
hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình
viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi sẽ ghi điểm
động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn vào noi theo.
Với học sinh, việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo
hứng thú cho học sinh, Giáo viên có thể tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh
đến với các giờ Tập viết tiếp theo.
- Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các em
nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa, ngồi xen kẻ học sinh viết đẹp
ngồi cạnh học sinh viết chưa đẹp để các em bắt chướcc bạn, thi viết đẹp giống bạn.
- Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu.
10
- Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: Thi viết
chữ đẹp, thi viết nhanh...
- Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa
lỗi sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt.
- B¶ng ch÷ mÉu lu«n ®Ó tr íc mÆt ®Ó häc sinh lóc nµo còng nh×n thÊy ch÷ mÉu
vµ viÕt theo.
8.2. Đối với việc giữ vở sạch.
- Ngoài việc rèn chữ cho thật đẹp thì việc giữ cho vở sạch đẹp cũng là việc làm
hết sức quan trọng đối với học sinh.
+ Giáo viên cần tạo ra cho học sinh thói quen giữa gìn vở sạch đẹp hằng ngày.
+ Cần tạo ra sự khoa học cho học sinh khi thực hiện các loại vở, sách. Loại vở
nào ra loại đó, không được lẫn lọn giữa các loại vở cùng nhau.
+ Giáo viên cần kiểm tra thường xuyên các loại vở sách của học sinh để nhắc
nhở các em giữ vở cẩn thận, và cùng tạo ra thói quen giúp các em học sinh giữ vở sách
được tốt hơn.
+ Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giữ sách vở cho các em một cách
cẩn thận. Xếp loại thời gian và khóa biểu phù hợp cho các em.
* Để bồi dưỡng cho các em tham gia phong trào thi “Vở sạch – Chữ đẹp” cấp
trường và cấp Huyện thì cần phải có nhiều biện pháp để rèn cho học sinh và nhiều kinh
nghiệm cần thiết:
1/ Giáo viên chưa quyết định được kết quả mà phải do chính bản thân học sinh
ấy phải có hội đủ các điều kiện sau: có lòng ham mê viết chữ đẹp, kiên trì, nhẫn nại,
chịu khó và tiếp thu nhanh.
2/ Giáo viên phải biết nắm bắt được nhân tố là điều quan trọng nhất. Ngoài ra
phải biết nhìn được nét chữ nào của học sinh viết sai và chỉ cho học sinh cách sửa.
3/ Giáo viên phải thuộc cách viết các con chữ theo quy định. Nắm được cách đặt
bút, dừng bút để hướng học sinh viết theo quy trình viết chữ và kĩ thuật nối nét ,
khoảng cách, độ rộng, độ cao của các con chữ.
4/ Lên kế hoạch rèn chữ cho học sinh khi tìm được nhân tố. Dạy rèn chữ ngoài
môn tập viết còn lồng vào tất cả các môn học khác trong lớp.
5/ Cuối cùng bản thân giáo viên phải thật sự chịu khó,yêu nghề, yêu thích công
việc rèn chữ thì mới đạt hiệu quả cao trong công cuộc trồng người.
9. Các giải pháp rèn viết các từ và câu:
Trong giờ Tập viết khi hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng, tôi chú ý để khắc
phục các lỗi sai cho học sinh như sau:
9.1 Khắc phục lỗi sai về độ cao, độ rộng của các chữ, con chữ
Tương tự như với viết chữ cái, tôi hướng dẫn các em dựa vào các đường kẻ
ngang, kẻ dọc của vở. Các chữ cái cao hai dòng li (với thời điểm các em còn viết cỡ
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_1.pdf