SKKN Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1
Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước thông qua giáo dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH
----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1
Họ và tên: Phạm Thanh Hương
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trưởng Tiểu học Hạ Đình
Năm học 2019 - 2020
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1
PHẦN THỨ NHẤT:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng
cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước thông
qua giáo dục sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập,
điều kiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Trẻ em và học sinh chiếm 1/3 dân số, đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn
phát triển, hoàn thiện thể chất, tinh thần, hành vi lối sống. Việc giáo dục và bảo
vệ sức khỏe cho các em học sinh là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước,
của mỗi gia đình và toàn xã hội. Việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em
học sinh là một vấn đề cấp thiết vì có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập
tốt và trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban
đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện
học sinh trong trường học.
Để triển khai đầy đủ và kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em trong độ
tuổi đến trường tại các trường học, vai trò của công tác y tế trong trường học là
rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động y tế trường học tập trung công tác chăm
sóc sức khỏe, phòng bệnh học đường cho học sinh, phòng chống dịch bệnh có
nguy cơ lây truyền trong trường học, đồng thời cũng là nơi đầu tiên sơ cấp cứu
cho học sinh trong những trường hợp các em ốm hoặc tai nạn thương tích tại
trường trước khi chuyển viện.
Và quản lý công tác y tế học đường là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của người cán bộ quản lý. Làm thế nào để làm tốt công tác y tế học đường,
chăm lo tốt cho sức khỏe ban đầu của học sinh? Đây là điều các nhà trường rất
quan tâm. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng công tác y tế học đường trong trường Tiểu học” làm sáng kiến kinh
nghiệm của mình trong năm học 2019-2020.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho học sinh; nhằm đề xuất và lý giải các biện pháp quản lý công tác y tế học
đường ở trường Tiểu học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khoẻ ban đầu của các nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý công tác y
tế học đường.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2
- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý công tác y tế học đường ở
trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất và lý giải những biện pháp quản lý công tác y tế học đường
nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu của trường Tiểu
học.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác y tế học đường của trường Tiểu học Hạ
Đình.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các nhóm phương pháp:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận: đọc, nghiên cứu các văn
kiện, tài liệu, chương trình SGK … có liên quan.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phỏng vấn, điều tra, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tổng
kết kinh nghiệm…
- Nhóm các phương pháp hỗ trợ. Gồm có các phương pháp như:
Thống kê, bảng biểu …
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3
PHẦN THỨ HAI :
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
1. Khái niệm về Y tế trường học:
Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế dự phòng bao
gồm một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao
sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành
trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường.
Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng
nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên cơ thể học sinh,
trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo
vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh
phát triển một cách toàn diện.
Các lĩnh vực của Y tế trường học bao gồm: Quản lý và chăm sóc sức khoẻ
trong trường học, Vệ sinh trường học, Giáo dục sức khoẻ trong trường học...
2. Tầm quan trọng của Y tế trường học:
- Học sinh chiếm trên 1/4 dân số cả nước, là tương lai của đất nước. Sức
khoẻ học sinh hôm nay quyết định đến khuynh hướng sức khoẻ của dân tộc ta
trong tương lai.
- Học sinh thuộc lứa tuổi trẻ, đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt. Vì
vậy muốn cho thế hệ tương lai khoẻ mạnh phải chú ý từ tuổi này. Trên thực tế,
đa số các bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt nguồn từ tuổi đến trường như: suy
dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống, bướu cổ, lao, các bệnh tim mạch, tiêu
hoá, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
- Môi trường trường học là nơi tập trung đông trẻ em, là cơ hội để lan nhanh
các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia đình và toàn xã
hội, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, sởi, quai bị, ho gà, bạch
hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, giun sán…
3. Vai trò của Y tế học đường:
Y tế trường học có vai trò cực kỳ quan trọng, y tế học đường đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong trường học. Y tế học đường không gói gọn
trong việc thuốc men, giường bệnh. Ý nghĩa sâu sắc của y tế học đường là bảo
đảm được các tiêu chí về bảo vệ sức khỏe học sinh với mục tiêu bảo vệ, chăm
sóc, theo dõi và tổng hợp tình hình sức khỏe cho học sinh, xây dựng môi trường
vệ sinh xanh, sạch, đẹp. Phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương
tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch, phòng chống HIV…góp phần quan
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4
trọng vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Với nhận thức đúng đắn ấy, nhà
trường đang dần tạo ra một môi trường "thân thiện" thực sự đối với học sinh,
đặc biệt là gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích
cực”.
4. Nhiệm vụ của cán bộ y tế tại các trường học:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế cho năm học, trình lãnh đạo phê
duyệt và tổ chức thực hiện.
- Sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông thường, quản lý tủ thuốc và y
dụng cụ.
- Tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ học
sinh, giáo viên.
- Tổ chức các chương trình y tế được đưa vào trường học.
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:
+ Chỉ đạo thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường
trong nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu vực bán trú theo các
quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà
trường.
+ Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, phòng
dịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương.
+ Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổ
chức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận đề ra.
+ Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học
đường theo quy định.
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TÁC Y TẾ HỌC
ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Thuận lợi.
- Y tế học đường có vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khỏe và khám chữa bệnh tuyến đầu cho học sinh - những thế hệ tương lai của
đất nước. Từ mục tiêu đó, y tế nhà trường đã xác định được vai trò, trách nhiệm
của mình trong công tác y tế học đường. Trong những năm qua được sự quan
tâm chỉ đạo của Chi bộ, BGH nên công tác y tế trường học đã được đầu tư về
đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày một khang trang.
- Nhà trường có 01 phòng y tế riêng với 02 giường bệnh, hàng năm được đầu
tư mua sắm đầy đủ số lượng thuốc, trang thiết bị, dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5
- Công tác chuyên môn: tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham dự đủ các lớp
tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, kịp thời nắm bắt các dịch bệnh theo
mùa để có biện pháp tuyên truyền phòng tránh phù hợp.
- Công tác vệ sinh môi trường: Thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh môi
trrường, trang bị đầy đủ thùng đựng rác có nắp đậy, vòi nước rửa tay; tuyên
truyền và thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Nhà vệ sinh được xây dựng
khép kín đảm bảo sạch sẽ. Nguồn nước được sử dụng hệ thống nước máy thành
phố đưa vào sinh hoạt chung. Nước uống của học sinh được Ban phụ huynh nhà
trường cung cấp bằng bình nước uống tinh khiết. Nhà trường luôn chú trọng đến
khuôn viên cây xanh bóng mát, chăm sóc, giữ gìn khung cảnh sư phạm sáng -
xanh – sạch - đẹp và an toàn.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Để công tác bán trú được đảm bảo tốt, nhà
trường ký hợp đồng với công ty về nấu ăn tại trường. Qua các đợt kiểm tra của
Phòng Y tế, TTYT Quận, công tác bán trú của trường đều được đánh giá tốt,
đảm bảo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho đến nay chưa xảy ra
trường hợp học sinh, CB-GV-NV nào bị ngộ độc khi ăn bán trú tại trường.
2. Khó khăn:
- Tuy CSVC nhà trường khá đảm bảo, trường đã có phòng y tế riêng song
các phương tiện, dụng cụ chuyên môn còn thô sơ.
- Một số em học sinh chưa mạnh dạn, còn rụt rè, che dấu khi có bệnh.
- Kinh phí dành cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu hạn hẹp nên khó
khăn trong hoạt động.
- Số lượng học sinh trong trường đông, phòng y tế nhà trường chật hẹp,
nhiều khi đến thời kì thời tiết thay đổi nhiều học sinh ốm dẫn đến quá tải.
- Về phía nhân viên: Nhân viên y tế còn trẻ tuổi, mới vào làm việc tại
trường nên
kinh nghiệm chưa nhiều.
- Về công tác quản lý: Thời gian giành cho công tác quản lý về công tác y
tế học đường còn hạn chế.
- Khu vực xung quanh trường trình độ dân trí và điều kiện kinh tế còn
thấp; sự liên kết giữa nhà trường và cha mẹ nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình chăm sóc sức khỏe học đường còn hạn chế. Có phụ huynh
còn giấu bệnh của con, chưa chủ động hợp tác với GVCN để theo dõi và chăm
sóc học sinh.
- Nhà trường là nơi tập trung nhiều học sinh, đối tượng này được sinh
hoạt, học tập trong một khoảng không gian hạn chế của trường học và phòng
học. Hiện nay, mỗi lớp học thường có từ 45 đến 50 học sinh, các em phải học từ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6
6 đến 7 giờ mỗi ngày và kéo dài 9 tháng trong năm. Đây là những yếu tố và điều
kiện thuận lợi để cho các loại tai nạn, thương tích, dịch bệnh có cơ hội phát sinh,
lây nhiễm cho học sinh ở trường học.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC Y TẾ HỌC ĐƯỜNG
CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Xây dựng kế hoạch Công tác Y tế học đường và thành lập Ban chỉ đạo.
Việc xây dựng kế hoạch Y tế học đường phải căn cứ vào tinh thần chỉ đạo
chung của các ngành, các cấp, dựa trên đặc điểm tình hình của nhà trường để
xây dựng kế hoạch theo yêu cầu của nhiệm vụ năm học. Người quản lý phải xác
định được mục tiêu giáo dục, nhận thức đúng đắn vai trò của Y tế học đường
trong nhà trường để xây dựng kế hoạch. Kế hoạch phải rõ ràng cụ thể nội dung,
biện pháp từng tháng, từng tuần, cách tổ chức thực hiện và các điều kiện đảm
bảo để tổ chức hoạt động và phân công rõ người, rõ việc.
Sau khi xây dựng kế hoạch, nhà trường ra Quyết định thành lập Ban chỉ
đạo công tác Y tế học đường. Ban chỉ đạo bao gồm: Hiệu trưởng là trưởng ban,
Trạm trưởng trạm y tế Phường là phó ban; cán bộ y tế trường là thường trực;
Hiệu phó, các cồng chí khối trưởng chuyên môn và Tổng phụ trách là ủy viên.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức các hoạt động Y tế học đường theo kế
hoạch; xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện
kế hoạch; có các biện pháp động viên khuyến khích, hỗ trợ khi cần thiết để việc
thực hiện kế hoạch có chất lượng và đạt hiệu quả. Tổ chức kiểm tra đánh giá
việc thực hiện kế hoạch để có những điều chỉnh nếu cần, định kỳ có báo cáo sơ
kết, tổng kết và rút kinh nghiệm về những công việc đã triển khai.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
7
KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM HÀNG THÁNG
CÔNG TÁC Y TẾ TRONG TRƯỜNG HỌC
Năm học 2019 – 2020
Tháng
8/2019
Nội dung công việc
Ghi chú
- Kiểm tra VS môi trường.
- Lên kế hoạch trang bị tủ thuốc y tế, chuẩn bị tài liệu, hồ
sơ sổ sách, các biểu mẫu để phục vụ cho công tác y tế học
đường.
- Hướng dẫn GV tổng vệ sinh, lau chùi, sắp xếp đồ dùng
trong lớp gọn gàng., ngăn nắp.
- Mua sắm, trang bị đồ dùng phục vụ cho công tác vệ sinh
của các lớp.
- Phun thuốc diệt muỗi quanh trường, các phòng học và các
phòng chức năng.
- Xây dựng kế hoạch công tác y tế trong năm học theo kế
hoạch số 223/KH-UBND ngày 10/9/2019 về triển khai
công tác y tế học đường năm học 2019-2020.
- Tổ chức cân đo sức khỏe cho trẻ toàn trường lần 1 và lên
biểu đồ sức khỏe phát triển cho trẻ.
9/2019
- KT vệ sinh trường, lớp; Các điều kiện đảm bảo an toàn
cho học sinh.
- KT các dụng cụ về y tế.
- KT sức khỏe HS đầu năm.
- KT lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
- Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền phòng chống
dịch sốt xuất huyết trong toàn trường và các dịch bệnh
khác.
- Thu BHYT đợt Một với học sinh khối 1.
- Thực hiện tốt Kế hoạch liên ngành số 1288/UBND-TTYT
ngày 10/9/2019 về tăng cường công tác phòng, chống dịch
bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trong trường học.
- KT y tế về việc giám sát thực phẩm và lưu mẫu thức ăn
đảm bảo VSATTP.
- Triển khai công tác phòng chống dịch chân, tay, miệng.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
8
10/2019 - Chỉ đạo các lớp thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh
phòng học bằng Cloramin B theo định kỳ.
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như
rửa tay đúng quy cách.
- Phối hợp với phụ huynh theo dõi và phát hiện sớm những
trẻ mắc bệnh để có biện pháp phòng ngừa.
- Phối hợp GVCN để GD cho HS về giữ gìn VS cá nhân,
VS môi trường và vệ sinh dinh dưỡng và ATTP trong nhà
trường.
- Phối hợp với TTYT Quận khám sức khỏe cho HS toàn
trường.
- Phối hợp với GVCN phòng chống các bệnh mùa đông.
- Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
- Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh đau mắt đỏ trong toàn trường và các dịch bệnh
khác.
11/2019
- Tăng cường chỉ đạo công tác VSCN cho HS; trồng cây
xanh, cây cảnh trong khu vực sân trường làm đẹp khung
cảnh sư phạm nhà trường
- Thu BHYT đợt Hai cho học sinh từ khối 2 đến khối 5.
- Tiếp tục công tác phòng, chống các bệnh mùa đông và các
dịch bệnh khác
- Kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác y tế học đường,
vệ sinh ATTP của nhà bếp và các lớp.
- Chỉ đạo 100% các lớp XD kế hoạch tổng vệ sinh trong và
ngoài lớp học.
- Đón đoàn kiểm tra toàn diện của PGD.
- Tổ chức tập huấn cho 100% GV, NV trong toàn trường về
công tác sơ cấp cứu ban đầu.
12/2019
- Tổ chức tập huấn cho 100% GV-NV trong toàn trường về
công tác phòng cháy chữa cháy.
- Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
- Tổng VSMT sạch sẽ để tránh các dịch bệnh lây lan xảy ra
trong nhà trường.
- Sơ kết việc triển khai công tác y tế trong HK I.
- KT lưu mẫu thức ăn và VS ATTP bếp ăn bán trú hàng
ngày.
1/2020
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9
- KT dụng cụ y tế và thuốc sơ cứu để xin dự trù kinh phí
mua thêm.
- Vệ sinh trường, lớp và phòng y tế chuẩn bị nghỉ Tết.
- Tuyên truyền các tai nạn có thể xảy ra trong dịp nghỉ Tết.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, đồ dùng của HS sau nghỉ
Tết.
- Lập kế hoạch, xây dựng kịch bản phòng chống dịch
Covid-19; thực hiện khử khuẩn VSMT và bổ sung đủ trang
thiết bị y tế đảm bảo an toàn cho CB, GV, NV nhà trường
khi ở trường.
2/2020
- Tập huấn cho CB-GV-NV các phương án đón HS đi học
trở lại khi hết dịch và cách đo thân nhiệt cho HS.
- HS được nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh. Nhà trường
nắm bắt kịp thời tình hình sức khỏe của CB-GV-NV-PH và
HS.
- Làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, thực hiện
khử khuẩn VSMT, tiếp tục bổ sung đủ trang thiết bị y tế;
lên phương án phòng chống dịch khi HS đến trường để đảm
bảo an toàn cho CB, GV, NV, HS nhà trường.
- Cập nhật thường xuyên các TB khẩn của bộ Y tế, các HD,
văn bản chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch Covid-19
để tuyên truyền kịp thời tới CB-GV-NV và PHHS để cùng
phối hợp thực hiện.
3/2020
- HS tiếp tục được nghỉ học để đảm bảo an toàn; GVCN giữ
mối liên hệ thường xuyên với PHHS để kịp thời báo về nhà
trường các trường hợp có liên quan đến dịch bệnh.
- Tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch
Covid-19, thực hiện khử khuẩn VSMT; đảm bảo an toàn
cho HS khi đi học trở lại.
- Tiếp tục KT môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn”.
- KT lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
4/2020
- Chỉ đạo GV thực hiện tháng ATGT, tháng ATVS thực
phẩm.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Kiếm tra công tác phòng tránh các dịch bệnh truyền nhiễm
và lây lan trong toàn trường, thường xuyên làm vệ sinh các
đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác nấu ăn, VS nhà bếp,
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
10
VSMT, VSATTP, nhà bếp,…khi thời tiết đang chuyển giao
mùa.
- Đón đoàn kểm tra công tác Y tế - CTĐ của Quận.
- Tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch
Covid-19, thực hiện khử khuẩn VSMT, đảm bảo an toàn
cho HS và CB-GV-NV khi ở trường.
- Đảm bảo VSAT thực phẩm. Kiểm tra việc lưu mẫu thức
ăn hàng ngày.
5/2020
- Phối hợp với GVCN chăm sóc sức khỏe HS trong mùa hè
- Tiếp tục cân đo, theo dõi sức khỏe HS.
6/2020 - Tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch
Covid-19, thực hiện khử khuẩn VSMT.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học.
- Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
- Giám sát bếp ăn về thực phẩm để đảm bảo VSATTP.
7/2020 - Tổng kết công tác y tế trong năm học 2019 – 2020.
- Tổng vệ sinh toàn trường chuẩn bị Tổng kết năm học
2019 – 2020.
- Kiểm kê toàn bộ đồ dùng y tế cuối năm học.
- Tổ chức tổng kết năm học 2019 – 2020 để đánh giá kết
quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động y tế học đường.
2. Lập các loại hồ sơ sổ sách cần thiết phục vụ công tác quản lý sức khỏe và
chăm sóc sức khỏe.
Để tiện quản lý theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe học sinh, theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh của từng em trong từng
năm học và suốt khóa học, ban giám hiệu đã chỉ đạo đ/c nhân viên y tế lập các
loại sổ sách sau:
- Sổ theo dõi học sinh nghỉ ốm;
- Sổ quản lý thuốc,vật tư, thiết bị dụng cụ phòng y tế tiêu hao và trang
thiết bị, dụng cụ phòng y tế trường học;
- Sổ Chi hội chữ thập đỏ trường học;
- Sổ theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh.
- Sổ hoạt động y tế trường học;
- Sổ khám bệnh;
- Sổ tổng hợp khám sức khỏe học sinh phổ thông;
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_chu_cho_hoc_sinh_lop_1.doc