SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục vv... . Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ, việc dạy học Tiếng Anh nói chung và dạy
học Tiếng Anh ở trường Tiểu học nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới, đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm.
học Tiếng Anh ở trường Tiểu học nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới, đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm.
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh
vực như: ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục vv... .
Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ, việc dạy học Tiếng Anh nói chung và dạy
học Tiếng Anh ở trường Tiểu học nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới,
đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc,
chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như không ngừng phấn
đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm. Hơn thế nữa, để
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên không thể không có lòng yêu
nghề, yêu trò, thường xuyên đầu tư suy nghĩ, đề xuất sáng kiến và những kỹ
thuật lên lớp hiệu quả.
Là một giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học, tôi luôn trăn trở là làm thể nào để dạy
cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức chứ không phải chỉ truyền đạt kiến
thức có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên một cách dập khuôn, máy móc.
Chính vì vậy, bản thân tôi thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, đặc biệt là trau dồi phương pháp giảng dạy, từ đó đúc rút ra những
bài học, những phương pháp truyền đạt kiến thức đơn giản nhất, dễ hiểu nhất tới
học sinh, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức. Vẫn biết rằng không có một
phương pháp nào có thể hiệu quả cho tất cả mọi đối tượng học sinh, trong mọi
hoàn cảnh khác nhau, ở những lứa tuổi khác nhau, song qua quá trình thực tế
giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường tiểu học tôi đã đúc rút được “Một số biện
pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng
Anh”với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đổi
mới phương pháp dạy học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề án 2020 của Bộ GD&ĐT, các trường tiểu học đang tập trung
đổi mới chương trình dạy và học Tiếng Anh. Hưởng ứng tính tích cực và tính
thiết thực của đề án, tôi cũng xin được đóng góp một vài ý tưởng cho việc dạy
và học tốt môn Tiếng Anh.
1/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
Lâu nay người Việt luôn tiếp cận với phương pháp học truyền thống như giáo
viên là trung tâm, nhồi nhét quá nhiều kiến thức, làm sai là “có tội”, áp lực, học
đối phó, giáo viên giải thích mọi thứ và học sinh chỉ là người nghe. Phương
pháp này đã khiến cho Tiếng Anh trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều thế hệ.
Chính vì thế bên cạnh việc thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp cho từng đối
tượng của từng bậc học, chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng cần phải
được nâng cao. Như vậy mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng
học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong
quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh.
Quan tâm tới phương pháp dạy - học của bậc tiểu học đang là vấn đề cấp
thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc học lên các cấp học sau này. Để học
sinh Tiểu học học tốt môn Tiếng Anh và quan trọng là các em biết vận dụng để
giao tiếp tốt trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu rõ tâm lý các em trước khi áp
dụng một phương pháp dạy mới. Học sinh Tiểu học rất hiếu động, không tập
trung được lâu, trẻ thích học mà chơi, chơi mà học, … . Dựa vào tâm lý này của
trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học Tiếng Anh như một trò chơi hay nói cách khác
lồng vui chơi trong việc dạy và học Tiếng Anh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Học sinh lớp 3
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các trò chơi thường được sử dụng trong các giờ dạy Tiếng Anh
+ Các hình thức tổ chức hoạt động nâng cao hiệu quả giờ dạy.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài này, bản thân tôi sử dụng một số giải pháp sau:
- Tự mình xây dựng cho mình một số những kĩ thuật, phương pháp dạy phù
hợp với điều kiện và đối tượng học sinh trường mình thông qua việc giảng dạy
Tiếng Anh hàng ngày trên lớp rồi rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Dự giờ đồng nghiệp ở trường bạn trong và ngoài quận.
- Tích cực sưu tầm các tài liệu chuyên môn về phương pháp dạy Tiếng Anh
tiểu học- kĩ thuật dạy Tiếng Anh tiểu học, tham khảo cách dạy Tiếng Anh tiểu
2/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
học của người bản xứ trên TV, trên internet,…..
- Học tập, tiếp thu chỉ đạo trong các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới
phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả.
- Tích cực làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy hàng ngày trên
lớp đạt hiệu quả.
- Trang trí trường, lớp theo chủ điểm tạo môi trường học tập tích cực cho
học sinh
- Làm phiếu điều tra mức độ yêu thích môn Tiếng Anh của học sinh khối 3
trong trường tiểu học
3/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nhằm bắt kịp với xu thế toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một
hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo
ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu.
Luật Giáo dục đã quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,
điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng
hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Hiện nay trong các nhà trường , việc dạy và học Tiếng Anh đang diễn ra
cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, nội dung
chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp học sinh
được tiếp cận với nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn kiến thức Tiếng Anh trong
chương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
Trong thực tế hiện nay, nhiều giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh vẫn còn rất lệ
thuộc vào sách giáo khoa, sử dụng những phương pháp cũ là giáo viên truyền
đạt - học sinh tiếp thu một cách thụ động, giáo viên viết từ lên bảng yêu cầu học
sinh chép đi chép lại nên học sinh không có cơ hội được giao tiếp nhiều bằng
4/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
Tiếng Anh, không đưa học sinh vào những tình huống giao tiếp thực tế,… Điều
này không tạo cho học sinh hứng thú khi học Tiếng Anh và các em không vận
dụng được Tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Một
số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn Tiếng
Anh” không ngoài mục đích duy nhất là xây dựng những phương pháp dạy học
phù hợp nhất với tư duy của trẻ, giáo dục kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ đặc
biệt là thứ ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ.
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Về phía giáo viên:
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn B2 và được cấp chứng chỉ sư phạm về giảng
dạy Tiếng Anh tiểu học, được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua
các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, hội giảng, trao đổi kinh nghiệm,
chuyên đề.
- Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp luôn quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học Tiếng Anh.
- Các em có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
- Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn phương pháp giảng dạy
Tiếng Anh tiểu học.
2. Về phía học sinh:
- Đa số các em học sinh rất chăm ngoan và hứng thú với môn Tiếng Anh.
- Học sinh luôn được phụ huynh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ trong quá
trình học tập.
- Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học trong nhiều năm
qua, tôi nhận thấy dù chất lượng môn học đã có nhiều chuyển biến rất tích cực
nhưng tính chủ động và sáng tạo trong quá trình học của học sinh vẫn chưa thực
sự khả quan. Qua thăm dò điều tra, hỏi ý kiến của học sinh và những đánh giá
nhìn nhận của cá nhân mình, tôi nhận thấy có một số hạn chế như sau:
a. Cơ hội thực hành Tiếng Anh chưa nhiều
Học sinh chưa được ứng dụng các kiến thức mà các em được học vào giao
5/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
tiếp hàng ngày. Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ ở trong lớp học. Chính
vì vậy học sinh học như bị bắt buộc, học để lấy thành tích cao là chủ yếu, các em
chưa ý thức được học tiếng Anh để phục vụ cho việc giao tiếp và cho nghề
nghiệp của mình sau này.
b. Hạn chế về thời gian và hình thức trò chơi
Học sinh tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm. Đây là lí
do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế trong tổ chức trò chơi. Bên cạnh đó các hình
thức trò chơi mặc dù được tổ chức phong phú nhưng chưa bao quát đến tất cả
các đối tượng học sinh. Thời lượng của một tiết học không chỉ dành cho các trò
chơi mà còn phải tập trung vào việc truyền tải kiến thức và các kĩ năng khác.
c. Động cơ và ý thức học tập chưa cao
Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn chưa được quan tâm đúng mực nên một
số học sinh và phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này. Một
số học sinh lên lớp học Tiếng Anh là vì bắt buộc phải lên chứ các em không có một
động cơ học tập nào. Bên cạnh đó, học sinh yếu kém rất ngại thực hành giao tiếp vì
khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt của giáo
viên. Còn một số đối tượng khá, giỏi các em lại ngại giao tiếp vì các em xấu hổ khi
phải thể hiện trước đám đông. Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học
tập chưa cao, các em chưa chú trọng nhiều đến việc học.
Tại trường tôi đang công tác hiện nay, chương trình Tiếng Anh đã được
giảng dạy từ nhiều năm. Bản thân tôi đều được dạy các khối 3, 4, 5, vì vậy tôi
thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của học sinh mình. Đối với học sinh lớp 4 và
5 các em rất tự tin và tích cực phát biểu trong giờ học. Nhưng học sinh khối 3 thì
ngược lại, các em ít tham gia xây dựng bài mặc dù câu hỏi giáo viên đưa ra
không hề khó với học sinh. Qua đây chúng ta thấy rằng vẫn còn một bộ phận
học sinh thiếu tự tin và rụt rè trong giao tiếp. Mặt khác do các em mới bắt đầu
được học Tiếng Anh nên còn nhiều bỡ ngỡ dù rằng các em cũng rất yêu thích
môn học này.
Khi chưa áp dụng những biện pháp trong sáng kiến này, kết quả khảo sát đầu
6/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
năm môn Tiếng Anh của học sinh khối 3 năm học 2017- 2018 tại trường tôi về
các mặt như sau:
Kết quả
Hoàn thành tốt
21%
Hoàn thành
76%
Chưa hoàn thành
Kĩ năng nghe
Kĩ năng nói
Kĩ năng đọc
Kĩ năng viết
3%
3%
0%
1%
32%
65%
36%
64%
28%
61%
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trước tiên người thầy muốn dạy tốt và muốn đạt kết quả cao trong việc dạy học
thì việc hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh là rất quan trọng. Là một giáo viên
tâm huyết trong nghề giảng dạy tôi thấy vấn đề này rất cần sự quan tâm đúng
mức hơn của các thầy cô, các bậc phụ huynh và các cấp giáo dục. Riêng bản
thân cá nhân tôi, để đóng góp tích cực cho việc giảng dạy môn tiếng Anh tiểu
học thiết nghĩ cần có một số đổi mới trong phương pháp dạy- học cho phù hợp
với những đặc điểm tâm sinh lý của các con nhằm nâng cao chất lương môn học.
Từ việc nắm vững và hiểu rõ tâm lý học sinh, tôi đã đưa ra được những
phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực và hứng
thú với việc học Tiếng Anh
1. Phương pháp TPR (Total Physical Response - Vận động toàn thân)
Tiến sỹ James J. Asher cha đẻ của phương pháp TPR đã nghiên cứu và phát
triển TPR trong hơn 50 năm và nó được mệnh danh là phương pháp học ngoại
ngữ ưu việt nhất hiện nay. Bậc Tiểu học ( Từ 6-10 tuổi) là bậc học đầu tiên trẻ
được tiếp cận chính thức với việc học Tiếng Anh – ngôn ngữ thứ hai. Học điều
mới luôn được trẻ đón nhận một cách thích thú. Nhiệm vụ của người giáo viên
là làm sao cho những thích thú ban đầu đó luôn kéo dài và chuyển thành hứng
thú. Trẻ yêu thích Tiếng Anh sẽ là nền tảng vững chắc để học tốt ngôn ngữ này.
7/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
Để làm được điều này chúng ta cần hiểu rõ về đặc trưng tâm lí trẻ:
1. Trẻ cảm thụ ngôn ngữ thông qua nghe.
2. Học thông qua việc làm và chơi.
3. Trẻ thích học ngôn ngữ thành tiếng, thích bắt chước và tạo ra những
tiếng động, âm thanh buồn cười.
4. Trẻ không có lí do để học Tiếng Anh.
5. Trẻ rất dễ hào hứng nhưng cũng rất dễ chán nếu một hoạt động bị lặp đi
lặp lại nhiều lần.
6. Trẻ có thể học từ những kinh nghiệm và những hoạt động trực tiếp.
Ví dụ 1: Trong phần khởi động bài khi cho các em hát bài “The way we go to
school” :
Giáo viên nên cho học sinh đứng dậy thay vì chỉ ngồi im tại chỗ, học sinh vừa
hát vừa làm động tác đi bộ, đi xe đạp… các em rất hứng thú và hào hứng bước
vào bài học mới. Hơn nữa còn kích thích được sự sáng tạo của các em và góp
phần làm cho giờ học thêm ấn tượng để từ đó các em ghi nhớ bài sâu hơn.
8/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
Ví dụ 2: Trong Unit 18: Khi dạy các từ chỉ các hoạt động như:
read
cook
dance
play the piano
Giáo viên vừa phát âm các từ vừa minh họa động tác - Học sinh nhìn, lắng
nghe. Tiếp đó học sinh nghe, làm theo và nhắc lại. Tiếp theo giáo viên thực hiện
hành động - học sinh phát âm từ. Tiếp theo giáo viên đọc to từ - học sinh thực
hiện hành động. Quá trình trên sẽ giúp học sinh nhớ từ mới rất nhanh và sâu cho
dù giáo viên không cần dùng một từ Tiếng Việt nào.
TPR có thể dùng hiệu quả trong rất nhiều bài học ví dụ như khi dạy các từ:
dog
cat
rabbit
9/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
hay khi dạy minh họa các từ chỉ thời tiết:
cloud
sunny
windy
rainy
hoặc các câu mệnh lệnh.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên áp dụng phương pháp
TPR càng nhiều càng tốt bởi vì các em luôn thấy hào hứng và thoải mái. Điều
này giúp các em tiếp thu bài học một cách tự nhiên và hiệu quả.
2. Sử dụng các đồ dùng trực quan
Theo tôi tất cả các phương tiện dạy học như máy vi tính, đĩa CD, máy
chiếu và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật... đều có thể gây
hứng thú và tạo sự chú ý đặc biệt cho học sinh trong học tập. Giáo viên có thể sử
dụng đồ dùng trực quan trong suốt quá trình dạy học, từ lúc giới thiệu ngữ liệu
đến lúc thực hành. Bởi lẽ các phương tiện đó giúp học sinh ghi nhớ một các
nhanh chóng và vững chắc những kiến thức, kĩ năng. Giáo cụ trực quan rất đa
dạng, nêú biết khai thác sẽ trở nên rất đơn giản, dễ chuẩn bị nhưng lại có hiệu
quả cao. Với các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường ngày của sách giáo khoa
Tiếng Anh 3, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các
phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật.
10/25
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 8, để dạy các từ như:
a rubber: một cái tẩy
a schoolbag: cái cặp sách
a ruler: một cái thước
a pencil: một cái bút chì
Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu:
“This is my book”.
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ.
Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo
viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán
nghĩa đối với các em.
11/25
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.pdf