SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 2

Trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục Tiểu học nói riêng, bộ môn Âm nhạc đã được xem là bộ môn không thể thiếu. Bởi, âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.
PHẦN A- ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lí do chọn đề tài :  
1: Cơ sở lí luận:  
Lepton- Xtôi gọi âm nhạc là “ tốc ký của tình cảm”. Nhạc sĩ kiêm nhà phê  
bình âm nhạc Xer - Cốp thì gọi nó là “ ngôn ngữ của tâm hồn”, “ là lĩnh vực của  
tình cảm và những tâm trạng”, là “đời sống của tâm hồn biểu hiện bằng âm  
thanh”.  
Trong xã hội hiện nay, giáo dục thiếu niên nhi đồng luôn là mối quan tâm  
của các quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, mục tiêu giáo dục chỉ rõ rằng: Nhằm  
đào tạo những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,  
thẩm mỹ và nghề nghiệp. Ngoài việc trang bị cho các em tri thức khoa học thì  
vấn đề giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không chỉ là việc giảng  
dạy âm nhạc thuần túy mà thông qua âm nhạc còn tác động đến toàn bộ thế giới  
tư tưởng, tình cảm của học sinh- trước hết là tình cảm thẩm mỹ, đạo đức và trí  
tuệ của các em.  
Chính vì vậy, âm nhạc có tác dụng to lớn đối với giáo dục nói chung và  
giáo dục trẻ thơ nói riêng. Nó là một phần quan trọng của chiếc chìa khóa mở  
cửa những nhân cách con người XHCN trong thời đại mới.  
2: Cơ sở thực tiễn:  
Trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo  
dục Tiểu học nói riêng, bộ môn Âm nhạc đã được xem là bộ môn không thể  
thiếu. Bởi, âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được  
ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.  
Những hình tượng âm thanh, những lời ca tiếng hát, những giai điệu đẹp tác  
động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và  
sự sáng tạo.  
Môn Âm nhạc Tiểu học được chia thành các phân môn: Học hát, Tập đọc  
nhạc, Phát triển khả năng nghe nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 gồm 2 nội dung: Học hát và  
phát triển khả năng nghe nhạc, còn ở lớp 4, 5 gồm Học hát, Tập đọc nhạc và  
phát triển khả năng nghe nhạc. Trong đó Học hát là nội dung chủ yếu, chiếm đa  
số thời lượng của chương trình Âm nhạc Tiểu học. Nó còn là sự tổng hợp của  
các phân môn khác. Qua nội dung các bài hát và các hoạt động giúp học sinh  
hình thành thói quen nhận xét sự vật, sự việc, diễn tả được cảm nhận của mình  
về vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của vạn vật xung quanh từ đó thêm  
yêu và trân trọng cuộc sống.  
3/30  
Là một giáo viên âm nhạc đã giảng dạy 14 năm, tôi được tiếp xúc với tất  
cả các em học sinh, từ những em có năng khiếu đến những em không có năng  
khiếu, từ những em thích học nhạc đến những em không thích học nhạc, những  
em được bố mẹ, gia đình quan tâm tạo điều kiện học tập đến những em không  
được quan tâm, tạo điều kiện. Tôi luôn mong muốn các em dần phát triển và  
nâng cao hơn nữa khả năng của mình. Vì thế tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những  
phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện và khả năng tiếp thu của học sinh  
để giờ học Âm nhạc thật sinh động, hấp dẫn, giúp các em thể hiện khả năng và  
cảm xúc của mình thật hồn nhiên, trong sáng, góp phần hình thành và phát triển  
nhân cách toàn diện cho học sinh.  
Thời lượng của tiết dạy Âm nhạc lớp 2 chỉ có 35 - 40 phút – 1 tiết / tuần,  
trong đó nội dung chủ yếu chiếm phần lớn thời gian là học hát . Vậy làm thế  
nào để mỗi giờ học hát thực sự có hiệu quả và lôi cuốn học sinh ? Là giáo viên  
chuyên trách môn Âm nhạc, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc  
đổi mới phương pháp dạy học, bản thân có chuyên môn và nghiệp vụ vững  
vàng, tôi đã thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, không ngừng học hỏi kinh  
nghiệm của bạn bè đồng nghiệp để xây dựng những tiết dạy tốt. Những tiết dạy  
của tôi luôn được thanh tra chuyên môn PDG quận Thanh Xuân, BGH nhà  
trường, tổ chuyên môn đánh giá cao.  
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng và đưa ra :  
“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 2”.  
II. Mục đích nghiên cứu :  
- Nhằm góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học âm nhạc ở  
Tiểu  
học, nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc cho học sinh lớp2, giúp giáo  
viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.  
- Đáp ứng mục tiêu đào tạo của ngành đề ra trong hoạt động giảng dạy và  
giáo  
dục nhân cách học sinh.  
- Giúp học sinh tiếp cận và lĩnh hội những kiến thức âm nhạc mới với  
phương  
pháp học tập mới.  
- Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên, con người, có thái độ đúng đắn với  
những tình huống của cuộc sống.  
- Giúp học sinh phát triển khả năng âm nhạc, nâng cao năng lực cảm thụ.  
- Giúp học sinh không những học tốt môn Âm nhạc mà còn học tốt những  
4/30  
môn khác như Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Thể dục….  
- Giúp học sinh yêu thích ca hát, mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn từ đó đưa  
phong trào văn nghệ trong nhà trường ngày càng phát triển.Tạo tiền đề cho thế  
hệ trẻ nâng cao thẩm mĩ trong âm nhạc và trong cuộc sống sau này, góp phần  
hoàn thiện nhân cách của mình.  
III. Đối tượng nghiên cứu:  
- Học sinh tiểu học lớp 2 trường tôi năm học 2013-2014 và năm học 2014-  
2015.  
- Quá trình giảng dạy âm nhạc lớp 2 ở trường tôi.  
- Chương trình âm nhạc lớp 2.  
IV. Phương pháp nghiên cứu:  
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:  
+ Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2.  
+ Phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc.  
+ Thông tin trên mạng toàn cầu Internet.  
+ Giúp giáo viên sdụng đàn phím điện t.  
- Phương pháp xử lí thông tin.  
- Phương pháp đàm thoại: Nhằm gợi mở, củng cố, tổng kết cho học sinh  
những kiến thức thông tin cần thiết.  
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Theo dõi việc kiểm tra đánh giá học  
sinh trên lớp; Tổng kết kinh nghiệm sư phạm; Học tập kinh nghiệm qua dự giờ  
đồng nghiệp.  
- Phương pháp thực hành.  
- Phương pháp quan sát, so sánh, thống kê đối chiếu.  
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:  
Kế hoạch nghiên cứu từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2014- 2015.  
5/30  
PHẦN B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI  
I.Những nội dung lý luận:  
1-Mục tiêu; Nội dung chương trình; Đặc điểm tâm lứa tuổi:  
1.1 Mục tiêu của môn Âm nhạc ở lớp 2:  
Âm nhạc là môn năng khiếu thông qua môn học, trẻ em được hoạt động,  
được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc. Qua các bài học, các em được nghe hát,  
được nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc.  
Chương trình Âm nhạc lớp 2 là sự nối tiếp, củng cố, nâng cao thêm một  
bước khả năng ca hát và năng lực âm nhạc cho các em. Trọng tâm là củng cố và  
rèn luyện để hình thành một số kỹ năng: hát đồng đều, hòa giọng, chính xác và  
diễn cảm.  
Cụ thể như sau:  
- Dạy cho học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca các bài hát phù hợp với  
độ  
tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hòa giọng hát cá nhân trong giọng hát  
chung của tập thể.  
- Qua giai điệu, tiết tấu, lời ca của các bài hát nhằm giáo dục tình cảm đạo  
đức  
trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho đời sống tinh thần của các em thêm  
phong phú.  
- Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua ca hát, biểu diễn, trò chơi  
và  
kể chuyện âm nhạc.  
Như vậy, mục tiêu môn Âm nhạc lớp 2 nằm trong mục tiêu môn Âm nhạc  
bậc Tiểu học. Giáo viên cần nắm được và làm tốt những mục tiêu đề ra sẽ đạt  
kết quả cao mỗi giờ dạỵ  
1.2- Nội dung chương trình:  
Chương trình Âm nhạc lớp 2 trong đó phần Học hát qui định những nội  
dung sau:  
- Học sinh học 12 bài hát ngắn gọn (trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 2 bài  
hát nước ngoài) tầm cữ giọng trong một quãng 8 là chủ yếu, phần lớn viết ở nhịp  
2/4.  
- Bước đầu tập kỹ năng ca hát (lấy hơi, bắt giọng vào bài, hát đều, hòa  
giọng  
và diễn cảm). Tập hát rõ lời, giọng hát nhẹ nhàng tự nhiên.  
- Kết hợp với gõ đệm, vận động phụ họa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc.  
6/30  
Danh mục bài hát gồm 12 bài sau đây:  
1. Thật là hay ( Hoàng Lân ).  
2. Xòe hoa ( Dân ca Thái - Lời mới: Phan Duy )  
3. Múa vui ( Lưu Hữu Phước ).  
4. Chúc mừng sinh nhật ( Nhạc Anh – Lời Việt: Đào Ngọc Dung ).  
5. Cộc cách tùng cheng ( Phan Trần Bảng ).  
6. Chiến sĩ tí hon ( Nhạc: Đinh Nhu – Lời mới: Việt Anh ).  
7. Trên con đường đến trường ( Ngô Mạnh Thu ).  
8. Hoa lá mùa xuân ( Hoàng Hà ).  
9. Chú chim nhỏ dể thương ( Nhạc Pháp – Lời: Hoàng Anh ).  
10.Chim chích bông ( Nhạc: Văn Dung – Thơ: Nguyễn Viết Bình ).  
11.Chú ếch con ( Phan Nhân ).  
12.Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ ).  
1.3- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi:  
- Mỗi học sinh lớp 2 là một nhân cách đang hình thành.  
- Trong mỗi học sinh lớp 2 tiềm tàng khả năng phát triển.  
- Học sinh có tri giác cụ thể, trí tưởng tượng phong phú, thích hoạt động, vui  
chơi, ca hát.  
Vì thế, trong từng bài giảng cụ thể người giáo viên cần chú ý phương pháp sư  
phạm nhằm kích thích sự chủ động suy nghĩ, sự sáng tạo, trí tưởng tượng của  
học sinh nhằm đem lại niềm vui, hứng thú cho các em, giúp các em nắm được ý  
nghĩa, nội dung bài học.  
2- Thực trạng vấn đề nghiên cứu:  
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy mét sè thuËn lîi vµ  
khã kh¨n khi thùc hiÖn như sau:  
2.1. ThuËn lîi:  
- Dưới schỉ đạo ca Chi b; Ban gi¸m hiu nhà  
tr êng víi ph ¬ng ch©m ®i tr íc ®ãn ®Çu trong ph ¬ng  
h íng nhiÖm vô gi¸o dôc. Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y  
tr êng tôi gặt hái được nhiều thành công trong việc ®æi míi  
ph ¬ng ph¸p d¹y häc, ®©y lµ nhiÖm vô träng t©m mà lãnh  
đạo nhà tr êng đặt ra tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học  
sinh. Nhà trường trang bị các loại sách tham khảo bồi dưỡng chuyên môn, đồ  
dùng trực quan, nhạc cụ hiện đại và đặc biệt tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên  
được tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,  
7/30  
trình độ tin học, giao lưu học hỏi ở các trường bạn, cũng như sự giúp đỡ tạo điều  
kiện của bạn bè đồng nghiệp...  
- VÒ phÝa gi¸o viªn được đào tạo chuyên ngành âm nhạc chính  
quy, nhiÖt t×nh, s¸ng t¹o, cã ý thøc ®æi míi ph ¬ng  
ph¸p d¹y häc theo tinh thần cuéc vËn ®éng:  
Mçi gi¸o  
viªn lµ mét tÊm g ¬ng trong häc tËp vµ s¸ng t¹ocña  
ngµnh ®Ò ra.  
- VÒ phÝa häc sinhđược tiếp cận với âm nhạc dưới nhiều hình  
thức, các con đa phần høng thó häc tËp m«n ¢m nh¹c.  
- Nội dung các bài hát lớp 2 gần gũi với học sinh, giai điệu trong sáng, dễ  
thuộc, tiết tấu vui tươi, sôi nổi.  
2.2. Khã kh¨n:  
Qua việc giảng dạy nhiều năm môn Âm nhạc tại trường tiểu học, tôi nhận  
thấy:  
- Âm nhạc là một môn học nghệ thuật đòi hỏi học sinh phải có chút năng  
khiếu nhưng giáo viên phải dạy trên phạm vi đại trà, số học sinh mỗi lớp lại lớn  
nên không tránh khỏi trong giờ dạy có nhiều đối tượng học sinh cùng một lúc  
(có và không có năng khiếu). Đây chính là một khó khăn của giáo viên dạy nhạc  
trong nhà trường phổ thông. Vẫn còn nhiều học sinh coi bộ môn âm nhạc là môn  
phụ, không cần thiết nên hạn chế năng lực nhận thức, phát triển âm nhạc của  
chính các em.  
- Một phần không nhỏ học sinh chưa mạnh dạn trước các bạn, chưa biết  
cách tư duy hoặc nắm bắt nội dung bài học còn chậm nên ảnh hưởng chung đến  
tiết học.  
- Nhà trường chưa có phòng học âm nhạc riêng.  
Nhìn vào thực tế đã nêu, tôi nhận thấy việc học hát không hề đơn giản,  
nhất là đối với học sinh lớp 2. Học sinh thì nhỏ tuổi, hiếu động có khi còn thuộc  
bài trước, giáo viên thì chủ quan cho rằng đó là các bài hát ngắn gọn, dễ dạy.  
Song nếu mỗi người giáo viên tìm được những biện pháp khắc phục và hướng  
dẫn học sinh một cách đúng đắn có phương pháp phù hợp, sáng tạo, biết sử dụng  
đồ dùng dạy học hợp lý, hiệu quả thì chắc chắn giờ học sẽ sinh động và hấp dẫn  
học sinh.  
II. Giải pháp thực hiện.  
1, Điều tra phân loại học sinh:  
Để biết được kết quả học tập khả năng của học sinh, ngay từ tiết đầu tiên của  
năm học tôi thường phân loại học sinh thông qua một cuộc “kiểm tra nhỏ” về  
8/30  
khả năng ca hát và vận động của các em. Từ kết quả của cuộc kiểm tra thăm dò  
tại các lớp, tôi phân ra những em học sinh có năng khiếu về hát và vận động, có  
sự yêu thích môn học, và những em không có năng khiếu, khả năng còn hạn chế,  
sức tập trung kém để từ đó kịp thời điều chỉnh và thay đổi phương pháp giảng  
dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.  
Kết quả đầu 2 năm học 2013- 2014; 2014- 2015:  
- Hát hay, vận động tự tin  
: 7% đến 10%  
- Hát đúng, vận động hạn chế : 60% đến 75%  
- Hát chưa đúng, thiếu tự tin : 18% đến 25%  
2, Biện pháp thực hiện:  
Dạy âm nhạc lớp 2 chủ yếu là dạy hát. Dạy hát là giáo dục âm nhạc. Học sinh  
học hát chính là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Ngoài giai điệu và tiết tấu, lời ca  
của bài hát còn biểu hiện nội dung cụ thể về một sự vật, sự việc. Mỗi bài hát là  
một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội  
tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và âm nhạc.  
Theo phân phối chương trình và thiết kế bài giảng thì nội dung học hát thường  
diễn ra trong 2 tiết (Tiết 1: Học bài hát mới- tiết 2: Ôn tập và vận động), tôi  
thường tiến hành các hoạt động chia theo dạng bài sau:  
*)Tiết 1: Học bài hát mới.  
- Hoạt động 1: Học hát.  
+ Bước 1: Giới thiệu bài  
+ Bước 2: Hát mẫu.  
+ Bước 3: Đọc lời ca.  
+ Bước 4: Học hát và luyện tập.  
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm  
+ Bước 1: Hướng dẫn từng câu.  
+ Bước 2: Luyện tập gõ đệm cả bài.  
- Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động theo nhạc.  
*) Tiết 2: Ôn tập bài hát.  
- Hoạt động 1: Ôn hát kết hợp gõ đệm  
+ Bước 1: Ôn bài hát.  
+ Bước 2: Ôn hát kết hợp gõ đệm.  
- Hoạt động 2: Vận động phụ họa  
+ Bước 1: Hướng dẫn từng động tác, từng câu.  
9/30  
+ Bước 2: Luyện tập vận động cả bài.  
Với những hoạt động và các bước nêu trên, giáo viên cần có sự chủ động,  
linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh vào tiết học.  
Bằng sự phát vấn, gợi mở, làm mẫu sinh động giáo viên dẫn dắt, giúp các em hát  
đúng giai điệu và lời ca, tiếng hát còn thể hiện được “cái hồn” của nhạc, có sức  
biểu cảm với những trạng thái khác nhau.  
Hệ thống các bài hát lớp 2, theo tôi, thường chia thành các thể loại: Bài hát  
dân ca, bài hát nước ngoài, bài hát về loài vật, bài hát về hoa lá, bài hát về chủ  
đề hòa bình,….. Đối với mỗi bài dạy đều có mục đích, yêu cầu, nội dung riêng,  
và tùy từng đối tượng học sinh, tôi thường thực hiện theo các bước sau:  
2.1- Xác định mục tiêu bài học:  
Trong khi lên kế hoạch bài dạy, bao giờ tôi cũng tìm hiểu kĩ, xác định và đề  
ra rõ ràng mục tiêu của mỗi bài, thể hiện cụ thể những điều học sinh phải biết  
được  
(kiến thức), làm được (kĩ năng), và rút ra i học gì cho bản thân (thái độ). Việc  
xác định mục tiêu tiết dạy cũng cần lưu ý tới từng đối tượng học sinh, từng lớp  
sẽ giúp tiết học đạt hiệu quả hơn.  
*Ví dụ 1: Tiết 4- Học hát: Bài Xòe hoa.  
+ Về kiến thức: Học sinh biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.  
HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.  
+ Về kĩ năng: Học sinh hát tập thể chính xác theo giai điệu thuộc lời ca; hát  
đều, hòa giọng, rõ lời. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.  
+ Về thái độ: Học sinh thêm hiểu, yêu dân ca, có tinh thần vui vẻ, thêm yêu  
cuộc sống.  
*Ví dụ 2: Tiết 11- Học hát: Bài Cộc cách tùng cheng  
+ Về kiến thức: Học sinh biết tên một số nhạc cụ dân tộc: Sênh, thanh la,  
mõ, trống. Biết hát theo giai điệu và lời ca.  
+ Về kĩ năng: Học sinh hát đều, hòa giọng, rõ lời. Biết hát kết hợp gõ đệm  
theo tiết tấu lời ca.  
+ Về thái độ: Học sinh thấy được cái hay, cái độc đáo của những nhạc cụ  
dân tộc Việt Nam, từ đó thêm niềm tự hào dân tộc.  
*Ví dụ 3: Tiết 31- Ôn tập bài hát Bắc kim thang Tập hát lời mới.  
+ Về kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca (Gồm lời bài hát và 2  
lời ca mới).  
+ Về kĩ năng: Học sinh biểu diễn tự nhiên với động tác vận động phụ họa.  
10/30  
+ Về thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu làn điệu dân ca, biết giữ gìn vệ sinh  
(không ăn quả xanh, uống nước lã), biết bảo vệ sức khỏe: đi trời nắng phải đội  
mũ.  
2.2- Chuẩn bị:  
2.2.1 Giáo viên:  
Với tiết dạy nào cũng vậy, tôi luôn chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, tư liệu  
giảng dạy, giáo án trước khi lên lớp và sử dụng chúng một cách linh hoạt, hiệu  
quả. Trước hết là việc chuẩn bị về kiến thức, nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng  
thông qua sách giáo viên Nghệ thuật lớp 2 (trong đó có môn Âm nhạc), tập bài  
hát lớp 2. Tôi còn nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo như: Sách Âm nhạc- Tác  
giả, tác phẩm, báo Thế giới trong ta, sách Phương pháp giảng dạy Âm nhạc ở  
Tiểu học, Thiết kế bài giảng lớp 2, …. Tôi luôn nắm vững quy trình 1 tiết học  
hát để xây dựng tiết dạy cho hợp lý.  
Như tôi đã trình bày, với thời lượng ít nên việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy  
học trực quan giúp giáo viên vững vàng, chủ động khi hướng dẫn cho học sinh:  
- Đàn phím điện tử (organ, piano điện tử): luyện đánh và đệm các bài hát  
chính xác.  
- Đĩa CD các bài hát lớp 2, máy nghe.  
- Nhạc cụ gõ (thanh phách, mõ, song loan,….).  
- Các động tác vận động phụ họa phù hợp từng bài hát.  
- Tranh, ảnh minh họa cho nội dung các bài hát, lời ca bài hát.  
- Máy tính, projecter.  
2.2.2.Học sinh:  
Tùy từng bài hát mà tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một số vấn đề để  
giúp học sinh học tốt và nắm vững hơn nội dung bài học:  
- Tìm những bài hát cùng chủ đề, chủ điểm.  
- Động tác vận động phụ họa.  
* Ví dụ 1: Tiết 19- Học hát: Bài Trên con đường đến trường.  
Từ cuối tiết 18, tôi đã nhắc học sinh tìm một số bài hát theo chủ điểm thiên  
nhiên, đi học.  
*Ví dụ 2: Tiết 20- Ôn bài hát: Trên con đường đến trường  
Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị một số động tác vận động phụ họa cho bài và  
tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.  
Tóm lại, đối với nội dung dạy hát lớp 2, những đồ dùng dạy học giáo viên cần  
có phải đáp ứng được những vấn đề nghe thấy (đàn, đĩa nhạc) và thực hành  
thuận tiện (nhạc cụ gõ, động tác vận động phụ họa). Tuyệt đối tránh nói nhiều,  
11/30  
khó hiểu. Đặc biệt việc dùng đàn phím điện tử, đĩa CD hát mẫu là rất cần thiết  
và không thể thiếu trong giờ học hát, nó giúp học sinh hát chính xác về cao độ,  
tạo sự tập trung học tập, giáo viên không cảm thấy mệt mỏi, rát họng vì phải hát  
mẫu nhiều, thậm chí nó còn khắc phục tình trạng “hát chênh, hát phô”, hát  
không chuẩn xác của giáo viên.  
Chuẩn bị trình chiếu lời ca nhằm thu hút 100% học sinh tập trung về một  
hướng, cùng khai thác và thực hiện các nội dung học tập theo sự hướng dẫn của  
giáo viên. Bảng lời ca bao gồm các phần: Lời ca bài hát; Lời ca có đánh dấu  
chỗ lấy hơi, gõ đệm theo nhịp, phách hoặc tiết tấu lời ca.  
Được thực hành với các nhạc cụ gõ cách thức luyện tập giúp các con chắc  
nhịp phách trường độ một bài hát rất tốt, việc học sinh chuẩn bị trước ở nhà  
những bài hát cùng chủ đề, chủ điểm, động tác vận động phụ họa,… kích thích  
trí tò mò muốn khám phá cái mới ở học sinh. Làm được như vậy chứng tỏ sự  
chủ đạo của thầy, sự chủ động sáng tạo của trò một yêu cầu cơ bản trong “đổi  
mới phương pháp dạy học” hiện nay.  
2.3- Các hoạt động dạy và học:  
Khi soạn kế hoạch bài dạy cho các tiết học, tôi thường chia thành các hoạt  
động cơ bản:  
- Hoạt động 1: Học hát (Ôn bài hát đối với tiết 2)  
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (Vận động phụ họa đối với tiết 2)  
- Hoạt động 3: Luyện tập (Tập biểu diễn )  
Đối với từng lớp, từng đối tượng học sinh, tôi luôn dự kiến các yêu cầu, các  
câu hỏi, các phương pháp dạy học trong từng hoạt động để giúp học sinh nắm  
vững bài học.  
2.4- Các bước tiến hành dạy một bài hát lớp 2:  
Trong quá trình dạy và học, việc giải quyết đồng thời những thao tác cơ bản:  
Nhìn nghe – ghi nhớ - thực hành sáng tạo dựa trên nguyên tắc “ Học mà vui –  
Vui mà học” góp phần không nhỏ để giờ học đạt tới sinh động, hiệu quả. Tiến  
hành tổng hợp những thao tác cơ bản trong một giờ giúp giáo viên và học sinh  
hoạt động nhịp nhàng, tạo bầu không khí vui – thoải mái – một yêu cầu cơ bản  
trong giờ âm nhạc- đặc biệt là giờ học hát.  
2.4.1: Học hát  
a, Giới thiệu bài: Thời gian từ 1 đến 2 phút.  
* Mục đích: Giúp học sinh nắm được nội dung tiết học và tạo hứng thú cho  
học sinh.  
12/30  
Để giới thiệu bài, ngay từ đầu tiết học, tôi đưa ra một số tranh ảnh sinh động  
và đẹp mắt, có nội dung phù hợp với bài hát để giới thiệu. Khi tiến hành giảng  
bài, tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở, gợi ý để các em nhận xét, nhận ra nội dung  
của tranh, ảnh gắn với nội dung bài hát, dẫn dắt các em vào bài một cách nhẹ  
nhàng. Sau khi tôi giới thiệu tên bài hát, xuất xứ, tên tác giả….tôi còn sử dụng  
thêm bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, những cảnh quan đặc trưng để giới thiệu  
giúp các con có cái nhìn khái quát về sự vật hiện tượng xung quanh (Tôi luôn  
chú ý đến độ vừa sức với lứa tuổi) và vừa giúp các con khắc sâu kiến thức.  
* Ví dụ 1: Tiết 4- Học hát: Bài Xòe hoa (Dân ca Thái)  
- Tôi dùng bức tranh vẽ nam nữ Thái đang múa xòe hoa cho học sinh quan  
sát  
rồi đặt câu hỏi:  
? Bức tranh vẽ gì? – Học sinh trả lời.  
- Tôi dùng ảnh thiếu nữ mặc trang phục Thái, bản đồ Việt Nam để giới  
thiệu  
về phong tục tập quán của đồng bào Thái, địa bàn người dân tộc Thái thường  
sinh sống,….  
13/30  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 33 trang minhvan 29/03/2025 50
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_tiet_hoc_hat.pdf