SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4
Trên cơ sở xác định một số nguyên nhân chủ yếu mà học sinh lĩnh hội kiến thức phân môn Luyện từ và câu chưa tốt, bản thân tôi hy vọng tìm ra được những phương pháp và biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
Để học tốt các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung và lớp 4
nói riêng, ngay từ lớp 1, học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt. Đây là giai đoạn
quan trọng nhất , làm tiền đề để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học là:
* Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của
lứa tuổi.
* Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt
Nam và nước ngoài.
* Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen gìn giữ sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu là một
trong những phân môn chiếm thời lượng khá lớn. Nó tách thành một phân môn
độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn... song song
tồn tại với các môn học khác. Để viết, nói, nghe hiểu, và sử dụng Tiếng Việt
thành thạo, có kĩ năng thì học sinh phải biết dùng từ, đặt câu đúng, viết được
một đoạn văn, bài văn...
Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi
người đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp xúc đó các
em cũng bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Hay khi tiếp xúc với một
tác phẩm văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử dụng trong đó với dụng ý
gì, cấu trúc câu như thế nào. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh
là rất cần thiết và mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở
hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức
mới trong các môn học khác.
Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế,
vốn từ của các em còn nghèo nàn, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chưa cao. Do đó
phải làm sao nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở Tiểu
học nói chung và lớp 4 nói riêng. Đây là vấn đề khiến tôi rất băn khoăn trăn trở
và thôi thúc tôi hăng say nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
1/27
2. Mục đích nghiên cứu
Việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn trong nhà
trường, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào tìm hiểu các
lĩnh vực khác.
Trên cơ sở xác định một số nguyên nhân chủ yếu mà học sinh lĩnh hội
kiến thức phân môn Luyện từ và câu chưa tốt, bản thân tôi hy vọng tìm ra được
những phương pháp và biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng giảng
dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 4A1 Trường Tiểu học Phương Liệt
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và
câu, vận dụng để soạn giáo án thực nghiệm. Qua đó, nêu được phương pháp cần
thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu các dạng bài cơ bản ở phân môn Luyện từ và câu
với thực tế giảng dạy môn học đó trong trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
2/27
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức
sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh. Cụ thể
là:
a) Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ
giản về từ và câu.
b) Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu
c) Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý
thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp.
Phân môn Luyện từ và câu giúp các em nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo vốn từ
của học sinh. Qua đó làm cho học sinh nắm vững phạm vi sử dụng chúng nắm
được tính nhiều nghĩa và sự chuyển đổi nghĩa của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
Phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em hình thành căn bản về từ và câu
Tiếng Việt để các em ứng dụng trong các phân môn khác như: Tập làm văn, Tập
đọc…
Như vậy để đạt được các yêu cầu trên và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học đòi hỏi mỗi giáo viên cần
đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả.
1. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện
từ và câu
1.1. Nội dung chương trình
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 gồm 62 tiết, trong đó 32 tiết ở học kỳ I và 30
tiết ở học kỳ II bao gồm các chủ điểm sau:
Học kỳ I: 5 chủ điểm
Chủ điểm 1: Thường người như thể thương thân: "Nhân hậu - Đoàn kết''
Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng
Chủ điêm 3: Trên đôi cánh ước mơ: ước mơ.
Chủ điểm 4: Có chí thì nên - "ý chí - nghị lực".
Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều – “Đồ chơi - Trò chơi.”
Học kỳ II: 5 chủ điểm
Chủ điểm 1: Người ta là hoa là đất- “Tài năng - Sức khoẻ”
Chủ điểm 2: Vẻ đẹp muôn màu - Cái đẹp
Chủ điểm 3: Những người quả cảm - Dũng cảm
Chủ điểm 4: Khám phá thế giới “ Du lịch - Thám hiểm”
Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống - Lạc quan yêu đời.
3/27
1.2. Yêu cầu kiến thức
a) Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4, mở rộng và hệ thống hoá gồm 10 chủ điểm .
b) Các kiến thức giảng dạy về từ và câu:
* Từ - Cấu tạo tiếng
- Cấu tạo từ + Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy
- Từ loại
+ Danh từ
- Danh từ là gì?
- Danh từ chung và danh từ riêng
- Cách viết hoa danh từ riêng
+ Động từ
- Động từ là gì
- Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất.
* Các kiểu câu
+ Câu hỏi
- Câu hỏi là gì?
- Dùng câu hỏi vào mục đích khác
- Phép lịch sự khi đặt các câu hỏi
+ Câu kể
- Câu kể là gì?
- Cách dùng câu kể
- Câu kể Ai là gì? ( Ai thế nào? Ai làm gì?..)
+ Câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là gì?
- Cách đặt câu cầu khiến
+ Câu cảm
- Trạng ngữ là gì?
- Thêm trạng ngữ trong câu
+ Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, phượng tiện trong câu
* Các dấu câu: Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc
đơn.
1.3. Yêu cầu kỹ năng về từ và câu
4/27
a) Từ
-Nhận biết được cấu tạo của tiếng
- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng
- Nhận biết từ loại
- Đặt câu với những từ đã cho
- Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ
b) Câu
- Nhận biết các kiểu câu
- Đặt câu theo mẫu
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ.
- Thêm trạng ngữ cho câu
- Tác dụng của dấu câu
- Điền dấu câu thích hợp
- Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp
c). Dạy Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp
Thông qua nội dung dạy Tiếng Việt 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói
quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao
tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá.
- Chữa lỗi dấu câu
- Lựa chọn kiểu câu: kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt đuợc và cũng như
là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này.
2.Quy trình dạy Luyện từ và câu
Dạy bài lí thuyết
Dạy bài thực hành
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
2. Bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 1 - 2'
a. Giới thiệu bài (1-2')
b. Hướng dẫn thực hành (32-34')
- Đọc và xác định yêu cầu của BT
- Hướng dẫn 1 phần BT mẫu
- Học sinh làm BT
b. Hình thành kĩ năng: 10-12'
- Giáo viên sẽ phân tích ngữ liệu
c. Hướng dẫn luyện tập: 20 - 22'
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
- Hướng dẫn giải 1 phần bài tập mẫu
- Chấm chữa - nhận xét ->Chốt kiến
thức
- Học sinh làm bài tập
- Chữa, chấm nhận xét -> chốt kiến
thức
d. Củng cố -dặn dò (2-3')
c. Củng cố - dặn dò (2-3')
5/27
3. Phương pháp giảng dạy
3.1.Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó có giáo viên sử
dụng các phương pháp nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu
nhận được kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo nội dung bài học một cách thuận
lợi.
Thu hút sự chú ý và giúp học sinh ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có thể khái
quát nội dung bài và phát hiện mối liên hệ của các đơn vị kiến thức.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
VD: Khi dạy bài ''Đồ chơi - trò chơi'' giáo viên đưa ra 6 bức tranh trong SGK
để tìm ra các từ ngữ chỉ tên đồ chơi - trò chơi mà các em được mở rộng trong bài
học.
Bức tranh 1: học sinh tìm từ đồ chơi: diều -Trò chơi : thả diều
Bức tranh 2: từ chỉ đồ chơi: lồng đèn/ Trò chơi: rước đèn
Bức tranh 3: từ chỉ đồ chơi: ''dây'' , ''nồi xoong'', ''búp bê/ Trò chơi: ''nấu ăn'',
''cho bé ăn bột'', ''nhảy dây''
Bức tranh 4:
……………………………….
*Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng dạy phân môn Luyện từ và câu
là rất quan trong vì sẽ khai thác triệt để các kênh hình của bài học nhờ đó mà
giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài tốt hơn.
3.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống
gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự giác chủ động và
sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri thức rèn luyện kỹ
năng.
Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề
của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và
khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao
cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm,
đáp ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải
quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.
VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ ''Đồ chơi - trò chơi'' Giáo viên đưa ra
một số thành ngữ - tục ngữ sau: ''Chơi với lửa'', ''Ở chọn nơi, chơi chọn bạn'', để
học sinh lựa chọn cách giải quyết:
a. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
6/27
b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ
ra mình gan dạ.
Với tình huống (1) các em có thể chọn thành ngữ tục ngữ ''Ở chọn nơi,
chơi chọn bạn''. Nhưng với tình huống (2) các em cần chọn thành ngữ "Chơi với
lửa".
* Tóm lại: Với phương pháp này giáo viên nên hiểu rằng trong cùng
tình huống sẽ có thể có nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học
tập, trong cuộc sống.
3.3. Phương pháp vấn đáp
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra
những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước
một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.
Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ sáng tạo
trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh
nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến
thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn sâu sắc hơn.
Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội
dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng
học sinh trong cùng 1 lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau
đó cho học sinh trả lời các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp
với cả 2 loại bài lý thuyết thực hành
VD: Khi dạy bài Động từ (Tuần 9) yêu cầu tối thiểu của bài là học sinh phải
nắm được động từ là gì - Nhận biết động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
VD:
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng
này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ
sao vàng phấp phới bay rên những con tàu lớn.
+ Hỏi: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của anh chiến sĩ hoặc của thiếu
nhi?
+ Hỏi: Tìm các từ chỉ trạng thái của các sự vật:
- Dòng thác
- Lá cờ
+ Hỏi: Những từ đó thuộc loại từ gì? (động từ)
( Nếu học sinh không biết giáo viên có thể cho học sinh biết: Những từ
chỉ hoạt động, trạng thái sự vật mà các em vừa tìm được chính là động từ.)
7/27
+ Hỏi: Vậy động từ là gì? (Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái
của sự vật).
Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm ngữ pháp
mà nội dung của bài đề ra.
* Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học
và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
3.4. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ
chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ
đó rút ra bài học.
Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức cũ của mình để tìm ra kiến
thức mới.
Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình
thức thể hiện)
VD: Khi dạy ''Câu hỏi và Dấu chấm hỏi''
B1: Cho học sinh tìm các câu hỏi trong bài tập đọc ''Người tìm đường lên
các vì sao''. Các em sẽ tìm được 2 câu:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Phân tích:
Hỏi: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi - ôn - cốp - xki tự hỏi mình)
Hỏi: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi - ôn - cốp - xki hỏi)
Hỏi: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ? (cuối câu có dấu chấm
hỏi) giáo viên: Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi.
Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra đựơc bài học:
1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
VD: Bạn đã học bài chưa?
VD: Có phải Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời không?
VD: Chú bé đất trở thành chú Đất Nung phải không?
VD: Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à?
2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có những câu để tự hỏi
mình.
VD: Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ?
VD: Vì sao Trái Đất lại quay nhỉ?
VD: Thứ mấy là sinh nhất của mình nhỉ?
3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải, không; phải không, à,....)
Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)
8/27
VD: Có phải Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời không?
VD: Chú bé đất trở thành chú Đất Nung phải không?
VD: Bạn Hoa trở thành học sinh giỏi à?
* Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong giảng
dạy phân môn Luyện từ và câu. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có một
phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh -
mặt yếu của nó mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của
phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương
pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới
đạt kết quả cao.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi
a. Giáo viên:
Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm.Nhà trường luôn tạo điều
kiện cho việc tiếp thu các chuyên đề.
Có đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy
học hiện đại.
Phân môn Luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và
bài tập thực hành, thuận lợi cho việc giảng dạy.
b. Học sinh:
- Nhìn chung học sinh ngoan, có ý thức học tập, nhiều em học rất say mê.
- Học sinh đã quen với phương pháp học tập từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết
cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng
môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
2. Khó khăn
a. Giáo viên:
- Thời gian dành cho việc nghiên cứu bài của nhiều giáo viên chưa được coi
trọng, chưa phân chia kiến thức thành các mảng để dạy cho học sinh.
- Nhiều giáo viên lập kế hoạch bài học chưa thật cụ thể, chưa hướng dẫn kĩ sự
chuẩn bị bài cho học sinh, chưa có ý thức tự học để tìm hiểu và nâng cao kiến
thức cho bản thân mình nên nhiều lúc cũng không hiểu hết dụng ý của sách giáo
khoa, đào chưa sâu kiến thức ở sách giáo khoa.
b. Học sinh:
+ Năng lực học tập của học sinh trong lớp không đồng đều làm ảnh hưởng
đến thời gian lĩnh hội tri thức của cả lớp.
9/27
+ Đa số các em tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có phương pháp học
tập một cách đúng đắn, sự chuẩn bị bài chưa chu đáo,Nếu Giáo viên có dẫn dắt,
tổ chức dạy học theo hướng đổi mới thì hiệu quả học tập cũng chưa cao, chưa
phát huy được năng lực học của các đối tượng học sinh.
+ Trong giờ học , học sinh chưa thật mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình,
còn sợ sai, sợ các bạn cười,… bởi vậy năng lực học của các em chưa được bộc
lộ, nếu Giáo viên sợ mất thời gian không để ý đến thì càng học các em càng
chán, càng không hiểu bài. Một số em khác hầu như không trả lời được các câu
hỏi trong bài vì thiếu sự chuẩn bị bài ở nhà.
+ Học sinh lười tư duy, không có tính chịu khó, không ham học, có tính ỷ lại
cho thầy cô, cho bố mẹ; thậm chí có em còn ngại đến trường, xác định đến
trường là để có bạn chơi chứ chưa xác định đến để học, nếu giáo viên mà ép học
thì chỉ học một cách bắt buộc mà thôi.
c. Các yếu tố khác liên quan:
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm
sự nhờ nhà trường, nhờ cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn.
- Để học tốt được TiếngViệt đòi hỏi học sinh phải luyện tập cả quá trình lâu
dài bền bỉ nếu không có năng khiếu.
III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.Đối với giáo viên:
- Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó nên một số giáo viên còn
lung túng và gặp khó khăn trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và
vân dụng vào việc làm các bài tập.
- Một số giáo viên chưa chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác
kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp cho học sinh còn phụ thuộc vào đáp
án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
- Một số giáo viên chưa quan tâm đến mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học
sinh giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
2. Đối với học sinh
- Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn
Luyện từ và câu nên ít có hứng thú học tập, chưa dành nhiều thời gian để học
môn này.
- Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu… Từ đó việc nhận diện
phân loại, xác định hướng làm bài còn nhầm lẫn.
- Học sinh thường nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và không tỏ ra
yếu kém.
10/27
- Học sinh chưa có thói quen phân tích giữ kiện của đề bài, thường hay bỏ sót,
làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
3. Kết quả khảo sát
Trong quá trình day học, sau khi học bài: “Từ đơn và từ phức”, SGKTV4-
trang 27. Tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm vào cuối tháng 9 với bài ''Từ đơn
và từ phức từ '' cho học sinh lớp 4A1 kết quả thu được như sau:
Lớp Sĩ số
4A1 42
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
23 - (54,8%)
Chưa hoàn thành
18 - (42,9%)
1 - (2,3%)
Sau khi khảo sát chất lượng học sinh hoàn thành còn nhiều và số học sinh hoàn
thành tốt chưa cao.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn luyện từ và
câu, trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được một số biện pháp sau:
1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch bài học.
*Mục tiêu
Giáo viên đưa ra nội dung kiến thức, quy trình và yêu cầu cần đạt của bài học.
*Giải pháp
- Giáo viên tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học.
-Việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội
dung dạy học ở trong đó phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như qui trình
một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học.
- Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy
ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh
động, hấp dẫn.
2.Biện pháp 2 : Chuẩn bị đồ dùng.
*Mục tiêu
Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong bài học như bảng
phụ, hình ảnh trực quan, phiếu học tập……phục vụ cho bài học.
*Giải pháp
Dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động,
sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất
lượng học tập của học sinh. Vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài
dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như : Phiếu học
tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan, băng đĩa hình, vi đeo clip..… đồ dùng dạy
học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy.
11/27
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_phan_mon.doc