SKKN Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận hình ảnh thơ trữ tình
Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học nào muốn đến với độc giả cũng đều phải trải qua quá trình tiếp nhận. Nói về quá trình sáng tác của một tác giả, người ta có thể dùng đến đơn vị năm, chục năm, nhưng nói tới lịch sử tiếp nhận phải tính đến thế kỷ hoặc lâu hơn nữa, thậm chí suốt thời gian tồn tại của loài người.
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học nào muốn đến với độc giả cũng
đều phải trải qua quá trình tiếp nhận. Nói về quá trình sáng tác của một tác giả,
người ta có thể dùng đến đơn vị năm, chục năm, nhưng nói tới lịch sử tiếp nhận
phải tính đến thế kỷ hoặc lâu hơn nữa, thậm chí suốt thời gian tồn tại của loài
người.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử từng đặt câu hỏi: “Ai là kẻ có toàn quyền
cắt nghĩa tác phẩm?”. Liệu có phải là bản thân tác giả - người đã thai nghén và
cho ra đời những đứa con tinh thần? Không phải! Quyền năng lớn ấy thuộc về
lịch sử, thuộc về các thế hệ người đọc hiện tại và mai sau.
Độc giả khi thưởng thức tác phẩm văn học đều phải trải qua quá trình tiếp
nhận. Quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau phát sinh từ đối
tuợng tiếp nhận (tác phẩm), bối cảnh văn hóa, xã hội… và cả chủ thế tiếp nhận.
Chủ thể tiếp nhận có nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có học sinh trung học cơ
sở. Với độ tuổi còn non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, thậm chí khác
nhau giữa các khối lớp từ khối 6 đến khối 7, khối 8 rồi khối 9, nên quá trình tiếp
nhận của lứa tuổi này cũng rất đặc trưng đối với tất cả các thể loại tác phẩm,
trong đó có thơ trữ tình. Đây là thể loại mà văn bản văn học phức tạp nhất, đuợc
mã hóa ở mức cao nhất so với ngôn từ diễn đạt thông thường. Tiếp nhận thể loại
này thường phải giải được các mã khóa là nhạc điệu và hình ảnh. Nó tiêu biểu
cho quá trình lĩnh hội văn học nói chung, cũng như các hình thái truyền bá các
giá trị văn học trong một hệ thống văn hóa.
Rất nhiều vấn đề xoay quanh việc tiếp nhận tác phẩm văn học, đặc biệt là
tiếp nhận hình ảnh trong thơ trữ tình. Song một điều chắc chắn rằng, khi đã hiểu
đúng một hình ảnh thơ, hoặc đựoc công nhận là có cách hiểu sáng tạo, học sinh
sẽ có động lực và ham muốn được hiểu biết. Hơn hết, người giáo viên cần biết
khuyến khích học sinh phát huy thế mạnh của các em cũng như giúp các em
khắc phục, bổ sung những yếu tố cần có trong quá trình tiếp nhận mà các em
còn thiếu.
II. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ ở những nhận định đó, người nghiên cứu mong muốn giúp phát
triển khả năng cảm thụ, tiếp nhận hình ảnh trong thơ trữ tình ở học sinh trung
học cơ sở. Không chỉ vậy, hy vọng rằng tất cả những ai yêu thích thơ ca, muốn
khám phá vẻ đẹp của thơ ca sẽ tìm thấy điều thú vị trong nghiên cứu này.
1/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
Bản thân là một học sinh được đào tạo chuyên văn từ nhỏ, rồi tiếp tục
theo đuổi sự nghiệp giảng dạy văn chương, tôi muốn chia sẻ, trao đổi một số
cách thức để giúp học sinh trung học cơ sở dễ dàng khám phá vẻ đẹp hình ảnh
trong thơ trữ tình, từ đó các em dễ dàng tìm hiểu các tác phẩm trữ tình nói riêng
và yêu thích văn học nói chung.
III. Đối tuợng nghiên cứu và đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Với đề tài này, tôi xác định đối tượng nghiên cứu của tôi là khả năng tiếp
nhận hình ảnh trong thơ trữ tình của học sinh trung học cơ sở
Sáng kiến được viết dựa trên các đối tượng khảo sát, thực nghiệm sau
-
-
-
Học sinh trường THCS Phan Đình Giót
Giáo viên trường THCS Phan Đình Giót và các trường bạn
Một số giáo án tiết dạy tác phẩm thơ trữ tình của bản thân và các bạn
đồng nghiệp
IV. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến được viết dựa trên một số phương pháp chính như: phỏng vấn,
phát phiếu điều tra, nghiên cứu tài liệu, thống kê và xử lý số liệu …
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng một tháng, từ 01/3/2015 đến
01/4/2015 trên phạm vi hoạt động chính là trường THCS Phan Đình Giót.
2/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lý luận liên quan
1. Khái niệm về thơ trữ tình
Thơ trữ tình trước hết là thơ, phân biệt với văn xuôi. Sự phân biệt giữa thơ
và văn xuôi chủ yếu là ở nhịp điệu và ngôn từ.
Nhịp điệu trong thơ do sự phân chia dòng ngôn từ thành những ngữ đoạn
vốn không trùng hopự với sự phân chia dòng ngôn từ theo quy tắc phát ngôn.
Trong khi đó, văn xuôi có nhịp điệu song phụ thuộc vào sự phâ chia thành
những câu, những đoạn theo lối nói thường ngày nhưng đã đựợc tu chỉnh lại có
nhịp điệu, song không được trau chuốt bằng thơ.
Ngôn từ trong thơ ca và văn xuôi có xu hướng thoát khỏi khẩu ngữ sinh
họat, hướng tới sự cách điệu. Ngôn từ trong văn xuôi mang tính miêu tả (tạo
hình), thiên về tính đối thoại, đa hướng, đa trị. Ngôn từ trong thơ ca là duy nhất
của tác giả hoặc của nhân vật cùng kiểu với tác giả; mang tính độc thoại cao. Do
đó, tiếp nhận thơ ca phải khám phá thế giới bên trong vốn được che giấu đằng
sau những mã khóa (nhạc điệu và hình ảnh). Giải mã hình ảnh trong thơ chính là
vấn đề người nghiên cứu muốn hướng tới.
Thơ ca có một cấu trúc văn bản riêng, số lượng chữ trên một dòng thường
ít hơn rất nhiều so với dòng văn xuôi.
Nói đến trữ tình là để phân biệt với tự sự, kịch. Trữ tình là loại thể có thể
được biểu hiện dưới dạng văn xuôi. Điều này giải thích cho các tác phẩm văn
xuôi trữ tình như “Tre Việt Nam” của Thép Mới … Theo nghĩa từ nguyên “trữ
tình” – lyric – là bài hát được đệm bằng đàn lyre (đàn thất huyền – đàn lia).
Nghĩa hiện tại, là chỉ tác phẩm không có tính tự sự (kể chuyện), không có tính
kịch. Đó là lời bộc bạch cảm xúc hay suy tư.
Do đó, thơ trữ tình phân biệt với truyện thơ, sử thi vốn cùng đựoc viết ở
dạng hình thức bài thơ; phân biệt với văn xuôi trữ tình vốn cùng thuộc loại trữ
tình. Thơ trữ tình là biểu hiện tập trung nhất ý nghĩ, tâm tư, xúc cảm trứoc
thế giới của thi nhân. Kết cấu của nó thường theo mạch cảm xúc. Có nhà
nghiên cứu cho rằng thưởng thức thơ trữ tình chính là “nghe trộm” tâm sự của
nhà thơ. Ngôn ngữ trong thơ trữ tình bão hòa cảm xúc, bởi vậy mà hình ảnh thơ
được xây dựng từ chất liệu ngôn từ luôn chất chưa xúc cảm.
3/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
Do đặc điểm ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc như vậy, nên quá trình khám
phá vẻ đẹp bài thơ cần những kỹ năng phân tích ngôn ngữ và đặc biệt là thế giới
tâm lý độc giả phải không ngừng rộng mở, trau dồi vốn sống.
2. Hình ảnh trong thơ trữ tình và những nét đặc trưng
Danh từ nào cũng có chức năng định danh. Môt ví dụ nổi tiếng của
Fecdinang de Soxuya về từ “cây”. Từ “cây” bao gồm hai mặt: cái biểu đạt và cái
đựoc biểu đạt:
- Cái biểu đạt là: mặt chữ hoặc âm thanh phát ra.
- Cái được biểu đạt là: thực vật có gốc, rễ, thân, cành, ngọn, lá.
CÂY
Thực vật có rễ, gốc,
thân, cành, lá
Song hình ảnh thơ không chỉ đơn thuần được hiện ra bởi những danh từ.
Bên cạnh những danh từ này còn ó sự hỗ trợ đắc lực của các từ gợi hình, gợi
cảm, biện pháp tu từ. Muốn hình dung và cảm nhận rõ vẻ đẹp của những hình
ảnh như thế, chúng ta phải khai thác được các phương tiện thể hiện đó.
Do vậy, h4ình ảnh thơ có khi được gợi lên qua một từ, qua một dòng thơ,
nhiều dòng thơ, hay bởi sự kết hợp của nhiều hình ảnh khác.
Điều đăc biệt là hình ảnh thơ có nhiều cấp độ. Chỉ khi khám phá được các
cấp độ của hình ảnh, độc giả mới nắm được tâm tư, tình cảm của thi nhân.
Khi đọc khổ thơ của Hàn Mặc Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
(Đây thôn vĩ Dạ - Hà Mặc Tử)
Nếu như bỏ qua các biện pháp nghệ thuật, các từ ngữ gợi cảm, độc giả vẫn cảm
nhận được bức tranh thôn Vĩ với nắng buổi sớm, hàng cau thẳng tắp và những
khu vườn tiêu biểu kiểu nhà vườn đặc trưng của Huế, có bóng dáng con người
thấp thoáng giữa thiên nhiên. Những hình ảnh quen thuộc đã tạo nên phông nền
cho cảnh. Đây mói chỉ là hình ảnh ở cấp độ miêu tả, mà độc giả nào cũng dễ
hình dung, phụ thuộc nhiều vào vốn sống và khả năng tưởng tượng của mỗi
người.
Nhưng cái đẹp của hình ảnh nói riêng, của bức tranh nói chung, và ý nghĩa của
những hình ảnh ấy không phải ai cũng cảm nhận được. Cấp độ thứ hai của hình
4/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
ảnh trong thơ trữ tình là cấp độ biểu hiện. Đó là nhờ các biện pháp nghệ thuật
tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh hoặc sự kết hợp của nhiều câu thơ. Đây là phương
diện cụ thể hơn, giúp cho hình ảnh trong thơ có tiếng nói, truyền tải được những
xúc cảm trong lòng tác giả, khẳng định được “cái tôi” của mỗi thi nhân. Trong
câu thơ
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Nghệ thuật so sánh giúp khu biết hóa vườn thôn Vĩ với “vườn hồng”
trong ca dao, vườn Thúy nơi chàng Kim trở về, với “vườn xưa” chất chứa nhiều
kỷ niệm của nhà thơ Tế Hanh. “Xanh như ngọc” – nhà thơ tập trung miêu tả ánh
xanh. Khu vườn không chỉ mang sắc màu của sự sống mà còn ánh lên long lanh,
lấp lánh dưới ánh mặt trời. Khu vườn tràn trề sức sống và ánh sáng.
Bởi thế, so sánh trong thơ ca chính là so sánh giữa các ấn tượng chứ
không phải giữa các đối tượng. Nếu không có tình yêu với cuộc sống, với cảnh
và người xứ Huế thì Hàn Mặc Tử không thể có được phép so sánh tài hoa ấy. Đó
là cấp độ biểu hiện của hình ảnh trong thơ trữ tình.
Cấp độ thứ ba của hình ảnh là cấp độ tượng trưng. Khi đó, hình ảnh thơ
goiự ra những cái lớn lao, trừu tượng hơn nghĩa thực của từ. Lắng nghe “Tiếng
gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy âm thanh ấy luôn văng vẳng vang lên trong
tâm trí người chiến sĩ trẻ. Bắt nguồn từ một “xóm nhỏ”, tiếng gà trưa đã gọi về
kỷ niệm tuổi thơ. Nhưng không dừng lại ở đó, tiếng gà thân thuộc còn trở thành
tiếng quê hương, tiếng gia đình, tiếng đất nước, thúc giục người chiến sĩ cầm
súng bảo vệ non sông. “Tiếng gà trưa” đã mang nghĩa tượng trưng, lớn lao hơn
nghĩa miêu tả vốn có.
Muốn phân tic và cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh thơ nói riêng và tác
phẩm thơ nói chung, học sinh nhất thiết phải khám phá được các tầng ý nghĩa ẩn
sâu trong đó và hiểu các cấp độ hình ảnh thơ sao cho hopự lý. Đây là thử thách
đối với bất kỳ ai thưởng thức thơ ca, đặc biệt là với học sinh trung học cơ sở.
Không phải hình ảnh nào cũng có ba cấp độ biểu hiện và hình ảnh nào cũng cần
phải đem ra mổ xẻ, phân tích. Học sinh cần tập trung vào những hình ảnh tiêu
biểu được xem là “nhãn tự” của câu thơ, đoạn thơ. Ngoài những kỹ năng phân
tích thơ ca được hướng dẫn ở trường học, các em cần đến những tiền đề nhất
định về tâm lý để có thể đi hết được ba tầng bậc của hình ảnh, như: cảm giác, tri
giác, liên tưởng, tuởng tượng… Tất cả hình ảnh thơ đều tác động đến độc giả
thông qua những họat động tâm lý đó.
5/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
3. Ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý học sinh trung học cơ sở đến quá
trình tiếp nhận hình ảnh trong thơ trữ tình
Nội dung và tính chất của họat động học tập ở học sinh giai đoạn này
khác rất nhiều so với họat động học của cấp tiểu học, đòi hỏi khả năng cảm thụ,
khả năng làm việc nghiêm túc và chịu khó tư duy. Phương pháp giảng dạy của
giáo viên cũng thay đổi. Học sinh học nhiều môn hơn, mỗi môn là một giáo viên
với những phương pháp khác nhau. Sự thay đổi của nội dung và phương pháp
giảng dạy đòi hỏi học sinh phải có tính năng động, độc lập và chăm chỉ hơn
nhiều; đồng thời bước đầu làm quen với những vấn đề trừu tượng, tư duy lý
luận.
3.1 Nhận thức cảm tính
Cảm giác và tri giác thuộc nhận thức cảm tính. Đây là nhận thức ở giai
đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ họat động nhận thức của con người. Giai đoạn
nhận thức này chỉ giúp con người nắm được những đặc trưng bề ngoài, cụ thể
của sự vật mà con ngừời trực tiếp được tác động.
“Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ cảu
sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta”. Cảm giác là
hình thức đầu tiên xác lập mối quan hệ cơ bản giữa con người với môi trừờng
sống. Đây là hình thức phản ánh thấp nhất nhưng rất quan trọng, là cơ sở để hình
thành những thuộc tính tâm lý cao hơn. Ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở, các
loại cảm giác chưa được hoàn thiện. Các em chưa được đi nhiều, tiếp xúc nhiều
và khả năng tự trau dồi kiến thức còn hạn chế, đặc biệt là với học sinh lớp 6.
Tri giác là “quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề
ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta”.
Học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là từ lớp 8 trở lên có độ nhạy cảm về nghe và
nhìn nhưng chưa cso sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giác quan. Từ lớp 6, tri
giác mới bắt đầu làm quen với việc nhận thức có định hướng. Không nhiều học
sinh có ý thức điều khiển họat động của mình theo kế hoạch chugn và biết chú ý
đến tất cả các khâu. Mọi sự quan sát của các em đều khó toàn diện, rất cần sự
hướng dẫn, định hướng của giáo viên.
Cảm giác và tri giác là hai quá trình nhận thức cảm tính, có vai trò quan
trọng đối với việc định hướng các hành vi và họat động của con người, là nền
tảng cho giai đoạn nhận thức lý tính.
Xưa có chuyện Vương An Thạch đời Tống viêt:
“Minh nguyệt sơn đầu khướu
6/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm”
Tô Đông Pha hiểu là:
“Trăng sáng kêu đầu núi
Chó vàng nằm giữa hoa”
Từ việc hiểu nhưu vậy nên ông cho rằng câu thơ viết sai. Không thể có
“trăng sang kêu” và “chó vàng” lại “nằm giữa hoa”. Ông đã sửa thành:
“Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm”
Nghĩa là:
“Trăng sáng soi đầu núi
Chó vàng nằm bang hoa”
Nhưng đến khi Tô Đông Pha bị đày đi xa, mới biết là có con chim minh
nguyệt và con sâu hoàng khuyển. Do vậy, câu thơ của Vương An Thạch là đúng.
Phải dịch là:
“Chim minh nguyệt hót trên đầu núi
Sâu hoàng khuyển nằm giữa bông hoa”
Do đó, cuộc sống kỳ diệu muôn màu sắc vừa là tư liệu cho thi nhân sáng
tác , vừa là cơ sở cho độc giả tiếp nhận. Nếu chưa một lần nhìn thấy thác nước
từ trên cao đổ xuống, hay chưa một lần đứng trước một khung cảnh thiên nhiên
dữ dội, học sinh khó hiểu được hình ảnh trong thơ Lí Bạch
“Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên”
(Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch)
Dịch là:
“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây”
3.2 Trí nhớ và liên tưởng
“Trí nhớ được biểu hiện là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại (tái hiện)
những gì cá nhân thu được trong họat động sống của mình”. Nét đặc trưng nhất
của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải qua, những gì mà
quá trình cảm giác, tri giác và nhiều quá trình khác lưu giữ. Với học sinh trung
học cơ sở, ghi nhớ có chủ định chưa giữ vai trò chủ đạo trong họat động trí tuệ.
Vì thế, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên rất cần có những thao tác liên
hệ để gọi lại những kỷ niệm, những kiến thức các em đã có nhưng chưa biết vận
dụng mà còn để “ở góc khuất trong tiềm thức”. Loại trí nhớ này càng lên lớp cao
7/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
càng được hoàn thiện dần trong quá trình rèn luyện có hệ thống của cá nhân:
càng học tập và rèn luyện tích cực, trí nhớ càng tốt và dễ nhớ kiến thức mới. Các
em cũng chhưa biết phân hóa trong ghi nhớ. Các em (đặc biệt là lớp 6) không
biết rằng nhờ có quá trình vận hành của trí nhớ, con người mới có khả năng
phản ánh, lưu giữ những hình ảnh hay những sự kiện từng trải qua trong quá
khứ. Hãy tưởng tượng nếu không có trí nhớ, mỗi hình ảnh thơ các em đọc được
sẽ trở nên xa lạ, không thể hiểu được bởi không có căn cứ cơ bản về những
thuộc tính của đời sống để hiểu.
P.A.Ruđích cho rằng: “Bất kỳ sự ghi nhớ hay học thuộc nào cũng đòi hỏi
phải thiết lập các mối liên hệ thần kinh tuơng ứng hay còn gọi là liên tưởng”.
Liên tưởng chỉ mối liên hệ giữa các yêu tố tâm lý, nhờ đó sự xuất hiện của một
yếu tố này trong những điều kiện nhất định gây nên một yếu tố khác có liên
quan với nó.
3.3 Nhận thức lý tính
“Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có”. Trong tưởng tượng không thể thiếu tư duy và ngược
lại.
Nếu khả năng kết hợp các khái niệm theo cách mới là cơ sở của tư duy,
thì khả năng lựa chọn và kết hợp các hình ảnh là cơ sở của tưởng tượng. Nói
cách khác, tuởng tượng được bắt đầu từ biểu tượng và được thực hiện chủ yếu
dưới hình thức hình ảnh cụ thể có trong trí nhớ. Đây là giai đoạn nhận thức lý
tính có ý nghĩa khoa học quan trọng, đặc biệt với quá trình học sinh tiếp nhận
hình ảnh trong thơ trữ tình. Vôiứ gia đoạn nhận thức này, học sinh sẽ hiểu rõ
hơn bản chất mỗi hình ảnh, mỗi tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
3.4 Tình cảm
Chúng ta cũng cần lưu ý một yếu tố xuyên thấm suốt trong các quá trình
trí nhớ, liên tưởng, tưởng tượng … là tình cảm – hạt nhân của các quá trình này.
Nói đến tình cảm là nói đến “những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người
đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ”.
Tình cảm có vai trò kích thích hay kìm hãm trong việc khơi dậy, duy trì hay kết
thúc các quá trình tâm lý. Đó là động lực giúp học sinh chủ động đến với mỗi
hình ảnh thơ để cảm nhận được, để rung lên những phần vô thức ở mỗi người.
Hơn nữa, từ quá trình sang tạo văn học cho đến khâu tiếp nhận, tình cảm là khâu
đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng. Thi nhân phải “xúc động hồn thơ” thì ngòi
8/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
bút mới có thần. Còn với độc giả, đặc biệt là học sinh, “một giờ văn không dậy
lên, không lay động tâm hồn các em, không đánh thức những kinh nghiệm
sống dù ít ỏi của các em, không khơi gợi và phát huy trí tưởng tượng của học
sinh thì đó là một giờ văn chết, một giờ văn đóng băng, một giờ văn hóa thạch
nói gì đến tư duy”. Lê-nin cũng cho rằng: “Không có tình cảm thì không thể có
sự tìm tòi chân lý”.
Để rồi, khi tiếp nhận mỗi hình ảnh thơ, một bài thơ, đời sống tình cảm của
các em lại được giàu có hơn, phong phú hơn. Thơ ca nói riêng và văn học nói
chung, qua con đường ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn con người từ lúc nào không
hay.
II. Thực trạng tiếp nhận hình ảnh trong thơ trữ tình ở học sinh THCS.
1. Tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình sách ngữ văn cấp THCS
Hiện nay, trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở, học sinh khối 6, 7,
8 và 9 chủ yếu là học chung chương trình sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và
Đào tạo phát hành. Người nghiên cứu tiến hành thống kê số lượng tác phẩm trữ
tình trong bộ sách này (không tính bộ sách của chương trình thí điểm VNEN Bộ
Giáo dục và Đào tạo đang triển khai).
Trong chương trình ngữ văn, không tính các tiết học về ngữ pháp Tiếng
Việt và Tập làm văn, học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 được làm tiếp cận với 130 tác
phẩm, từ văn học dân gian, qua văn học trung đại, đến văn học hiện đại và
đương đại. Trong số này, tác phẩm trữ tình có chiếm số lượng là 47, tính cả ca
dao và các tác phẩm thơ trữ tình nước ngoài. Như vậy, so với các tác phẩm văn
học nói chung trong chương trình, tác phẩm thơ trữ tình chiếm 36,2%.
Biểu đồ tỷ lệ số lượng các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình THCS
9/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
Đây là con số biết nói cho thấy các em học sinh dù thích hay không thích
học văn nói chung và thơ trữ tình nói riêng thì đều vẫn phải thực hiện quá trình
tiếp nhận các tác phẩm đó.
2. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường,
đội ngũ giáo viên trường THCS Phan Đình Giót đã nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng của việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung, trong đó có các tác phẩm thơ
trữ tình nói riêng. Môn Văn được xác định là một trong những môn quan trọng,
không chỉ vì đó là môn học đầu vào của cấp trung học phổ thông, mà còn vì đây
là môn học bồi đắp đời sống tâm hồn, giúp học sinh rèn luyện khả năng nói và
viết trong cuộc sống.
Hàng năm, Phòng giáo dục và nhà trường thường xuyên tổ chức các tiết
chuyên đề để giáo viên bộ môn trong quận được trao đổi, học hỏi và nâng cao
chuyên môn. Hàng năm, vào đầu năm học, chuyên viên Phòng cũng như Ban
Giám hiệu nhà trừơng mời các chuyên gia tập huấn cho giáo viên bộ môn văn
cũng như giáo viên toàn trường.
Bên cạnh đó, học sinh trong trường có rất nhiều em yêu thích tác phẩm văn
chương. Người nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh 3 lớp 6A6, 8A2, 9A3 cso
tổng số 125 học sinh. Khi học xong một tác phẩm thơ trữ tình,
51 học sinh nhớ nhất là hình ảnh thơ
12 học sinh nhớ nhất là ngôn từ
(40,8%)
(9,6%)
15 học sinh nhớ nhất là lời giảng của thầy cô (12%)
47 học sinh còn lại nhớ nhất nhạc điệu thơ và cả những học sinh không có
ý kiến gì
(37,6%)
Con số này cho thấy rõ ràng hình ảnh thơ không những là một trong hai
yếu tố đặc trưng của thơ ca mà còn là yếu tố tác động mạnh mẽ đến độc giả. Và
có thể nói, yếu tố ấy góp phần quyết định sức sống của một tác phẩm thơ trữ
tình. Bởi đôi khi người ta khó có thể nhớ cả một bài thơ, nhưng lại rất hay thuộc
những câu thơ, đoạn thơ ngắn, bởi trong đó có những hình ảnh ấn tượng.
3. Khó khăn
Học sinh trung học cơ sở đang ở độ tuổi thiếu niên vốn sống chưa nhiều, kiến
thức lý luận về văn học chưa được trang bị nhiều kiến thức về lý luận. Từ bậc
tiểu học lên bậc trung học cơ sở, nhiều học sinh còn thụ động chỉ biết nhắc lại
lời cô trong khi bản thân chưa hiểu và chưa cảm nhận được. Thực trạng đó cũng
10/20
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận
hình ảnh thơ trữ tình
bởi vì một số giáo viên còn giảng dạy ấp đặt, đọc chép, không hướng họat động
hạy về phía người học.
Khi tiếp nhận một tác phẩm thơ trữ tình, có 20% học sinh rất muốn khám
phá vẻ đẹp hình ảnh thơ; 35,2% muốn; 37,5% bình thường (hiểu hay không hiểu
cũng được); 7,5% thì không cần hiểu, không muốn hiểu. Dù sao cũng có hơn
nửa tỷ lệ học sinh được điều tra có ý thức và mong muốn tiếp nhận tác phẩm thơ
từ hệ thống hình ảnh tác phẩm. Với 125 phiếu, có lẽ chúng ta chưa thể đánh giá
tình trạng học văn của tất cả học sinh trong trừờng. Nhưng kết hợp với những
bài viết trên phương tiện truyền thông đại chúng gần đây về tình hình học văn
của học sinh nói chung, chúng ta thật sự đáng lo ngại về đời sống tâm hồn cảu
giới trẻ. Có một đại văn hào nào đã từng nói, đại ý: chừng nào con người còn
trên thế gian thì nghệ thuật sẽ còn tồn tại để phục vụ con người. Nhưng bản thân
con người cũng nên biết mình cần gì, thiếu thì nghệ thuật mới có thể lấp được
chỗ trống trong tâm hồn con người.
III. Một số biện pháp giúp học sinh trung học cơ sở tiếp nhận hình ảnh thơ
trữ tình đạt hiệu quả
Văn học là một môn học trong nhà trường, nghĩa là văn học được xem
như một môn khoa học. Vì thế bộ môn này cũng đòi hỏi được khám phá, nắm
bắt bằng tư duy khoa học. Bên cạnh đó, văn học lại là một trong những loại hình
nghệ thuật đặc thù – nghệ thuật ngôn từ. Với bộ môn có sự phức hợp như thế,
đặc biệt trong đó có thơ trữ tình, việc lý trí gắn với cảm xúc, tư duy lôgích gắn
với tư duy hình tuợng, nhận thức gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng, kinh
nghiệm... trong khi tiếp nhận là điều cần thiết. Tất cả những tiềm năng này đều
có ở mỗi học sinh. Để quá trình tiếp nhận hình ảnh thơ nói riêng và tác phẩm thơ
trữ tình nói chung đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần có những biện pháp,
những con đường giúp các em biết tận dụng tiềm năng của mình, phát huy tối đa
sự kết hợp giữa lý trí và cảm xúc.
1. Đọc cảm thụ tác phẩm
Yếu tố tác phẩm vẫn là quan trọng nhất trong đời sống văn học. Không có
tác phẩm sẽ không có các nhà lý luận phê bình, không có kịch bản cho các
ngành nghệ thuật liên quan. Bản thân mỗi tác phẩm trước hết là những văn bản
với những con chữ nối tiếp nhau. Chúng chỉ trờ thành tác phẩm văn học khi
được sống trong tiềm thức, trí nhớ của mỗi người. Đọc cảm thụ là khâu đầu tiên
để học sinh tiếp cận với tác phẩm.
11/20
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong quá trình tiếp nhận hình ảnh thơ trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ho_tro_hoc_sinh_trung_hoc_co_so_trong.doc