SKKN Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5

Giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác.
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
MỤC LỤC  
Nội dung  
Trang  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lí do chọn đề tài  
1
2
2
2
2
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu  
III. Đối tượng nghiên cứu  
IV.Phương pháp nghiên cứu  
V. Phạm vi nghiên cứu  
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. Những cơ sở luận cơ sở thực tiễn của đề tài  
II. Phân tích lí luận thực tiễn đề xuất các phương pháp nghiên cứu  
III. Các giải pháp và biện pháp rèn đọc cho học sinh  
IV. Kết quả  
3
4
7
13  
PHẦN III: KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ  
I. Kết luận  
14  
14  
II. Những khuyến nghị, đề xuất  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:  
A. Cơ sở luận:  
Giáo dc Tiu hc là nn móng đầu tiên giúp con người tn ti và phát trin,  
trong đó môn Tiếng Vit có mt vtrí đặc bit quan trng vì nó hình thành và phát  
trin cho hc sinh khnăng giao tiếp, là cơ sở để phát trin tư duy cho tr, giúp trtiếp  
thu các môn hc khác. Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc,  
Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn,… Mỗi môn học đều có  
một chức năng, khi dạy Tiếng Việt ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn  
hiểu biết cho học sinh khi học Tiếng Việt Tập đọc là phân môn giữ vai trò  
không nhỏ. Ở bc tiu hc nói chung và lp 5 nói riêng phân môn Tp đọc có 2  
yêu cu chính là: “Rèn kĩ năng tập đọc” và “Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn”.  
Học phân môn Tập đọc, việc đọc đúng cảm thụ là hai khâu có quan hệ  
mật thiết với nhau, gắn hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc  
diễn cảm tốt. Điều đó khẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc rèn kĩ năng  
đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) cho học sinh là rất cần thiết. Trong tiết học,  
học sinh biết đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) thì tiết học mới hiệu quả cao  
mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn.  
B. Cơ sở thực tiễn:  
- Qua vài năm nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và qua dự giờ trao  
đổi học tập lẫn nhau và được dự hội giảng cấp trường, cấp quận còn bộc lộ nhiều  
tồn tại:  
+ Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chưa lưu loát, chưa hay, ngắt  
nghỉ còn bừa bãi, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện. Các em không hiểu được nội  
dung, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm bởi vì trình độ học sinh  
không đồng đều, chưa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc.  
+ Mặt khác, một số học sinh còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương  
nên học sinh còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn l/n; ch/tr; s/x; d/r/gi; dấu sắc với dấu  
ngã. Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên  
chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Ngược lại, trong  
giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng  
học sinh được đọc trong lớp ít.  
Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các  
nhân vật, qua đó giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.  
- Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy, học môn  
Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến  
1 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5’’ để  
cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất  
lượng dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung  
giáo dục cấp tiểu học.  
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:  
A. Mục đích nghiên cứu:  
Quá trình nghiên cứu đề tài Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc  
cho học sinh lớp 5nhằm đạt được những mục đích sau:  
1. Khảo sát năng lực đọc của học sinh lớp 5.  
2. Đưa ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc.  
B. Nhiệm vụ nghiên cứu:  
1- Sưu tầm tập hợp tài liệu.  
2- Đọc tài liệu, tra cứu thông tin.  
3- Phân tích số liệu để rút ra số liệu cần thiết.  
4- Tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất biện pháp.  
5- Tổ chức thực nghiệm - Đánh giá kết quả.  
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:  
Học sinh khối lớp 5 và đặc biệt lớp 5A3 trực tiếp học các tiết tập đọc  
theo nội dung và phương pháp mới.  
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:  
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, tạp chí, giáo trình  
nội dung rèn kĩ năng đọc đúng đọc diễn cảm cho học sinh.  
2. Phương pháp điu tra: Dgi, trao đổi vi các bn đồng nghip, hc sinh về  
nhng khó khăn cũng như nhng thun li khi thc hin dy và hc trong các gihc  
Tp đọc trên lp.  
3. Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu  
của giải pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành.  
4. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả trước  
và sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm  
ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lí.  
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  
Phân môn Tập đọc lớp 5, tập trung vào việc rèn kĩ năng đọc đúng đọc  
diễn cảm qua tiết tập đọc cho học sinh lớp 5A3 - Trường Tiểu học Kim Giang  
trong năm học 2019 - 2020.  
2 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. NHỮNG CƠ SỞ LUẬN CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI  
1- Cơ sở luận:  
Trong chương trình Tiểu học xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc  
Tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt,  
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của  
lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư  
duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt những  
hiểu biết sơ giản về hội, tự nhiên, con người, về văn hoá văn học Việt Nam  
nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn  
sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người  
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tnăm hc 2006 - 2007 hc sinh lp 5 được hc  
chương trình tiu hc mi tt ccác môn. Trong đó môn Tiếng Vit gm 10 đơn  
vhc, mi đơn vhc ng vi mt chủ đim hc trong 3 tun (riêng chủ đim Vì  
hnh phúc con người được hc trong 4 tun), các chủ đim hc tp xoay quanh  
nhng vn đề ln đặt ra cho đất nước, dân tc và cloài người.  
*Phân môn Tập đọc giúp học sinh: Củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm  
đã được hình thành các lớp 1, 2, 3, 4; Tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để  
chọn thông tin nhanh; Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hay (đọc diễn  
cảm) kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4. Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên  
mức cao hơn: nắm vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện,  
tính cách,… để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong  
các bài văn, thơ. Đây là yêu cầu trọng tâm. Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên,  
hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới.  
* Yêu cầu về kĩ năng đọc đối với học sinh lớp 5:  
+ Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí.  
+ Đọc thầm.  
+ Đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn.  
+ Tìm hiu ý nghĩa ca bài văn, bài thơ và mt schi tiết có giá trnghthut  
trong bài văn, bài thơ. Nhn xét vnhân vt, hình nh và cách sdng tngtrong  
bài văn, bài thơ.  
+ Đọc thuộc một số bài văn, bài thơ.  
+ Dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông  
tin.  
2. Cơ sở thực tiễn  
2.1. Về phía giáo viên:  
3 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
- Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, sửa những phụ âm sai. Chưa  
đầu tư quỹ thời gian vào rèn dứt điểm cho học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa  
hay, chưa đúng nhất ở bậc mẫu giáo làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của  
học sinh khi học 29 chữ cái. Hơn nữa trong giờ tập đọc còn có giáo viên chưa  
chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay.  
- Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình  
không chú ý năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn  
đọc đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em khá đọc  
mang tính hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn  
đọc đúng hay sai để sửa cho bạn điều chỉnh mình khi mình đọc sai.  
- Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ngược lại.  
- Chưa chú ý đến khâu rèn đọc thường xuyên các tiết dạy tập đọc và các  
tiết học khác.  
2.2. Về phía học sinh:  
- Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc  
của cô, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập, để mình đọc đúng.  
- Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc hay (đọc  
diễn cảm) để thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính  
cách của các nhân vật như: đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc.  
- Việc chuẩn bị bài của các em nhà chưa kỹ, không luyện đọc nhiều lần  
trước khi đến lớp.  
2.3. Ảnh hưởng của phương ngữ:  
Tình trạng phát âm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc,... còn nặng nề. Do đặc  
điểm vùng miền, kinh tế ở gia đình chưa cao nên các em chưa được tạo điều  
kiện tốt để học tập. Qua điều tra khảo sát chất lượng đọc của học sinh ngay từ  
đầu năm học, tôi thấy lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít,  
nhất đối với những học sinh có lực học trung bình hay yếu.  
II. PHÂN TÍCH LÍ LUẬN THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG  
PHÁP NGHIÊN CỨU  
1. Tìm hiểu về ý nghĩa của việc đọc, mục tiêu, cấu trúc của phân môn Tập  
đọc 5.  
1.1. Ý nghĩa của việc đọc.  
Tập đọc một phân môn có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. trở thành một  
đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước tiên, trẻ phải học đọc,  
sau đó phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp  
học tập, cũng là công cụ để học các môn khác, tạo ra hứng thú và động  
4 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
trong học tập. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và  
tinh thần học. Đọc khả năng không thể thiếu được của con người. Trong thời  
đại văn minh, biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái  
thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết tư duy. Như vậy, việc dạy đọc đọc có  
một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và  
phát triển.  
1.2. Mục tiêu của phân môn Tập đọc sách Tiếng Việt lớp 5.  
- Cng c, phát trin kĩ năng đọc trơn, đọc thm đã được hình thành các  
lp dưới; tăng cường tc độ đọc, khnăng đọc lướt để chn thông tin nhanh; khả  
năng đọc din cm.  
- Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm vận dụng được  
một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,... để hiểu ý nghĩa  
của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.  
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần  
hình thành nhân cách của con người mới.  
1.3. Nội dung, cấu trúc phân môn Tập đọc lớp 5  
Phân môn Tập đọc ở lớp 5 gồm 66 tiết/năm, mỗi tuần có hai tiết. 40 bài  
văn xuôi thuộc loại hình nghệ thuật, báo chí, khoa học, 2 vở kịch (trích), 18 bài  
thơ. Các bài Tập đọc gồm các chủ đề: "Việt Nam- Tổ quốc em", "Cách chim hoà  
bình", "Con người với thiên nhiên", "Giữ lấy màu xanh", "Vì hạnh phúc con  
người", "Người công dân", "Vì cuộc sống thanh bình", "Nhớ nguồn", "Nam và  
nữ", "Những chủ nhân tương lai". Bài Tập đọc lớp 5 nhằm mục đích:  
- Tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh: đọc trơn, đọc  
thầm với tốc độ nhanh hơn, nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm. Ở lớp 5, học sinh  
được rèn kĩ năng đọc hiểu ở mức: Nhận biết được đề tài hoặc chủ đề đơn giản  
của bài; nắm được dàn ý của bài, biết tóm tắt đoạn, bài; hiểu được ý nghĩa của  
bài; biết phát hiện bước đầu biết nhận định về giá trị của một số nhân vật,  
hình ảnh trong các bài đọc có giá trị văn chương; làm quen thao tác đọc lướt để  
nắm ý hoặc chọn ý. Xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện,  
dùng sách công cụ (từ điển,...) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.  
- Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học  
sinh: Các bài đọc phản ánh vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất của con người,  
đề cập đến các đề tài về trẻ em và quyền của trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục  
dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc,.... Hệ thống  
chủ điểm của các bài đọc trong sách Tiếng Việt 5 vừa mang tính khái quát cao  
vừa có tính hình tượng góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên  
5 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
nhiên, xã hội, con người trong nước thế giới. Qua các bài tập đọc, học sinh  
còn được cung cấp về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn  
học (đề tài, cốt truyện, nhân vật,...), từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung  
và trình độ tiếng Việt nói riêng.  
Các bài đọc gm các phn: văn bn đọc, chú gii nhng tngkhó, hướng  
dn đọc (chdn cách đọc mt scâu khó, đon khó, cách ngt nhp, nhn ging  
hoc gi ra nhng đặc đim vni dung, nhng sc thái tình cm được biu hin qua  
ging đọc). Phn tìm hiu bài gm nhng câu hi, bài tp giúp hc sinh hiu giá trị  
ni dung và giá trnghthut ca bài văn, bài thơ. nhiu bài có thêm yêu cu hc  
thuc lòng tng đon, cbài.  
2. Phương pháp nghiên cứu  
Trước hiện trạng trên, tôi đã suy nghĩ: Phải làm thế nào để nâng cao chất  
lượng đọc cho học sinh tốt hơn nữa, nhất đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm).  
Để thực hiện được điều đó, tôi đã nghiên cứu tiến hành phối hợp sử dụng  
nhiều phương pháp:  
+ Phương pháp điều tra.  
+ Phương pháp so sánh đối chứng.  
+ Phương pháp quan sát.  
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá.  
+ Phương pháp tổng hợp,....  
Ở phương pháp điều tra: không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng phải  
điều tra qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên và học  
sinh ở tiểu học, tìm hiểu thực tế việc dạy học phân môn Tập đọc trong trường  
Tiểu học.  
Ở phương pháp so sánh đối chứng: không những so sánh đối chứng trong  
cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa các giai đoạn với nhau trong  
cùng một lớp mà còn đối chứng cả với những năm học trước.  
Ở phương pháp quan sát: tinh thần, thái độ, ý thức trong học Tập đọc của  
học sinh lớp mình, học sinh lớp khác trong khi đi dự giờ mà còn quan sát  
phương pháp sư phạm của giáo viên giảng dạy để tìm hiểu những tác nhân trực  
tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) của học sinh.  
Ở phương pháp kiểm tra đánh giá: được tiến hành đồng thời với phương  
pháp kiểm tra toán học phương pháp tổng hợp số liệu. Khi kiểm tra đánh giá  
chất lượng đọc của từng học sinh, tôi mô tả thống chất lượng ấy bằng  
những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh  
nghiệm giảng dạy cho bản thân.  
6 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH:  
1. Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh  
1.1. Đối với giáo viên:  
- Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải  
đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện  
bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc lại  
đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể  
hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc  
soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của cô trò ở từng đoạn của bài. Cô phải  
chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém.  
Nhất những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm  
cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc  
chưa đúng.  
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung,  
phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.  
- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa phục vụ cho bài dạy để  
học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.  
- Chú ý đến yêu cầu của phân môn Tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng  
nhiều càng tốt.  
1.2. Đối với các em học sinh:  
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài nhà, có đọc trước bài nhà học  
sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa  
chữa tự phát hiện ra tại sao mình đọc chưa đúng tại sao mình đọc chưa  
hay.  
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói  
chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng.  
- Cần sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc. Tham gia đầy đủ các  
câu lạc bộ thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc.  
2. Để thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể  
trong giờ Tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau:  
2.1. Rèn phát âm đúng: Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo  
viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ  
Tập đọc tôi gọi học sinh khá đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc  
thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát  
hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại.  
Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên chốt lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay  
7 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
phát âm sai n/l, giáo viên nói khi phát âm n: đầu lưỡi thẳng (vì nó là âm tắc), l là  
âm sắc phát âm đầu lưỡi cong lên hoặc “tr” đầu lưỡi thụt vào, “ch” lưỡi để  
thẳng…  
dụ: Đối với phâm n/l tôi cho học sinh phát âm như sau:  
* Luyện phát âm đúng “n” trong các từ sau:  
- Nóng nực, nuôi nấng, nơm nớp, na ná, nao núng, nấu nướng, não nề,  
non nước này, nung nấu, nồng nàn, ...  
* Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ:  
- Lắm lỗi, lầm lỗi, lẫn lộn, lấp lánh, lọt lòng, lầy lội, la lối, lập loè, lừng  
lẫy, làm lụng, lai láng, lạnh lẽo, lanh lảnh, lành lặn, ...  
* Luyện cả “n và l”.  
- Nới lỏng, nói lại, nước lửa, nức lòng, làm nũng, làng nước, ...  
2.2. Rèn đọc đúng:  
- Đối với các lớp 1, 2, 3 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm.  
Đến lớp 5 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao, nhiều học sinh có thể đọc  
đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy tôi thường gọi  
một số học sinh khá, giỏi đọc làm mẫu trước toàn bài sau đó gọi học sinh đọc  
nối tiếp đoạn kết hợp giảng từ. Gọi học sinh nhận xét bạn đọc lại chú ý đọc  
ngắt nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài bài văn xuôi.  
dụ: Bài: Một chuyên gia máy xúc’’  
“Thế là / A-lếch -xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay  
đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói: //”  
- Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc  
bảng phụ gọi 2, 3 em đọc. Học sinh đọc ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận  
xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc.  
Trong khi đọc nối tiếp đoạn kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời  
hiểu những từ được chú thích trong bài để học sinh hiểu nghĩa của từ.  
dụ: Bài: “Một chuyên gia máy xúc’’  
Khi đọc đoạn 1 có từ mới, tôi đặt câu hỏi: Qua đoạn vừa đọc em hiểu  
“Công trường” là gì? Hoặc em hiểu: “ hoà sắc” thế nào?  
- Đặc biệt với các từ ở các địa phương khác, giáo viên cần cho các em  
hiểu từ đó ở địa phương mình có nghĩa là gì.  
dụ : Bài “Lòng dân” có các từ: tui (tôi); ra lịnh (ra lệnh); thiệt (thật)...  
Hoặc bài “ Thư gửi các học sinh” các từ: giời (trời); giở đi (trở đi)  
Trong phần rèn đọc đúng này, tôi tổ chức cho các em đọc cá nhân đọc  
trong nhóm, luyện đọc theo cặp, đọc trước lớp. (Đọc cho bạn nghe và ngược lại)  
8 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
nhận xét bạn đọc sửa nếu bạn đọc sai. Đối với những em đọc kém tôi nhẹ  
nhàng gọi học sinh đọc lại để sửa, động viên khuyến khích kịp thời đcác em tự  
tin hơn và không chán nản, mặc cảm. Tôi luôn dùng những từ gần đúngđể các  
em có ý thức tự đọc để vươn lên. Ngoài ra, tôi cho các em đọc tốt ngồi kèm  
những em đọc yếu trong khi luyện đọc ở lớp như vậy việc luyện đọc nhóm, đọc  
theo cặp đạt kết quả cao hơn.  
* Đối với các bài thơ: Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng  
phải biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Khi đọc cần ngắt nhịp  
2/3 hay 3/4 hay 4/4 ... Giáo viên ghi khổ thơ vào bảng, giấy để học sinh nói cách  
ngắt nhịp, nhận xét bổ sung, giáo viên thống nhất.  
dụ: Bài: Hành trình của bầy ong.  
Gọi học sinh đọc, nhận xét, đọc lại thống nhất cách ngắt nhịp: 4/2 hay 3/5.  
“Chắt trong vị ngọt / mùi hương  
Lặng thầm thay / những con đường ong bay  
Trải qua mưa nắng / vơi đầy  
Men trời đất / đủ làm say đất trời.  
Hoặc bài: “Chú đi tuần” không ngắt nhịp cố định chỉ cần ngắt theo cảm  
xúc:  
Chú đi tuần / đêm nay  
Hải Phòng / yên giấc ngủ say  
Cây / rung theo gió, / lá / bay xuống lòng đường  
Chú đi qua cổng trường /  
Các cháu miền Nam / yêu mến.  
Ngoài ra không những tôi luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ tôi còn  
rèn cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng.  
dụ: Hành trình của bầy ong  
“Bầy ong giữ hộ cho người.  
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày”  
2.3. Rèn đọc thầm: Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và  
hiệu quả hơn (nắm bắt đầy đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật).  
Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ  
yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi  
hay để ghi nhớ, hoặc học thuộc lòng.)  
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực  
hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần  
độ khó của nhiệm vụ. Thông thường tôi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài  
văn mấy đoạn, hoặc đọc thầm để suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong sách  
9 / 15  
Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5  
giáo khoa. Khi đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm định hướng  
việc đọc - hiểu.  
dụ: Bài: Một chuyên gia máy xúc”  
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: Anh Thuỷ gặp anh A-lếch -  
xây ở đâu? Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?  
- Gọi học sinh trả lời, bạn nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại cuối cùng.  
* Đọc kết hợp giảng.  
- Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản trau dồi kỹ  
năng đọc hiểu, nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc, các em cảm thụ được cái  
hay cái đẹp của bài văn, bài thơ để tạo điều kiện cho các em đọc diễn cảm cả  
bài.  
- Ngoài việc rèn đọc đúng (phải luyện đọc) cần giúp học sinh hiểu nghĩa  
của từ ngữ thông qua đọc trả lời những câu hỏi thông qua từ ngữ để học sinh  
hiểu được nội dung bài đọc. Tôi có thể giao nhiệm vụ bài tập cụ thể ở từng đoạn  
cho học sinh trả lời nhận xét, trao đổi báo cáo kết quả để nhận xét. Khi tổ chức  
lớp học tôi cho các em hoạt động càng nhiều càng tốt. Tôi cố gắng phối hợp đàm  
thoại cô - trò với đàm thoại trò - trò. Ngoài hình thức cả lớp cùng tìm hiểu dưới  
sự hướng dẫn của giáo viên tôi còn chọn thêm những hình thức khác như:  
+ Chia lớp thành các nhóm để học sinh cùng nhau trao đổi câu hỏi. Sau  
đó, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Giáo viên điều khiển lớp đối  
thoại, nêu nhận xét thảo luận tổng kết.  
+ Chỉ định 1-2 em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi  
trong sách giáo khoa. Học sinh điều khiển lớp thể bổ sung câu hỏi như: “Bạn  
cho mình biết ….”. Giáo viên chỉ nói những điều cần thiết để điều chỉnh, khắc  
sâu, gây ấn tượng về những học sinh trao đổi, thu lượm được. Giáo viên là  
người chốt lại cuối cùng hoặc nhất trí trả lời của các em. Trong khi học sinh trả  
lời, tôi chú ý cách diễn đạt cách dùng từ ngữ, của các em để các em vận dụng ở  
các môn học khác.  
2.3. Rèn đọc diễn cảm, đọc hay:  
Đối với học sinh lớp 5 yêu cầu học sinh đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu  
trọng tâm, nên phải dành thời gian thích hợp.  
* Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi:  
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi  
mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh,  
cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (bước đầu biết  
làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc  
10 / 15  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang minhvan 27/12/2024 430
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop.doc