SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nhớ từ vựng môn Tiếng Anh
Thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin thì tiếng Anh được sử dụng rộng rãi như ngôn ngữ quốc tế. Nó được coi là ngôn ngữ thứ hai của tất cả các nước trên thế giới. Nhờ có tiếng Anh mà mọi người trên toàn thế giới biết nhau, hiểu nhau và thân thiện với nhau hơn.
UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG MAI
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC NHỚ TỪ VỰNG MÔN TIẾNG ANH
----- -----
Môn học : Tiếng Anh
Cấp bậc : Tiểu học
Giáo viên: Vũ Thị Bích Hồng
Năm học 2018 – 2019
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................2
3. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu .................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................2
PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................4
1. Một số vấn đề lí luận của đề tài nghiên cứu................................................4
2. Nghiên cứu thực trạng của đề tài ................................................................5
2.1. Tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng và nghiên cứu các hình thức tổ chức trò
chơi giúp học sinh tiểu học nhớ từ vựng môn tiếng Anh ...........................5
2.2. Tìm hiểu thực trạng về việc học tiếng Anh của lớp 3A, 5A ................5
3. Các hình thức tổ chức trò chơi giúp học sinh nhớ từ vựng tiếng Anh ........6
4. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài .........................................17
5. Bài học kinh nghiệm ...................................................................................18
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................19
1. Kết luận ......................................................................................................19
2. Đề xuất và khuyến nghị ..............................................................................19
Tài liệu tham khảo ............................................................................................21
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin thì tiếng Anh được sử
dụng rộng rãi như ngôn ngữ quốc tế. Nó được coi là ngôn ngữ thứ hai của tất cả
các nước trên thế giới. Nhờ có tiếng Anh mà mọi người trên toàn thế giới biết
nhau, hiểu nhau và thân thiện với nhau hơn. Tiếng Anh là một trong những thứ
tiếng có vốn từ vựng phong phú vì vậy người học và người sử dụng nó gặp
không ít khó khăn. Việc học và nói tiếng Anh trôi chảy là điều hoàn toàn không
dễ dàng gì, bởi lẽ chúng ta chưa hiểu hết về cách phát âm và sử dụng trọng âm
của từ cần dùng là điều quan trọng. Học sinh chúng ta phần lớn học chưa sâu,
chưa có được một vốn từ vựng cần thiết để sử dụng cho việc học tập và giao tiếp
hàng ngày của mình. Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc
học ngoại ngữ.
Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam
đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện
đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại
ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập.
Nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, số người nước ngoài đến du
lịch, làm việc ở nước ta ngày càng nhiều. Bên cạnh đó thì số học sinh Việt Nam
du học nước ngoài cũng tăng một cách đáng kể và theo một thống kê gần đây đã
công bố rằng: du học sinh Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và
sinh hoạt ở nước ngoài do vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, còn rất hạn
chế.Thế nhưng làm thế nào để chuẩn bị tốt kiến thức ngoại ngữ thì có lẽ đa số
học sinh phải chuẩn bị tiếng Anh ngay từ khi ở bậc tiểu học.
Việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ
động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh là giải pháp cơ bản để nâng cao
chất lượng giáo dục. Chính vì vậy Bộ giáo dục và đào tạo đang tập trung đổi
mới chương trình dạy và học tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, giáo viên làm
trung tâm, các em ghi chép thụ động từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc
lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em. Bên cạnh
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy, việc thiết kế chương trình
giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng học sinh của từng bậc học.
Như vậy, tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc
lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và
học tập môn tiếng Anh. Nhiều phương pháp dạy và học của bậc tiểu học đang là
vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc lên các cấp học sau này. Để
1/19
trẻ học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để trẻ phát triển khả
năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các cấp học sau này, chúng ta cần phải đổi
mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Nếu muốn giỏi tiếng Anh đối với bất kỳ kỹ năng nào: nghe, nói, đọc hay
viết ta cũng cần một vốn từ vựng tương đối lớn. Vốn từ này không phải tự dưng
hay ngày một ngày hai mà có, nó phải là một quá trình ôn luyện, học tập và tích
lũy lâu dài mới hình thành nên. Nhìn chung, học sinh rất “sợ” và “ngại” học từ
mới, việc sử dụng từ còn nhiều hạn chế: viết sai chính tả, sử dụng từ sai, phát âm
sai, sử dụng từ không chính xác, không phù hợp với ngữ cảnh. Đa số các em có
thói quen học thuộc nghĩa của từ. Một số em chỉ học vẹt mang tính chất đối phó
để xung phong lên bảng hoặc khi giáo viên kiểm tra, rồi sau đó khi cần sử dụng
thì quên mất hoặc không biết sử dụng từ như thế nào.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn phần nào giúp các em học
sinh dần tích lũy được một vốn từ vựng phong phú để việc học tiếng Anh đạt
hiệu quả tốt, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức
của bài học. Đó cũng là lý do khiến tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 4 học tốt từ vựng Tiếng Anh”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4A.
* Khách thể nghiên cứu: Các biện pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh
tiểu học nhớ từ vựng môn tiếng Anh.
* Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên và học sinh lớp 4A,
Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018
3. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
- Tập hợp một số vấn đề lý luận làm cơ sở khoa học cho việc viết sáng
kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt từ vựng
Tiếng anh”.
- Điều tra thực trạng việc học tiếng Anh của học sinh để ứng dụng vào
việc dạy có hiệu quả tại trường.
- Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên học tập kinh nghiệm
về các hình thức tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
hoạt động dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phối kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu sau:
2/19
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hướng dẫn tiếng Anh, các kỹ thuật để
tổ chức trò chơi, sách giáo khoa và các tư liệu (giáo án) có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại, hỏi chuyện , phỏng vấn giáo viên và học sinh
kết hợp với phương pháp dự giờ dạy và giờ tổ chức các hoạt động giáo dục khác
của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp thử nghiệm khoa học. Phương pháp tổng
kết kinh nghiệm…nhằm thu thập những thông tin cần thiết về các hình thức
giảng dạy giúp học sinh tiểu học nhớ từ vựng môn tiếng Anh. Những phương
pháp này được sử dụng ở phần nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm khoa học
của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài xoay quanh nghiên cứu các hình thức giảng dạy giúp học sinh nhớ
từ vựng môn tiếng Anh của giáo viên và học sinh khối lớp 4 của trường. Song
đối tượng nghiên cứu mà tôi đã mạnh dạn áp dụng trong đề tài này là hai lớp 4A
3/19
PHẦN II - NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lí luận của đề tài nghiên cứu
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay
và trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu, làm thế nào để có
thể đi trước đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế
giới? – Đó là phải đầu tư, phát triển giáo dục, đặc biệt là nâng cao chất lương
giảng dạy ngoại ngữ.
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo
và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ
là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công
nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần
thiết đối với người Việt Nam hiện đại.
Trong các môn học ở cấp tiểu học, môn tiếng Anh tuy là môn học tự chọn
nhưng đến nay nó đang dành được sự quan tâm của không chỉ các cấp mà của cả
phụ huynh và các em học sinh. Môn tiếng Anh là một môn ngoại ngữ nghiên
cứu thế giới thực trong cuộc sống, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương
pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động. Đó là
những công cụ giao tiếp hàng ngày, nhận thức thế giới xung quanh và hoạt động
có hiệu quả trong thực tiễn.
Môn tiếng Anh đang dần được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của bậc tiểu
học do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Vị trí của môn học đối với sự phát
triển chung của toàn xã hội là một công cụ tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng
quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin quốc tế và khoa học kỹ thuật, tiếp
cận với các nền văn hóa khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng.
Xuất phát từ những cơ sở trên, chương trình môn tiếng Anh bậc tiểu học
nhằm vào mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học cao hơn nữa.
Sau khi học xong chương trình tiếng Anh tiểu học, học sinh đạt được
những yêu cầu cơ bản cho bản thân. Nắm được kiến thức cơ bản, tối thiểu và
tương đối hệ thống về tiếng Anh hiện đại, phù hợp với lứa tuổi. Có kỹ năng cơ
bản sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp đơn giản dưới dạng nghe-nói-
đọc-viết. Có sự hiểu biết khái quát về văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh.
Hình thành các kỹ năng học tiếng và phát triển tư duy. Những kĩ năng này sẽ
giúp phát triển khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và góp phần hình thành năng lực
ngôn ngữ hơn cho học sinh.
4/19
Nội dung ngôn ngữ trong chương trình sách Tiếng Anh tiểu học được xây
dựng nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của tiếng Anh trên
các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và văn bản để các em có thể đạt được
những mục tiêu chung đề ra trong chương trình. Việc lựa chọn, sắp xếp và trình
bày ngữ liệu còn chú trọng đến những nguyên tắc ngữ cảnh hóa, tính hiệu quả và
tính thực hành. Các bài hội thoại ngắn, hệ thống các hoạt động và bài tập thực
hành trong sách giáo khoa và sách bài tập được biên soạn và xây dựng theo các
nguyên tắc: tính đích thực, nguyên tắc phối hợp các kĩ năng, nguyên tắc có trình
tự, nguyên tắc xoáy ốc và nguyên tắc phản hồi.
2. Nghiên cứu thực trạng của đề tài
2.1. Tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng và nghiên cứu các hình thức giảng dạy để
giúp học sinh tiểu học nhớ từ vựng môn tiếng Anh lâu hơn, nhanh hơn.
* Tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng:
Việc đầu tiên trong quá trình tổ chức một chuyên đề để bồi dưỡng cho
giáo viên là xác định nhu cầu bồi dưỡng. Xác định nhu cầu bồi dưỡng sẽ giúp
chúng ta biết được đối tượng của chuyên đề bồi dưỡng là ai, đặc điểm của họ là
gì, họ cần bồi dưỡng những gì để đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp..Đây chính
là lý do và là căn cứ để tổ chức công tác bồi dưỡng cho giáo viên nói chung và
cho chuyên đề này nói riêng thiết thực và có hiệu quả.
Trong các bài dạy thuộc bộ môn tiếng Anh bậc tiểu học nhất là khi dạy
học sinh phần từ vựng, làm thế nào để các con nhớ từ nhanh và vận dụng linh
hoạt vào trong bài học? Người giáo viên trước tiên là phải có sự đam mê nghề
nghiệp, lựa chọn và xác định các phương pháp dạy học, phương tiện và hình
thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học, với trình độ và đặc điểm của
học sinh, tìm tòi những phương pháp truyền thụ hay, hấp dẫn khiến học sinh yêu
thích môn học dẫn đến đạt hiệu quả trong quá trình học tập môn tiếng Anh.
* Phân tích đặc điểm và nội dung môn tiếng Anh:
Để xác định các bài học mà giáo viên có thể và cần thiết ứng dụng đổi
mới phương pháp tổ chức giảng dạy về từ vựng. Chương trình giảng dạy môn
tiếng Anh bậc tiểu học cho khối 4 gồm 20 bài trong cả năm học: mỗi bài đều
cung cấp một lượng từ vựng nhất định để học sinh có thể vận dụng vào mẫu câu.
Mỗi bài được phân bổ dạy trong 3 tiết và 4 bài tự kiểm tra, mỗi bài 2 tiết. Tổng
thời lượng dành cho môn tiếng Anh là 70 tiết (trong đó 60 tiết dạy, còn lại là
kiểm tra hàng tháng, ôn tập, thi cuối kỳ I và thi cuối năm).
2.2. Tìm hiểu thực trạng về việc học tiếng Anh của lớp 4A
* Mục đích:
5/19
Mục tiêu khảo sát nhằm phân tích, đánh giá thực trạng vốn từ vựng tiếng
Anh của học sinh lớp 4A. Từ đó, xác định những nguyên nhân, những bất cập làm
cơ sở để đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên chuyên đề theo biện
pháp công tác chỉ đạo của Ban Giám Hiệu: “Một số hình biện pháp giúp học
sinh lớp 4 học tốt từ vựng môn tiếng Anh” nhằm góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh.
* Nội dung:
- Tổng hợp những ý kiến của giáo viên về đổi mới các hình thức tổ giảng
dạy giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng Anh.
- Tìm hiểu các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học tiếng Anh.
- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao có những học sinh không thích học môn
tiếng Anh.
- Tìm hiểu đồ dùng và thiết bị phục vụ cho việc dạy từ vựng môn tiếng Anh.
* Cách tiến hành nghiên cứu thực trạng
Chúng tôi đã phối kết hợp sử dụng một số phương pháp, biện pháp để tìm
hiểu thực trạng về việc giảng dạy tiếng Anh của giáo viên và học sinh tại trường
tiểu học. Đó là:
- Nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và sách giáo viên
môn tiếng Anh lớp 4A
- Nghiên cứu giáo án của giáo viên tiếng Anh dạy lớp 4A và dự giờ tiết
học. Biện pháp này nhằm thu thập thực trạng về ý thức của học sinh đối với việc
học môn tiếng Anh.
- Nghiên cứu kỹ các kế hoạch của nhà trường và sổ sinh hoạt chuyên môn
của tổ tiếng Anh.
- Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh
lớp 4A, của nhà trường để tìm hiểu thêm thực trạng vấn đề này. Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt từ vựng tiếng Anh.
Có nhiều cách để giúp học sinh nhớ từ lâu. Tuy nhiên, mỗi bài học có những
đặc trưng riêng. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn cách
thức cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần Warm-up, Free practice
hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng. Giáo viên tổ chức các trò chơi hợp lý tạo
không khí lớp học vui vẻ và sinh động giúp học sinh có tâm lý thoải mái để nhớ từ
trong bài. Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá
nhân. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng cần tổ chức cho
tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện.
Trước khi dạy từ người giáo viên cần chuẩn bị những việc sau:
6/19
- Chuẩn bị giáo án trước mỗi giờ lên lớp, lập kế hoạch dạy từ vựng theo
đặc trưng của mỗi tiết học.
- Lựa chọn hình thức giảng dạy phù hợp với từng nội dung bài.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho việc dạy từ (như tranh, bảng phụ, bút màu,…)
- Chuẩn bị máy tính, projector nếu tiết dạy cần sự hỗ trợ của việc ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Sắp xếp khung cảnh lớp học để tổ chức trò chơi cho học sinh đạt hiệu quả.
- Khảo sát chất lượng ban đầu. Trước khi đưa các biện pháp giúp học sinh
tiểu học học tốt từ vựng vào trong chương trình dạy thực nghiệm giáo viên tiến
hành khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh làm căn cứ đối chứng. tôi đã
chọn lớp 4A với số học sinh là 61 học sinh để làm bài khảo sát như sau:
Check the words you hear.
1.
2.
3.
4.
5.
fifty
fifteen
reading
hat
playing
hot
thanks
sun
thank
sunny
Complete the sentence.
1. _ ell_, Mai
2. H_ , I’ve g_t a new _ oy.
3. W_at is _t?
4. It’_ a r_bo_.
5 . I’ve _ ot a d_ll.
Circle the odd one out.
1.
2.
3.
4.
5.
red
orange
sunny
parrot
doll
rose
sun
rainy
yo-yo
ball
rabit
play football
cold
hot
cycle
Reorder the words in each sentence.
1. Where / are / toys / your?
2 are / they / playing/ what?
3. Miss / Hien / morning/ Good ?
4. What / the / is like / weather/ ?
5. I’m / thank/ fine, / you.
7/19
Đồng thời với làm bài khảo sat này, giáo viên tiến hành làm phiếu điều tra
hứng thú học tập của học sinh:
Hỏi: Em có thích làm những bài tập ở trên không? Hãy đánh dấu x vào câu trả
lời của em.
Thích
Sĩ số
61
không thích
Kết quả cụ thể qua cả hai kì học như sau:
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
lưỡng lự
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
4A
20
32%
29
47%
12
19%
Sau đây là một số biện pháp nhằm giúp các em học sinh nhớ từ vựng và
gia tăng vốn từ vựng tiếng Anh cho mình:
3.2.1 Học từ vựng trên lớp .
Học từ vựng qua tranh ảnh, qua đồ dùng trực quan
Khi dạy các em học sinh lớp 4 sách Tiếng Anh dành cho HS tiểu học , đặc
điểm của cuốn sách này là có nhiều từ mới hơn, từ mới cũng khó hơn, và cấu
trúc câu cũng phức tạp hơn. Đồ dùng cho cuốn sách như: tranh, con rối, thẻ từ ,
băng đài là chưa có vì đây là cuốn sách mới được bộ giáo dục đưa vào giảng
dạy là năm thứ nhất từ khi thay đổi chương trình. Do vậy trong quá trình dạy
trước khi đưa ra một từ mới giáo viên vẽ phác hoạ nhanh một tranh đơn giản
hoặc đưa ra một vật thật hoặc đưa ra 1 tình huống để các em có thể đoán được
nghĩa của từ các em sắp được học. Giáo viên đọc từ Tiếng Anh lên, các em nghe
và sau đó đọc theo để biết cách phát âm của từ. Tiếp theo giáo viên viết từ đó
lên bảng và đọc lại, học sinh nghe, đọc theo, qua đó giúp học sinh nhớ được mặt
từ dễ dàng.
Khi dạy học sinh unit 16: Seasons and weather
Trong bài có những từ về thời tiết như: cloudy, sunny, windy, rainy, hot,
warm, cold....
Giáo viên sử dụng: Visuals.
Dùng tranh vẽ có hiện tượng thời tiết, chỉ vào tranh và hỏi “ What is this ? ”.
Tell me in Vietnamese.
Học sinh trả lời:
Giáo viên đọc to:
có mây
cloudy
có nắng
sunny
có mưa
rainy
Học sinh nhắc lại (twice) cloudy
sunny
rainy
8/19
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nhớ từ vựng môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_nho_tu_vung_mon.doc