SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự
Chúng ta đã biết ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của loài người, là phương tiện phổ biến nhất trong giao tiếp, giúp chúng ta bày tỏ ý kiến, thái độ đánh giá riêng của mình. Nhưng không phải cứ có ngôn ngữ, có công cụ giao tiếp là chúng ta có thể bày tỏ ý kiến, thái độ nhận xét của mình cho người khác hiểu được một cách chính xác, khoa học .
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8
làm tốt bài văn tự sự
Lĩnh vực: Chuyên môn
Cấp học: Trung học cơ sở
Năm học 2015-2016
1
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
MỤC LỤC
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................3
1. Lí do khách quan:......................................................................................3
2. Lí do chủ quan :.........................................................................................4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................................7
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................7
sự ...................................................................................................................9
trong văn tự sự.............................................................................................13
1. Kết luận : .....................................................................................................29
2. Bài học kinh nghiệm: ..................................................................................30
3. Ý kiến đề nghị : ...........................................................................................30
4. Lời cam đoan:..............................................................................................31
2
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan:
Chúng ta đã biết ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của loài người, là phương tiện
phổ biến nhất trong giao tiếp, giúp chúng ta bày tỏ ý kiến, thái độ đánh giá riêng
của mình. Nhưng không phải cứ có ngôn ngữ, có công cụ giao tiếp là chúng ta
có thể bày tỏ ý kiến, thái độ nhận xét của mình cho người khác hiểu được một
cách chính xác, khoa học . Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng ngôn ngữ như thế
nào để đạt được mục đích giao tiếp, bày tỏ thái độ của mình cho người khác hiểu
được một cách rành mạch, chính xác .
Ngôn ngữ còn là công cụ cho quá trình tư duy, giúp cho tư duy phát triển,
giúp cho giao tiếp thành công nếu chúng ta biết sử dụng nó. Môn Ngữ văn là
môn học có vai trò rất quan trọng trong việc trang bị cho học sinh vốn ngôn ngữ
và giúp các em biết sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục đích, hiệu quả trong giao
tiếp. Từ đó giúp các em phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp
và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Đặc biệt quan trọng hơn là nó còn giúp cho
học sinh biết tạo lập văn bản, đây chính là sản phẩm tổng hợp các năng lực cho
học sinh.
Quả thật văn bản là sản phẩm tổng hợp nhất, là tấm gương phản ánh năng
lực tư duy, giao tiếp, phản ánh vốn sống, vốn văn học, văn hoá nhất là thao tác
sử dụng ngôn ngữ kết hợp sự sáng tạo cá nhân. Để tạo lập được văn bản thì việc
dạy và học phân môn Tập làm văn trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông là rất
quan trọng. Nó giúp các em học sinh biết tạo lập được văn bản từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp; giúp các em tạo lập được các kiểu văn bản phù hợp với
mục đích giao tiếp. Từ đó, các em bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm,
nhận xét, đánh giá về mọi vấn đề của cuộc sống, của con người và văn chương.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc giải mã các văn
bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành trong giờ đọc
3
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
hiểu văn bản, các em sẽ được học cách tạo lập các kiểu văn bản này trong giờ
Tập làm văn. Có thể nói, văn tự sự chính là kiểu văn bản quan trọng. Bởi trong
cuộc sống nếu chúng ta muốn nghe một câu chuyện hay muốn biết một số người
khác là người như thế nào, muốn biết câu chuyện xảy ra với người bạn của mình
hoặc đơn giản muốn chia sẻ với bạn một câu chuyện cảm động hay lạ lùng mà
mình chứng kiến . . . Khi đó chúng ta phải sử dụng phương thức tự sự hay còn
gọi là kể chuyện.
2. Lí do chủ quan :
Với học sinh lớp 8 THCS, văn tự sự không phải là mới vì theo chương
trình cải cách giáo dục, các em đã được học ngay từ đầu năm lớp 6 một cách rất
bài bản chỉ có điều lên lớp 8 nó có sự nâng cao hơn. Nếu văn tự sự lớp 6, lớp 7
chỉ chú trọng kể người kể việc, lớp 8 có yêu cầu cao hơn một chút là tự sự kết
hợp với miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Như vậy, văn tự sự ở lớp 8 là bài văn
tổng hợp nhiều yếu tố đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức mới có thể làm
được. Nhưng vấn để là làm thế nào để học sinh nắm vững kiến thức về văn tự sự
một cách có hệ thống và làm được một bài văn không chỉ đúng mà còn hay là
một vấn đề tôi rất trăn trở. Chính vì vậy, trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra
một vài suy nghĩ giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn
lớp 8 THCS với mong muốn các em sẽ làm được bài văn hay đồng thời các em
có hứng thú yêu thích kiểu văn bản này hơn nữa.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, tôi hướng dẫn học sinh nắm bắt các kiến thức, kĩ năng
cơ bản để làm tốt bài văn tự sự trong chương trình làm văn lớp 8 THCS trên các
phương diện :
- Nắm chắc đặc điểm yêu cầu của văn tự sự .
- Nắm vững được ngôi kể, các yếu tố trong văn tự sự.
- Biết cách làm một bài văn tự sự theo tuần tự các bước.
Từ đó, tôi giúp các em có kiến thức và kĩ năng cơ bản để tạo lập được
một bài văn tự sự theo yêu cầu trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
4
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
III. KHÁCH THỂ , ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
* Để đảm bảo việc vận dụng tốt phương pháp dạy học theo tinh thần đổi
mới, giáo viên không chỉ thực hiện tốt các thao tác trong giờ học mà còn phải
đầu tư nhiều thời gian vào việc chuẩn bị nội dung bài dạy. Chính vì vậy, việc
trau dồi nghiên cứu thêm tài liệu là công việc cần thiết đối với giáo viên.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Những kiến thức và kĩ năng để làm tốt bài văn tự sự chương trình Ngữ
văn lớp 8.
- Học sinh lớp 8A1 trường THCS.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
* Nội dung nghiên cứu: làm rõ đặc trưng của văn tự sự so với các thể loại
văn khác được học trong chương trình Ngữ văn THCS, thấy được vai trò của
ngôi kể và mức độ đậm nhạt của các yếu tố khác trong văn tự sự.
* Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tìm hiểu nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu lí luận vấn đề về văn tự sự khái niệm, đặc điểm, cách làm bài, vai
trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong bài văn tự sự.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
+ Tìm hiểu thực trạng của học sinh ở trường về vấn đề làm văn tự sự, lấy ý kiến
từ phía giáo viên và học sinh.
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm về văn tự sự của học sinh lớp 8 để rút ra
vấn đề cần giải quyết.
+ Lên kế hoạch, dự giờ của một số đồng nghiệp cùng khối , đưa ra các biện pháp
áp dụng vào thực tiễn.
- Phương pháp so sánh đối chiếu :
Soạn giáo án và dạy thực nghiệm để kiểm chứng, đối chiếu.
5
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dựa trên mục đích giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi đưa ra một vài kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8.
Trước hết, tôi đưa ra những kiến thức cơ bản cần nắm vững về văn tự sự.
- Khái niệm về văn tự sự.
- Đặc điểm của văn tự sự.
- Cách làm một bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị
luận.
Hướng dẫn học sinh các thao tác, kĩ năng đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm,
nghị luận vào bài văn tự sự.
Một số bài văn của học sinh sau khi được hướng dẫn.
VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Trong năm học 2015-2016.
Bắt đầu từ 10/9/ 2015.
Kết thúc: 17/ 4/ 2016.
6
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương trình Ngữ văn THCS được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần
lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm
giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của những vấn đề chính về
kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn cả hai vòng đều lặp lại các kiểu văn bản như tự
sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, điều hành (hành chính, công vụ). . . Còn khác
nhau là bổ sung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển
thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Chẳng hạn văn tự sự, các em đã được
làm quen từ lớp 6 song chủ yếu là cung cấp cho các em những hiểu biết về nhân
vật, sự kiện, bố cục, đoạn văn, ngôi kể, thứ tự kể; tự sự đời thường, tự sự tưởng
tượng, sáng tạo, . . . tạo điều kiện cho các em nắm bắt những kiến thức cơ bản
nhất về văn tự sự. Tuy nhiên, sự lặp lại ở vòng hai (lớp 8) là theo hướng kết hợp:
tự sự gắn với miêu tả, biểu cảm, nghị luận. . . Như vậy, có nghĩa là Ngữ văn 8
tiếp tục hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng kết hợp các phương thức
biểu đạt trong một kiểu văn bản. Những bài học này vừa củng cố và rèn luyện
việc viết bài văn tự sự một cách linh hoạt, vừa giúp soi sáng cho việc đọc - hiểu
các văn bản theo tinh thần tích hợp.
Nói cách khác, các tri thức và kĩ năng của phần Tập làm văn không chỉ
giúp cho học sinh tạo lập văn bản (viết bài văn của mình) mà còn giúp các em
tiếp nhận tốt văn bản (đọc - hiểu văn bản) của người khác .
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Tự sự là một trong những phương thức chủ đạo, chủ yếu mà các nhà văn
thường vận dụng để phản ánh, tái hiện hiện thực. Trong văn tự sự ta có tất cả các
phương thức biểu đạt, vì tự sự chính là bức tranh sinh động, gần gũi với cuộc
sống. Mà cuộc sống thì vốn phát triển, đa chiều với rất nhiều màu sắc và tình
huống. Để tự sự thành công cần phải biết sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả,
biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, giúp cho ý nghĩa của văn bản tự sự sâu sắc, vị
thế của văn bản được nâng cao hơn. Cho nên mục đích cuối cùng là người giáo
viên phải giúp học sinh có các kĩ năng xây dựng, tạo lập được những văn bản tự
7
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
sự chính xác về nộị dung, chặt chẽ về lập luận, đạt chuân về mặt hình thức, phù
hợp với hoàn cảnh sống và đối tượng giao tiếp.
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Thực tế qua giảng dạy Ngữ văn ở trường THCS mấy năm gần đây tôi thấy:
- Thứ nhất là học sinh ngại học Văn. Tình trạng lười soạn bài, lười học bài
cũ, lười làm các bài tập viết đoạn văn. Khi làm bài viết 2 tiết trên lớp hoặc cho
bài viết về nhà học sinh lười suy nghĩ, thường ỷ lại vào sách tham khảo "Những
bài văn hay", "Những bài văn chọn lọc lớp 8" sao chép y nguyên để nộp.
- Vấn đề tạo lập các văn bản nói chung và văn bản tự sự nói riêng hiện nay còn
yếu kém mà lí do cơ bản nhất là sự lúng túng và bối rối về phương pháp làm
văn. Học sinh lớp 8 khi tạo lập văn bản tự sự thường chủ quan, coi thường cho
rằng văn tự sự đơn giản hơn các kiểu bài biểu cảm và nghị luận. Khi làm bài
nhiều em chỉ chăm chú vào việc kể sự việc, quên đi yếu tố miêu tả, biểu cảm,
nghị luận hoặc có sử dụng các yếu tố trên nhưng mờ nhạt hoặc không thành
công.
Kết quả bài làm văn tự sự của khối 8 năm trước chất lượng chưa cao do các
em không chú ý đến việc kết hợp miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.
Nhiều thầy cô giáo khi lên lớp dạy văn bản tự sự có hướng dẫn các em tìm
hiểu khái niệm đặc trưng phương pháp làm bài song chưa đi sâu rèn kĩ năng cho
học sinh trong việc đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận vào bài văn kể
truyện để bài văn hấp dẫn, sâu sắc và có ý nghĩa hơn.
❖ Khảo sát ban đầu qua kết quả kiểm tra học sinh :
Đầu học kì I, ở lớp 8, các em có bài viết số 1 phần tự sự. Tôi đã ra đề bài
viết số 1 như sau:
Đề bài : Người ấy sống mãi trong lòng tôi
Lớp
Sĩ số Điểm 8-10 6,5 - 7,8
36
5 - 6,4
20
3 - 4,5
6
1 - 2,5
0
8A1
2
8
Tỉ lệ điểm giỏi 6 % , điểm khá 16,8 % , điểm TB 56 % , yếu 17 % .
Qua kết quả khảo sát ban đầu tôi nhận thấy :
8
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
Phần lớn bài của học sinh chỉ đơn thuần kể sự việc. Bài văn khô khan, đơn
điệu, nghèo cảm xúc và không sâu sắc. Chỉ có một số bài viết tốt là của các em
học sinh có năng khiếu. Như vậy, đa số học sinh chưa nắm được vai trò của yếu
tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong bài văn tự sự. Học sinh chưa biết đan xen
các yếu tố miêu tả biểu cảm nghị luận trong quá trình kể chuyện để bài văn của
mình được hấp dẫn sâu sắc và có ý nghĩa hơn.
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ( NỘI DUNG).
Nhận thức sâu sắc thực trạng này nên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
để giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả,biểu cảm,
nghị luận:
• Giúp học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của bài
văn tự sự.
• Giúp học sinh thấy rõ vai trò của các yếu tố miêu tả biểu cảm, nghị
luận trong văn tự sự.
• Hướng dẫn học sinh nắm vững quy trình, cách làm bài văn tự sự.
• Hướng dẫn học sinh nắm vững các dạng bài tự sự.
• Sửa lỗi cho học sinh qua tiết trả bài.
1/ Giúp học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của bài văn tự
sự
Để làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8, học sinh cần nắm
chắc những tri thức sau:
1.1/ Khái niệm văn tự sự:
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự
việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý
nghĩa.
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và
bày tỏ thái độ khen chê.
1.2/ Phân biệt phương thức tự sự với các phương thức khác như
(miêu tả, biểu cảm, nghị luận, hành chính - công vụ)
9
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
1.2.1. Tự sự khác với miêu tả ở chỗ. Tự sự không tả tỉ mỉ, chi tiết chủ
quan của người kể, không nhằm mục đích làm cho người đọc cảm thấy mà chủ
yếu làm cho người đọc nắm được.
1.2.2. Tự sự khác với biểu cảm: Vì nó cố gắng trình bày một cách khách
quan, theo trình tự lớp lang, không bộc lộ trực tiếp tình cảm riêng của người kể
(mặc dù có bày tỏ thái độ khen chê).
1.2.3. Tự sự khác với nghị luận: Vì nó trình bày diễn biến của sự việc chứ
không trình bày luận điểm, lí lẽ.
1.2.4. Tự sự khác với văn bản hành chính - công vụ ở chỗ. Nó không giải
quyết các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức mà hướng tới làm cho người ta
hiểu ý nghĩa của một quá trình sự việc nảy sinh, phát triển và kết thúc.
1.3/ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1.3.1. Sự việc trong văn tự sự:
Sự việc xảy ra trong thời gian nào? Địa điểm xảy ra ở đâu? Có những
nhân vật cụ thể nào tham gia? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc?
Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho
thể hiện được rõ nhất tư tưởng mà người kể muốn truyền đạt.
Ví dụ : Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Nam Cao :
- Địa điểm xảy ra sự việc: tại nhà chị Dậu.
- Nguyên nhân: do nhà chị Dậu thiếu tiền nộp sưu.
- Các sự việc trong đoạn trích:
+ Anh Dậu được trả về người ốm như một xác chết, chị Dậu nấu cháo
cho anh ăn (Sự việc mở đầu).
+ Cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến định bắt trói, điệu anh ra đình (Sự
việc diễn biến).
+ Chị Dậu van xin cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng không được (Sự
việc diễn biến).
+ Chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng (Sự việc kết thúc).
1.3.2. Nhân vật trong văn tự sự:
10
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự.
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể
hiện trong văn bản.
Nhân vật chia làm hai loại: Nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật
chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật
phụ giúp cho nhân vật chính phát triển và làm rõ nhân vật chính.
Nhân vật được thể hiện ở các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng,
việc làm . . . đặc biệt là trong mối quan hệ với nhân vật khác .
Ví dụ : Truyện ngắn "Lão Hạc "
- Nhân vật chính: lão Hạc .
- Nhân vật phụ: ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư.
Đoạn trích "tức nước vỡ bờ"
- Nhân vật chính: chị Dậu
- Nhân vật phụ: cai lệ , người nhà lí trưởng, bà lão hàng xóm.
1.4/ Ngôi kể trong văn tự sự.
Trong khi kể chuyện có nhiều cách kể khác nhau nhưng có hai ngôi kể
chủ yếu quyết định nội dung câu chuyện.
1.4.1Ngôi kể thứ nhất:
Người kể xưng “tôi”, kể lại câu chuyện mình tham gia hay chứng kiến.
Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể
trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Ví dụ truyện "Lão Hạc", "Những
ngày thơ ấu" .
Có khi "tôi" trong truyện là tác giả như truyện ngắn "Tôi đi học", "Những
ngày thơ ấu".
Ví dụ : Truyện Tôi đi học
"Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến
bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại
lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và
nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.Hay tại sự sung sướng bỗng
được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp
như thuở còn sung túc ?..."
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_8_lam_tot_bai_van_tu.doc