SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A trường Tiểu học Vạn Khánh 2 thực hiện tốt bài thể dục phát triển chung
Ở tuổi học sinh tiểu học, tính hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu trong các em. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lí ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
SÁNG KIẾN
Tên đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A
trường Tiểu học Vạn Khánh 2 thực hiện tốt bài thể dục
phát triển chung
Tác giả: Đinh Thị Hoàng Duyên
NĂM HỌC: 2018 - 2019
1
MỤC LỤC
Trang
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử của đề tài
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
1
1 - 2
2
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5. Giới hạn ( phạm vi nghiên cứu )
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
2 - 3
3
3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
3 - 4
4 - 6
6
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
3.1 Biện pháp diễn giải
6 - 7
7 - 8
8
3.2 Biện pháp hô nhịp cho từng động tác và khẩu lệnh
3.3 Biện pháp làm mẫu
3.4 Biện pháp giúp học sinh kết hợp hít thở khi tập luyện động tác
3.5 Biện pháp cho học sinh tập nhóm để giúp đỡ nhau
9
9
3.6 Biện pháp củng cố kỹ thuật động tác giúp HS khó khăn tự tin 9 - 10
trong học tập
3.7 Biện pháp củng cố kỹ thuật động tác giúp HS khó khăn tự tin
trong học tập
10
3.8 Biện pháp động viên – Tuyên dương để HS chủ động tập ở nhà
4. Hiệu quả của đề tài
10 - 11
III. KẾT LUẬN
1. Đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày
2. Đề ra biện pháp triển khai, áp dụng vào thực tiễn
3. Nêu kiến nghị, đề xuất
11
11 -12
12
4. Hướng phát triển của đề tài
13
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ đổi mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục điêu của
ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi
con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói:
“ Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được
việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc tiểu học, thể dục cũng đóng
một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ, sức khỏe cho
học sinh nên đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải luôn tìm tòi và chọn
phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý
vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học
tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất. Và bài tập thể dục phát triển chung
là một bài tập như vậy: giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, phát triển
sức khỏe, khả năng định hướng cũng như biên độ khi thực hiện. Và nó cũng phù
hợp với mọi lứa tuổi, kể cả những em có sức khỏe không tốt. Bài thể dục phát
triển chung cũng đã mềm hóa bằng cách kết hợp với cờ (hoa), giúp bài tập thể
dục phát triển chung trở nên mềm mại hơn, đỡ nhàm chán hơn. Nhưng trong
thực tế, qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh chưa thật sự luyện tập tốt
bài thể dục phát triển chung, học sinh cảm thấy chán, mệt mỏi dẫn đến động tác
học sinh thực hiện chưa thật sự tốt.
Ở tuổi học sinh tiểu học, tính hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu
trong các em. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy,
trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc,
gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn
luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lí
ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.
Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo
viên còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong trường từng tiết học như: tính
dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn… cho nên
phân môn thể dục ở bậc tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng không thể
thiếu trong giáo dục con người theo hướng toàn diện.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A
trường Tiểu học Vạn Khánh 2 thực hiện tốt bài Thể dục phát triển chung” nhằm
giúp các em có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc tập bài thể dục phát triển
chung và giúp các em luyện tập tốt hơn.
2. Lịch sử của đề tài:
Đứng trước thực trạng chung học sinh nhận thức còn mơ hồ về mục đích,
ý nghĩa của môn Thể dục, về vấn đề tăng cường sức khỏe phục vụ học tập đời
sống.
3
Tôi luôn đặt câu hỏi: Phải chăng học sinh thích học thể dục như các em trả
lời hay tâm lý ở độ tuổi này các em còn hiếu động thích chạy nhảy mà môn thể
dục lại có đặc thù như vậy nên các em thích học. Tại sao có đến 90% học sinh
thích học thể dục nhưng hiệu quả học tập lại không cao, không thỏa mãn yêu
cầu của giáo viên đứng lớp cũng như mục đích yêu cầu mà nhà trường đề ra.
Vậy phải làm gì để nâng cao nhận thức của học sinh khi tập bài thể dục phát
triển chung.
3. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài:
- Giúp học sinh lớp 4A luyện tập tốt bài thể dục phát triển chung và hiểu được ý
nghĩa của việc tập luyện.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khỏe đảm bảo trong việc học tập.
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
- Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện TDTT, có ý thức giữ gìn
vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp
phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới.
- Bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học
sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao, có sự
tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo
đức cho người học hết sức to lớn.
- Sử dụng những phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa
sức, hấp dẫn.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng giờ học thể dục có hiệu quả
hơn từ đó đưa ra các biện pháp để khắc phục lỗi sai trong khi tập bài thể dục lớp
4.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy bài thể dục lớp 4 của trường tiểu học Vạn
Khánh 2 được tốt hơn.
* Để hoàn thành đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Đọc sách , tài liệu tham khảo và các văn bản có liên quan giáo dục, nắm vững
nội dung chương trình thể dục lớp 4 theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh
thông qua bài tập thể dục.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp giảng dạy và làm mẫu: giáo viên làm mẫu kỹ thuật động tác,
phân tích ngắn gọn dễ hiểu.
4
- Phương pháp tập luyện: là các phương tiện để đạt mục đích hình thành kỹ
năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động.
- Phương pháp sử dụng lời nói: giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm thoại.
- Phương pháp trực quan: giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mô hình ...
- Phương pháp trò chơi: cần theo số lần lẻ để phân thắng bại.
- Phương pháp rèn luyện sức nhanh: chủ yếu là phương pháp lặp lại.
- Phương pháp thi đấu: cần tổ chức tập luyện có hoàn cảnh giống như khi thi
đấu thật.
- Phương pháp ổn đỉnh: tập luyện một động tác liên tục từ đầu đến cuối một lần
theo cường độ tương đối ổn định.
- Giáo viên thể phải là người làm mẫu chuẩn xác các động tác cũng như có thói
quen, tác phong rèn luyên thân thể trong cuộc sống.
Vì vậy năng lực thực hành có tầm quan trọng số một.
- Để giúp các em học tốt môn thể dục nói chung và bài thể dục phát chung nói
riêng, ngoài phương pháp giảng dạy giáo viên cần kết hợp các biện pháp khác
nhau.
- Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến
mục đích giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho
học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập được bồi dưỡng về
phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng.
5. Giới hạn ( phạm vi ) nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4A trường TH Vạn Khánh 2.
- Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Thông qua quá trình thực hiện một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học
sinh tôi đã áp dụng, so với thời gian đầu, các em đã chú ý hơn trong quá trình
học tập, dần dần hoàn thiện được các động tác khó, cũng như nâng cao được sức
khỏe, góp phần tạo cho các em không còn cảm giác mệt mỏi, bị ép buộc, chán
nản trong các buổi học. Từ đó, giúp các em thực hiện bài tập giáo viên đề ra một
cách dễ dàng.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Giáo dục thể chất trong cấp tiểu học là một bộ phận quan trọng trong toàn
bộ sự nghiệp thể dục thể thao nói chung. Với mục đích nâng cao chất lượng
trong giáo dục, bồi dưỡng thường xuyên và phát triển những học sinh có năng
khiếu về môn học thể dục, giáo dục thể chất trong nhà trường được cụ thể hóa
bằng các nhiệm vụ như sau:
5
- Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khỏe : Thúc đẩy sự phát triển hài hòa
của cơ thể, phát triển hợp lý các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản,
nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng làm việc trí óc và thể lực.
- Nhiệm vụ giáo dưỡng : trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận
động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống
văn minh, lành mạnh, hình thành thói quen tập luyện.
- Nhiệm vụ giáo dục: góp phần tích cực vào thói quen đạo đức, phát triển
trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực.
- Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao: phát hiện và bồi
dưỡng những hạt nhân năng khiếu.
Trên cơ sở đó chương trình thể dục tiểu học đã đề ra mục tiêu quan trọng
nhất là củng cố sức khỏe và thể lực cho học sinh. Bài thể dục phát triển chung
lớp 4 nhằm tiếp tục trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản về
hoạt động vận động cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Thông qua việc thực
hiện bài thể dục phát triển chung để hình thành kỹ năng rèn luyện tư thế vận
động cơ bản góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện các tố
chất thể lực của học sinh. Bằng các hoạt động tập luyện bài thể dục phát triển
chung xây dựng cho các em một số nề nếp học tập, góp phần rèn luyện cho học
sinh lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật và phẩm chất đạo đức
của con người. Trong quá trình học tập còn giúp các em biết cách ứng dụng các
kỹ năng của thể dục vào hoạt động học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà
trường.
Nội dung bài thể dục phát triển chung của môn thể dục lớp 4 là sự tiếp nối
và củng cố những kết quả các em đã học được ở các lớp 1, 2, 3 và phát triển cao
hơn hơn các tố chất thể dục, tiếp tục hình thành các thói quen tập luyện TDTT.
Tạo điều kiện cho học sinh có thể vận dụng ở mức nhất định những kiến
thức, kỹ năng đã học tập để tập luyện và vui chơi hằng ngày.
Từ đó, để học sinh có thể lĩnh hội, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức thì
người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp kích thích học sinh hứng thú,
tự giác, tích cực trong giờ học nhằm giúp học sinh lĩnh hội tối đa kiến thức.
2. Thực trạng của vấn đề:
Trường Tiểu học Vạn Khánh 2 là điểm trường nông thôn, diện tích đất
trường rộng. Các hoạt động TDTT diễn ra rất sôi nổi trong suốt những năm học
qua. Trong các đợt hội khỏe phù đổng của trường cũng như các phong trào thể
thao các cấp. Nhà trường đã tham gia tích cực các phong trào do Phòng Giáo
dục Huyện tổ chức và cũng đạt kết quả cao. Phong trào TDTT ở nhà trường
cũng như tình hình học tập môn thể dục ở trường Tiểu học Vạn Khánh 2 luôn
nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh Học sinh.
a. Thuận lợi: Hầu hết các em học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với
các giờ học Thể dục. HS có độ tuổi đồng đều, hầu hết các em hoạt bát, nhanh
nhẹn và rất sôi nổi khi tiếp xúc với môn Thể dục. Đa số học sinh trong nhà
6
trường được phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Tại
trường có trang bị dụng cụ phục vụ cho quá trình dạy học. Nhà trường và phụ
huynh HS luôn tạo nhiều cơ hội cho các em tiếp xúc với môn Thể dục giúp các
em mạnh dạn tự tin và yêu Thể dục hơn. Nhìn chung, tình hình học tập Thể dục
của HS tại trường Tiểu học Vạn Khánh 2 có rất nhiều thuận lợi.
b. Khó Khăn:
+ Về giáo viên:
- Trong tình hình hiện nay, đa số các giáo viên chưa nhận thấy được tầm quan
trọng của việc học Thể dục nên chưa có sự đầu tư về thời gian. Nếu có thì cũng
tổ chức một cách đơn điệu làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, ít hứng thú,
bên cạnh đó một số giáo viên cũng chưa nắm được phương pháp tổ chức giờ học
Thể dục sao cho thật hiệu quả dễ gây hứng thú và thu hút học sinh tham gia tập
luyện.
- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm chưa thật sự tìm tòi nhiều cách tổ chức hoạt
động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức hoặc có tổ chức thì còn lúng túng,
mất thời gian, còn qua loa, đại khái. Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên
cứu giáo án cũng như chuẩn bị kỹ đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp.
+ Về học sinh:
- Đa số các em học sinh rất yêu thích học môn Thể dục nhưng vì chưa được tổ
chức và hướng dẫn luyện tập một cách bài bản nên chưa nhiệt tình trong giờ
học.
- Mặt khác, do các em tuổi còn nhỏ nên tính hiếu động cao, nhiều
em ra sân thường không chú ý vào bài học, bị phân tán sự chú ý do nhiều điều
kiện khách quan.
+ Sân bãi, phương tiện:
- Sân bãi: Chưa có sự quy hoạch vị trí rõ ràng để học Thể dục, vị trí tập luyện
gần với các lớp học nên gây ảnh hưởng cho các lớp học khác. Bên cạnh đó yếu
tố thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập luyện
của các em.
c. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
- Điều kiện sân tập còn nhiều hạn chế.
- Dụng cụ cho từng bài học chưa được đảm bảo, cũng như giáo viên không
có sự nghiên cứu làm thêm một số dụng cụ khác để phục vụ cho việc học tập.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Về học sinh: Đây là lứa tuổi rất ngây thơ và hồn nhiên nên chưa có nhận thức
được tác dụng của bài tập thể dục phát triển chung nên các em thường tập luyện
một cách tùy ý đôi lúc tập không đúng động tác.
- Chính vì lứa tuổi cũng như sự thiếu hứng thú của các em trong học bài thể dục
phát triển chung nên các em thường mắc lỗi sau:
7
+ Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác, các động tác giơ
tay cao hay cúi đầu thường không thực hiện được hết biên độ. Không biết
chuyển trọng tâm, cũng như gập động tác bụng sao cho đúng.
+ Không biết thực hiện động tác hít vào thở ra hoặc nhịp hô quá nhanh cũng
ảnh hưởng quá trình tập luyện.
- Về giáo viên: Không tìm tòi nghiên cứu nhiều phương pháp luyện tập bài thể
dục cho học sinh cảm thấy hứng thú nhất. Một số giáo viên còn chưa nắm được
phương pháp, hình thức tổ chức tập luyện nên ngại tổ chức cho học sinh.
Chính vì vậy, vấn đề đưa ra một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh trong bài thể dục phát triển chung là vấn đề nóng bỏng,
cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm hiến
thức mới tốt hơn, trở thành những người năng động, sáng tạo, làm bước đà để
học sinh thích ứng với xã hội.
3. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề:
3.1 Biện pháp diễn giải:
- Đầu tiên trước khi phân tích kỹ thuật giáo viên cần phải nêu rõ mục đích, yêu
cầu và ý nghĩa của việc tập luyện bài thể dục phát triển chung. Khi học sinh biết
được tầm quan trọng, và tác dụng việc luyện tập thì học sinh có thể luyện tập
được tốt hơn.
- Trong việc giảng giải giáo viên cần ngắn gọn, đầy đủ dễ hiểu, sinh động.
- Giáo viên cần giảng giải những điểm mấu chốt trong từng động tác, những
điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện, một số sai sót thường hay mắc phải
trong quá trình luyện tập .
- Giảng giải kỹ thuật cần kết hợp với việc sử dụng các tín hiệu, mệnh lệnh khi
giao nhiệm vụ hoặc điều chỉnh nội dung tần số và khối lượng vận động.
- Trong giảng giải và tập luyện thể dục hình thức đàm thoại có ý nghĩa giúp học
sinh suy nghĩ độc lập sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh, hiểu chính
xác về phương hướng, biên độ động tác. Từ đó, học sinh tự đánh giá được động
tác của mình và của bạn thực hiện đúng hay sai.
Ví dụ: Khi dạy học sinh thực hiện được động tác “chân” của bài thể dục phát
triển chung (TD PTC)
8
Cho HS quan sát tranh và giảng giải như sau:
+ Nhịp 1: Đá chân trái lên trước lên cao, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay
sấp.
+ Nhịp 2: Hạ chân trái về trước đồng thời khuỵu gối, chân phải thẳng và kiễng
gót, hai tay đưa ra trước, bàn tay sấp.
+ Nhịp 3: chân trái đạp mạnh lên thành tư thế đứng trên chân phải, chân trái và
hai tay thực hiện như nhịp 1.
+ Nhịp 4: trở về tư thế cơ bản.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: tương tự như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân.
Ví dụ: Khi dạy học sinh thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển
chung :
Cũng thực hiện giống như động tác trên.
+ Nhịp 1: Đưa chân trái sang ngang mũi chân duỗi thẳng, đồng thời hai tay dang
ngang bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Hạ chân trái chạm đất rộng hơn vai, khuỵu gối, đồng thời hai tay
chống hông ( bốn ngón phía trước, ngón cái phía sau trọng tâm dồn nhiều lên
chân trái).
+ Nhịp 3: Quay thân trên sang trái trọng tâm dồn nhiều lên chân trái.
+ Nhịp 4: trở về tư thế cơ bản.
9
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: tương tự nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân.
Và tương tự cho các động tác còn lại.
3.2. Biện pháp hô nhịp cho từng động tác và khẩu lệnh:
* Cách hô nhịp:
Mỗi động tác có một cách hô khác nhau giáo viên cần chú ý để hướng dẫn học
sinh thực hiện cho đúng. Cụ thể như sau:
+ Đối với động tác vươn thở và điều hòa: cần hô chậm kéo dài ở từng nhịp của
động tác.
+ Đối với động tác tay và chân: hô dõng dạc, nhanh vừa phải cho từng nhịp.
+ Đối với động tác lưng bụng, toàn thân, thăng bằng: hô bình thường.
+ Đối với động tác nhảy: hô nhanh.
* Khẩu lệnh:
- Khẩu lệnh của giáo viên phát ra cần rõ ràng, chính xác và bắt buộc học sinh
phải thực hiện theo.
Ví dụ: Khi hô động tác “vươn thở” GV dùng khẩu lệnh điều hành: “ Động tác
vươn thở .... chuẩn bị” sau đó là nhịp hô cho HS tập.
- Khẩu lệnh phát ra phải đúng lúc, lời phát ra cần rõ, nhanh, truyền cảm và chính
xác. Khẩu lệnh trong thể dục được sử dụng rộng rãi giúp học sinh thực hiện
đúng yêu cầu của giáo viên, tuy nhiên đối với các em tiểu học thì không nên sử
dụng quá nhiều gây căng thẳng trong tiết học.
- Ngoài ra, GV cần chú ý phát huy tính tích cực của cán sự bằng cách sau khi
GV làm mẫu, hô nhịp một lần, chuyển cho cán sự điều khiển.
3.3 Biện pháp làm mẫu:
- Khi giảng dạy động tác mới GV có thể làm mẫu hoàn chỉnh động tác, sau đó
kết hợp với phân tích và vừa làm mẫu đồng thời cho HS thực hiện. Việc cho HS
xem tranh, GV nên chọn thời điểm hợp lý, tránh tình trạng vừa xem tranh, vừa
phân tích, vừa làm mẫu...gây mất thời gian trong khi đó HS chưa được tập, chưa
cảm giác động tác, việc tiếp thu sẽ có hạn chế. Vì vậy, khi giảng dạy động tác
mới GV cho học sinh xem tranh xong rồi GV vừa làm mẫu, vừa phân tích động
tác, nêu một số sai thường mắc và cách sửa.
Ví dụ: Động tác vươn thở:
+ Sai: không phối hợp động tác với hít thở sâu hoặc hít thở quá nông, quá
nhanh.
+ Cách sửa: GV cần hô nhịp chậm, nhắc HS hít vào từ từ và sâu, thân người
vươn lên cao.
Ví dụ: Đối với động tác “ Nhảy”:
10
Nhịp 1: bật nhảy đồng thời tách chân, khi rơi xuống đứng hai chân rộng bằng
vai, hai đưa ra trước chếch thấp và vỗ tay. Nhịp 2: bật nhảy về tư thế cơ bản.
Nhịp 3: như nhịp 1 nhưng hai tay vỗ trên cao, ngửa đầu. Nhịp 4: như nhịp 2. Đối
với động tác này yêu cầu học sinh thực hiện tương đối nhanh, nên giáo viên cần
phân tích kỹ và làm mẫu nhiều lần.
Và tương tự cho các động tác còn lại.
- Khi làm mẫu GV nên làm mẫu theo kiểu “soi gương” đứng quay mặt về phía
HS và thực hiện động tác cùng chiều với HS. Nên làm mẫu theo hướng chính
diện. Cần chọn vị trí làm mẫu sao cho tất cả HS đều nhìn rõ.
- Trong quá trình thực hiện sẽ xuất hiện nhiều lỗi sai GV cần tập trung quan sát,
và có những hướng sửa chửa kịp thời cho HS. Các em tuổi còn nhỏ nên tính hiếu
động cao việc bắt các em tập thường xuyên sẽ tạo cho các em cảm giác căng
thẳng, mệt mỏi, chán nản.
3.4 Biện pháp giúp học sinh kết hợp hít thở khi tập luyện động tác:
- Hít thở là sự sống và công dụng của hít thở là giúp HS tăng sinh lực, sáng tạo,
vui vẻ hơn và tập trung vào bài tập tốt hơn.
- Mỗi động tác có một cách hô khác nhau thì cách kết hợp hít thở sẽ theo nhịp
hô giáo viên cần chú ý để hướng dẫn học sinh thực hiện cho đúng. Cụ thể như
sau:
+ Đối với động tác vươn thở và điều hòa: nhịp hô chậm, kéo dài nên hít thở phải
sâu, ở nhịp lẻ (nhịp 1, 3, 5, 7) hít sâu bằng mũi và ở nhịp chẵn (nhịp 2, 4, 6, 8)
thở ra bằng miệng.
+ Đối với động tác tay và chân: hô dõng dạc, nhanh vừa phải cho từng nhịp thì
kết hợp hít thở theo nhịp hô.
+ Đối với động tác lườn, bụng, toàn thân: hít thở bình thường.
+ Đối với động tác nhảy: là động tác kề với động tác điều hòa, nhịp hô nhanh
nên sau khi thực hiện động này thì cả lớp thực hiện động tác điều hòa để lấy lại
cân bằng cho cơ thể.
3.5 Biện pháp cho học sinh tập nhóm để giúp đỡ nhau:
- Các em tuổi còn nhỏ nên tính hiếu động cao việc bắt các em luyên tập thường
xuyên sẽ tạo cho các em cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, chán nản. Giáo viên cần
kết hợp cho HS luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Hoạt động nhóm là biện pháp tốt
nhất.
- Sau khi luyện tập cả lớp GV nên chia nhóm để thực hiện, GV giao nhiệm vụ
cho nhóm trưởng là sau khi nhóm tập đồng loạt thì mời những bạn trong nhóm
thực hiện những động tác chưa chính xác thì lên thực hiện lại, để giúp các bạn
thực hiện bài tập tốt hơn và trong quá trình nghỉ ngơi các em sẽ quan sát bạn
mình tập, cũng như đưa ra những nhận xét cho bạn mình nếu bạn mình tập chưa
đúng. Biết bạn mình sai ở đâu sẽ giúp các em hoàn thiện động tác của mình
nhiều hơn. Trong quá trình chia nhóm GV cần phải thường xuyên theo dõi HS
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A trường Tiểu học Vạn Khánh 2 thực hiện tốt bài thể dục phát triển chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4a_truong_tieu_hoc_v.doc