SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả lớp 4
Trong các môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về nhân cách và chiếm lĩnh tri thức con người nói chung, bên cạnh đó môn Tiếng Việt là một trong những môn học có vị trí rất quan trọng, nhất là “nghe, đọc, nói, viết” vô cùng quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Trong chương trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học được chia thành ba giai đoạn; giai đoạn một là lớp một; giai đoạn hai là lớp 2, 3; giai đoạn ba là lớp 4,5.
I.1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người toàn diện. Trong giáo dục hiện nay
chất lượng giáo dục toàn diện là điều đang vươn tới của thời đại là tạo ra con người mới
thật sự có năng lực để đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển kinh tế công nghiệp, kinh tế tri
thức và xu hướng toàn cầu hóa giáo dục thì mỗi con người phải có ý thức rằng, mình
vừa là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc gia, cũng là một công dân quốc tế.
Chúng ta phải cập nhật đầy đủ các thông tin, những tiến bộ của công nghệ khoa học
kĩ thuật. Mỗi con người phải nhớ rằng mình được sinh ra đều là tinh hoa của đất là vốn
quý giá nhất không gì sánh được nên mỗi chúng ta không để mất đi sự quý giá đó, chúng
ta cần phải tích cực phát huy, tự chủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả mà ngành và nhà
nước giao. Vậy trong mỗi chúng ta phải khiến cho mỗi con người luôn hành động với
truyền thống của cha ông và niềm tin ở tuổi trẻ đó là giáo dục thế hệ măng non lên tầm
cao mới, hòa nhập cùng các nước trên thế giới. Để thực hiện điều đó chúng ta cần dùng
các phương tiện hiện đại để thực hiện việc các phương pháp dạy học như: dạy học theo
đối tượng học sinh, theo từng xu hướng, theo từng năng lực hứng thú, triển vọng của
mỗi học sinh.Vậy chúng ta phải thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đổi mới toàn
diện là làm cho con người hiểu được mình “Học được gì? ” và vận dụng cái học được “
Để làm những gì? ”.
Hay nói cách khác là mình hiểu được gì thì phải vận dụng tri thức đó vào thực tiễn.
Thì mỗi cán bộ giáo viên cần phải nỗ lực hết mình học hỏi, tìm tòi nghiên cứu lựa
chọn ra một kinh nghiệm sáng suốt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Nhằm
thúc đẩy học sinh tích cực, học tập chiếm lĩnh được kiến thức mới và làm chủ tri thức.
Đây là trách nhiệm của mỗi chúng ta, vì học sinh Tiểu học là nền tảng vững chắc của
tương lai là búp măng non đang vươn lên, sẽ vươn xa trên mọi miền Tổ quốc, vươn tới
các quốc gia trên thế giới.
Để đạt được những tri thức tạo nên những nền tảng vững chắc thì ngay từ bậc Tiểu
học chúng ta cần tạo nên những cơ sở ban đầu thật vững chắc về tri thức và hình thành
nhân cách cho học sinh.
Trong các môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu về nhân cách và chiếm lĩnh tri thức con người nói chung, bên cạnh
đó môn Tiếng Việt là một trong những môn học có vị trí rất quan trọng, nhất là “nghe,
đọc, nói, viết” vô cùng quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Trong chương trình dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học được chia thành ba giai đoạn; giai đoạn một là lớp một; giai
đoạn hai là lớp 2, 3; giai đoạn ba là lớp 4,5.
Giai đoạn một là nhận biết và đánh vần, ghép, đọc, viết được các âm, chữ, tiếng,
câu thông qua sự trợ giúp của kênh hình, mô hình trực quan, tranh ảnh, sự vật hiện
tượng cụ thể.
Giai đoạn hai bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp, từ trừu tượng đến khái quát cao hơn
so với giai đoạn một là tập chép, nghe viết, nhớ viết câu đoạn ngắn.
Giai đoạn ba ở mức cao nhất, ở giai đoạn này tập trung vào các kĩ năng kiến thức
cơ bản sâu hơn, trừu tượng hơn và khái quát hơn là nghe viết, nhớ viết một đoạn, hai ba
khổ thơ trở lên. Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Đây là sự chuyển tiếp từ học
tập cơ bản sang học tập khắc sâu đó là học sinh tự mình nghe - viết - nhớ - viết chính
xác hay còn gọi là tự chiếm lĩnh kiến thức mới qua hoạt động cá nhân, hoạt động theo
nhóm bạn, hoạt động tập thể, thực hiện học đi đôi với hành.Vận dụng linh hoạt các kĩ
năng giao tiếp dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của giáo viên. Học sinh dần dần nắm vững và
phát triển các năng lực tư duy “Phân tích, tổng hợp” biết lựa chọn, tìm cách giải quyết
hợp lí vấn đề của bài học. Tự chiếm lĩnh kiến thức để áp dụng vào thực hành mà bậc
Tiểu học cơ bản bước đầu rèn luyện các kĩ năng nghe-đọc-nói-viết, nhất là học sinh lớp
một đây là giai đoạn hình thành con chữ và số. Học sinh lớp hai đang từng bước tiếp cận
với việc nhìn chép và nghe-viết. Học sinh lớp ba chính thức áp dụng quy tắc, quy ước về
chính tả và được thống nhất theo phương pháp chung. Lên lớp 4 học sinh đã được nâng
cao tiến độ về viết đúng, nhưng do yếu tố vùng miền cách phát âm mỗi nơi có khác nhau
nên việc viết đúng chính tả vẫn đang cần sự hỗ trợ của giáo viên.
Qua thực tế giảng dạy lớp 4 nhiều năm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về giảng
dạy học sinh viết đúng chính tả và mạnh dạn đưa ra đề tài.
“ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả lớp 4 ”
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp biện pháp:
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học tôi thường xuyên áp dụng cách dạy tích
hợp và hợp tác hai chiều để hướng học sinh học tập tích cực hơn. Muốn đạt được điều
đó tôi chú trọng vào cách dạy học sinh tự học:
- Giáo viên hướng dẫn-trò tự tìm ra kiến thức.
- Đối thoại : Trò - trò, trò - thầy; hợp tác với bạn do thầy tổ chức.
- Học cách học, học cách ứng xử, giải quyết vấn đề, cách sống.
- Trò tự đánh giá, tự điều chỉnh cung cấp liên hệ ngược lại cho thầy, thầy đánh giá
để có tác dụng khuyến khích học sinh tích cực học tập.
Bản thân trực tiếp giảng dạy lớp 4 nhiều năm tôi nhận thấy các em học sinh đa số
phát âm theo phương ngữ ( tiếng mẹ đẻ ) nên việc đọc và viết chưa đúng chính tả. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập các môn học khác.
Trong quá trình giảng dạy thực tế tôi đã tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện
pháp khắc phục lỗi để giúp học sinh học tốt các môn học trong chương trình. Trên thực
tế nếu người nói không chuẩn thì phát âm không thể làm người nghe hiểu mình muốn
nói điều gì, để ghi âm lại thì chắc chắn rằng viết sẽ không chính xác và sẽ diễn đạt ý
tưởng lủng củng dẫn đến hiểu lạc vấn đề. Đặc biệt trong chương trình phổ thông môn
Tiếng Việt lại là môn chủ lực và trung tâm để khai thác các môn học khác. Vì vậy cần
phải rèn kĩ năng nghe-đọc-nói-viết thật chính xác cho học sinh, kết hợp sử dụng chuẩn
Tiếng Việt để phát triển tư duy giúp các em hiểu biết về cuộc sống, góp phần hình thành
nhân cách con người mới. Việc đầu tiên giáo viên cần làm là:
- Phân loại đối tượng học sinh đọc và viết trong lớp theo 4 nhóm:
Nhóm 1. Nhóm học sinh đọc đúng và viết đúng, đẹp.
Nhóm 2. Nhóm học sinh đọc, viết tương đối đúng chính tả.
Nhóm 3. Nhóm học sinh đọc chưa lưu loát và viết có mắc lỗi chính tả.
Nhóm 4. Nhóm học sinh đọc và viết mắc lỗi chính tả nhiều.
Qua đó giúp tôi nắm rõ các nhóm đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp dạy
phù hợp với học sinh của mình như:
* Ôn lại kiến thức.
- Để học sinh đọc-viết không mắc lỗi chính tả thì phải nắm vững kiến thức đã được
học như quy ước, quy tắc viết hoa về viết độ cao các nhóm chữ viết.
- Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, tư duy, kể chuyện, vấn đáp,
phỏng vấn,…để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu.
- Giúp học sinh nhớ và nắm vững kiến thức sâu như thông qua các trò chơi học tập
xen vào các môn học, giờ sinh hoạt tập thể nhằm lôi cuốn sự hứng thú và tích cực học
cho học sinh. Thường xuyên dẫn dắt các em đi từ dễ đến khó, động viên khuyến khích
kịp thời, gặp gỡ với các bậc phụ huynh để thông báo tình hình học tập của học sinh và
hướng dẫn phụ huynh cách kèm con học ở nhà, nhắc nhở và động viên khích lệ con em
học tập ở nhà kịp thời, lên lịch học phù hợp để các em vừa học vừa có thời gian chơi.
* Chia nhóm học tập.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết trong lớp, lên kế hoạch “đôi bạn cùng tiến” ở lớp
cũng như ở nhà. Giáo viên chia nhóm học tập đủ đối tượng học sinh, những học sinh ở
gần nhà nhau lập thành một nhóm. Các em cùng nhau kiểm tra bài nhau ở lớp cũng như
ở nhà, ôn kiến thức đã được học, giúp nhau về kiến thức mới,…
- Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh thường đọc - viết chưa đúng các
lỗi như sau:
- Một là lỗi về dấu thanh.
Trong Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) có đa số học sinh
trong lớp khó phân biệt được 2 thanh : Thanh hỏi và thanh ngã .
Ví dụ : Từ cũ: HS đọc là củ và viết củ
-Hai là lỗi về phụ âm đầu.
Học sinh đọc và viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau :
Ví dụ: tr/t : trường học: HS đọc và viết là tường học
- Ba là lỗi về âm cuối / vần.
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
Ví dụ : ăn/ăng: ăn đọc và viết là ăng ; biết/biếc, ươt/ước, non/nong,
hoàn/hoàng,…
- Hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả tôi sử dụng bảng sau.
Đúng
Chưa
đúng
ươn
Iên
oan
ăt
ăc
non
uôt ut
ươt
iêt ên
ương iêng
oang
nong
uôc uc ươc
Iêc êng
Nguyên nhân dẫn đến đọc và viết chưa đúng các lỗi ghi trên là do ngôn ngữ nói từ
Nghệ An trở vào khó phát âm rõ được thanh hỏi, thanh ngã. Trong khi đó số lượng từ
mang hai thanh này quá lớn. Trong phương ngữ hiện tại của học sinh tôi đang dạy có thể
nói việc phát âm các em vẫn đang lẫn lộn khi viết và đọc âm đầu là tr thành t và khó
phân biệt được các vần có âm cuối n/ng, c/t, thanh hỏi, thanh ngã. Mà số lượng từ mang
các vần này không nhỏ .
III.1. Kết luận.
Qua thời gian nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và áp dụng vào đề tài: “Một số biện
pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả lớp 4” tại Trường Tiểu học Tô Hiệu.Tôi đã áp
dụng vào dạy chính tả lớp 4C, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Để dạy
học môn chính tả được thành công thì chúng ta phải xác định kĩ xem học sinh thường
đọc - viết chưa đúng những từ, tiếng, âm, vần, thanh cụ thể, áp dụng chặt chẽ các kĩ
năng “nghe -đọc-nói - viết” để diễn đạt ý nghĩa của từ, tiếng, chữ, cấu tạo nên câu đoạn
mạch lạc. Dùng phương pháp so sánh gợi mở, phân tích tổng hợp và khái quát để học
sinh nắm vững các quy tắc, quy ước của môn Chính tả. Đôn đốc học sinh cần đọc sách
nhiều, đọc kĩ để ghi nhớ tiếng, từ, cụm từ, câu, đoạn trong bài viết.
Tạo ra nhiều hoạt động khác nhau để tạo tính tích cực, tính hứng thú học tập và
chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng nghe - viết đúng, đẹp, thì hướng dẫn các em tập
trung chú ý, tự sửa được những lỗi mà các em đọc, viết chưa đúng qua học tập các môn
học. Quan trọng hơn nữa là tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động, thực hành và
gắn liền với các tình huống thực tiễn như: việc chọn đúng từ, tiếng có nghĩa để điền
đúng, giải nghĩa hợp lí, diễn đạt câu đoạn văn đúng ý và trọn vẹn. Ngoài việc hướng học
sinh học theo hướng tích cực, tự tìm tòi kiến thức, sáng tạo trong học tập thì việc đánh
giá cũng rất quan trọng. Giáo viên tạo điều kiện học sinh tự kiểm tra và đánh giá lẫn
nhau, để các em tự chữa lỗi và giúp nhau cùng tiến bộ. Từ cơ sở trên các em sẽ tự tin và
học tốt các môn học khác. Còn đối với giáo phải luôn sáng tạo, tìm cách giảng dạy phù
hợp với mọi đối tượng học sinh, phải thật sự tâm huyết với nghề, kiên trì, biết phối hợp
các phương pháp linh hoạt nhịp nhàng, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản; vững
vàng về chuyên môn, tận tuỵ với học sinh, thương yêu gần gũi phát hiện từng đối tượng
cụ thể lồng ghép đan xen các phương pháp dạy học phù hợp chắc chắn các em sẽ học tập
tốt hơn.
Tất cả những kinh nghiệm trên tôi đã nghiên cứu, học tập trong các năm học qua
và đang vận dụng vào giảng dạy học sinh lớp 4C trường Tiểu học Tô Hiệu. Tuy kết quả
chưa đạt như mong muốn, nhưng tôi cũng đã tích lũy được một số kiến thức vào thực
tiễn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa
học các cấp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_chinh_ta_lop.doc