SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán có lời văn ở lớp 3

Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày.
UBND quËn thanh xu©n  
TR-êng tiÓu häc h¹ ®×nh  
-------***-------  
s¸ng kiÕn kinh nghiÖm  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH KHẮC PHỤC  
KHÓ KHĂN KHI GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3  
M«n : To¸n  
CÊp häc : TiÓu häc  
Tªn t¸c gi¶: TrÇn ThÞ Thu Quúnh  
§¬n vÞ c«ng t¸c: TiÓu häc H¹ §×nh  
Chøc vô: Khèi tr-ëng Chñ nhiÖm  
N¨m häc 2019 - 2020  
1/15  
MỤC LỤC  
NỘI DUNG  
TRANG  
Mục lục  
I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
4
1. Lý do chọn đề tài  
2. Mục đích nghiên cứu  
3. Đối tượng nghiên cứu  
4. Phạm vi nghiên cứu  
5. Nhiệm vụ nghiên cứu  
6. Phương pháp nghiên cứu  
7. Những đóng góp mới của đề tài  
8. Kế hoạch nghiên cứu  
II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận  
4
4
2. Thực trạng việc dạy học giải toán có lời văn ở trường tiểu học  
2.1 Thực trạng chung của nhà trường  
2.2 Thực trạng của lớp:  
5
6
2.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên  
3. Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải  
các bài toán lời văn ở lớp 3  
6
6
7
3. 1 Trao đổi với phụ huynh – Thống nhất biện pháp giáo dục.  
3. 2. Giúp HS phân biệt rõ các dạng toán và chuẩn bị cho việc giải  
toán.  
3.3 Giúp học sinh nắm được quá trình giải toán.  
8
3.4 Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh  
3.5 Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập  
3.6 Kết quả đạt được  
10  
12  
13  
III. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ  
14  
14  
14  
1. Kết luận  
2. Khuyến nghị  
CÁC MINH CHỨNG CỤ THỂ  
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP  
2/15  
I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài:  
Bước vào thế kỷ XXI cả loài người đang sẵn sàng cho một tương lai mới, một  
nền văn minh tin học, một hội xây dựng trên nền tảng tri thức, quyền lợi thuộc về  
trí tuệ. Nói tới tương lai của chúng ta không thể không nói đến giáo dục đó là chìa  
khoá để mở cửa tiến vào tương lai. Đất nước ta đã đang bước vào thời kỳ đổi  
mới, chất lượng giáo dục vấn đề hàng đầu trong nội dung công tác của ngành giáo  
dục, vấn đề sống còn của một đất nước, một dân tộc.  
nhà trường Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành, vào việc  
phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.  
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có vị trí cực kỳ quan trọng những lí do  
sau:  
- Các kiến thức kĩ năng của môn Toán, có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh  
hoạt của mọi người dân lao động.  
- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng  
không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh có phương pháp nhận thức  
một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động hiệu quả trong đời  
sống.  
- Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp duy, phương  
pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề góp phần phát triển trí thông minh,  
độc lập, sáng tạo, góp phần vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động  
mới.  
Việc dạy giải toán ở Tiểu học một trong những nội dung trong chương trình  
môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh tiếp thu và vận dụng những kiến thức về  
Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách  
đa dạng phong phú. Dạy học Toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển  
năng lực tư duy và có đủ tư cách, phẩm chất của con người mới.  
Trong thực tế, chất lượng của bộ môn Toán nói chung và đặc biệt môn Toán lớp  
3 nói riêng đã nhiều kết quả khả quan song chưa thực sự đáp ứng được với nhiệm  
vụ và yêu cầu môn học đề ra. Cụ thể chất lượng môn Toán lớp 3 - trường Tiểu học  
chưa thực sự tương xứng với vị trí của môn Toán lớp 3 trong chương trình học. Đặc  
biệt kỹ năng giải toán của học sinh lớp 3 chính là vấn đề cần quan tâm. Trước  
thực tế như vậy tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để giúp học sinh nắm vững kiến thức  
vận dụng vào trong giải toán, góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán của  
3/15  
học sinh lớp 3, giúp các em có kỹ năng giải toán với tinh thần tự giác và hứng thú  
học tập.  
Giải toán có lời văn thực chất những bài toán thực tế, nội dung bài toán được  
thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên  
quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính  
ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố lời văn đã che đậy bản chất toán  
học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan  
hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những lời giải  
phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.  
một giáo viên trực tiếp chủ nhiệm giảng dạy ở khối lớp 3, qua kinh  
nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút  
ra được: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài  
toán có lời văn ở lớp 3” để góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà  
trường nói chung và đối với học sinh lớp 3 nói riêng.  
Trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự  
góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp.  
2. Mục đích nghiên cứu  
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán lớp 3, giúp  
học sinh tích cực, hứng thú học tập, biết vận dụng những kiến thức về giải toán có  
lời văn, được rèn luyện những kỹ năng thực hành, năng lực sáng tạo theo đúng mục  
tiêu của môn Toán lớp 3.  
3. Đối tượng nghiên cứu  
Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công giảng dạy lớp 3 nên đối tượng tôi chọn  
để nghiên cứu học sinh lớp 3 do tôi chủ nhiệm.  
4. Phạm vi nghiên cứu  
Nội dung giải toán được sắp xếp hợp lý, đan xen phù hợp với các mạch kiến thức  
khác song vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về các  
giải pháp giúp học sinh giải toán lớp 3 từ đó biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém  
khắc phục khó khăn.  
5. Nhiệm vụ nghiên cứu  
- Tìm hiểu vị trí, mục đích yêu cầu của việc dạy học giải toán lớp 3 ở trường  
Tiểu học, đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3  
- Tìm hiểu các cơ sở khoa học của việc giúp học sinh giải toán ở lớp 3  
4/15  
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học giải toán lớp 3 ở trường Tiểu học  
- Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh giải toán ở lớp 3  
6. Phương pháp nghiên cứu  
Để thực hiện nhiệm vụ mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các  
phương pháp nghiên cứu sau đây:  
- Phương pháp nghiên cứu thuyết: Các tài liệu, giáo trình phương pháp dạy học  
toán, sách tham khảo  
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng, nghiên cứu thực tế, thực  
nghiệm một số giờ dạy Toán ở lớp 3  
7. Những đóng góp mới của đtài  
Qua nghiên cứu tôi đã đưa ra một số biện pháp và đúc kết được một số kinh  
nghiệm để giúp học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán có lời  
văn ở lớp 3.  
8. Kế hoạch nghiên cứu  
- Tháng 9/ 2019: La chn tên đăng ký sáng kiến kinh nghim  
- Tháng 10/ 2019 đến tháng 1/ 2020: Xây dng đề cương kế hoch, sưu tm tài liu  
sliu để xây dng cơ slý lun, cơ sthc tin cho sáng kiến kinh nghim, điu tra  
nghiên cu thc tế tiến hành thc nghim.  
- Tháng 2 đến tháng 4 năm 2020: Tiếp tục các biện pháp giáo dục đối tượng, viết  
nháp sửa thảo văn bản, viết soạn công trình, hoàn thành bản thảo, viết sáng kiến kinh  
nghiệm.  
5/15  
II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận:  
Trong dạy học toán ở Tiểu học, giải toán có vị trí quan trọng, thể coi dạy  
học giải Toán là "Hòn đá thử vàng" của dạy học toán. Trong giải toán, học sinh phải  
duy một cách tích cực linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức khả năng đã  
có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ  
kiện hay điều kiện chưa được nêu một cách tường minh và trong chừng mực nào đó,  
phải biết suy nghĩ năng động sáng tạo. vậy thể coi giải toán là một trong  
những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.  
Dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau đây:  
+ Trước hết nó giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và  
thao tác thực hành các kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng tính toán, bước tập dượt  
vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành vào thực tiễn (học tập, đời sống).  
Qua các biểu hiện trên giáo viên phát hiện được hơn những học sinh đã lĩnh hội  
nắm chắc, những học sinh chưa nắm chắc, để biện pháp giúp học sinh phát  
huy hoặc khắc phục.  
+ Qua việc dạy học giải Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển  
năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận, gợi mở tập dượt  
quan sát, phỏng đoán tìm tòi.  
+ Qua giải toán, học sinh rèn luyện những đặc tính và phong cách làm việc của  
người lao động như: ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán căn cứ, tính  
cẩn thận, chu đáo, cụ thể, làm việc kế hoạch, kiểm tra kết quả cuối cùng: Từng  
bước hình thành và rèn luyện thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt,  
khắc phục cách suy nghĩ máy móc, dập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi,  
sáng tạo ở mức độ khác nhau, từ đơn giản nhất mà nâng cao từng bước.  
Việc giải toán vừa đòi hỏi tính tích cực, độc lập sáng tạo trong suy nghĩ vừa đòi  
hỏi một khả năng thực hành. Để giúp học sinh có khả năng thực hành đó, lúc đầu  
học sinh cần được giáo viên dẫn dắt, hướng dẫn giải các bài toán theo mẫu, tái hiện  
cách giải điển hình, có thể giúp ích cho học sinh trong chừng mực nhất định. Song  
do tính chất đặc trưng của giải toán đã nói trên, riêng các biện pháp đó không thể  
giúp học sinh đạt được các mục tiêu cần thiết.  
2. Thực trạng việc dạy học giải toán có lời văn ở trường tiểu học:  
2.1 Thực trạng chung của nhà trường:  
* Thuận lợi:  
- Nhà trường nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của Hội phụ  
huynh học sinh.  
6/15  
- Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc dạy học  
của giáo viên và học sinh.  
- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến tr.  
- Về học sinh: nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập.  
* Khó khăn:  
- Nhiều phụ huynh học sinh không có nghề nghiệp kinh tế ổn định, đời sống kinh  
tế còn gặp nhiều khó khăn. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập  
cũng như chất lượng học tập của các em.  
- Nhiều gia đình đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà chăm sóc do ông bà đã già yếu  
nên không quán xuyến được việc học hành của các cháu.  
- Do tâm lý chung của học sinh Tiểu học còn ham chơi nên nếu không có sự quan  
tâm của gia đình, nhà trường thì việc học hành của các em khó có hiệu quả cao.  
- Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy và  
đồng đều vchuyên môn song còn gặp một vài hạn chế do một số giáo viên trẻ đang  
trong độ tuổi sinh đẻ mới vào biên chế nên có ảnh hưởng đến chất lượng giảng  
dạy.  
2.2 Thực trạng của lớp:  
Năm học năm học 2019 -2020, tôi được phân công chủ nhiệm giảng dạy lớp 3.  
Hầu hết học sinh đều đi học đúng độ tuổi, sức khoẻ tốt, các em đều nề nếp, ý  
thức học tập. Các em biết vâng lời kính trọng thầy cô giáo, yêu lao động, tham gia  
đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các phong trào thi đua. Các em đều là  
những học sinh được tiếp cận với chương trình Tiểu học mới nên có nhiều thuận lợi  
cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.  
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy:  
+ Việc tóm tắt, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với một số học sinh  
trung bình và yếu của lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các  
em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp…  
+ Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều –  
phần bài tập hầu hết ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời  
không được nhiều học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.  
+ Tuy môn Toán đạt gần 100% từ trung bình trở lên, song số điểm giỏi chưa  
nhiều, điểm đạt yêu cầu chủ yếu ở phần giải toán đơn, học sinh mắc lỗi nhiều ở phần  
giải toán trong luyện tập kiểm tra, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng môn Toán.  
7/15  
2. 3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:  
Qua thực tế khảo sát tôi nhận thấy:  
- Nhiều học sinh chưa nghiên cứu kĩ đề toán, nhiều học sinh vốn tiếng Việt còn  
hạn chế, nên việc xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán còn gặp nhiều  
khó khăn.  
- Một số học sinh chưa nắm chắc hệ thống các bài toán đơn đã được học, dẫn đến  
còn lúng túng trong việc phát hiện mối quan hệ logic giữa các bài toán này.  
- Học sinh còn thiếu tự tin trong việc tìm cách giải, còn bị hạn chế trong việc lựa  
chọn các phép giải.  
- Các em chưa chú ý đến khâu kiểm tra, thường coi rằng bài toán đã giải xong khi  
tính ra đáp số của bài.  
- Trong quá trình giảng dạy môn toán, giáo viên còn coi nhẹ một số bước trong  
quá trình giải toán như: Tìm hiểu đề toán, kiểm tra cách giải toán, nên nhiều học  
sinh mắc những lỗi không đáng có. Giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng  
giải toán cho học sinh.  
Đây những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giải toán  
của học sinh. Khắc phục được những nguyên nhân trên có ý nghĩa hết sức quan  
trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học, nhằm thực hiện mục tiêu  
đào tạo con người mới, năng động, tự chủ, sáng tạo.  
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có  
hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh  
dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy như sau:  
3. Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài  
toán có lời văn ở lớp 3  
3. 1 Trao đổi với phhuynh – Thống nhất biện pháp giáo dục.  
3.1.1. Mục tiêu.  
Chúng ta đều biết học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng đến  
trường còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ thầy cô. Phần  
nhiều các em chưa chủ động trong việc học tập. Chính vì vậy giáo dục ý thức tích  
cực học tập cho các em là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp các em học  
tốt hơn.  
3.1.2. Cách tiến hành.  
Trong một lớp học, lực học của các em không đồng đều, ý thức học của nhiều em  
chưa cao. Để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của ngành giáo dục và giúp  
cho phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, tôi đã mạnh dạn  
8/15  
trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp những yêu cầu cần  
thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng – cách hướng dẫn  
các em tự học ở nhà, đặc biệt nhất đối với các ông bố vào buổi tối cố gắng bớt đi  
một chút thời gian chuyện trò với bạn bè, tắt (vặn nhỏ đài, ti vi) dành thời gian nhắc  
nhở, quan tâm cho các em học tập… Rất mừng đa số phụ huynh đều nhiệt liệt  
hoan nghênh biện pháp trên vì lâu nay các phụ huynh còn đang vướng mắc nhiều về  
cách dạy học cho các em. Riêng trong phần bài tập của sách Toán, tôi hướng dẫn  
phụ huynh cách dạy các em luyện nêu miệng các đề toán, luyện nói và trả lời  
nhiều…  
Tuy nhiên, cuộc họp phụ huynh lần này vẫn còn một số gia đình vắng mặt do có  
việc đột xuất, do chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc học và do điều kiện gia  
đình còn nhiều khó khăn nên phó mặc việc học của con cái cho giáo viên, cho nhà  
trường. Đối với những phụ huynh vắng mặt này, tôi tìm cách gặp gỡ, trao đổi tại  
nhà. Trong số đó có gia đình trao đổi, họ lúng túng không biết cách dạy con như thế  
nào nữa chỉ biết nhắc nhở con: “Học bài đi” rồi con học gì, làm gì bàn học bố  
mẹ cũng không hay. Đối với những em này, tôi phải hướng dẫn nhiều hơn ở lớp để  
về nhà các em tự học.  
3. 2. Giúp HS phân biệt rõ các dạng toán và chuẩn bị cho việc giải toán.  
3.2.1. Mục tiêu.  
Hai loại toán ở lớp 3 nói riêng và ở Tiểu học nói chung là: Toán đơn và toán hợp.  
Mỗi loại toán này có vai trò quan trọng của nó. Việc giải các bài toán hợp thực chất  
giải một hệ thống các bài toán đơn. kĩ năng giải các bài toán đơn, học sinh mới  
cơ sở giải các bài toán hợp. Do đó giáo viên cần giúp học sinh hiểu bản chất  
bài toán đơn để vận dụng giải các bài toán phức tạp sau này.  
3.2.2. Cách tiến hành.  
Ở lớp 3, cùng với việc học phép nhân, chia, học sinh sẽ giải các bài toán đơn  
dùng phép nhân hoặc chia. Trong các đầu bài toán bằng lời văn, học sinh thường gặp  
những từ chìa khoá như: "Gấp lên, giảm đi bao nhiêu lần", "So sánh hơn, kém bao  
nhiêu lần". Các từ này thường được gợi ra phép nhân, chia tương ứng. Giáo viên cần  
chú ý học sinh tránh lẫn lộn "Bao nhiêu lần" với "Bao nhiêu đơn vị" và hiểu đúng  
khái niệm này. Củng cố thói quen đọc hiểu đúng đề bài để ngăn ngừa tác dụng  
"Cảm ứng" của các từ "Chìa khoá". Giáo viên giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của  
phép nhân và phép chia đồng thời giúp học sinh hiểu đúng các từ quan trọng trong  
đề toán.  
Ở lớp 3, các bài toán đơn "Tìm một trong các phần bằng nhau của một số" gắn  
với phép chia. Đối với học sinh lớp 3, duy còn thiên về cụ thể nên hai loại bài  
toán "chia thành phần bằng nhau" "chia theo nhóm" tuy đồng nhất về mặt ý  
nghĩa toán học đều giải bằng phép tính chia, nhưng lại là hai bài toán khác nhau  
9/15  
về mặt ý nghĩa cụ thể. Tuy nhiên khi giải, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vượt  
qua sự khác biệt về mặt tâm lí để tập trung chú ý vào việc tìm ra và thực hiện đúng  
phép tính thích hợp, còn việc tìm ra từ thích hợp để "danh số" hoá số thương thì chủ  
yếu dựa vào kinh nghiệm sống.  
Mặt khác, đối với lớp 3, do duy của học sinh đã những tiến bộ, song vốn  
ngôn ngữ vẫn còn hạn chế, nên việc nâng cao dần dần các yêu cầu về kiến thức kĩ  
năng một cách vừa sức học sinh, các yêu cầu về trừu tượng hoá cần được chú ý, nhất  
diễn tả các điều kiện, việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng và tia số, thay dần các hình  
vẽ tượng trưng, cần được coi như một công cụ phổ biến, tinh lược hoá những từ ngữ  
của đề toán, giúp các em tiếp cận tốt hơn với nội dung đề bài toán. Từ đó dẫn đến  
định hướng cách giải toán.  
Khi học sinh nắm vững cách giải các bài toán đơn, thể gợi cho học sinh khá,  
giỏi dùng chữ thay dữ kiện (ở các bài có cấu trúc giống nhau), diễn đạt các cấu trúc  
toán học, từ đó củng cố ý thức về việc sử dụng các công cụ, thủ thuật toán học giống  
nhau khi giải chúng. Việc sắp xếp các bài toán đơn mà khi giải học sinh phải vận  
dụng các phép tính ngược sẽ giúp các em nâng cao và củng cố nhận thức về mối  
quan hệ giữa các phép tính ngược.  
Việc sử dụng hình vẽ hay sơ đồ để minh hoạ các điều kiện của bài toán là có ích  
với học sinh lớp 3 nói riêng, với học sinh Tiểu học nói chung. Tuy nhiên cần phải  
hiểu rõ tác dụng của chúng (là chỗ dựa cho suy luận) trong việc giải toán. Đối với  
các bài toán dễ hay đã nắm vững cách giải cần chú ý đến phát huy trí tưởng tượng  
của học sinh, từng bước thay đổi chỗ dựa trực quan bằng hình ảnh trong óc suy luận,  
vừa giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết vừa thúc đẩy quá trình duy của học sinh.  
3.3 Giúp học sinh nắm được quá trình giải toán.  
3.3.1 Mục tiêu.  
Cái khó của việc giải bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được  
những yếu tố lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách  
khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa  
đựng trong bài toán và tìm được những lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm  
được đáp số của bài toán. Do đó giáo viên cần giúp học sinh nắm vững được quá  
trình giải toán.  
3.3.2 Cách tiến hành.  
Quá trình này thường được tiến hành theo các bước như sau :  
- Tìm hiểu nội dung bài toán.  
- Tìm cách giải bài toán.  
- Thực hiện cách giải bài toán.  
10/15  
- Kiểm tra, đánh giá kết quả.  
Thực tiễn việc học giải toán đã khẳng định, sự đúng đắn của các bước trong việc  
giải toán nói trên. Để làm cho học sinh có thói quen và kĩ năng áp dụng sơ đồ đó,  
cần làm cho học sinh từng bước nắm được thực hiện tốt trong quá trình giải toán.  
3.3.2.1 Dạy học sinh tìm hiểu nội dung bài toán.  
Trước hết muốn tìm hiểu đầu bài, cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của bài  
toán, các bài toán dưới dạng một bài văn viết, thường xen trộn 3 thứ ngôn ngữ:  
Ngôn ngữ tự nhiên, thuật ngữ toán học và ngôn ngữ hiệu (chữ số, các dấu phép  
tính, các dấu quan hệ dấu ngoặc), nên việc hướng dẫn đọc hiểu đầu bài toán rất  
quan trọng, nó giúp các em sử dụng được ngôn ngữ hiệu đặc biệt, làm các em  
hiểu được nghĩa của các thuật ngữ và kí hiệu sử dụng đúng.  
Để kiểm tra học sinh đọc hiểu đầu bài toán, giáo viên nên yêu cầu học sinh  
nhắc lại nội dung đầu bài, không phải học thuộc lòng mà bằng cách diễn tả bằng  
ngôn ngữ của mình, tiến tới trước khi tìm cách giải cho học sinh, học sinh đã nhập  
tâm đầu bài toán để tập trung suy nghĩ về nó.  
Mỗi bài toán đều có 3 yếu tố cơ bản: Dữ kiện những cái đã cho đã biết trong  
đầu bài, những ẩn snhững cái chưa biết cần tìm (các ẩn số được diễn đạt dưới  
dạng câu hỏi của bài toán) và những điều kiện là quan hệ giữa các dữ kiện ẩn số.  
Hiểu đầu bài là chỉ ra và phân biệt rành mạch 3 yếu tố đó, từng bước thấy được  
chức năng của mỗi yếu tố trong việc giải bài toán.  
3.3.2.2 Hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán.  
Từ việc giải một bài toán đơn sang bài toán hợp, học sinh phải giải quyết một  
nhiệm vụ khó khăn là phân tích bài toán hợp thành các bài toán đơn. Trên tinh thần  
dạy học phát triển, việc làm cho các em nắm được các phương pháp chung và các  
thủ thuật cơ bản thường dùng để giải các bài toán đa dạng nhưng thường gặp và có  
những mức độ phức tạp khác nhau là rất cần thiết. Để giải quyết được vấn đề này,  
giáo viên cần giúp học sinh biết dẫn về một bài toán đã biết cách giải. Khi giải một  
bài toán mới, học sinh biết dẫn về một bài toán mà các em đã biết cách giải, hoặc  
thể liên tưởng tới những hành động thực tiễn nào đó mà các em đã thực hiện, để  
giải quyết một nhiệm vụ nào đó thì các em có thể một gợi ý về cách giải.  
3.3.2.3 Hướng dẫn học sinh thực hiện giải bài toán.  
Khi thực hiện kế hoạch giải bài toán, học sinh còn dựa vào các thủ thuật (hay  
phép) giải thích đối với từng khâu trong kế hoạch để đi đến kết quả mong muốn. Đối  
với một sbài toán có cấu trúc riêng, thường sử dụng các thủ thuật (phép) giải riêng.  
Với đặc điểm trình độ tư duy của học sinh lớp 3, việc sử dụng phương pháp chung  
dưới hình thức các phép thích hợp với lứa tuổi sẽ mang lại kết quả mong muốn. Một  
số phương pháp phù hợp hay được sử dụng là:  
11/15  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 28 trang minhvan 26/11/2024 330
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán có lời văn ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_khac_phuc_kho_khan_kh.doc