SKKN Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ đặc biệt là sự mạnh dạn,tự tin,tính tích cực,chủ động,sáng tạo.
MỤC LỤC  
I.Đặt vấn đề………………………………………………………………...1/14  
1.Lý do chọn đề tài...................................................................................1/14  
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................................2/14  
3.Đối tượng nghiên cứu............................................................................2/14  
4.Thời gian nghiên cứu.............................................................................2/14  
5.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2/14  
II. Giải quyết vấn đề......................................................................................3/14  
1. Cơ sở lí luận...................................................................................3/14  
2. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh  
hiện nay...........................................................................................................3/14  
3. Các biện pháp thực hiện.................................................................4/14  
4. Kết quả đạt được...........................................................................11/14  
III. Kết luận và khuyến nghị........................................................................13/14  
IV.Tài liệu tham khảo..................................................................................14/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lí do chọn đề tài:  
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc  
nh thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu  
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ đặc biệt là sự mạnh dạn,tự tin,tính tích  
cực,chủ động,sáng tạo.  
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo  
viên chủ nhiệm lớp còn tổ chức,theo dõi các hoạt động ngoài giờ lên lớp.  
Ở đầu mỗi năm học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh  
tương đương nhau. Nhưng đến cuối năm, có lớp chất lượng học tập của học sinh  
lại vượt trội hơn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do  
giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nếu có tinh thần trách  
nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện  
pháp để giúp cho học sinh thích học, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức và  
luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.  
Bước vào năm học mới, tôi định hướng cho mình phải gây được tâm thế  
cho học sinh để các em bước vào năm học mới đầy tự tin và phấn khởi,tích cực  
chủ động nắm bắt kiến thức. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản  
nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Để phát  
huy được tính tích cực,chủ động của học sinh trong các giờ học giáo viên cần  
chọn và tổ chức các hình thức dạy học hợp lí. Do vậy đòi hỏi người giáo viên  
phải có phương pháp dạy học phù hợp và trên hết là tình thương yêu đối với học  
trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng yêu nghề của giáo viên mới đem lại  
niềm vui,sự hứng khởi cho học sinh trong các giờ học khi các em chủ động tìm  
ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn,gợi mở của giáo viên.  
Học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở  
đầu cho một con người đến với văn hoá. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của  
học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng cơ bản,  
khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan  
trọng mà nền múng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong  
lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có  
những nhà chuyên môn mới nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực  
của nền móng đó. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học hết sức quan trọng. Đây  
chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt  
1/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này vì khi tích cực chủ động  
tìm ra kiến thức các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Hơn nữa nếu các  
em tích cực chủ động trong học tập sẽ giúp các em học tốt hơn.  
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục nhằm phát huy tính tích  
cực, chủ động cho học sinh nên khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm học sinh lớp 4, tôi  
đã nhận thấy tính cấp bách của việc làm thế nào để phát huy tối đa tính tích cực,  
chủ động cho học sinh giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập để đưa trường  
chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho cha mẹ học sinh về mọi mặt.  
Vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài : "Một số biện pháp giáo dục nhằm phát  
huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4" làm sáng kiến kinh nghiệm của  
mình.  
2.Mục đích nghiên cứu:  
- Tìm hiểu các biện pháp giáo dục trong dạy học có tác dụng phát huy tích  
cực, chủ động và hứng thú trong học tập từ đó nhằm đưa ra một số biện pháp  
giáo dục phù hợp để tạo nên những hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ  
động trong hoạt động học tập và giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục.  
- Nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân.  
3.Đối tượng nghiên cứu:  
Học sinh lớp 4C trường Tiểu học Thanh Xuân Nam  
4.Thời gian nghiên cứu:  
Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018  
5.Phương pháp nghiên cứu:  
- Nghiên cứu tài liệu  
- Điều tra thực trạng  
- Tham gia giảng dạy và chủ nhiệm trực tiếp  
2/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở lí luận:  
Với nhu cầu của một xã hội hoá giáo dục đòi hỏi ngành giáo dục luôn đổi  
mới phương pháp dạy học để tạo ra những thế hệ con người năng động, có nhận  
thức sâu sắc, biết tích cực chủ động tiếp thu kiến thức. Qua thực tế giảng dạy, tôi  
thấy nhiều em còn thụ động tiếp thu kiến thức nên nhận thức của các em còn  
nhiều hạn chế, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Các em chưa tích cực tham  
gia hoạt động học nên không ham học. Hơn nữa, đa số học sinh Tiểu học được  
sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của cha mẹ vì sống trong gia đình ít con,  
hoàn cảnh kinh tế ổn định nên nhiều khi các em còn ỉ lại, chưa tích cực, tự giác  
trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong học tập nói riêng. Qua nhiều năm  
thực hiện công tác giảng dạy và chủ nhiệm học sinhh tiểu học, tôi thấy việc phát  
huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá  
trình dạy học. Việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi ở người học sinh  
yêu cầu cao là phải tích cực độc lập, tự giác.Tính tích cực, tự giác, độc lập giúp  
học sinh tự tin, chủ động trong hoạt động học tập, trở thành chủ thể của hoạt  
động học tập. Trong đó thầy cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn  
các hoạt động của học sinh.Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều được  
bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển.  
Kết quả học tập không chỉ phụ thuộc vào những đặc điểm về mặt trí tuệ của  
cá nhân mà còn tùy thuộc vào thái độ của học sinh đối với hoạt động, vào hứng  
thú nhận thức của học sinh. Hứng thú nhận thức sẽ trở thành cơ sở của thái độ  
tích cực, bạo dạn, chủ động trong học tập, là một trong những động cơ quan  
trọng thúc đẩy quá tꢀnh học tập của học sinh.  
Qua đổi mới các phương pháp dạy học sẽ giúp các em học sinh mạnh dạn,  
tự tin hơn trước đám đông, biết cách tự đánh giá việc học của mình cũng như  
biết đánh giá kết quả học tập của các bạn khác. Từ đó các em có tính chủ động  
hơn trong học tập và biết phấn đấu thi đua nhau để việc học có kết quả cao hơn.  
Đây là một vấn đề nóng bỏng cần phải thực hiện nhanh và đúng cách để  
những thế hệ do chúng ta đào tạo là những con người năng động, mạnh dạn, tự  
tin khi làm chủ tương lai, đất nước, biết xây dựng quê hương và đưa trình độ  
hiểu biết của toàn dân đi lên sánh được với các nước phát triển trên thế giới.  
3/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
2. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh  
hiện nay.  
2.1. Đối với giáo viên  
Chưa khám phá được hết điểm mạnh và điểm còn hạn chế của từng học sinh.  
Đặc biệt là chưa phát huy hết khả năng tích cực chủ động, ng tạo của học sinh,  
chưa khắc phục triệt để những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ.  
2.2. Đối với học sinh  
t đặc trưng về tính cách của học sinh lớp 4 là thích tự hoạt động, song  
còn e dè trong khuynh hướng muốn hoạt động độc lập, vừa thiếu tự tin, lại vừa  
muốn khẳng định mình "đã lớn".  
Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh  
còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút  
nhát thì thu mình ngại tham gia.  
Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống ... Do  
khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.  
Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4, tôi nhận thấy việc phát huy tốt  
tính tích cực, chủ động của học sinh góp phần tích cực vào kết quả hoạt động  
dạy và học trên lớp đồng thời góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách  
của học sinh. Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp  
để tháo gỡ khó khăn giúp cho công tác chủ nhiệm và giảng dạy đạt kết quả tốt  
hơn .  
3. Các biện pháp thực hiện:  
3.1. Biện pháp 1: Rèn luyện tính tích cực, chủ động cho học sinh thông  
qua việc luyện đọc, luyện nói trong các giờ Tập đọc, Kể chuyện.  
Khả năng đọc, nói lưu loát, rõ ràng, trôi chảy sẽ giúp các em học sinh tự  
tin, bạo dạn hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp. Nếu bản thân các em  
còn ngắc ngứ trong việc đọc văn bản hoặc đọc, nói quá nhỏ sẽ dẫn đến việc các  
em không thấy tự tin vào khả năng diễn đạt của mình trong mọi hoạt động. Vì  
vậy, việc rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát và kĩ năng kể chuyện rành  
mạch, rõ ràng là việc quan trọng trong vấn đề giáo dục tính tích cực, chủ động  
cho học sinh Tiểu học.  
Đầu năm học, tôi thấy nhiều học sinh đọc bài tập đọc và phát biểu c̣òn nhỏ;  
một số em chưa biết cách kể lại một đoạn chuyện hoặc cả câu chuyện đã học  
4/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
theo ý hiểu của mình mà thường kể chuyện theo cách ghi nhớ máy móc. Với  
những học sinh chưa hiểu, chưa nắm được nội dung câu chuyện, các em rất sợ  
hoặc không dám kể chuyện trước lớp. Còn với những học sinh đọc nhỏ thì  
không xung phong đọc bài. Nhiều giờ học, chỉ có một vài học sinh kể chuyện  
hoặc một vài em xung phong đọc bài. Chính vì vậy, giờ học trở nên tẻ nhạt,  
không có sự hào hứng, sôi nổi trong học sinh. Trước tình trạng giờ học như vậy,  
trong các giờ tập đọc, tôi đã rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, to rõ và khả  
năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc cho học sinh đồng thời động viên, khuyến khích  
các em nói to, rõ ràng. Nếu em nào đọc nhỏ, đọc sai, tôi cho các em đọc lại 1 - 2  
lần. Khi lần sau học sinh đọc có sự tiến bộ hơn lần trước, tôi động viên bằng  
những lời khen ngợi, tạo hứng khởi cho học sinh, giúp các em tự tin hơn vào bản  
thân mình. Đặc biệt là những học sinh đọc nhỏ, đọc c̣òn vấp luôn được gọi đọc  
nhiều trong các giờ tập đọc. Mặt khác, tôi còn yêu cầu các em tự theo dõi, nhận  
xét, đánh giá kết quả đọc của bạn và tự nhận ra sự tiến bộ của bạn, của mình  
trong mỗi giờ luyện đọc. Đối với tiết kể chuyện, tôi thường hướng dẫn các em  
kể từng đoạn truyện dựa vào từng bức tranh hoặc qua từng lời gợi ý chứ không  
nên dựa hoàn toàn vào văn bản. Lúc đầu các em kể chưa tốt chỉ cần kể lại một  
đoạn của câu chuyện. Mỗi lần học sinh lên kể chuyện trước lớp, bao giờ tôi cũng  
yêu cầu các em khác lắng nghe để nhận ra ưu, nhược điểm của bạn, từ đó tự rút  
kinh nghiệm cho bản thân mình và bổ sung ý kiến cho bạn. Nhờ vậy, trong cùng  
một đoạn truyện, mỗi học sinh có một cách kể chuyện theo sự sáng tạo riêng của  
mình. Đặc biệt tôi thường động viên, khen ngợi những học sinh có sự sáng tạo  
và tự nhiên trong kể chuyện để các em tin vào khả năng diễn đạt của mình trước  
lớp.  
Qua một thời gian, tôi nhận thấy giờ học Tập đọc, Kể chuyện của lớp đạt  
hiệu quả rõ rệt, số học sinh đọc to, rõ ràng và kể chuyện lưu loát, tự nhiên tăng  
lên, giờ học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn. Các em tham gia vào giờ học một  
cách tự tin hơn.  
3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện tính tích cực, chủ động cho học sinh thông  
qua tinh thần phát biểu ý kiến xây dựng bài.  
Mục tiêu của quá trình dạy học không chỉ cung cấp cho các em tri thức và  
ngôn ngữ mà các em phải biết sử dụng ngôn ngữ đã được cung cấp để diễn đạt  
những tri thức mà mình đã có, đã hiểu. Đây là một vấn đề cực kì quan trọng cần  
được tổ chức trong các giờ học thông qua hoạt động phát biểu ý kiến xây dựng  
5/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
bài. Nó đánh dấu khả năng chiếm lĩnh tri thức của học sinh, đồng thời cũng đánh  
dấu khả năng tích cực, chủ động, tự tin, bạo dạn của học sinh trước tập thể. Vì  
thế, trong tất cả các giờ học (từ Tiếng Việt, Toán đến Khoa học, Lịch sử, Địa  
lí,...) tôi đều chú trọng đến việc cho tất cả các đối tượng học sinh đều được phát  
biểu ý kiến của mình về các nội dung bài học. Để tất cả các em đều có thể trả lời  
các câu hỏi hoặc diễn đạt một vấn đề nào đó của bài học, tôi thường đưa ra câu  
hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với những học sinh có khả năng  
diễn đạt tốt, tôi thường đưa ra những câu hỏi mang tính suy luận, tổng quát một  
chút để các em phát triển tư duy lô gic của mình, trình bày ý kiến theo sự hiểu  
biết và sự sáng tạo của bản thân. Ví dụ:  
a. Khi giải các bài toán có lời văn, tôi thường hỏi: " Bài toán cho biết gì?  
Bài toán hỏi gì?" trước khi các em tóm tắt bài toán. Từ yêu cầu của bài toán, các  
em phải trình bày được hướng giải bài toán bằng ngôn ngữ, sự hiểu biết của  
mình.  
- VD Bài toán:  
Một huyện trồng 325164 cây lấy gỗ và 60830 cây ăn quả. Hỏi huyện đó  
trồng được tất cả bao nhiêu cây?  
GV: Bài toán cho biết gì?  
HS : Một huyện trồng 325164 cây lấy gỗ và 60830 cây ăn quả.  
GV: Bài toán hỏi gì?"  
HS : Hỏi huyện đó trồng được tất cả bao nhiêu cây?  
Từ đó học sinh có thể đưa ra nhiều lời giải khác nhau bằng ngôn ngữ và  
sự hiểu biết của mình như:  
+ Huyện đó trồng được tất cả số cây là :  
+ Số cây huyện đó trồng được là :  
+ Tất cả số cây huyện đó trồng được là :  
b. Khi học các bài Tập đọc, ngoài việc yêu cầu học sinh giải nghĩa từ, tôi  
n yêu cầu học sinh đặt câu với từ đó nhằm giúp các em hiểu rõ nghĩa hơn và  
phát triển khả năng diễn đạt của mình.  
- VD: Trong bài Tập đọc: ‘‘Vương quốc vắng nụ cười’’, sau khi cho học  
sinh giải nghĩa từ “du học” tôi cho học sinh đặt câu với từ mà các em vừa giải  
nghĩa:  
+ Chị em đi du học ở Úc.  
+ Bố mẹ cho anh em đi du học ở Nhật.  
6/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
Đối với những học sinh mà khả năng tiếp thu bài còn chậm và diễn đạt  
chưa tốt, tôi đặt ra các câu hỏi cụ thể hơn để các em có thể tự trả lời được, trình  
bày được sự hiểu biết của mình về nội dung bài học.  
Khi học sinh phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc sai, bao giờ tôi cũng để các em  
phát biểu hết ý kiến chứ không cắt ngang hoặc bắt các em dừng lại khi các em  
trả lời sai ý hoặc chưa hiểu ý của câu hỏi giáo viên đưa ra; đặc biệt, tôi không để  
tình trạng học sinh chê cười, chê bai khi các bạn phát biểu sai. Sau khi học sinh  
phát biểu xong ý kiến của mình, tôi mới giúp các em phân tích cái đúng, cái sai  
của ý kiến đã phát biểu. Nếu đó là ý kiến đúng, tôi yêu cầu 1 - 2 học sinh trình  
bày lại để cả lớp cùng hiểu bài và cùng khắc sâu kiến thức. Nếu đó là ý kiến sai,  
tôi hướng dẫn phân tích để thấy rõ lí do sai và yêu cầu chính học sinh đó phát  
biểu lại ý kiến đúng.  
Qua việc làm trên, tôi thấy các em hào hứng, sôi nổi hơn trong việc giơ tay  
xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài; các em không còn rụt rè, sợ phát biểu  
ý kiến trước tập thể lớp nữa.  
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức hình thức học tập theo nhóm để giúp các em  
phát huy khả năng tích cực, chủ động, tự tin, bạo dạn trước tập thể.  
Vì trong giờ học, thời gian có hạn nên không phải bất cứ học sinh nào cũng  
được bộc lộ khả năng hiểu biết và diễn đạt sự hiểu biết của mình trước tập thể  
lớp. Để khắc phục tình trạng này và giúp các em được tham gia nhiều vào các  
hoạt động học tập, tôi thường tổ chức hoạt động nhóm. Trong hoạt động nhóm,  
học sinh được trao đổi bàn bạc với nhau về nội dung học tập, sinh hoạt, vui  
chơi,Được học bạn, được hợp tác với bạn nên tri thức của các em trở nên sâu  
sắc hơn, dễ nhớ, dễ thuộc và được mở rộng hơn. Mặt khác, nhờ không khí thảo  
luận thân tình, cởi mở mà những em nhút nhát trước tập thể lớp cũng được rèn  
luyện để trở nên bạo dạn hơn. Nhờ yêu cầu tôi đưa ra là mỗi bạn lần lượt phải  
góp ý 1 - 2 câu nên ai cũng phải tham gia hoạt động nhóm. Các em đã dần dần  
học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe và có sự nhận xét, bổ  
sung ý kiến của bạn. Từ đó, các em trở nên dễ hòa đồng vào cộng đồng nhóm,  
tạo cho các em sự tin tưởng vào bản thân cùng sự tích cực chủ động, hứng thú  
trong mọi hoạt động học tập và sinh hoạt, vui chơi.  
Hình thức hoạt động nhóm không chỉ được tôi tổ chức trong giờ học mà tôi  
còn tổ chức ngoài giờ lên lớp với các hoạt động khác nhau như vui chơi giữa  
giờ, văn nghệTrong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, tôi thường tổ chức  
7/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
cho các em hoạt động theo nhóm 2, nhóm 4 để tạo ra không khí thoải mái, thân  
thiện và tin cậy giữa các thành viên trong nhóm nhưng hoạt động thật sự nghiêm  
túc, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng trong nhóm, nhờ đó mà các em phát biểu  
ý kiến, tham gia các hoạt động một cách chủ động, tự nhiên, không đùa cợt  
trong khi làm việc. Để giúp các em định hướng được những việc sẽ làm trong  
hoạt động nhóm, ngay khi bắt đầu tổ chức hoạt động cho học sinh, tôi thường  
đưa ra các câu hỏi mang tính chất gợi ý, không quá khó nhưng cũng không quá  
dễ với tất cả học sinh để các em đều được tham gia và có thể trình bày ý kiến  
của mình hoặc tôi đưa ra những việc, những yêu cầu cần đạt trong hoạt động vui  
chơi để các em thực hiện qua việc bàn bạc, hội ý với tin thần chủ động, sáng tạo.  
Sau khi thảo luận nhóm, bao giờ tôi cũng yêu cầu 1 - 2 em trong nhóm trình  
bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp, đồng thời yêu cầu các nhóm  
khác nêu ý kiến bổ sung. Giáo viên nhận xét, khen ngợi, động viên về thái độ  
làm việc nghiêm túc, sáng tạo của các em. Nhờ vậy học sinh đó tham gia sôi nổi,  
tích cực, bạo dạn và hứng thú hơn trong mọi hoạt động.  
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể đầu tuần, giữa tuần,  
cuối tuần, ngoài giờ hoặc trong những ngày lễ lớn để phát huy sự tích cực,  
bạo dạn và tính chủ động trong mọi hoạt động cho học sinh  
Trong thực tiễn giáo dục, tính tích cực, chủ động của học sinh được hình  
thành và phát triển qua các loại hình hoạt động khác nhau như học tập, lao động,  
vui chơi, hoạt động ngoại khóa. Hoạt động càng phong phú, đa dạng bao nhiêu  
thì quá trình giáo dục các em càng có hiệu quả bấy nhiêu, các em càng được bộc  
lộ khả năng hòa nhập, tự tin và tích cực tham gia hoạt động. Học sinh đă được  
tham gia các hoạt động tập thể dưới nhiều hình thức như sinh hoạt tập thể dưới  
sân, hoạt động tập thể vào chiều thứ 3, sinh hoạt cuối tuần (vào chiều thứ 6)  
hoặc trong những dịp kỉ niệm ngày lễ lớn như ngày 8/3, 20/11, 22/12, 26/3…  
với phạm trong lớp học, trong khối hoặc toàn trường.  
*Một số hình thức tổ chức trong giờ Hoạt động tập thể :  
a. Giải ô chữ  
Hình thức tổ chức Giải ô chữ thường được tôi tổ chức ngay trong các tiết  
học chính khóa hoặc trong các giờ sinh hoạt vào ngày thứ ba, cuối tuần. Trong  
hoạt động "Giải ô chữ", học sinh được tìm hiểu những vấn đề liên quan đến kiến  
8/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
thức đã học trong các tiết học chính nhưng cũng có thể là những vấn đề liên  
quan đến chủ điểm như An toàn giao thông, tìm hiểu về Bác Hồ, tìm hiểu về  
ngày nhà giáo Việt Nam, m hiểu về ngày 8/3, tìm hiểu về Đội thiếu niên Tiền  
phong Hồ Chí Minh,Hình thức tổ chức "Giải ô chữ" tôi thường tổ chức là đưa  
ra các gợi ý về số chữ cái,về nội dung ô chữ để học sinh đoán từ.  
Để tổ chức tốt hoạt động" Giải ô chữ", giáo viên cần chuẩn bị tốt lời gợi ý  
về ô chữ, ô chữ đáp án. Nội dung ô chữ cần tìm thường không quá khó hoặc  
quá dễ như tìm hiểu về những việc cần làm để thực hiện an toàn giao thông, thực  
hiện bảo vệ môi trường,Nội dung cần tìm cũng có thể là tên một bài thơ, hát  
một bài hát,có nội dung liên quan đến bài học hay chủ điểm sinh hoạt.Ví dụ  
trong tiết hoạt động tập thể vào thứ ba tháng 3 về chủ đề:‘‘Yêu quí mẹ và cô  
giáo” tôi đã cho học sinh giải những ô chữ sau:  
- Ô chữ gồm 10 chữ cái.Đây là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu  
tiên trong lịch sử nước nhà.Bạn hãy cho biết họ là ai?  
(Đáp án: Hai Bà Trưng)  
- Ô chữ gồm 2 chữ cái. Bạn hãy tìm một từ còn thiếu trong câu thơ sau của  
nhà thơ Trần Đăng Khoa:  
...là đất nước tháng ngày của con...  
(Đáp án: m)  
- Ô chữ gồm 8 chữ cái. Bạn hãy lắng nghe giai điệu sau đây và cho biết  
người nữ anh hùng trong bài hát là ai?  
(Đáp án: Võ ThSáu)  
Trong hoạt động "Giải ô chữ" bao giờ tôi cũng khuyến khích các em nói to,  
nói rõ ràng đáp án mình tìm được cho cả lớp nghe, đồng thời tôi cũng động viên,  
tạo hứng thú tham gia chơi bằng cách vỗ tay khen, thưởng một phần thưởng nhỏ  
(một cái bút chì, một quyển vở,). Khi tổ chức hoạt động "Giải ô chữ", gần như  
tất cả mọi đối tượng học sinh đều muốn được tham gia và tham gia một cách  
nhiệt tình, tích cực và chủ động bởi các em tìm được đáp án bằng sự hiểu biết  
của mình, bằng những tri thức đã tích lũy đồng thời cũng được học tập, mở rộng  
những tri thức mới. Nhờ hoạt động vui mà học này mà các em đã được rèn luyện  
tính tích cực, chủ động, tự tin, bạo dạn của mình.  
b. Vui văn nghệ  
Hoạt động Vui văn nghệ thường được tổ chức vào các giờ sinh hoạt ngày  
thứ ba, cuối tuần hoặc trong dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn. Trong hoạt động văn  
nghệ, các em được hát, được đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn ảo thuật  
9/14  
Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học  
sinh lớp 4  
theo chủ điểm sinh hoạt như về Bác Hồ, bộ đội, thầy cô giáo, bà, mẹ, chịhoặc  
những vấn đề ca ngợi tình yêu Tổ quốc, quê hương, mùa xuân…  
Để tổ chức hoạt động Vui văn nghệ, tôi thường khuyến khích các em tìm  
hiểu, học và dạy nhau những bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện có liên quan đến  
chủ điểm trong lúc nghỉ giải lao. Bản thân các em đang ở lứa tuổi rất thích được  
hát những bài hát vui nhộn của thiếu nhi. Vì thế, hoạt động Vui văn nghệ đã góp  
phần phát huy khả năng tự tin trong việc trình bày tiết mục văn nghệ của các em  
trước đám đông bởi các em được trình diễn trước bạn bè trong lớp, được sự tin  
cậy, thân thiện và sự động viên của bạn bè (qua vỗ tay khen, qua vỗ tay phụ  
họa,). Cũng nhờ hoạt động Vui văn nghệ mà ở lớp tôi, có những học sinh còn  
rụt rè trong học tập, nhưng các em lại có khả năng và niềm yêu thích ca hát, các  
em đã được tham gia nhiệt tình, sôi nổi, thể hiện được phần nào sự bạo dạn, tự  
tin trong tính cách của mình trước tập thể.  
c. Tổ chức chơi trò chơi  
Học sinh Tiểu học có nhu cầu vui chơi hết sức lớn. Việc tổ chức trò chơi là  
góp phần thỏa mãn nhu cầu đó của trẻ em. Trò chơi giúp giáo dục cho các em  
mối quan hệ đoàn kết thân ái giữa các em, đồng thời rèn luyện cho các em sự tự  
tin, bạo dạn trước đám đông, mang lại niềm vui nhận thức cho học sinh, phát  
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập cũng như  
trong mọi hoạt động khác.  
Trò chơi thường được tôi tổ chức cho học sinh tham gia ở cuối mỗi tiết học  
trên lớp hoặc trong các buổi hoạt động tập thể vào thứ ba, cuối tuần. Nội dung  
của trò chơi tôi đưa ra cho học sinh chơi thường là những trò chơi mang tính  
chất rèn luyện kiến thức và rèn luyện tác phong nhanh nhẹn cho các em như  
chơi giải toán nhanh, giải toán tiếp sức (trong giờ Toán), trò chơi tìm từ nhanh,  
thi vẽ tranh (giờ Tiếng Việt, Khoa học,Lịch sử,...); cũng có khi đó là những trò  
chơi mang tính chất rèn luyện về thể lực cho các em như các trò chơi vận động  
trong các giờ Hoạt động tập thể (trò chơi dân gian như cướp cờ,bỏ khăn,...)  
Để tổ chức tốt trò chơi cho học sinh và học sinh tham gia chơi một cách chủ  
động, giáo viên cần phải chuẩn bị nội dung chơi, dụng cụ, đồ vật cần có cho  
từng trò chơi, phần thưởng khuyến khích đội thắng cuộc trong trò chơi. Mặt  
khác, tôi thường hướng dẫn cho các em nắm vững nội dung chơi, cách chơi, luật  
chơi để các em chơi chủ động và thành thạo. Học sinh tham gia trò chơi thường  
chọn là những học sinh xung phong nhưng cũng có khi là những học sinh được  
10/14  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang minhvan 25/03/2025 80
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_c.pdf