SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc giáo dục kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em sau này.
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
BÁO CÁO SÁNG KIẾN  
“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2  
Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập”.  
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:  
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước.  
Việc giáo dục kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong  
sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho  
các em sau này. Bác Hồ từng nói “Không có giáo dục thì không nói gì đến  
kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người là mục tiêu, động lực  
của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Nhiệm vụ của  
người thầy, người cô không phải chỉ mang kiến thức cho học sinh mà nhiệm  
vụ cao cả hơn chính là giáo dục. Trong đó có giáo dục về kỹ năng sống, giáo  
dục cho các em các kỹ năng cơ bản nhất để có thể đối đầu với cuộc sống. Đặc  
biệt là với học sinh lớp 5, đây là lứa tuổi các em không còn quá nhỏ để được  
sự bao bọc từng bước của cha mẹ, lứa tuổi sắp bước sang một môi trường  
giáo dục chỉ cần nghe nói đọc viết.  
Trong những năm gần đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân  
thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp  
học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục thì các đơn vị trường học ngày  
càng chú trọng tới công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hơn, đặc biệt  
là học sinh người dân tộc thiểu số nói chung và của trường Phổ thông dân tộc  
bán trú Tiểu học Trà Tập, Nam Trà My nói riêng.  
Kỹ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong  
thời đại ngày nay. Theo tôi, kỹ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần  
thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng  
ngày trong cuộc sống. Kỹ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình  
thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc  
sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kỹ năng sống như: Nhóm kỹ  
năng nhận thức; nhóm kỹ năng xã hội và nhóm kỹ năng quản lí bản thân....  
Dù là kỹ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Vì  
vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất quan trọng bởi đây là một  
chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục  
tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt đức, trí,  
thể, mỹ để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông tư 30 ngày 20/7/2010 của Bộ  
giáo dục và Đào tạo với nội dung đánh giá học sinh về năng lực và phẩm chất  
đây chính là hình thức đánh giá hướng đến các kỹ năng sống của học sinh  
tiểu học.  
2
Thực tế hiện nay, việc rèn kỹ năng sống của các em ở trường tiểu học,  
đặc biệt là đối với các em học sinh dân tộc thiểu số ở Trường Phổ thông dân  
tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My nói chung và lớp 5/2 của  
trường tôi nói riêng còn nhiều hạn chế như kỹ năng giao tiếp thiếu tự tin, e dè,  
nhút nhát, sống khép kín. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy,  
người cô dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người  
bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo đúng quy định  
giáo dục trong nhà trường, có những tác động tích cực đến các em cũng như  
giúp các em điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, có lợi nhất. Chính vì lẽ  
đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được  
một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: Tự chăm sóc sức  
khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ  
động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo  
vệ mình. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với  
học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em,  
giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này.  
Từ nhận thức đó, với cương vị là người giáo viên trực tiếp đứng lớp,  
bản thân tôi hết sức băn khoăn và trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để nâng cao  
kỹ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kỹ  
năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với ý nghĩa và tầm quan trọng của  
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn đề tài “Một số biện  
pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường PTDTBT Tiểu  
học Trà Tập” làm báo cáo sáng kiến cho bản thân mình áp dụng trong năm  
học 2020-2021.  
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:  
1.1.1. Các giải pháp thực hiện:  
Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới  
đưa vào dạy cho học sinh ở các trường, dưới nhiều hình thức khác nhau.  
Chương trình hành động … đã đặt ra trách nhiệm phải đảm bảo cho người học  
được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng  
sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Do vậy để giúp  
các em có kỹ năng sống tốt cần có những giải pháp thực hiện, cụ thể như sau:  
Giải pháp thứ nhất: Tạo mối quan hệ hòa đồng giữa cô và trò, giữa trò  
và trò. Tranh thủ những lúc ra chơi giáo viên cùng tâm sự, hỏi han về hoàn  
cảnh gia đình của các em, lấy số điện thoại để tiện cho việc liên lạc. Chọn  
những học sinh năng động, nhiệt tình và có lực học tốt để bầu ban cán sự lớp,  
phân công từng việc cụ thể, phù hợp với từng em nhằm đưa tập thể lớp ngày  
càng đi lên. Hàng ngày giáo viên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở với vai trò vừa  
là cha, là mẹ, là anh, là chị, là người bạn tốt của các em.  
Giải pháp thứ hai: Tạo sự hứng thú cho các em ở mỗi tiết học. Để học  
sinh hứng thú trong giờ học, đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài dạy, thực  
hiện đầy đủ các môn học, các tiết học không quá kéo dài, gây cho học sinh  
3
mệt và chán nản, cần hướng dẫn các em chú ý nghe giảng, cách trả lời câu  
hỏi. Xen kẽ các tiết học giáo viên cũng cần tổ chức trò chơi hợp lý đúng mục  
đích, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy, làm tăng tốc độ  
truyền thông tin, tạo sự lôi cuốn hấp dẫn, giúp giờ học thêm sinh động giúp  
các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự mạnh dạn, tự tin hơn.  
Giải pháp thứ ba: Kết hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho  
các em ở nhà. Giáo viên cần hướng dẫn và giúp các em biết sắp xếp công  
việc một cách hợp lý. Hàng ngày em ngủ dậy, đi học, học bài, làm việc giúp  
gia đình vào lúc nào phù hợp nhất. Qua việc học tập hàng ngày của các em,  
tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để kịp thời nắm bắt nhắc nhở, đôn  
đốc học sinh học tập ở lớp cũng như ở nhà.  
Giải pháp thứ tư: Kết hợp giáo viên bộ môn giáo dục kỹ năng sống qua  
từng môn học. Hiện nay, ở tất cả các trường học sinh ngoài giáo viên chủ  
nhiệm các em còn được học các thầy cô giáo bộ môn như: vẽ, hát, tập thể  
dục…giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với giáo viên bộ môn cùng hướng dẫn  
các em. Được sự quan tâm của các thầy cô giáo cho nên việc học tập của lớp  
được xuyên suốt và trở thành thói quen hàng ngày. Các giáo viên bộ môn hài  
lòng khi các em ngoan, chăm học nên có thời gian truyền đạt tốt tiết dạy của  
mình.  
Giải pháp thứ năm: Kết hợp với đoàn thể khác giáo dục kỹ năng sống  
cho các em. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động vui chơi như: Tham gia thi  
giao lưu Tiếng Việt, diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam  
20/11, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhằm khuyến khích  
sự mạnh dạn, tự tin, sự sáng tạo, lòng yêu thiên nhiên môi trường, yêu quê  
hương, đất nước, biết bảo vệ tài sản của nhà trường, của cộng đồng và tài sản  
của bản thân.  
1.1.2. Các bước thực hiện giải pháp:  
- Bước 1: Lập kế hoạch từ đầu năm học (tháng 9/2020).  
- Bước 2: Giáo viên lập sáng kiến sẽ áp dụng tại lớp mình đang dạy  
(lớp 5/2 trường PTDTBT TH Trà Tập năm học 2020 - 2021).  
- Bước 3: Tổ chức nghiên cứu những kỹ năng sống để áp dụng giải  
pháp mới.  
- Bước 4: Áp dụng trong các bài hoặc các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên  
lớp.  
- Bước 5: Ngoài áp dụng kỹ năng sống tại lớp 5/2 ra còn có thể áp  
dụng cho toàn trường và có thể áp dụng trên địa bàn huyện Nam Trà My.  
- Bước 6: Theo dõi, đối chiếu chất lượng các kỹ năng sống .  
1.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp:  
4
- Xác định tầm quan trọng của việc tổ chức dạy kỹ năng sống ở lớp học  
và thời gian vận dụng các giải pháp mà trong đó lấy học sinh làm trung tâm.  
Giáo viên linh hoạt thực hiện các giải pháp sao cho phù hợp.  
- Người giáo viên luôn rèn luyện tác phong gương mẫu, chuẩn mực tạo  
ấn tượng tốt cho học sinh. “Sự gương mẫu của cô giáo là tia sáng mặt trời  
thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế  
được”  
- Giáo viên luôn gần gũi với học sinh để tạo mối quan hệ mật thiết với  
các em, hãy cho các em thấy rằng thầy cô giáo là người cha người mẹ thứ hai  
của mình.  
- Từ những giải pháp trên chúng ta có thể tổ chức cho các em sinh hoạt  
ngoại khóa, lồng ghép dạy kỹ năng sống vào bài học.  
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết  
Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập là một trường học  
nm vùng sâu, vùng xa của huyện Nam Trà My, trong lp đều là hc sinh  
dân tc thiu số, gia đình các em đều ở nóc, nên kỹ năng giao tiếp của các em  
còn e dè, nhút nhát với mọi người.  
Bản thân tôi nhận thấy, để dạy và làm tốt việc rèn luyện kỹ năng sống  
cho học sinh lớp 5/2, trường PTDTBT TH Trà Tập là một công việc vô cùng  
khó khăn, nghiêm túc, và cần thiết. Vấn đề đặt ra lúc này là vận dụng các biện  
pháp nào cho có hiệu quả. Vận dụng ra sao, như thế nào cho phù hợp? Và khi  
áp dụng vào thực tiễn trong từng năm học, bản thân tôi đã có những thuận lợi  
và khó khăn sau:  
1.2.1. Thuận lợi:  
- Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc  
dạy và học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất  
lượng giáo dục.  
- Bản thân được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn.  
- Nhà trường cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp  
cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các khối  
lớp học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn  
luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và  
kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ  
sức khỏe, kỹ năng phòng, tránh tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn  
thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, tự bảo vệ bản thân,  
chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.  
- Trong thực tế nhiều năm học qua, với yêu cầu sử dụng công nghệ  
thông tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học của nhà trường, bản thân  
mỗi giáo viên đã thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết  
học để cung cấp cho các em các kênh hình ảnh, kênh thông tin cần thiết và  
5
thiết thực để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho các em qua các bài học,  
các môn học. Ngoài ra các em còn tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề  
như: Giáo dục kỹ năng sống phòng chống đuối nước, giáo dục kỹ năng về  
tuyên truyền biển đảo, an toàn giao thông …  
- Đa số học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan ngoãn, biết  
vâng lời cha mẹ, thầy cô và có ý thức tìm tòi, học hỏi.  
- Học sinh sống ở vùng núi gần gũi với thiên nhiên, đồng ruộng, vườn  
cây, con suối, đêm trăng …  
- Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất cũng như đồ dùng,  
thiết bị dạy học cũng được nhà trường tăng cường đầu tư.  
- Bản thân là giáo viên nhiều năm liền giảng dạy lớp 5, luôn yêu nghề,  
nhiệt tình, tâm huyết với nghề mà mình đã chọn.  
1.2.2. Khó khăn:  
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập cũng như giáo dục  
đạo đức của con em mình. Đa số gia đình các em là người dân tộc thiểu số  
nên gia đình gặp rất nhiều khó khăn, ba mẹ các em chủ yếu lo làm rẫy, làm  
mướn kiếm sống cho nên ít có điều kiện quan tâm giáo dục các em.  
- Địa bàn rộng, từ nhà đến trường các em phải đi bộ 3 đến 4 giờ đồng  
hồ mới tới nơi, khi nhà các em giao tiếp với gia đình hu hết là tiếng mẹ đẻ  
nên vào lớp học giáo viên gặp rất nhiu khó khăn trong lúc dạy học.  
- Thực tế Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập còn rất  
khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường nói chung  
và lớp 5/2 nói riêng, vốn hiểu biết các em còn hạn chế ở tiếng phổ thông.  
- Tỷ lệ chuyên cần của lớp chưa cao do địa hình đi lại khó khăn, thời  
tiết thay đổi thất thường, học sinh hay đau ốm, phụ huynh là đồng bào dân tộc  
thiểu số nên ý thức trong việc chăm sóc, giáo dục con em còn hạn chế.  
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện  
tại.  
Hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là  
mới cũng không phải là việc gì to tác rộng lớn. Tuy nhiên nội dung nào được  
đưa vào giáo dục cho các em, vấn đề cụ thể nào cần quan tâm đến việc giáo  
dục kỹ năng sống hiện nay là cấp bách! Vì sao vậy? Chúng ta thấy, ngày nay  
các em học sinh rất thông minh, tiếp thu kiến thức nhanh và vận dụng rất tốt  
nhưng việc ứng xử một số vấn đề mang tính văn hoá, mang tính xã hội còn rất  
hạn chế.  
Sau khi nhận lớp tôi tiến hành khảo sát kỹ năng sống của học sinh trong  
lớp và đã thấy được kết quả khảo sát lần 1 ở lớp 5/2 (đầu năm học) với chủ đề  
Kỹ năng của em, cụ thể như sau:  
6
Tổng số HS có kỹ năng tốt  
HS có hình thành kỹ HS thực hiện kỹ  
năng  
năng chưa tốt  
HS  
SL  
5
TL  
SL  
TL  
SL  
13  
TL  
33  
15,2%  
15  
45,4%  
39,4%  
Thực hành thảo luận nhóm  
Biết lắng nghe, hợp tác  
Chưa biết lắng nghe, hay  
tách ra khỏi nhóm  
Tổng số HS  
SL  
20  
TL  
SL  
13  
TL  
33  
60,6%  
39,4%  
Ứng xử tình huống trong các trò chơi, hoạt động tập thể  
Biết cách ứng xử hài hòa, phù Chưa biết ứng xử còn hay cãi  
Tổng số HS  
hợp  
SL  
22  
nhau hoặc xô đẩy bạn  
TL  
SL  
11  
TL  
33  
66,6%  
33,4%  
Qua khảo sát cho thấy, số học sinh thực hiện kỹ năng chưa tốt, chưa  
biết lắng nghe còn chiếm tỉ lệ cao. Số học sinh lớp nhiều khi còn rơi vào cả  
những học sinh học tương đối tốt các môn văn hóa.  
Từ những thực trạng trên đây, thì việc “ Giáo dục kỹ năng sống cho  
học sinh lớp 5/2” là một việc làm vô cùng cần thiết các em thấy mình mạnh  
dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản  
thân say mê, hứng thú trong học tập. Vì thế mà việc đưa ra những biện pháp  
để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 là điều rất cần thiết. Và tôi đã  
mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau:  
Biện pháp 1: Nhận thức về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng  
sống cho học sinh lớp 5/2.  
Khi xưa tôi đi học thầy cô rất quan tâm đến việc giáo dục nền nếp đạo  
đức, tình cảm thầy cô bạn bè, cách ứng xử văn hoá…Hiện nay, áp lực công  
việc của giáo viên rất nhiều, nào là giáo án, nào là dự giờ kiểm tra, tham gia  
các hoạt động của nhà trường chiếm nhiều thời gian rất nhiều. Nhưng chúng  
ta đã không vì áp lực công việc mà thiếu đi quan tâm giáo dục chuẩn mực, vì  
điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các em, và nhất là các em học sinh dân  
tộc thiểu số ở các vùng miền núi như trường chúng tôi đây. Nhận thức được  
điều đó bản thân tôi không chỉ lo dạy kiến thức mà còn quan tâm đến việc  
giáo dục kỹ năng sống cho các em, nhất là đối với học sinh lớp 5, các em  
7
đang ở lớp cuối cấp của tiểu học. Thầy cô cần nhận thức sâu sắc về sự cần  
thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Vậy những kỹ năng nào cần  
trang bị cho các em? Theo tôi nghĩ vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá  
con người, văn hoá dân tộc, văn hoá ứng xử là vấn đề cần quan trọng nhất.  
Muốn làm được điều đó tôi đã từng bước phân loại các nhóm kỹ năng sống  
cần tăng cường cho các em như:  
Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác  
định giá trị, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin... Đây là nhóm kỹ năng mà  
giáo viên cần chú tâm rèn cho học sinh thông qua tính cách của mỗi cá nhân,  
giúp các em cảm nhận biết được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối  
quan hệ với những người khác và trong tập thể lớp. Nhóm kỹ năng sống này  
giúp các em luôn cảm thấy tự tin với chính mình trong mọi tình huống ở mọi  
nơi.  
Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: Giao tiếp có hiệu  
quả, thương lượng, thương thuyết từ chối, giải quyết mâu thuẫn, bày tỏ sự  
cảm thông, hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ. Ở nhóm kỹ năng này các em có  
thể hiểu biết và chia sẻ với tất cả các bạn cùng trang lứa. Chúng ta cần dạy  
các em biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác  
hiểu, giúp các em cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới  
xung quanh nó.  
- Gắn với các hoạt động học tập như: Thảo luận nhóm, thực hành, thi  
tìm hiểu theo chủ đề,….  
- Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất như: Bóng đá, bóng chuyền,  
cầu lông, trò chơi dân gian,…  
- Gắn với các hoạt động giáo dục thẩm mĩ như: Hát múa, hát dân ca, vẽ,  
báo tường, trang trí lớp…..  
Biện pháp 2. Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kỹ  
năng sống:  
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cho cá nhân  
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc  
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Kỹ năng  
sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng  
thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.  
Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kỹ năng  
sống cho học sinh:  
- Tương tác: Các kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề  
được hình thành tốt trong quá trình học sinh tương tác với bạn bè và những  
người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình  
và xem xét ý kiến của người khác... Do vậy giáo viên cần tổ chức các hoạt  
động có tính chất tương tác thông qua các hoạt động học tập hoặc hoạt động  
giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho các em.  
8
- Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài  
giờ lên lớp cũng như trong các hoạt động học tập cho học sinh được hoạt  
động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng các nhân, có cơ hội xử lí các tình huống  
cũng như phản biện. Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải  
nghiệm qua thực tế và nó có kỹ năng khi các em được làm việc đó.  
- Tiến trình: Giáo viên không thể giáo dục kỹ năng sống trong một lần,  
hai lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ "Nhận thức - hình thành thái độ -  
thay đổi hành vi". Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày  
hai mà phải là cả một quá trình.  
- Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống  
được thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong  
mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa  
cho học sinh tham gia vào các tình huống thật trong cuộc sống.  
- Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho  
học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của giáo dục.  
Biện pháp 3. Tăng cường gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh  
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh  
và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới  
thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở  
thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là  
hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân  
thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em”. Đây cũng  
là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh  
bởi đa số các em là người đồng bào miền núi nên rất rụt rè và hạn chế về tiếng  
phổ thông.  
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ  
lúc nào, giờ học nào, và cũng có thể là khi các em tham gia sinh hoạt ở bán  
trú. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp  
tục qua biện pháp tiếp theo.  
Biện pháp 4. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các  
môn học  
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận  
dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức;  
Khoa học; Hoạt động ngoài giờ lên lớp... để những giờ học sao cho các em  
được hoạt động để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.  
Trong chương trình lớp 5, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể  
giáo dục kỹ năng sống cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội,  
như: Luyện tập làm báo cáo thống kê, kể chuyện được chứng kiến hoặc  
tham gia,... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi  
mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt.  
Thông qua các câu chuyện đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kỹ  
9
năng sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học  
sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương  
pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: Thực  
hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,  
phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp.  
Ví dụ: Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở  
thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử  
dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ  
động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động  
học tập phong phú, đa dạng như: Kể chuyện theo tranh, quan sát tranh ảnh,  
kênh hình, tiểu phẩm, phân tích, xử lí tình huống, chơi trò chơi, đóng tiểu  
phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh. Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy  
học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án, đóng vai, trò chơi. Thông qua  
việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được  
tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp  
với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền  
văn minh xã hội.  
Các kỹ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu là  
những bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kỹ năng làm việc  
đồng đội. Bản thân luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới  
phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và  
phát huy mình hơn qua việc học nhóm.  
Biện pháp 5. Rèn kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp.  
Để các em có kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương  
tích khác, tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết: Hoạt động ngoài giờ lên  
lớp, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích  
khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí.  
Ví dụ: Bài "Em đi xe đạp an toàn" Học sinh quan sát hình ảnh trên sân  
trường. Qua đó giáo dục học sinh kỹ năng khi đi xe đạp trên đường em phải đi  
về phía bên phải của đường, khi đèn tín hiệu giao thông báo đèn đỏ thì em  
phải dừng lại. .. Khi đi xe đạp trên đường nếu muốn rẽ phải, rẽ trái em phải  
làm thế nào? Muốn vượt người hoặc xe đạp đằng trước, em cần làm thế nào?  
Sau khi học xong bài các em biết cách đi xe đạp lưu thông trên đường đảm  
bảo an toàn.  
Học sinh quan sát hình ảnh trên sân trường, trao đổi với nhau: Tìm  
hiểu cách đi xe đạp an toàn.  
10  
Bài "Những hành vi không được phép khi đi xe đạp an toàn" giáo  
dục cho các em tránh các tai nạn trên đường khi đi xe đạp. Ngoài ra trong bài  
"Đi đường an toàn", "Em thực hiện an toàn giao thông" còn giáo dục các  
em không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không  
được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe,...Như vậy, các em có thể  
tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải.  
Biện pháp 6. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp,  
hoạt động giáo dục, vui chơi  
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các  
phong trào: Nói lời hay làm việc tốt qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa  
về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm  
ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và  
những người lớn tuổi,... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp.  
Để rèn kỹ năng sống có hiệu quả tôi còn vận dụng thông qua các hoạt  
động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp.  
Ví dụ: Nhân ngày lễ Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 tôi tổ chức cho  
học sinh trang trí bảng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.  
11  
Trang trí bảng Chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22- 12  
Hoạt động Chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3 liên đội trường  
PTDTBT Tiểu học Trà Tập các em tham gia tập luyện và thi nghi thức đội,  
kết quả chi đội lớp 5/2 đạt giải nhì toàn .  
Học sinh thi nghi thức đội của lớp 5/2  
( giải nhì )  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang minhvan 15/06/2024 1660
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5/2 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.pdf