SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong trường tiểu học
Đảng và nhà nước ta rất coi trọng giáo dục và giáo dục là Quốc sách hàng đầu ,có tầm quan trọng trong sự nghệp và đào tạo thế hệ trẻ.Vì giáo dục là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người ,là phát triển tư duy nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trước xu thế hội nhập quốc tế, phục vụ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước góp phần thành công trên các lĩnh vực xây dựng đất nước.
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong trường tiểu học
I.1 Lý do chọn đề tài .
Đảng và nhà nước ta rất coi trọng giáo dục và giáo dục là Quốc sách hàng đầu ,có
tầm quan trọng trong sự nghệp và đào tạo thế hệ trẻ.Vì giáo dục là giai đoạn khởi
đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người ,là
phát triển tư duy nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trước xu thế hội nhập quốc tế, phục
vụ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước góp phần thành công trên các lĩnh vực
xây dựng đất nước.Trong trường học thì học sinh cá biệt không ai khẳng định rằng
là không có học sinh cá biệt, dù ít hay nhiều đều có.Do vậy, nghiên cứu học sinh cá
biệt một nội dung chứa đựng nhiều tiềm năng,các loại hình tư duy quan trọng như:
khái quát hoá,tổng hợp,so sánh,phân tích…giúp học sinh cá biệt có tầm quan sát,có
óc tưởng tượng phong phú và đa dạng hơn về vai trò và trách nhiệm của người học
sinh và lợi ích của việc học có quan trọng như thế nào đối với bản thân .Nhưng
trong thực trạng hiện nay cho thấy học sinh cá biệt chưa thấy sự nhanh nhạy trong
học tập, vốn hiểu biết mình còn hạn chế.
Là nghề giáo viên tôi luôn trăn trở quan tâm đến việc ứng dụng các phương
pháp,biện pháp xây dựng trường học thân thiên học sinh tích cực để tạo sự hứng thú
cho sinh mỗi ngày đến trường là một niềm vui,thực sự là nơi dạy cho các em để
cho các em quyết tâm học tốt những gì mà các em chưa được học.Thông qua những
trò chơi,hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần thư giản trong học tập.Vậy
giáo dục ở trường là tiền đề vững chắc cho thế hệ mai sau.Khi học sinh được quan
sát cùng thảo luận nhóm để chiếm lĩnh kiến thức . thì mong muốn học sinh thể hiện
hết mình trong hoạt động học tập. Để thực hiện tốt điều này trong trường học
chúng ta phải luôn cố gắng tìm mọi cách cho học sinh yêu thích với việc học tập
của mình tác động đến sự sáng tạo ,tư duy trừu tượng,trí nhớ của học sinh .Thể hiện
những cảm xúc,ấn tượng vẻ đẹp của thiên nhiên đồ vật…của nhà trường cũng như
quý mến tôn trọng mọi người.
Mục đích nhằm giúp học sinh cá biệt phát triển về mọi mặt,đức ,trí,thể ,mĩ
phát triển hình thành nhân cách và biểu tượng ban đầu cho phát triển tư duy,thiết
lập mối quan hệ .Với môi trường học tập được tự nhiên . Đối với học sinh tiểu học
rất quan trọng để học sinh tiếp tục học tốt các cấp học cao hơn,có thể tìm tòi khám
phá và sáng tạo hơn.
Chính vì vậy, số học sinh cá biệt chúng ta phải quan tâm sâu sát để xóa hàng
rào mặc cảm với những học sinh trong trường , làm sao để học sinh cá biệt có tiếp
xúc cái hay,cái đẹp riêng ,tâm đắc nhất. Hình thành thành cho học sinh điểm tựa
đúng đắn về sự vật hiện tượng, cung cấp cho những kiến thức từ đơn giản đến kiến
thức có hệ thống trong chương trình giảng dạy, từ đó tạo cơ sở phát triển tốt cho
học sinh cá biệt.
Do đó tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục học sinh cá
biệt ở trường tiểu học” .
2. Các giải pháp thực hiện:
Giải pháp 1:Nhận xét tuyên dương theo chiều hướng tích cực của học sinh thể hiện
qua các tiết học .
Em Luân Tiến Dũng hàng ngày đi học sách vở không soạn đúng theo thời khoá biểu
của các môn học. Tôi chỉ đạo giáo viên Hoàng Văn Sáng tìm hiểu rõ nguyên nhân tại
sao em Dũng không đưa sách vở theo thời khoá biểu, lúc đầu giáo viên cứ nghỉ em về
nhà không chú tâm học bài nhưng thực ra em Dũng bị em nhỏ xé mất thời khoá biểu
mà Dũng không dám xin giáo viên chép lại thời khoá biểu do một sơ xuất nhỏ mà cả
học ky I Em Dũng luôn bị giáo viên nhắc nhở , đội cờ đỏ nhắc nhở.Đây cũng là một sự
chưa tâm sâu sát của giáo viên nhiệm tôi chỉ đạo đồng chí in thời khoá biểu mới cho
em Dũng và trao đổi cả lớp từ nay trở đi chắc chắn bạn Dũng không bị thầy nhắc nhở
nữa .Từ đó về cuối năm học Dũng lúc nào cũng soạn sách vở đúng theo thời khoá biểu
học tập ngày càng tiến bộ hơn khi Dũng được thầy cô và cả lớp quan .
Giải pháp 2: Phát huy hiệu quả Thảo luận nhóm đảm bảo công bằng tính tự chủ của
mỗi cá nhân.
Em Nông văn Hoàng những buổi học trên lớp hay nói chuyện riêng không chịu học
bài thậm chí lôi kéo một số em nói chuyện theo luôn tỏ ra thái độ muôn làm đại ca.
Đây là một điểm yếu của giáo viên khi tổ chức thảo luận nhóm , giáo viên không luân
phiên nhóm trưởng , các thành viên trong nhóm không đoàn kết mạnh ai nấy được .
Qua tìm hiểu dự giờ thăm lớp mới phát hiện ra đây là một điểm yếu của giáo viên , tôi
chỉ đạo ngay cho giáo viên phải luân phiên nhóm trưởng đảm bảo công bằng trong
nhóm ý kiến của các thành viên được thống nhất đưa ý thống nhất .Sau một tuần tôi
quay lại dự giờ thì kết quả thảo luận nhóm có tính khả thi hơn, em Hoàng ít nói
chuyện hơn , hăng say phát biểu xây dựng đồng thời tất cả học sinh của khối 4 có ý
thức học tốt hơn do phát huy được tính công bằng tính tự giác hoạt động nhóm đây là
dấu hiệu khả quan của giải pháp.
Giải pháp 3:Phát huy hiệu quả của giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp tổng phụ đội tổ chức các trò chơi dân gian, tổ
chức tập văn nghệ , rèn luyện kỷ năng sống ba học sinh cá biệt được giáo viên chủ
nhiệm phân công các hoạt động ban đầu các em rụt rè chưa mạnh dạn nhưng dần
về sau các em tiến bộ rõ rệt biết tập hợp nhóm tổ tham gia các trò chơi dân gian sôi
nổi, tự nguyện đăng ký vào đội văn nghệ của trường, ý thức kỷ năng sống được
nâng lên từ đó các em có ý học tập tốt hơn , có tính cẩn thận hơn , được các bạn
trong lớp quan tâm hơn.
Giải pháp 4:Cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của bài dạy.
Trong tất cả phương pháp dạy học thì không có phương pháp nào là phương pháp
tối ưu cả mà tuỳ theo những phương pháp giáo viên đứng lớp vận dụng phù hợp
với nội dung bài dạy tiết dạy . Muốn có chất lượng đại trà , muốn giáo dục tốt toàn
diện thì trước hết giáo viên dạy học phải biết dạy học phân hoá đối tượng để đáp
ứng bù đắp những kiến thức cần có. Ví dụ những em học sinh dân tộc vốn các em
làm tập làm văn không được tốt là do mở rộng vốn từ của em yếu do vây, qua các
tiết luyện từ và câu giáo viên gọi các em làm bài tập bằng miệng ví dụ : mở rộng từ
nông dân : nông dân thôn Ea Chiêu , nông dân xã Ea Tân , nông dân huyện Kr
Năng, nông dân tỉnh Đắc Lắc, nông dân Việt Nam; thu hẹp từ nông dân Việt Nam
thì các em làm ngược lại . Qua nhiều lần áp dụng thì các em có vốn từ phòng phú
làm văn hay hơn giao tiếp với thầy cô ngoan lễ phép hơn, tiến bộ trong học tập. Ba
em cá biệt điều được tham gia các trò chơi ai nhanh ai đúng; ai gọn gàng ngăn nắp
tuy nhiên chưa thực sự bằng những học sinh bình thường nhưng cũng có khả thi
trong cải tiến phương pháp dạy học.
Giải pháp 5: Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu rõ hoàn cảnh cuộc sống đời thường của
học sinh cá biệt.
Hoàn cảnh của 3 học sinh cá biệt là sự khác nhau hoàn toàn trong cuộc sống đời
thường. Em Dũng bố mẹ không biết chữ nhà đông anh em ; Em Hoàng bố hay rũ rê
bạn bè đến ăn nhậu rồi hay nói chuyện văn hoá vỉa hè; Em Trang do hoàn cảnh bôc
mẹ trong tình trạng sống ly thân mạnh ai nấy làm không quan tâm con thậm chí
hay chửi mắng con. Giáo viên mời ba phụ huynh của ba em tới trao đổi tình hình
học và nói lên sự cảm thông chia sẽ để tạo cho các em có một tư tưởng của tuổi trẻ
thoải mái vô tư chỉ biết học là trên hết không bận rộn đến hoàn cảnh gia đình, qua
những lần tiếp xúc thì các em trường học tập có dấu hiệu tích cực.
Giải pháp 6:Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cùng với giáo viên tổng phụ
trách đội .
Qua các hội thi em kể chuyện theo sách, giai điệu tuổi hồng, tìm hiểu khoa học về
xung quanh em mời phụ huynh của ba học sinh cá biệt đến tham dự để phụ huynh
biết được ngoài kiến thức học giáo dục kỷ năng sống vô cùng quan trọng trong đó
có trách nhiệm của phụ huynh. Ba học sinh cá biệt thể hiện tài năng thực sự của
mình để bố mẹ thấy được tiến bộ của con mình.
Giải pháp 7:Giáo viên quan tâm theo giỏi chú ý đến quá trình hoạt động học tập
của học sinh một cách hợp lí. Luôn luôn thay đổi hình thức,tạo điều kiện để được
gần gũi với học sinh hiểu được ý định của học sinh phát huy tính tự giác &tích cực.
Giáo viên tìm hiểu rõ nguyên nhân do từ đâu để có học sinh cá biệt.
Ba em học sinh cá biệt điều tham gia giải toán trên mạng tuy không đạt học sinh
dự thi cấp huyện nhưng đây là một sự tiến bộ trong thấy của các em
* Để hạn chế học sinh cá biệt mới tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất:
Giáo viên gợi ý cho học sinh còn lúng túng, động viên kịp thời kích thích hứng
thú trong học tập.Giáo viên cần tôn trọng ý thích,năng khiếu hiếu biết của học sinh
không nên gò bó áp đặt .
Mỗi tiết dạy cần có sự dẫn dắt cuốn hút để gây hứng thú cho học sinh, tiết học diễn
ra nhẹ nhàng khi học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức ,tin vào kết quả học tập chính
mình .
2. Biện pháp thứ hai: Phát huy hiệu quả Thảo luận nhóm đảm bảo mỗi cá nhân trong
nhóm công bằng tính tự chủ , giáo viên phân luồng nhóm kiến kiến thức để thảo
luận.Tuy nhiên tuỳ thuộc vào nội dung của bài của từng môn học có nên thảo luận
nhóm hay không ví dụ: môn tự nhiên –xã hội lớp 1,2&3; môn khoa học lớp 4&5
Giáo viên sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột tạo cho các em khám phá Khoa học
chiếm lĩnh trí thức
3. Biện pháp thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với tổng phụ trách đội để
tham mưu các câu lạc bộ của học sinh như: câu lạc bộ văn nghệ ; câu lạc bộ thể dục
thể thao; câu lạc bộ toán tuổi thơ; tổ chức các trò chơi dân gian để học sinh thấu
hiểu được truyền thống đạo lý của ông cha….
4. Biện pháp thứ tư:Tuỳ thuộc vào nội dung từng của các môn giáo viên lựa chọn
phương pháp dạy học cho phù hợp.
Ví dụ : phương pháp bàn tay nặn bột: Muốn Khám Phá Khoa học: “một số loại
quả”
- Khi dạy giáo viên chuẩn bị “một số loại quả” gần gũi với học sinh ,có thể
giáo viên cho học sinh mang đi một quả mà bố mẹ học sinh có ( bơ ,cam, chanh,
chuối, nhãn, chôm chôm , đu đủ …hay quả nhựa cho học sinh quan sát thật kỹ, hình
thành cho học sinh những ấn tượng biểu tượng trong trí nhớ ,học sinh hiểu được ích
lợi của các loại quả , tác hại của một số quả (cà độc dược, quả điều lộn hột khi
non..).
5. Biện pháp thứ năm: phát huy người tốt , việc tốt để giáo dục đạo đức lối sống cho
học , rèn học sinh tính cẩn thận trong làm bài . Học sinh làm tốt bài văn hoặc bài
toán thì trước hết phải đọc kỷ đề bài hiểu đề bài yêu cầu phải làm gì…
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu rõ hoàn cảnh cuộc sống đời thường của học sinh
cá biệt. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cùng với giáo viên tổng phụ trách
đội rất quan trọng. Giáo viên sẽ dễ dàng nắm đựơc tình hình hoàn cảnh học sinh ở
nhà cũng như ở trên lớp. Giáo viên kể những gương học tập cho học sinh nghe và
lợi ích của những việc làm tốt từ đó các em học sinh cá biệt quyết tâm và tiến bộ
trong học tập.
3. Kết quả khảo nghiệm:
Cuối cùng tôi lấy ý kiến của đồng nghiệp,và xây dựng các phương pháp biện
pháp. Xem thành công ở mức độ nào? bao nhiêu học sinh học tốt các môn học , bao
nhiêu không học được. Thi kiểm tra chất lượng của kỳI năm học của học sinh khối
4 có 40 học sinh như sau:
Giáo viên được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm dạy các tiết học, trong
các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi khi lên lớp tự tin hơn, không còn lúng túng nữa.
Qua sự cố gắng nỗ lực,đã thu được kết quả rất khả quan học sinh cá biệt giảm đi
giáo viên đã hình thành tốt nhân cách phẩm chất cùng với phát triển trí tuệ cho học
sinh.
Học sinh cá biệt giảm đáng kể , cha mẹ học sinh vui mừng khi thấy con mình
tiến bộ rõ rệt ngoan chăm chỉ học tập.Học sinh phấn khởi, hứng thú khi tham gia
hoạt động học tập ở trường có thể được tự do phát huy được năng khiếu, độc lập tư
duy của mình thể hiện qua các bài học , môn học . Như môn khoa học các em mạnh
dạn nói lên nhận xét của mình khi quan sát đối tượng chiếm lĩnh trí thức khi các em
đã thành công thí nghiệm.
Bên cạnh đó cũng là học sinh cá biệt đang tỏ vẽ nhút nhát cũng nói lên được
nhận xét của mình về bước đầu được nghiên cứu thực hiện.
Phương pháp bàn tay nặn bột khá mới mẻ…. Học sinh rất hào hứng trong giờ
học mỹ thuật,được vẽ lên tờ giấy trắng,tạo được sản phẩm do chính tay mình làm.
Vẽ đẹp, tô màu hợp lý, có tính sáng tạo.
Giáo viên áp dụng vào bài học những trò chơi tạo hứng thú, hẫp dẫn lôi cuốn
học sinh tham gia hoạt động học tập tạo nên nếp nhăn trong học tập,độc lập suy
nghĩ tin vào kết quả của mình làm ra.
1. Kết luận:
Các giải pháp trên,nhằm giúp học sinh cá biệt phát triển về mọi mặt,đức ,trí,thể
,mĩ phát triển hình thành nhân cách và biểu tượng ban đầu cho phát triển tư
duy,thiết lập mối quan hệ .Với môi trường học tập được tự nhiên . Đối với học sinh
tiểu học rất quan trọng để học sinh tiếp tục học các bậc học cao hơn ,có thể tìm tòi
khám phá và sáng tạo hơn.
Chính vì vậy, số học sinh cá biệt chúng ta phải quan tâm sâu sát để xóa hàng
rào mặc cảm với những học sinh trong trường , làm sao để học sinh cá biệt có tiếp
xúc cái hay,cái đẹp riêng ,tâm đắc nhất. Hình thành thành cho học sinh điểm tựa
đúng đắn về sự vật hiện tượng, cung cấp cho cung cấp những kiến thức từ đơn giản
kiến thức có hệ thống trong chương trình giảng dạy, từ đó tạo cơ sở phát triển tốt
cho học sinh.
Để thực hịên tốt giáo dục học sinh cá biệt thì giáo viên đã phối hợp một cách
linh hoạt giữa các môn học lồng ghép tích hợp với giáo dục kỷ năng sống,để cho
tiết học sôi nổi sinh động, gây hứng thú tiếp thu bài nhanh hơn.Cải tiến công tác
quản lý,tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung hoạt động xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực. Giáo dục đạo đức , kỷ năng sống , nhà trường chủ động
phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia giáo dục kỷ năng sống cho học
sinh.Tạo môi trường sinh hoạt tập thể vui tươi lành mạnh. Giáo viên chủ nhiệm gắn
kết chặt chẽ với phụ huynh nắm rõ từng hoàn cảnh tâm lý học sinh nhằm phát huy
vai trò tích cực của việc giáo dục hình thành nhân cách , phát triển năng lực học tập
và phẩm chất học sinh .Tạo cho các em yêu thích khoa học, hình thành kỷ năng
nghiên cứu, tìm tòi khám phá khoa học thông qua các hoạt động thực hành.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng môi trường giao tiếp cho học sinh qua các hoạt
động dạy học tiếng việt trong các môn học; tăng cường tổ chức các trò chơi học tập,
các hoạt động giao lưu văn hóa, mở rộng vốn từ cho học sinh dân tộc,tạo tính tự tin
cho những học sinh nhút nhát ngại phát biểu trước mọi người đồng thời rèn luyện
các kỷ năng nghe,nói,đọc& viết.Biểu dương , khen ngợi những học sinh có tiến bộ
trong học tập và các hoạt động đặc biệt là học sinh cá biệt.
Học sinh cá biệt giảm được 2 đạt 5% .
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_trong_truong.doc