SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5
Từ những vụ việc mà báo chí đưa tin về xâm hại trẻ em trong thời gian gần đây, từ thực tế đặc điểm học sinh lớp 5 các em chưa biết cách vệ sinh thân thể đúng cách cũng như chưa có các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại nên năm học 2013-2014, tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp để giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI
---------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
" MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH LỚP 5"
Lĩnh vực/Môn :
Năm học: 2013 - 2014
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH LỚP 5
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
Từ những vụ việc mà báo chí đưa tin về xâm hại trẻ em trong thời gian gần
đây, từ thực tế đặc điểm học sinh lớp 5 các em chưa biết cách vệ sinh thân thể
đúng cách cũng như chưa có các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị
xâm hại nên năm học 2013-2014, tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp để
giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.
II. Lí do chọn đề tài
Hiện nay giáo dục giới tính cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói
riêng chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến trong các nhà trường mà chỉ
được thực hiện lồng ghép trong các môn học như môn Tiếng Việt, Khoa học
(lớp 5),… Mục tiêu của giáo dục giới tính là giúp trẻ sống đúng với giới tính của
mình. Đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết
quý trọng người khác. Trẻ hiểu bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ
mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như biết tôn trọng thân thể
người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện nhân cách.
Dư luận đang hết sức lo ngại trước hàng loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ em
trong điều kiện các em gần như không biết cách tự vệ và đề phòng. Do đó, giáo
dục giới tính trong nhà trường một lần nữa được nhắc đến. Những bài học và
cách dạy về vấn đề này đã đến lúc phải xem lại. Với một số nước phát triển, việc
giáo dục giới tính được tiến hành khi các em bước vào tiểu học, các em được
học như các môn học khác. Với nước Anh thì đây là một môn học bắt buộc. Mỗi
độ tuổi khác nhau sẽ tương ứng với một giai đoạn khác nhau:
+ Từ 5-7 tuổi: Trẻ bắt đầu tìm hiểu tên gọi các bộ phận trên cơ thể người,
các em được biết rằng con người có thể mang thai và tạo ra thế hệ sau. Đồng
thời có thể phân biệt được sự khác nhau trên cơ thể.
+ Từ 8-10 tuổi: Chủ yếu nắm bắt các giai đoạn chính trong chu kì của đời
người như sinh đẻ, tăng trưởng,…
+ Từ 11-13 tuổi: Hiểu được sự thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn tuổi trẻ,
thế nào gọi là kinh nguyệt, sự thụ tinh,…
Học sinh Việt Nam bắt đầu làm quen với giáo dục giới tính qua sách Khoa
học lớp 5. Các em cũng được học về cơ thể người, về trứng, tinh trùng, về bào
thai…Tuy nhiên, việc có đưa chương trình giới tính lên sớm hay không vẫn có
nhiều luồng ý kiến khác nhau nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng điều kiện
dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội mà tỉ lệ
các bé dậy thì sớm ngày càng tăng lên. Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần
phải giáo dục giới tính cho học sinh để các em có thể hiểu rõ hơn về giới tính
1
của mình cũng như biết các cách thức chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước
vào tuổi dậy thì. Vấn đề đặt ra là đối với học sinh lớp 5 - giai đoạn đầu của tuổi
dậy thì , chúng ta cần phải giáo dục giới tính như thế nào để nâng cao hiểu biết
của các em về giới mà không làm mất đi vẻ ngây thơ, trong sáng của chính lứa
tuổi các em, giúp các em tự tin bước vào giai đoạn chính của tuổi dậy
thì, điều đó thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giáo dục giới
tính cho học sinh lớp 5”.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
- Học sinh lớp 5
- Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phiếu thăm dò dành cho học sinh
THCS, THPT, phụ huynh học sinh tiểu học, giáo viên tiểu học
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về giới
cho học sinh lớp 5.
IV. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết về giới tính cho học sinh
lớp 5.
- Giúp học sinh biết cách thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể khi đến tuổi
dậy thì. Đồng thời giúp các em biết phòng tránh trước những nguy cơ bị xâm
hại.
- Thay đổi nhận thức về giáo dục giới tính đối với học sinh lớp 5 cho giáo
viên, phụ huynh.
- Giúp chủ nhân tương lai đất nước có điều kiện phát triển nhân cách một
cách toàn diện.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Nếu phổ biến kiến thức về giới cho giáo viên và phụ huynh cùng với việc
tích hợp nội dung giáo dục giới tính vào một số môn học thì sẽ góp phần nâng
cao hiểu biết về giới cho học sinh lớp 5.
2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở các em những tiêu chuẩn
đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của
đời sống con người, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai
và em gái, giữa nam và nữ. Giáo dục giới tính tập trung vào khía cạnh giới tính
của cá nhân, giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn,
lành mạnh về giới tính cũng như biết các cách thức để tự bảo vệ mình. Việc giáo
dục giới tính đúng cách có thể mang lại một số tác dụng hoặc hiệu quả như sau:
- Khi trẻ dậy thì, sự tò mò và khao khát khám phá những thay đổi của cơ thể là
một nhu cầu và việc giáo dục giới tính sẽ giúp giải quyết nhu cầu này.
- Kế nữa là khi trẻ đã hiểu được một phần nào đó về giới tính thì trẻ sẽ có khả
năng tự chăm sóc bản thân, nhất là những bộ phận giới tính.
- Sự hiểu biết này còn giúp trẻ phòng tránh hoặc đối phó với những nguy cơ
xâm hại đến bản thân.
- Từ những hiểu biết đó trẻ sẽ tự tin và xây dựng những mối quan hệ giới
tính lành mạnh và phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
- Và điều quan trọng nhất là tạo mối quan hệ thân thiết trong gia đình, một
khi cha mẹ giáo dục đúng cách sẽ tạo nên sự gần gũi, tin cậy giữa cha mẹ và con
trẻ.
Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nói chung, của giáo dục đạo
đức nói riêng. Tuy nhiên không thể “ hòa tan ” giáo dục giới tính bởi những đặc
trưng, ý nghĩa và mục đích riêng của nó.
II. Thực trạng
Ngày nay hiện tượng dậy thì sớm ở học sinh cuối cấp tiểu học không còn
hiếm gặp nên việc dạy các em những bài học liên quan đến giới tính là không
quá sớm. Tuy nhiên ở cả cha mẹ và giáo viên vẫn còn e ngại và lúng túng khi đề
cập đến vấn đề này. Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn cho rằng giáo dục giới tính là
chuyện tế nhị, đến tuổi thì con tự biết hết và họ cho rằng cung cấp cho trẻ những
kiến thức về giới tính là “vẽ đường cho hươu chạy”. Vì thế họ không bao giờ
trao đổi với các em về những vấn đề này.
Thực tiễn cho thấy nhiều bé gái đặc biệt là những em sống ở nông thôn
không biết cách chăm sóc, vệ sinh thân thể, bị lạm dụng thân thể nhưng các em
không hiểu chính các em đang bị xâm hại, thiếu hụt những kĩ năng ứng phó với
những tình huống như thế. Số liệu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội ( Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội) cho thấy: Hàng năm, trên cả nước phát hiện gần
1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Nghĩa là, cứ mỗi ngày trôi qua lại có 3 đứa trẻ
bị xâm hại tình dục. Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây những vụ trẻ vị thành niên
bị xâm hại dẫn đến tổn thương về sức khỏe, trở thành những “bà mẹ bất đắc dĩ”
3
xẩy ra tràn lan. Hiện tượng ấy không chỉ phản ánh mặt trái của xã hội mà còn
gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh về những lỗ hổng trong công tác giáo dục
giới tính. Những lỗ hổng này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có sự
chung tay của nhà trường và gia đình thì những hậu quả tiềm tàng là rất lớn.
Trước khi thực hiện các biện pháp về giáo dục giới tính cho học sinh thì tôi
đã điều tra bằng phiếu điều tra dành cho 200 học sinh lớp 5 như sau:
1. Em đã bao giờ nghe đến cụm từ giáo dục giới tính chưa?
a. Nghe thường xuyên
b. Thỉnh thoảng mới nghe đến.
c. Chưa bao giờ nghe đến.
Kết quả: có 10% học sinh thỉnh thoảng mới nghe tới cụm từ “giáo dục giới
tính”, 90% các em trả lời chưa bao giờ nghe đến cụm từ này và không có em nào
trả lời nghe cụm từ này thường xuyên.)
2. Em có thường xuyên đi học, đi chơi một mình không?
a. Không bao giờ
b. Thỉnh thoảng
c. Thường xuyên
Có 15% số em chọn phương án a, 37,5% số em chọn phương án b và 47,5%
số em chọn phương án c chứng tỏ các em vẫn chưa biết được nguy cơ có thể bị
xâm hại khi các em đi chơi, đi học một mình)
3. Tuổi dậy thì là lứa tuổi:
a. Cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi, có tầm quan trọng đặc biệt đối với
con người.
b. Từ 6-12 tuổi
c. Thích hoạt động vui chơi với các bạn.
20% chọn a, 30% chọn b, 50% chọn c. Điều đó có nghĩa đa số các em chưa
biết được thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì và tầm quan trọng của tuổi dậy thì.)
Ngoài ra , tôi cũng đã khảo sát phụ huynh bằng các câu hỏi như sau:
Theo anh chị nên bắt đầu giáo dục giới tính cho học sinh từ khi nào?
a. Lớp 5
b. Lớp 6
c. Lớp 7
d. Lớp 8
e. Lớp 9
f. Ý kiến khác
Chỉ có 4/40 phụ huynh được hỏi trả lời ý kiến a, hầu hết phụ huynh cho rằng
giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 là quá sớm, là không phù hợp). Trong khi
đó cũng với câu hỏi này thì có tới 30/40 giáo viên tiểu học cho rằng cần đưa nội
dung này vào giáo dục học sinh vì hơn ai hết họ hiểu được tuổi dậy thì của học
sinh càng ngày càng đến sớm hơn.
Tôi cũng đã làm phiếu điều tra đối với học sinh THPT và THCS
4
1. Theo em mình cần biết thông tin về giáo dục giới tính từ khi học lớp:
a. Lớp 5
b. Lớp 6
c. Lớp 7
d. Lớp 8
e. Lớp 9
f. Ý kiến khác
Có 50/200 em được hỏi chọn phương án a ( Tỉ lệ này cao hơn so với khi điều
tra ở phụ huynh chứng tỏ chính các em cũng rất cần được giáo dục giới tính
sớm.)
2. Nếu có thắc mắc về giới tính hay sức khỏe em thường hỏi ý kiến:
a. Cha mẹ, anh chị
b. Thầy cô
c. Bạn bè
d. Chuyên viên tư vấn
e. Ý kiến khác
Với câu hỏi này thì người các em tin tưởng nhất đó là bạn bè. Có 50% chọn
bạn bè, 12% chọn anh chị, bố mẹ, 8% chọn thầy cô, 10% chọn chuyên gia tư vấn
và 20% chọn ý kiến khác.
3. Em đã bao giờ bị xâm hại chưa?
a. Chưa bao giờ
b. Đã một lần
c. Hơn một lần
Chỉ có 125/ 200 em trả lời chưa bao giờ bị xâm hại, 45 em chọn đã một lần bị
xâm hại và 30 em chọn đã hơn một lần bị xâm hại. Điều đó cho thấy trẻ bị xâm
hại với tỉ lệ tương đối cao nhưng các em thường che dấu, ít chia sẻ với người
khác .
Qua việc khảo sát học sinh, giáo viên cũng như trao đổi với các đồng nghiệp
tôi nhận thấy:
- Hầu hết học sinh có rất ít hiểu biết về kiến thức giới tính cũng như các kĩ
năng phân tích phán đoán, kĩ năng ứng phó, ứng xử với các tình huống có thể bị
xâm hại,…
- Đa số học sinh đều rất ngại ngùng với những vấn đề liên quan đến giới tính
và khi có thắc mắc thường ít hỏi ý kiến cha mẹ, thầy cô
- Đối với những học sinh đã trải qua giai đoạn tuổi dậy thì, các em đều đồng
tình với việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào chương trình lớp 5, điều đó
không hề sớm.
- Đa số phụ huynh và giáo viên còn ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề giới
tính, họ lúng túng khi các em thắc mắc với mình về những vấn đề này.
- Chưa có một hướng dẫn hay nội dung, phương pháp có hiệu quả nào về vấn
đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.
5
Trong chương trình dạy học chính khóa, học sinh lớp 5 bắt đầu làm quen với
giáo dục giới tính thông qua chủ điểm: Con người và sức khỏe ở môn Khoa học.
Trong chủ điểm này có các bài học có thể lồng ghép giáo dục giới tính cho các
em là:
Bài 1: Sự sinh sản
Bài 2: Nam hay nữ?
Bài 3: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe
Bài 6: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì
Bài 7: Tuổi vị thành niên đến tuổi già
Bài 8: Vệ sinh tuổi dậy thì
Bài 9: Phòng tránh bị xâm hại
Dù giáo dục giới tính cũng đã ít nhiều được đưa vào chương trình chính
khóa nhưng đây là một phần kiến thức của môn học nên giáo viên chủ yếu dạy
theo kiểu truyền thụ kiến thức và học tập trung cả lớp nên chưa có sự tương tác,
học sinh không hứng thú. Do đó cần phải có những phương pháp giáo dục giới
tính mới nhằm giúp các em tiếp cận với những kiến thức về giới tính sớm để các
em có khoảng thời gian tìm hiểu, còn nểu để đến khi dậy thì rồi mà các em
không nắm vững kiến thức, không kiểm soát hành vi của mình thì sẽ dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng.
III. Các biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5.
Biện pháp 1: Phổ biến kiến thức về giáo dục giới tính cho giáo viên.
Hơn ai hết giáo viên muốn truyền thụ kiến thức về giới tính cho học sinh thì
việc đầu tiên là phải nắm vững các kiến thức về giới tính. Giáo viên cần nắm rõ
một số nội dung chính sau:
1. Khái niệm: Giới tính là gì?
Có thể hiểu một cách khái quát, ngắn gọn giới tính là tất cả những đặc điểm
riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ.
2. Nguồn gốc của giới tính:
Giới tính được quy định từ hai nguồn gốc: nguồn gốc sinh học và nguồn gốc
xã hội.
- Nguồn gốc sinh học của con người trước hết do tế bào sinh sản quy định
- Nguồn gốc xã hội ảnh hưởng tới giới tính của con người ở nhiều mặt.
Phong tục tập quán ở từng nước đòi hỏi ở mỗi giới những phẩm chất và tác
phong khác nhau phù hợp với giới tính của mình. Ví dụ như xã hội Việt Nam
đòi hỏi ở người con gái tính dịu dàng, hiền hậu, tính đảm đang, biết giữ gìn
phẩm hạnh, có ý tứ,…. Những người con trai phải thể hiện tính cương quyết,
thái độ đàng hoàng, đĩnh đạc. Hoặc như trong quan hệ nam nữ, xã hội ta đòi hỏi
6
sự cư xử đúng mực giữa nam và nữ, thể hiện trong tác phong, tư thế hàng ngày,
ở một khoảng cách nhất định trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ.
3. Những biểu hiện của sự khác biệt giới tính
a. Những sự khác biệt về sinh học:
- Bộ xương của nữ thường nhỏ hơn nam, xương chậu của nữ thường rộng và
thấp, xương chân tay ngắn hơn.
- Lượng mỡ trong cơ thể nữ nhiều hơn nam nhất là ở vùng mông, ngực, bụng
- Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục của nam và nữ hoàn toàn khác nhau.
Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, quy định sự tồn tại của hai giới về mặt sinh
học.
b. Những sự khác biệt về tâm lý:
- Về hứng thú: Học sinh trai thích học tập thể dục, thể thao hơn còn học sinh
gái thường thích những trò chơi nhẹ nhàng hơn, không ồn ào.
- Về tình cảm: Phụ nữ dễ xúc động hơn nam, còn nam giới dễ chế ngự cảm
xúc của mình hơn.
- Về tính cách: Phụ nữ thường cẩn thận, tỷ mỉ, nhẫn nại hơn nam giới
- Về năng lực: Phụ nữ thể hiện tính khéo léo, nhạy cảm còn nam giới nổi trội
hơn trong các phản ứng.
4. Vai trò của giới tính
- Giới tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao tiếp đặc biệt giữa hai
người khác giới, làm cho con người trở nên ý tứ, tế nhị, duyên dáng hơn hoặc
thận trọng hơn trong quan hệ nam nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp
- Giới tính cũng chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống.
- Giới tính làm cho quan hệ giao tiếp giữa hai người khác giới khác hẳn quan
hệ giao tiếp giữa hai người cùng giới, làm cho giữa nam và nữ có những
“khoảng cách” nhất định.
Ngoài ra giáo viên cần nắm được một số kĩ năng tự bảo vệ, cách thức ứng
phó với các nguy cơ bị xâm hại,…
Khi thầy cô nắm vững các kiến thức về giới, cộng thêm sự cởi mở, thân
thiện, gần gũi trong giao tiếp sẽ giúp các em tiếp cận những kiến thức về giới
một cách hứng thú hơn.
Biện pháp 2: Giáo dục giới tính thông qua chủ điểm: “Con người và sức
khỏe”- môn Khoa học lớp 5.
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để xem xét đưa
nội dung giáo dục giới tính vào từng bài học cho phù hợp, không quá ôm đồm
khó hiểu. Tùy vào nội dung bài học mà có thể dạy toàn lớp hoặc chia lớp thành
2 đối tượng: học sinh nam và nữ để thuận tiện cho việc giảng dạy ( VD: Bài: Vệ
sinh tuổi dậy thì giáo viên có thể tách thành 2 đối tượng để các em tiếp thu nội
dung bài học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không có cảm giác ngượng ngùng,
xấu hổ).
7
Bài: Sự sinh sản, học sinh cần biết tất cả mọi người đều do bố mẹ sinh ra và
có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
Bài: Nam hay nữ? Ở bài học này giúp học sinh biết được những điểm khác
biệt trên cơ thể giữa nam và nữ đồng thời các em biết tôn trọng các bạn cùng
giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
Bài: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? HS biết cơ thể chúng ta
được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của người mẹ
Bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? Học sinh biết được chỉ có phụ
nữ mới có khả năng mang thai và sau quá trình mang thai em bé sẽ chào đời từ
đó nêu được những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
Bài: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì. Học sinh nêu được các giai đoạn phát
triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Nêu được một số thay đổi
về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì, quan trọng là các em biết mình
đang bước đến ngưỡng cửa của tuổi dậy thì - lứa tuổi có tầm quan trọng đặc biệt
đối với cuộc đời mỗi con người.
Bài: Vệ sinh tuổi dậy thì - đây là bài học rất quan trọng đối với các em đặc
biệt là các em học sinh ở vùng nông thôn bởi do điều kiện sống còn khó khăn,
cha mẹ các em đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, dì chú nên các em không
được bố mẹ hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh cá nhân. Có những em có bố mẹ bên
cạnh nhưng vì hiểu biết còn hạn chế nên các em nhận được rất ít sự chỉ bảo về
cách thức vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh khi đến tuổi dậy thì. Ở bài học này
giáo viên nên chia lớp thành 2 đối tượng là nam và nữ để dễ dàng trao đổi,
hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể các bước vệ sinh cá nhân khi các em đến tuổi dậy thì.
Trong chủ điểm này giáo viên cần lưu ý bài học: Phòng tránh bị xâm hại.
Đây là một bài học vô cùng quan trọng đối với các em, sau bài học học sinh cần
biết:
+ Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần
chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
+ Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
+ Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ tâm sự, nhờ giúp đỡ
bản thân khi bị xâm hại.
Khi dạy bài học này giáo viên có thể khai thác các thông tin trên mạng
Internet để cung cấp thêm các biện pháp, giúp học sinh biết ứng phó với các tình
huống, nguy cơ bị xâm hại. VD: Giáo viên đưa ra các đoạn phim ngắn chiếu
những tình huống trẻ gặp trong cuộc sống có thể dẫn đến bị xâm hại và các cách
thức ứng phó với các tình huống đó ( Có bài soạn minh họa ). Ngoài ra giáo viên
còn đưa ra những tình huống cụ thể, yêu cầu học sinh đưa ra cách xử lí của mình
sau đó giáo viên sẽ kết luận cách ứng phó với từng tình huống cụ thể đó. VD:
Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
a. Khi có người lạ tặng quà cho em
b. Khi người lạ muốn vào nhà mà bố mẹ ở nhà, bố mẹ vắng nhà
c. Khi người lạ trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu với bản thân.
8
Bài soạn minh họa
Khoa học
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại
- HS nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm
hại.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Máy tính, máy chiếu, một số đoạn video.
- Giấy A4, bút vẽ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: HIV lây truyền qua những - 2 Học sinh trả lời.
đường nào?
2. Dạy - học bài mới
Giới thiệu bài mới, ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu quan sát hình 1,2,3 SGK trang - Hoạt động nhóm đôi
38 đọc kĩ lời thoại trong từng tranh và - Nhóm trưởng điều khiển các bạn
trao đổi xem các bạn trong tranh có thể quan sát các hình 1, 2, 3 và trả lời
gặp nguy hiểm gì ? ( thảo luận nhóm 2 các câu hỏi
trong 3 phút)
- Các nhóm trình bày và bổ sung
- Giáo viên chiếu lên màn hình từng bức +Tranh 1: Nếu đi đường vắng 2 bạn
tranh một.
có thể bị kẻ xấu hãm hại.
+Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối,
đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm
hại, khi gặp nguy hiểm không có
người giúp.
+Tranh 3: bạn gái có thể bị bắt cóc,
bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người
lạ
- Gv trình chiếu đoạn video (nội dung:
Trên đường đi học về 2 bạn nữ đã đi theo Hs theo dõi
một người lạ và bị họ đưa vào một ngôi
nhà hoang bịt mắt, trói tay chân. Một bạn
nữ sau đó được đưa đi bán cho người
khác, còn bạn gái còn lại thì chúng đòi bố
9
mẹ đưa tiền chuộc…) ( 2 phút)
- GV: Vậy chúng ta cần làm gì để phòng - Hs lần lượt trả lời:
tránh bị xâm hại ?
+ Không đi một mình nơi tối tăm,
vắng vẻ.
+ Không ở trong phòng kín một
mình với người lạ.
+ Không nhận tiền, quà hoặc sự
giúp đỡ đặc biệt của người khác mà
không rõ lí do
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không để người lạ vào nhà, nhất
là khi trong nhà chỉ có một mình
*GV chốt: Trẻ em có thể bị xâm hại dưới - HS lắng nghe.
nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là các
bạn nữ do đó các em cần lưu ý những
điều trên để không tạo cơ hội cho kẻ xấu
muốn xâm hại mình.
Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị
xâm hại
- Gv trình chiếu 3 tình huống dành cho 3 - HS thảo luận xử lí tình huống
tổ, yêu cầu các tổ thảo luận nhóm 2 để xử - Các tổ đưa ra cách xử lí, các tổ
lí các tình huống đó.
khác bổ sung.
*Tình huống 1(Tổ 1) : Gần 9 giờ tối,
TH1: Từ chối sang nhà Nam vì trời
Nam gọi điện cho Bắc rủ sang nhà Nam đã tối đi một mình nguy hiểm. Bắc
xem đĩa phim hoạt hình mà bố cậu mới
mua ngày hôm qua. Nếu là Bắc, em sẽ
làm gì khi đó?
có thể nói : Cảm ơn cậu nhưng tớ
đang bận học bài, ngày mai sau giờ
học tớ sẽ về nhà cậu xem đĩa phim
*Tình huống 2(Tổ 2) : Trời mùa hè nắng đó nhé !
chang chang. Hôm nay mẹ đi công tác
nên Hà phải đi bộ về nhà. Đang trên
đường đi thì một chú lái xe gọi cho đi
nhờ. Theo em, Hà cần làm gì khi đó?
TH2: Hà nên trả lời chú: Cảm ơn
chú , nhà cháu ngay đây rồi.
*Tình huống 3(Tổ 3) : Hoa đang học bài TH3: Hoa nên xử lí : Chú đợi bố
một mình thì nghe tiếng gọi ngoài cổng,
Hoa hé cửa thì thấy một người đàn ông
rất lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà
cháu tý , bố cháu về đến đầu ngõ rồi
ạ. (Nếu kẻ xấu họ sẽ bỏ đi, còn nếu
người quen của bố thật thì họ có thể
đợi bố. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì khi đó? đi đâu lát nữa quay lại)
- Gv chốt: Ngoài việc không tiếp xúc với - HS lắng nghe
người lạ khi chỉ có một mình thì với
những người mới quen như anh thợ xây
nhà bên cạnh, người thuê nhà,…hay anh
em họ khi đến nhà chơi mà chỉ có một
mình thì chúng ta cũng không cho họ lại
gần, chạm vào người, bế,.. .
Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_gioi_tinh_cho_hoc_sinh_lop_5.doc