SKKN Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo có quan điểm chỉ đạo đổi mới chương trình và phương pháp dạy Tập đọc theo hướng giao tiếp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đổi mới cả về cấu trúc và cách lựa chọn nội dung, việc lựa chọn nội dung được mềm hoá, linh hoạt và đa dạng hơn trước. Cách thực hiện chương trình cũng được mềm hoá, không cứng nhắc như trước đây.
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
MỤC LỤC  
1 / 39  
 
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
PHẦN THỨ NHẤT. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài:  
Như chúng ta đã thấy, việc đổi mới chương trình phổ thông tổng thể là  
một vấn đề nóng hổi đang được cả nước quan tâm. Trong đó giáo dục bậc tiểu  
học đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được mục đích đó, việc dạy đủ các môn  
học là yêu cầu không thể thiếu được nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển  
toàn diện. Đọc một kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người, không biết  
đọc con người không thể tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, không thể  
sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong  
hội hiện đại. Nhờ biết đọc, con người thể tự học, học nữa, học mãi, học  
suốt đời. Chính vì vậy, dạy đọc ở trường phổ thông, nhất là các lớp đầu cấp rất  
quan trọng.  
Bộ Giáo dục Đào tạo có quan điểm chỉ đạo đổi mới chương trình và  
phương pháp dạy Tập đọc theo hướng giao tiếp. Điều này phù hợp với xu thế  
chung của thời đại. Đổi mới cả về cấu trúc và cách lựa chọn nội dung, việc lựa  
chọn nội dung được mềm hoá, linh hoạt đa dạng hơn trước. Cách thực hiện  
chương trình cũng được mềm hoá, không cứng nhắc như trước đây.  
Nhìn dưới góc độ giao tiếp, thể thấy Tiếng Việt 2 lựa chọn khá "đắt"  
các bài đọc. Những chủ đề, chủ điểm được đưa vào sách rất gần gũi với học  
sinh, từ những nghi thức lời nói đến các kỹ năng làm việc và giao tiếp cộng  
đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, lập thời gian  
biểu, viết thư, gọi điện làm đơn, khai lý lịch... Đặc biệt, dạy Tập đọc theo định  
hướng giáo tiếp là rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm,  
đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học  
sinh tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu, đặt câu với từ  
cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật  
đặc điểm biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra, học sinh cần hiểu nội dung,  
ý nghĩa của câu chuyện bài văn bài thơ.  
Tự hào là người giáo viên tiểu học, người trực tiếp đưa chương trình sách  
mới tiểu học vào thực tiễn, đem những đổi mới, hiện đại đến với học sinh tiểu  
học nhằm đưa chất lượng giáo dục tiểu học lên một tầm cao mới, chúng tôi,  
những người đang giảng dạy chương trình sách mới thấy những ưu điểm nổi  
trội của sách mới cũng thấy được những đòi hỏi cao đối với người dạy về  
2 / 39  
 
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
việc phát huy triệt để ưu thế cuả sách mới, phát triển khả năng của học sinh ở  
mức độ cao nhất.  
Bởi vậy, để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy học, bởi sự mới  
lạ của sách mới, giúp người dạy, người học tiếp cận và nhanh chóng làm quen  
với toàn bộ chương trình tiểu học mới, dạy học sáng tạo nhằm nâng cao chất  
lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn nghiên cứu môn Tập đọc - môn học tạo  
đà cho mọi môn học ở bậc tiểu học, với đề tài "Một số biện pháp dạy Tập đọc  
lớp 2 theo hướng đổi mới".  
2. Mục đích nghiên cứu  
Đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập  
đọc lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ học.  
3. Đối tượng nghiên cứu:  
Học sinh lớp 2  
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:  
- Khái quát cơ sở luận của đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc  
- Phân tích thực trạng dạy học môn Tập đọc lớp 2, thực trạng nhận thức  
về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên tiểu học.  
- Đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập  
đọc lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ học.  
5. Phạm vi nghiên cứu:  
Hoạt động dạy học môn Tập đọc lớp 2.  
6 Phương pháp nghiên cứu:  
- Nghiên cứu tài liệu  
- Điều tra, quan sát, đàm thoại  
- Phân tích tổng hợp  
- Thực nghiệm, kiểm chứng  
3 / 39  
         
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
PHẦN THỨ HAI. NỘI DUNG  
Chương I. Cơ sở luận  
1. Cơ sở tâm sinh lý, đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học:  
Học sinh tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của cơ thể  
đang phát triển. Trong đó, các quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù  
hợp với sự tiếp nhận thực hiện dễ dàng hoạt động mới theo chức năng của  
chúng.  
Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách  
học sinh đang được hình thành, tiềm ẩn khả năng phát triển đang được phát  
triển.  
Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích  
hoạt động, khám phá, thường độc lập, tự làm việc theo hứng thú của mình.  
Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất, được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ  
đều nhất nhất nghe theo; sự phát triển nhân cách hoc sinh tiểu học phụ thuộc  
phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường tiểu  
học.  
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học, đặc biệt ở các lớp đầu cấp bước đầu  
đem đến sự vận động khoa học cho bộ não và các quan phát âm, ngôn ngữ,  
đem đến những tinh hoa văn hóa, cảm thụ văn học,rèn luyện tình cảm đạo đức,  
ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, định hướng con đường phát triển, hình  
thành nhân cách trẻ; phát triển khả năng học tập các môn học khác, là điều kiện  
phát triển toàn diện học sinh tiểu học.  
Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc  
quá trình giáo dục cuả người thầy tiểu học mà trong đó phương tiện là nghe,  
đọc, nói, viết, được nhờ học Tập đọc. Dạy học Tập đọc đòi hỏi người thầy  
phải phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học,  
phù hợp sự phát triển tiến bộ của khoa học, hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu  
biết của học sinh tiểu học tăng cường giá trị giáo dục đạo đức, nhân cách trẻ.  
2. Cơ sở ngôn ngữ văn học của việc dạy Tập đọc:  
Ngôn ngữ học đã chỉ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn  
ngữ như: Chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ - câu - đoạn - văn bản, ngữ  
4 / 39  
       
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó chính là những vấn đề gắn với việc  
dạy học Tập đọc của thầy trò trường tiểu học.  
Văn học nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức, lý  
tưởng, tình yêu. Nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con  
người thêm phong phú, sâu sắc.  
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học dạy học sinh biết đọc đúng: Tiếng,  
từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm  
nhận được ý nghĩa tình cảm, cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý  
thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp nghĩa học sinh biết đọc đúng  
chuẩn ngôn ngữ biết cảm thụ văn học.  
Nghiên cứu về ngôn ngữ ta thấy vấn đề về ngữ nghĩa đặc biệt quan trọng,  
nó là yếu tố then chốt trong quá trình dạy học Tập đọc. Nghĩa của từ, nghĩa của  
từ trong văn cảnh, nghĩa của câu, đoạn, bài văn. Khái quát lên, nó là ý nghĩa  
giáo dục đối với học sinh. Làm sao để học sinh tiếp nhận ý nghĩa ấy một cách tự  
nhiên, có cảm xúc, có sự cảm thụ cảm nhận đúng - sai, tốt - xấu, để các em cảm  
thụ được cái hay cái đẹp của văn học phát triển tâm hồn phong phú. Đó cả  
một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy tiểu  
học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo càng hiệu quả khi ta nghiên cứu  
vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học.  
3. Cơ sở giáo dưỡng, giáo dục và phát triển:  
Tập đọc một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình  
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc thể hiện ở 4 yêu cầu về chất  
lượng của "đọc", đó là : đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) đọc  
hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc nhiều mức độ, nhiều tầng bậc  
khác nhau. Đầu tiên là trong giải chữ - âm một cách sơ bộ tiếp theo đọc là  
phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu "chìa khoá" (chốt, trọngyếu)  
trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn: biết phát hiện ra  
những yếu tố "văn" đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội  
dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với việc kỹ năng làm việc với văn bản.  
Nhiệm vụ thứ hai của dạy học là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành  
phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Dạy Tập dọc phải làm  
cho học sinh thích đọc thấy được rằng khả năng đọc có ích lợi cho các em  
trong cả cuộc đời. Đọc một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình  
một cuộc sống đầy đủ và phát triển.  
5 / 39  
 
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
Nhiệm vụ thứ ba của Tập đọc là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống  
kiến thức văn học cho học sinh. Đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở  
các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic  
cũng như biết tư duy có hình ảnh… Dạy học không chỉ giáo dục tư tưởng đạo  
đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm cho học sinh. Dạy Tập đọc có ý  
nghĩa to lớn vì nó thực hiện cả 3 nhiệm vụ : giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.  
Như vậy, ta thấy phương pháp dạy Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2  
nói riêng phải dựa trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của môn Tập đọc trong nhà  
trường tiểu học: Giáo dưỡng - giáo dục và phát triển.  
6 / 39  
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
Chương II. Cơ sở thực tiễn  
I. Khảo sát tài liệu dạy - học môn Tập đọc lớp2:  
1. Sách giáo khoa:  
Tài liệu học tập của học sinh đối với môn học Tiếng Việt lớp 2 gồm SGK  
vở bài tập, song do vở bài tập Tiếng Việt không biên soạn bài tập cho phân  
môn Tập đọc nên ta chỉ xem xét Tập đọc trên SGK Tiếng Việt lớp 2.  
Với tổng số 93 văn bản Tập đọc được dạy - học trong 124 tiết/ 31 tuần  
thực học (không kể 4 tuần ôn tập) phân môn Tập đọc lớp 2 được chia ra các  
mảng với 15 chủ điểm cụ thể.  
- Tiếng Việt lớp 2 - tập 1 với các bài Tập đọc tập trung vào các mảng:  
Học sinh - nhà trường - gia đình, với 8 chủ điểm : Em là học sinh, Bạn bè,  
Trường học, Thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em , bạn trong nhà.  
- Tiếng Việt lớp 2 - tập 2 với các bài Tập đọc tập trung vào các mảng:  
Thiên nhiên - Đất nước, với 7 chủ điểm: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông  
biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân.  
(Mỗi chủ điểm được học trong 2 tuần được gọi một đơn vị học)  
* Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 có nhiều ưu điểm:  
- Trình bày khoa học: kênh chữ rõ ràng, ngắn gọn; kênh hình chiếm khối  
lượng lớn, rõ nét, hình ảnh phong phú, màu sắc đẹp, hấp dẫn.  
- Nội dung các bài đọc mang tính thiết thực, gần gũi, tính hướng dẫn giao  
tiếp rệt, chứa đựng tình cảm cảm động hay vui nhộn, cuốn hút.  
- Hình thức diễn đạt trong sáng, ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Học sinh dễ  
hiểu, dễ cảm nhận và xúc động. ý nghĩa giáo dục dễ dàng đi sâu vào tâm hồn trẻ  
thơ một cách nhẹ nhàng, sâu sắc.  
- Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài là các yêu cầu tái hiện hay dạng gợi  
mở, bộc lý kiến cá nhân giúp học sinh tiếp cận và thâm nhập bài đọc từ dễ đến  
khó; từ nhắc lại, nhớ lại đến tư duy độc lập sáng tạo để có ý thức, có hành động  
đúng.  
2. Sách giáo viên:  
Trong sách giáo viên hướng dẫn việc dạy Tập đọc ở lớp 2 như sau:  
7 / 39  
       
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
1. Mục đích của việc dạy Tập đọc:  
1.1. Phát triển các kĩ năng đọc, nghe, nói cho HS, cụ thể là:  
- Đọc thành tiếng: Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí, cường độ tốc  
độ đọc vừa phải (khoảng 50 tiếng/1 phút)  
- Đọc thầm hiểu nội dung: biết độc mấp máy môi không thành tiếng,  
hiểu từ ngtrong văn cảnh, nắm được nội dung câu, đoạn hoặc bài.  
- Nghe: Nghe đọc mẫu, nghe hiểu câu hỏi, nghe và nhận xét bạn đọc.  
- Nói: Trả lời được câu hỏi, trao đổi với bạn về nội dung bài.  
1.2. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ, mở rộng hiểu  
biết về thế giới xung quanh:  
- Làm giàu vốn từ, vốn diễn đạt.  
- Bồi dưỡng vốn văn học, mở rộng vốn sống.  
- Phát triển một số thao tác duy.  
1.3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn:  
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn với ông bà, cha mẹ,  
thầy cô, đoàn kết bạn bè…  
- Hình thành tình yêu sách, ham đọc sách, khả năng cảm thụ văn học.  
2. Nội dung dạy học:  
2.1. Số bài, thời lượng học:  
Một tuần học sinh học 2 bài Tập đọc (giảm tải 1 bài), trong đó có 1 bài  
học trong 2 tiết và 1 bài 1 tiết. Như vậy, học sinh học tổng cộng 62 bài  
trong 93 tiết trong 31 tuần học (không kể 4 tuần ôn tập).  
2.2. Thể loại:  
Các bài tâp đọc được chia ra 15 chủ đề: Học sinh, Bạn bè, Trường học,  
Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà (ở học kì 1), Bốn mùa,  
Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân (ở học kì  
2). Xét về thể loại văn bản, các bài Tập đọc gồm văn xuôi và thơ, văn bản  
khoa học, báo chí, hành chính.  
3. Các biện pháp dạy Tập đọc:  
3.1. Đọc mẫu: GV đọc cả bài, đọc câu dài, đọc từ, cụm từ khó, đọc diễn cảm.  
3.2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ, hiểu nội dung bài:  
-
Với các từ mới, từ địa phương, từ khóa… giáo viên giúp học sinh hiểu  
nghĩa bằng cách mô tả bằng lời, tranh, đặt câu với từ, tìm từ trái nghĩa,  
đồng nghĩa…  
- Để giúp học sinh hiểu nội dung bài giáo viên đưa ra các câu hỏi chính,  
câu hỏi phụ để học sinh trả lời. Sau đó, giáo viên chốt lại ý chính cần  
nhớ.  
8 / 39  
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
3.3. Hướng dẫn đọc học thuộc lòng:  
- Luyện đọc thành tiếng: giáo viên tổ chức cho học sinh đọc cá nhân,  
đọc nhóm, đồng thanh.  
- Luyện đọc thầm: giáo viên giao nhiệm vụ đọc thầm cụ thể và có hình  
thức kiểm tra, khảo sát.  
- Luyện học thuộc lòng: hình thức xóa dần từ ngữ để học sinh nhớ dần  
dần.  
4. Quy trình dạy Tập đọc:  
4.1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đọc trả lời câu hỏi bài Tập đọc tiết trước.  
4.2. Dạy bài mới:  
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp.  
b) Luyện đọc:  
- GV đọc mẫu  
- Luyện đọc câu  
- Luyện đọc đoạn, bài  
c) Tìm hiểu bài: Học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài dựa vào câu hỏi trong  
SGK.  
d) Luyện đọc lại/ học thuộc lòng: Học sinh thể hiện được giọng đọc cả bài,  
thể hiện được giọng nhân vật, bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ.  
- GV đọc mẫu  
- Gv hướng dẫn nhấn giọng  
- HS thi đọc  
- Hướng dẫn học thuộc lòng bằng cách xóa dần các từ (nếu có)  
e) Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn về nhà.  
II. Thực trạng dạy Tập đọc ở lớp 2:  
- Một số câu hỏi trong các bài Tập đọc chưa thực sự phù hợp với đối  
tượng học sinh lớp 2, một số câu hỏi chưa tường minh, một số câu hỏi  
không phát triển năng lực cho học sinh.  
- Tiết Tập đọc lặp đi lặp lại theo 1 quy trình nên khô khan, nhàm chán.  
- Hầu hết giáo viên khi thiết kế bài giảng vả dạy học trên lớp đều phụ  
thuộc vào sách giáo viên, tuân thủ quy trình cứng nêu ra trong sách.  
Giáo viên không mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, đổi mới về nội dung  
cũng như phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng dạy học.  
- Học sinh học Tập đọc một cách thụ động, máy móc mà chưa chủ động  
rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong giờ Tập đọc.  
Để tiết học Tập đọc trở nên hấp dẫn, sinh động hơn vẫn đảm bảo được  
mục tiêu giáo dục đề ra, giúp học sinh chủ động rèn luyện các kĩ năng, phát huy  
9 / 39  
 
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
được năng lực cá nhân, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp dạy học Tập  
đọc theo định hướng năng lực.  
10 / 39  
Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới  
Chương III. Các biện pháp dạy học Tập đọc theo định hướng năng lực  
1. Thay đổi các phương pháp, hình thức luyện đọc:  
1.1. Đọc mẫu:  
Trước đây giáo viên thường chỉ dùng một hình thức tự giáo viên đọc  
mẫu cho học sinh. Cách đọc mẫu này có thuận lợi là giáo viên phát âm từ ngữ  
chuẩn, không bị phát âm tiếng địa phương, ngắt nghỉ câu hợp lí, diễn cảm đúng  
giọng của bài hay giọng của nhân vật. Tuy hiên nếu tiết nào cũng chỉ dùng một  
hình thức đọc mẫu này sẽ gây nhàm chán, học sinh không được tạo cơ hội để  
phát huy năng lực đọc sáng tạo của mình. Hơn nữa giọng diễn cảm của giáo viên  
giọng diễn cảm của người lớn, bị ảnh hưởng bởi nhân sinh quan của người lớn  
nên đôi khi không phù hợp để làm mẫu cho học sinh bé, học sinh sẽ khó luyện  
theo được.  
vậy ngoài hình thức giáo viên đọc mẫu, tôi đưa thêm một hình thức  
nữa đó là cho học sinh đọc mẫu. Học sinh được chọn đọc mẫu thể học sinh  
trong lớp đó (nếu trong lớp học sinh diễn cảm tốt), hoặc giáo viên chọn học  
sinh đọc tốt trong các lớp khác, trong các năm học khác nhau, cho học sinh đọc  
mẫu rồi thu âm lại rồi bật cho học sinh nghe trong các tiết học Tập đọc. Các bài  
đọc mẫu này, giáo viên lưu thành file âm thanh để sử dụng được nhiều năm.  
1.2. Luyện đọc:  
Trong tiết Tập đọc hiện nay, phần luyện đọc có quy trình cứng là: Đọc  
nối tiếp câu 2 lần với hình thức học sinh đọc các nhân nối tiếp theo 2 dãy. Đọc  
nối tiếp đoạn 2 lần với hình thức lần 1 đọc cá nhân nối tiếp, lần 2 đọc trong  
nhóm hoặc nối tiếp theo nhóm. Quy trình đó cứ lặp đi lặp lại trong các tiết gây  
nên sự nhàm chán, rập khuôn, học sinh đọc thụ động. Hơn nữa số lượng học  
sinh được đọc vỡ câu không nhiều. Vậy nên tôi đã thay đổi một chút hình thức  
luyện đọc như sau:  
- Ở lần luyện đọc câu lần 1, giáo viên vẫn tổ chức cho HS đọc nối tiếp cá  
nhân theo dãy, cả lớp đọc thầm. Từ đó học sinh tự phát hiện những từ ngữ  
khó đọc. GV tổ chức cho học sinh luyện đọc tcá nhân rồi đồng thanh.  
- Đến lần luyện đọc câu lần 2, giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp câu trong  
nhóm, học sinh đọc và nghe bạn đọc, sửa lỗi đoc sai cho nhau. Nhờ hình  
thức này 100% học sinh trong lớp được luyện đọc và có sự kiểm soát lẫn  
nhau khi đọc. Sau khi đọc xong, các nhóm tự báo cáo, nhận xét phần đọc  
của nhóm mình.  
11 / 39  
   

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 39 trang minhvan 26/02/2025 330
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_lop_2_theo_huong_doi_moi.doc