SKKN Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện

Để thực hiện việc nâng cao chất lượng dạy - học mĩ thuật và áp dụng phương pháp mới một cách hiệu quả tôi đã từng bước giải quyết các vấn đề nổi cộm nhất như các vấn đề về ý thức kỷ luật, ý thức học tập, điều kiện thực tế.
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
MỤC LỤC  
PHẦN THỨ NHẤT ......................................................................................1  
ĐẶT VẤN Đ...............................................................................................1  
1.Lý do chọn đề i........................................................................................1  
2.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3  
3.Thời gian nghiên cứu .................................................................................3  
PHẦN THỨ HAI ..........................................................................................5  
GIẢI QUYẾT VẤN Đ................................................................................5  
1. Cơ sở luận của vấn đề ............................................................................5  
a.Vai trò của giáo viên...................................................................................5  
b.Khả năng tiếp nhận thông tin qua trí nh...................................................6  
c.Học thuyết đa trí tuệ ...................................................................................7  
d.Các kênh nhận thức trong học tập..............................................................8  
e.Môi trường học tập.....................................................................................9  
2.Thực trạng của vấn đề ..............................................................................10  
2.1 Về phía giáo viên...................................................................................11  
2.2 Về phía học sinh:...................................................................................12  
3.Các biện pháp tiến hành ...........................................................................12  
3.1. Xác định mục tiêu dạy học..................................................................13  
3.3. Hình thức tổ chức lớp học....................................................................20  
3.4. Hệ thống câu hỏi gợi trí tưởng tượng năng lực sáng tạo.................21  
3.5. Lên kế hoạch cho hoạt động thực hành................................................24  
4. Hiệu quả ..................................................................................................29  
PHẦN THỨ BA..........................................................................................31  
KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ ............................................................32  
TÀI LIU THAM KHO.........................................................................34  
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
PHẦN THỨ NHẤT  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lý do chọn đề tài  
1. Cơ sở luận  
Môi trường giáo dc trong nhà trường cp tiu hc tht slà mt môi  
trường giáo dc quan trng nht, toàn din nht. Giáo dc tiu hc phi đảm  
bo cho hc sinh có hiu biết đơn gin, cn thiết vtnhiên, xã hi và con  
người; có knăng cơ bn vnghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn  
luyn thân th, gigìn vsinh cá nhân; có hiu biết ban đầu vhát, múa, âm  
nhc, mĩ thut. Đặc bit, các em hc sinh tiu hc rt yêu thích môn Mĩ thut,  
đối vi các em, môn hc này là cmt thế gii huyn bí, đầy màu sc.  
Cùng vi các môn hc khác, môn Mthut trường tiu hc góp phn  
hình thành nhân cách, trí tuca hc sinh. Bên cnh đó, thông qua môn hc,  
hc sinh còn phát huy được tình cm thm mvà khnăng sáng to vn có ca  
mình.  
Chính vì vậy, Mĩ thuật đóng vai trò to lớn trong mục tiêu giáo dục con  
người toàn diện. Đó là con người có tri thức, có nhân cách, thẩm mĩ phù hợp  
với xu thế của thời đại mới.  
2. Cơ sở thực tế  
Trong giai đoạn hiện nay, phương pháp dạy học mĩ thuật mới đang được áp  
dụng ở các trường tiểu học. Bên cạnh việc khơi gợi, phát huy khiếu thẩm mĩ và  
khả năng sáng tạo cho học sinh, môn Mĩ thuật với phương pháp dạy - học mới  
còn rèn luyện cho HS khả năng tự học, làm việc nhóm, phân tích, đánh giá và  
đặc biệt khả năng giới thiệu sản phẩm bằng các hình thức thuyết trình, sắm  
vai, diễn kịch hoặc biểu diễn con rối.  
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy - học mĩ thuật cho học sinh,  
tôi đã thc hin vic ging dy mt cách nghiêm túc và đã áp dng phương pháp  
dy hc mi tnăm 2014 - 2015 ngay khi được tiếp cn tt ccác khi lp.  
Tôi đặc bit quan tâm ti khi 5 vì lượng kiến thc và các hình thc thc hin  
to hình sn phm mĩ thut khi này nhiu hơn, đa dng hơn các khi lp khác.  
II. Mc đích nghiên cu  
Trong quá trình dy hc, tôi nhn thy kết quhc tp ca các em hc sinh ở  
hu hết các chủ đề chưa cao. Các sn phm to hình còn nghèo nàn, chưa phong  
phú vthloi, chưa thhin được ssáng to.  
Tôi đã tìm hiểu nhận ra nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập chưa tốt là  
do: Giáo viên còn lúng túng khi áp dụng phương pháp dạy học mĩ thuật mới.  
1
     
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
học sinh còn thiếu tinh thần chuẩn bị nguyên vật liệu đồ dùng học tập cần  
thiết cho giờ học mĩ thuật. Học sinh chưa có thói quen làm việc nhóm, ý thức kỷ  
luật chưa cao và còn bỡ ngỡ với các hình thức kỹ thuật tạo hình mới. Bên  
cạnh những nguyên nhân chủ quan đó, còn có các nguyên nhân khách quan như  
sỹ số học sinh đông, không có đủ không gian để lưu giữ sản phẩm của học sinh.  
Với tình hình như vậy, nếu người giáo viên không suy nghĩ, tìm ra các giải  
pháp để giải quyết các vấn đề thực trạng nêu trên thì sẽ không nâng cao được  
chất lượng dạy học mĩ thuật.  
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng dạy - học mĩ thuật và áp dụng  
phương pháp mới một cách hiệu quả tôi đã từng bước giải quyết các vấn đề nổi  
cộm nhất như các vấn đề vý thức kỷ luật, ý thức học tập, điều kiện thực tế.  
Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp vào dạy học mĩ thuật, kết quả  
dạy học mĩ thuật của cô và trò đã đạt được những kết quả khả quan. Chính từ  
những kết quả đạt được tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp  
dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện.  
2
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
III. Đối tượng nghiên cứu  
Tôi đã tp trung nghiên cu đề tài sáng kiến kinh nghim ca mình trong  
phm vi chchủ đề Sân khu và sáng tác câu chuyn đối tượng là hc sinh  
lp 5E. Tôi chn chủ đề này vì đây là mt chủ đề hoàn toàn mi mẻ đối vi cả  
giáo viên và hc sinh. Giáo viên phi linh hot, sáng to, đặc bit phi hiu rõ  
quy trình to hình 3D và tiếp cn chủ đề ca SAEPS. Hc sinh phi đoàn kết  
làm vic nhóm, có ý thc chun bị đồ dùng hc tp, phi làm quen vi cách to  
hình 3 chiu và tự đưa ra cách gii quyết các tình hung trong sut quá trình  
hc tp.  
IV.Thời gian nghiên cứu  
Năm học 2016 - 2017 tôi đã dạy chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện  
ở lớp 5.  
Để nghiên cu và xem xét các bin pháp có mang li hiu quhay không, tôi  
thc hin bng cách thnghim áp dng mt sbin pháp dy hc Mĩ thut lp  
5E và chưa áp dng các bin pháp đó lp 5D.  
Sau đây số liệu khảo sát kết quả học tập của học sinh đầu năm học 2015  
- 2016  
Lp chưa áp dng  
Lp có áp dng  
Lp SS  
SP sáng HĐ nhóm Gii  
Lp  
SS  
SP sáng HĐnhóm  
Gii thiu  
SP tt  
to  
tích cc  
thiu SP  
tt  
to  
tích cc  
8hs-  
15,3%  
14hs-  
26,9%  
9hs-  
17,3%  
5E  
55 7hs-  
12,7%  
13hs - 23,6% 10hs-  
18,1%  
5D 52  
Tôi đã suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học mĩ thuật và  
đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ  
thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện.  
Từ tháng 9 năm học 2015 – 2016 đến tháng 3 năm học 2016 – 2017.  
3
   
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
PHẦN THỨ HAI  
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. Cơ sở luận  
Được sự hỗ trợ của Vương quốc Đan Mạch, Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ  
thuật cấp tiểu học (viết tắt: SAEPS) đã được triển khai thí điểm dạy môn mĩ  
thuật theo phương pháp mới ở một số địa phương vào năm học 2011-2012.  
Phương pháp dạy học mĩ thuật mới đã đem đến luồng gió mới cho giáo viên và  
các em HS các trường TH này. Giáo viên chủ động, linh hoạt sáng tạo trong  
giảng dạy, học sinh thực sự bị cuốn hút vào mỗi giờ học MT và được phát huy  
tối đa các năng lực, đặc biệt năng lực sáng tạo của mình.  
Nhận thấy tính khả thi của dự án, Bộ GDĐT đã ban hành công văn số 2070  
BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 về việc triển khai dạy học mĩ thuật theo  
phương pháp mới ở các trường tiểu học.  
Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục đào tạo, Quận Thanh Xuân đã triển  
khai việc thực hiện côn văn tới các trường TH trong địa bàn quận đã nêu rõ  
vai trò và nhiệm vụ của giáo viên dạy môn Mĩ Thuật là: Chủ động xây dựng kế  
hoạch dạy học, tích hợp theo chủ đề dựa trên nội dung các bài học theo quy định  
hiện hành. Linh hoạt áp dụng những quy trình mĩ thuật của SAEPS nhằm dạy  
học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.  
Dưới đây là các quy trình dy hc mĩ thut do Vương quc Đan Mch tài tr:  
- Vẽ theo nhạc  
- Xây dựng cốt truyện  
- Vẽ cùng nhau  
- Vẽ biểu cảm  
- Tạo hình 3D Tiếp cận theo chủ đề  
- Điêu khác – Nghệ thuật tạo hình 3D  
- Tạo hình con rối nghệ thuật biểu diễn  
Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS đều hướng tới  
mục tiêu lấy HS làm trung tâm; Phát triển tư duy sáng tạo, nhận thức khả  
năng biểu đạt; Hình thành thói quen hợp tác nhóm, để từ đó HS có thể hình  
thành và phát triển các năng lực cốt lõi của môn học:  
+ Năng lực sáng tạo mĩ thuật.  
+ Năng lực phân tích và diễn giải.  
+ Năng lực giao tiếp đánh giá.  
+ Năng lực trải nghiệm.  
+ Năng lực biểu đạt.  
4
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
Hình thành và phát triển được các năng lực trên cho học sinh trong quá  
trình học tập, chính là thành công của người giáo viên dạy mĩ thuật. vậy, giáo  
viên dạy mĩ thuật phải nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục  
mĩ thuật, tạo môi trường tốt nhất để giúp học sinh có thể hình thành và phát triển  
các năng lực nêu trên.  
Để áp dụng một cách hiệu quả phương pháp dạy học mĩ thuật mới của  
SAEPS nhằm phát triển các năng lực cho học sinh phụ thuộc vào rất nhiều các  
yếu tố. Một trong các yếu tố cơ bản nhất người giáo viên cần nắm được là  
các kiến thức về môn học và các lý thuyết cơ bản về luận dạy học, để từ đó  
xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, phù hợp với  
điều kiện thực tế của mỗi địa phương.  
Sau đây một số cơ svà lý luận cơ bản về dạy học nói chung và Mĩ thuật  
nói riêng:  
a. Vai trò của giáo viên  
Một số hình ảnh minh họa vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học  
5
 
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
Giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động dạy học.  
Trước hết, giáo viên phải thực sự người có tâm huyết với nghề, kiến  
thức về chuyên môn và phải một nhà tâm lý tài ba.  
Trong dạy học hiện đại, giáo viên thể hiện vtrí và vai trò của mình hết sức  
linh hoạt; Giáo viên là người truyền hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên  
đóng vai trò định hướng, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở học sinh tham gia các hoạt  
động học tập cụ thể giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Đôi khi, giáo viên lại  
hòa đồng, trthành những người bạn của học sinh, cùng tham gia các hoạt động  
trải nghiệm, cùng học sinh giải quyết vấn đề. Lúc khác, giáo viên lại trở thành  
người bị học sinh dẫn dắt”( người giải quyết các vấn đề do học sinh mang  
lại,…) Thấy được tầm quan trọng như vậy, giáo viên phải xác định được nhiệm  
vụ, vị trí và vai trò của mình trong mỗi giờ học.  
b. Khả năng tiếp nhận thông tin qua trí nhớ  
Tháp học tập kết quả nghiên cứu khoa học của Mĩ. Mô hình tháp học tập  
cho thấy việc nhận thức và ghi nhớ của con người phụ thuộc vào cách tiếp cận  
vấn đề, theo tỷ lệ của mô hình dưới đây.  
Mô hình tháp học tập  
Dựa trên khả năng tiếp nhận thông tin qua trí nhớ con người, giáo viên lập  
kế hoạc dạy học sao cho phù hợp với đặc trưng môn học.  
Với nôn Mĩ thuật giáo viên cần chú trọng hơn đến các yếu tố:  
+ Hình ảnh minh họa.  
+ Thảo luận/Làm việc nhóm.  
+ Thực hành.  
- Hình ảnh minh họa luôn đóng vai trò to lớn cho tất cả các môn học, đặc  
biệt là môn Mĩ thuật. Bên cạnh việc thu hút, hấp dẫn học sinh vào môn học, hình  
minh họa góp phần cung cấp thêm kiến thức cho học sinh.  
- Học tập nhóm là một hình thức học tập phổ biến, mang lại hiệu quả cao  
cho người học. Học sinh tham gia học tập nhóm sẽ được tiếp nhận các kiến thức  
mới từ bạn bè, phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề và tính tích cực hợp tác.  
6
 
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
- Đặc trưng của môn học Mĩ thuật hoạt động thực hành. Trong hoạt động  
thực hành, học sinh phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình, vì vậy giáo  
viên cần xác định thời gian thực hành dài hơn thời gian học thuyết.  
c. Học thuyết đa trí tuệ  
Muốn phát huy các năng lực cá nhân của HS cần dựa vào Học thuyết đa trí  
tuệ của nhà tâm lý học TS Howard Gardner trường ĐH Harvard. Học thuyết này  
cho rằng cấu trúc trí tuệ con người tiềm ẩn trong mỗi cá nhân gồm 7 loại trí tuệ:  
1. Trí thông minh về ngôn ngữ: Khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt  
động học tập và giao tiếp.  
2. Trí thông minh về âm nhạc: Khả năng nhận biết các giai điệu và âm  
thanh, nhạy cảm với âm nhạc nhịp điệu.  
3. Trí thông minh về logic toán học: Khả năng giải quyết vấn đề bằng logic  
toán học.  
4. Trí thông minh vvn động: Khnăng điu khin các vn động ca cơ thể  
5. Trí thông minh nội tâm: Khả năng tự suy nghĩ, nhận thức giải quyết  
vấn đề. (Những người có trí tuệ nội tâm thích làm việc học tập độc lập)  
6. Trí thông minh về năng lực tương tác: Khả năng giao tiếp, quan hệ  
tương tác với người khác và môi trường xung quanh. (Những người có trí tuệ  
này phù hợp với làm việc học tập trong tập thể)  
7. Trí thông minh về thị giác – không gian: Khả năng hình dung các đồ vật,  
sự vật, các chiều không gian.  
Trong một lớp học, mỗi HS có thiên hướng mạnh hơn về một hay nhiều  
loại hình trí thông minh khác nhau.  
Việc lắm vững thuyết các loại trí tuệ sẽ giúp giáo viên có phương pháp  
dạy học phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho HS có thể phát  
huy những trí thông minh nổi trội của mình. Học sinh cũng thể phát triển  
được nhiều loại hình trí thông minh thông qua một môn học.  
Với đặc thù môn học Mĩ thuật, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến trí  
thông minh thị giác – không gian nhằm phát huy khả năng sáng tạo hình ảnh  
không gian cho HS. Bên cạnh đó, theo nội dung dạy học của phương pháp dạy  
học mĩ thuật mới, thông qua môn học mĩ thuật, học sinh được phát triển trí  
thông minh vận động, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh về năng lực hợp  
tác,…. Thông qua việc tổ chức các hình thức học tập cho học sinh .  
d. Các kênh nhận thức trong học tập  
Các nhà khoa học cho thấy, con người tiếp nhận thông tin, phát triển nhận  
thức bằng các cách khác nhau, vì vậy mỗi cá nhân có các phong cách và hình  
thức học tập khác nhau:  
- Phong cách học tập:  
7
   
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
+ Phong cách học theo thứ tự: HS thích tìm hiểu từ chi tiết trước khi đi vào  
tổng thể. Các em muốn thông tin được thể hiện theo thứ tự trước sau. Những em  
HS này thường thích làm việc một mình, trong không gian yên tĩnh.  
+ Phong cách học toàn diện: HS thích chú ý đến tổng thể hơn trước khi đi  
vào chi tiết. Những em HS này thường thích làm việc nhóm, thích nghe nhạc  
nền và làm việc với ánh sáng dễ chịu.  
+ Linh hoạt, phối hợp hai cách học: HS theo phong cách này thường dễ  
dàng thích nghi với môi trường.  
- Hình thức học tập:  
+ Học qua trải nghiệm: Sử dụng những điều đã biết, đã thấy, đã làm vào  
giải quyết vấn đề  
+ Học theo lý thuyết  
+ Học kết hợp thuyết với thực hành  
Dựa trên cơ sở về các kênh học tập, giáo viên chú ý đến phong cách học tập  
của học sinh để tổ chức các hình thức học tập phù hợp với các đối tượng học  
sinh ở mỗi lứa tuổi khác nhau.  
e. Môi trường học tập  
Tạo môi trường học tập thoải mái – một môi trường có các hoạt động và  
nội dung học tập phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học  
hay tổ chức các hình thức học tập cho học sinh cần chú ý đến các vấn đề dưới  
đây để đạt được hiệu quả cao trong dạy học.  
- Trò chơi: Tổ chức trò chơi mang tính giáo dục, giúp HS có hứng thú học  
tập, đồng thời luyện tập các kiến thức, kỹ năng của môn học.  
- Thảo luận: Giáo viên đưa ra vấn đề, tổ chức cho HS thảo luận nhóm, HS  
suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề bằng các trải nghiệm của mỗi cá nhân. HS được  
học hỏi lẫn nhau trong quá trình thảo thuận.  
- Sơ đồ tư duy: Sdng sơ đồ tư duy là mt cách thc dy hc thông minh.  
Giáo viên giúp HS tư duy tkhái quát đến chi tiết. Vic sdng sơ đồ tư duy  
trong dy hc sgiúp HS phát trin ý tưởng mt cách nhanh nht và hiu qunht.  
- Giải quyết vấn đề: Giáo viên luôn tạo ra các thử thách và yêu cầu các em  
giải quyết vấn đề. Dụ: Làm thế nào gắn kết được các vật liệu này để tạo  
thành một SP mĩ thuật? Làm thế nào để thể hiện một sản phẩm nhóm? Làm thế  
nào để tạo ra màu cam?,…Học sinh sẽ tìm ra hướng giải quyết trước khi được  
giáo viên đưa ra các gợi ý hoặc các cách thực hiện. Cách dạy học này kích thích  
trí tò mò của học sinh, tăng cường khả năng tự học, tự khám phá, tự đánh giá  
cho học sinh ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trình độ, năng lực của các em.  
8
 
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
- Ứng dụng thực tế: Giúp học sinh áp dụng những kiến thức môn học vào  
thực tế cuộc sống, qua đó các em có dịp trải nghiệm những kỹ năng mới, kiến  
thức mới, đồng thời hiểu nhớ kiến thức lâu hơn.  
- Dạy học tích hợp: Giáo viên xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung  
chương trình phù hợp với tất cả các bộ môn và các tình huống khác nhau.  
dụ: Giáo viên tổ chức giờ học giới thiệu sản phẩm. Trong giờ học này  
học sinh sử dụng các kiến thức về các môn học như Lịch sử, Địa lý, Toán học,…  
để giới thiệu về các hình ảnh trong sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau.  
Các giáo viên các bộ môn khác nhau cùng hợp tác để giúp việc học của học  
sinh đạt được hiệu quả cao nhất.  
- Thay đổi môi trường học tập: Để tạo không khí hứng thú học tập cho học  
sinh, giáo viên tạo ra những không gian học tập khác nhau; cho học sinh ra vẽ  
ngoài trời, lại bàn ghế trong lớp hoặc tổ chức các chuyến đi ngoại.  
- Kể chuyện: Những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết đều là  
các sản phẩm văn hóa góp phần truyền cảm hứng học tập và giúp học sinh phát  
triển trí tưởng tượng. Giáo viên mĩ thuật biết liên kết những câu chuyện với các  
chủ đề mĩ thuật sẽ tạo lên một quá trình học tập thú vị hấp dẫn cho học sinh.  
- Quan hệ giao tiếp: Tạo mối giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học  
sinh với học sinh để tạo hứng thú và tình cảm của các cá nhân học sinh trong  
quá trình học tập  
II.Thực trạng của vấn đề  
2.1. Về phía giáo viên  
Thuận lợi:  
- Bản thân tôi được tham gia dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học từ  
năm 2010, đồng thời được tham gia vào đội ngũ cốt cán của dự án nên phần nào  
nắm vững được nội dung cơ bản của phương pháp dạy học mới. Bên cạnh đó,  
lòng say mê nghề nghiệp, tận tâm với nghề phần nào cũng giúp tôi có được  
những thành công nhỏ trong dạy học.  
- Nhà trường khuyến khích giáo viên chủ nhiệm phụ huynh học sinh  
tham gia hỗ trợ tôi trong việc tổ chức lớp học nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ  
dùng và nguyên vật liệu chuẩn bị cho giờ học mĩ thuật.  
- Nhà trường tạo điều kiện để có không gian cho học sinh lưu giữ sản  
phẩm.  
Khó khăn:  
- Sĩ số học sinh chưa phù hợp để tổ chức mô hình học tập nhóm.  
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học.  
- Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học mới chưa nhiều.  
9
   
Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu  
chuyện  
2.2 Về phía học sinh:  
- Các em học sinh học tập và sinh hoạt cả ngày ở trường nên ít có cơ hội  
quan sát các hiện tượng, sự vật xung quanh. Bên cạnh đó, về nhà các em lại bị  
cuốn hút vào phim ảnh và các trò chơi điện tử, đó chính là một lý do làm hạn  
chế trí tưởng tượng và óc sáng tạo của HS.  
- Ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập chưa tốt.  
- Do tâm lý lứa tuổi nên hầu hết các các em thường bắt chước sản phẩm  
mẫu.  
- Ý thức và tinh thần làm việc nhóm chưa cao.  
Đó một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các em học sinh  
chưa phát triển được năng lực sáng tạo mĩ thuật của mình, các giờ học mĩ thuật  
chưa đạt được kết quả cao.  
Vậy làm thế nào để thể áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học mới theo  
định hướng phát triển năng lực cho học sinh? Tôi nghĩ, giáo viên và học sinh  
cần phải:  
- Khắc phục khó khăn và các trở ngại về sĩ số cơ sở vật chất.  
- Sáng tạo trong dạy học và phát huy vai trò của giáo viên mĩ thuật để khơi  
dậy năng lực sáng tạo vốn đã tiềm ẩn trong mỗi học sinh.  
- Xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với lứa tuổi và xác định mục tiêu  
các chủ đề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.  
- Linh hoạt vận dụng phương pháp mới vào nội dung bài dạy sao cho phù  
hợp với từng đối tượng học sinh.  
III. Các biện pháp tiến hành  
3.1. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề.  
Chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện gồm có 4 tiết nên trong quá trình  
thiết kế bài giảng, tôi luôn chú ý đến mục tiêu chung của chủ đề, mục tiêu trọng  
tâm của từng tiết học mục tiêu riêng của từng hoạt động dạy học, biết rằng  
bài dạy được thành công hay không chính là do việc xác định đúng mục tiêu:  
Mục tiêu chung  
+ Giúp HS hiểu được sự đa dạng của sân khấu  
+ Biết sử dụng các vật tìm được để tạo mô hình sân khấu 3D, phù hợp với  
nội dung chương trình diễn ra trên sân khấu.  
+ Vận dụng những kiến thức kĩ năng về tạo hình và trang trí vào trang trí  
sân khấu  
10  
     

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 31 trang minhvan 18/03/2025 130
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_hieu_qua_mon_mi_thuat_lop_5_o.doc