SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân
Kể chuyện là một môn học lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú.
A. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài:
Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ
thông. Bởi giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất
và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp các bậc học sau.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan
trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh có cơ sở để học tốt các môn học khác.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(Nghe, nói, đọc, viết) để tập cho học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. Học Tiếng Việt rèn luyện các thao tác của tư suy, bồi dưỡng
tình yêu Tiếng Việt và xây dựng thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kể chuyện là một môn học lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu
học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và
thích thú.
Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu … ở tiết kể chuyện,
giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hòa
tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể.
Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống
trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài quy chế thông thường của
một số tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao
chép … Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí
mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất
đỗi thanh tao.
Kể chuyện là một môn học mang tính nghệ thuật. Phân môn kể chuyện có
khả năng phát triển năng lực cảm thụ văn học, cảm thụ nghệ thuật của từng cá
thể. Trong quá trình học tập học sinh đóng vai trò quan trọng, chinhgs học sinh
là người đồng cảm thu, đồng sáng tạo với tác giả và người kể chuyện. Môn kể
chuyện ở tiểu học ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi
dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống … còn nhằm phát triển nâng cao năng lực, trí
1
tuệ của trẻ đồng thời rèn luện cho các em diễn đạt ngôn ngữ, kích thích khả năng
ứng xử ngôn ngữ rèn tính linh hoạt, sáng tạo và tác phong nhanh nhẹn, tháo vát,
tự tin cho học sinh.
Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 3 môn kể chuyện được học cùng
với môn tập đọc là giờ “Tập đọc – Kể chuyện” được học trong thời lượng 2 tiết.
Thời gian dành cho phần kể chuyện là 30 phút theo qui định của Bộ GD – ĐT.
Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa học.
Tuy nhiên một số không ít giáo viên chưa dành cho tiết học này sự đầu tư xứng
đáng. Dạy kể chuyện hiện nay chưa gây được hứng thú cho học sinh. Giờ học
chưa sinh động vì giáo viên chỉ dạy qua loa đại khái miễn là học sinh nhớ được
nội dung câu chuyện dẫn đến tình trạng học sinh không kể được chuyện một
cách sáng tạo, biết biểu lộ cử chỉ, ánh mắt … mà đối với một số học sinh chăm
thì học thuộc lòng câu chuyện như học một bài tập đọc thuộc lòng. Giờ học kể
chuyện thiếu hấp dẫn với trẻ.
Căn cứ vào thực tế nói trên, câu hỏi mà bản thân tôi một cán bộ quản lý
luôn trăn trở làm như thế nào để giáo viên có thể dạy tốt môn Tiếng Việt trong
đó có phân môn Kể chuyện. Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh tích cực
tham gia kể chuyện trong giờ kể chuyện? Bản thân tôi cũng đã suy nghĩ và
nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này. Theo tôi, để gây được hứng thú cho học sinh
và kích thích tinh thần học tập của các em trong giờ kể chuyện thì giáo viên nên
tổ chức một số hình thức thi kể chuyên. Đơn giản vì hình thức “thi” bao giờ
cũng kích thích được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động kể chuyện một cách có
hiệu quả.
Chính vì vậy, tôi đã chú trọng đến việc tìm tòi của các biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 3 trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung.
Xuất phát từ thực tiễn đó khiến tôi nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp
chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu
học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân”.
2
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra các giải pháp chỉ đạo nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy
phân môn Kể chuyện lớp 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung góp phần phát
triển năng lực trí tuệ và phát huy tích cực và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học
sinh.
- Rút ra những kinh nghiệm chỉ đạo dạy phân môn Kể chuyện lớp 3 nhằm
nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân
môn kể chuyện nói riền trong nhà trường Tiểu học.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Thanh Xuân Trung
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 ở Trường
Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu xây dựng được các biện pháp chỉ đạo việc dạy Kể chuyện lớp 3 ở
Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung một cách hợp lý thì chất lượng giảng dạy
môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung sẽ được nâng cao, góp
phần phát triển năng lực trí tuệ, phát huy tính tích cực và đẩy mạnh chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh và dạy học phân môn kể chuyện lớp 3.
- Tìm hiểu về thực trạng vấn đề dạy và học kể chuyện khối lớp 3 ở trường
tiểu học Thanh Xuân Trung,.
- Trình bày một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 mà
bản thân chỉ đạo giáo viên áp dụng đạt hiệu quả cao tại Trường Tiểu học Thanh
Xuân Trung.
3
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn.
7. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cán
bộ, giáo viên, học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Trung trong năm học
2011-2012
8. Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài đưa ra một số biện pháp tổ chức cụ thể chỉ đạo giáo viên nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 3 Trường
Tiểu học Thanh Xuân Trung.
4
B. Nội dung
I. Nội dung – Lý luận.
1.1. Căn cứ khoa học của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục Tiểu học:
“Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở”.
( Mục 2 – Điều 23 Luật Giáo dục)
1.1.2. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, cấp học:
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 10
năm qua đã thu hút được những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội tạo
tiền đề quan trọng đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế, văn hoá xã
hội thì giáo dục cũng đặc biệt được quan tâm. Chính vì vậy bắt đầu từ năm học
2002 - 2003, chương trình Tiểu học mới đã được thực hiện trên toàn quốc để
đáp ứng được mục tiêu giáo dục trẻ trở thành con người toàn diện, chủ nhân
tương lai của đất nước thế kỷ 21. Ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được học và
quan tâm ở cả những môn học văn hóa cũng như nghệ thuật. Tuy nhiên, môn
Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đắc lực vào việc thực hiện
mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở nhà trường Tiểu học theo đặc trưng riêng.
Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng
Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong cả môi trường
hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc học Tiếng Việt, các em được rèn luyện
các thao tác tư duy, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng
lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
5
nghĩa. Tiếng Việt còn được coi là bộ môn công cụ giúp các em tiếp thu tri thức ở
các bộ môn khoa học khác thông qua con đường nghe – nói – đọc – viết.
Với vai trò quan trọng như vậy, nhiệm cụ thể của môn Tiếng Việt ở Tiểu
học là hình thành cho học sinh kỹ năng, kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong mọi
hoạt động giao tiếp, trong đó có kĩ năng “đọc thông, viết thạo”. Thông qua hoạt
động đọc, các em sẽ được tiếp cận với kho tang tri thức của loài người nhằm
từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà
trường và giao tiếp đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong các môi trường
xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi. Môn Tiếng Việt góp phần cùng các
môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản học sinh và cung cấp những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học.
Đặc biệt hơn môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh hệ thống từ ngữ
và kỹ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác bởi từ là đơn vị trung tâm của
ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm chắc được nghĩa của từ thì
giúp các em trình bày tư tưởng tình cảm trong sáng, đặc sắc. Vì điều kiện hàng
đầu để phát triển ngôn ngữ chính là số lượng từ học sinh nắm được cho nên ở
Tiểu học từ ngữ không chỉ được dạy ở phân môn Luyện từ và câu mà còn được
dạy ở các phân môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn và các
môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức.
1.1.3. Căn cứ vào quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 3
1.1.3.1. Quan điểm giao tiếp:
Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử
dụng Tiếng Việt” để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi, cũng như sách Tiếng Việt lớp 1, 2, 4, 5 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 lấy
nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả 2 phương diện: Nội dung
và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các môn Tập đọc, Chính tả,
6
Luyện từ và câu, Kể chuyên, Tập làm văn, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tạo ra
những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định
hướng, trang bị những tri thức và phát triền các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
trong giao tiếp, Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nói trên được dạy thông
qua nhiều bài tập mang tính tình huốn, phù hợp với những tình huống giao tiếp
tự nhiên.
1.1.3.2. Quan điểm tích hợp:
Tích hợp là tổng hợp một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài
tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu
quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể thực hiện tích hợp
theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
1.1.3.3. Quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đối mới chương trình và sách
giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền
thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó thầy giáo
(cô giáo) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều
được bộc lộ mình và phát triển.
1.1.4. Căn cứ vào mục tiêu của phân môn Kể chuyện
- Môn Kể chuyện trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng kể cho học
sinh.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy
logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ hoàn thành
nhân cách cho học sinh.
7
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Quản lí giáo dục:
Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát tiển của xã hội.
1.2.2. Quản lí hoạt động dạy học:
Là quá trình theo dõi hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học
sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.3. Vài nét về phân môn kể chuyện lớp 3.
1.3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy với phân môn Kể chuyện lớp 3.
Phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện được đổi mới từ khi chương
trình Sách giáo khoa được thay đổi cùng với tất cả các môn học khác. Mỗi nội
dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kỹ năng giao tiếp không thể hình
thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển kỹ
năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh chỉ làm chủ được kiến thức khi các em chiếm
lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy những tư
tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn
thông qua sự rèn luyện trong thực tê.
1.3.2. Vài nét về phân môn Kể chuyện
* Nội dung, chương trình của phân môn Kể chuyện lớp 3
Chương trình Kể chuyện lớp 3 được thiết kế như sau:
Tiết Kể chuyện được lồng vào dạy cùng với tiết Tập đọc (Tiết Tập đọc
chiếm khoảng 1,5 tiết còn tiết Kể chuyện chiếm khoảng 0,5 tiết) . Mỗi tuần có
một bài Tập đọc – Kể chuyện như vậy. Một năm có 35 tuần thì có 2 tuần Ôn tập
còn lại lả 33 tuần tương ứng với 33 bài như vậy.
8
Nội dung Tiết kể chuyện chủ yếu dựa vào tranh kể lại câu chuyện theo bài
tập đọc hoặc sắp xếp lại tranh theo nội dung bài tập đọc và kể lại câu chuyện…
* Mối quan hệ giữa phân môn Kể chuyện và các phân môn khác của
Tiếng Việt.
Phân môn Kể chuyện có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác của
môn Tiếng Việt. Nó góp phần cùng các phân môn khác mở rộng vốn từ sống,
rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ,
hình thành nhân cách cho học sinh. Học tốt phân môn Kể chuyện, học sinh có
khả năng diễn đạt tốt ở các phân môn khác của Tiếng việt nói riêng và các môn
học khác nói chung.
2. Thực trạng của việc dạy học phân môn kẻ chuyện lớp 3 trường Tiểu học
Thanh Xuân Trung
2.1. Đặc điểm chung của trường Tiểu học Thanh Xuân Trung:
2.1.1. Những thuận lợi:
Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân –
Phường Thanh Xuân Trung
- Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Quận ủy, Hội đồng nhân
dân, UBND Quận Thanh Xuân, Phòng GD & ĐT Quận Thanh Xuân, sự quan
tâm, tạo điều kiện của UBND phường Thanh Xuân Trung, sự phối kết hợp chặt
chẽ của Ban đại diện CMHS nhà trường và các ban ngành đoàn thể xã hội địa
phương.
- Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết
với nghề, chịu khó học tập. Nhà trường tạo điều kiện, động viên cán bộ, giáo
viên học tập, nâng cao trình độ.
-Trường mới,nằm ở vị trí trung tâm của quận Thanh Xuân, có cơ sở vật
chất khang trang, đầy đủ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh giảng dạy, học
tập tốt và nâng cao chất lượng.
9
- Phụ huynh học sinh rất quan tâm.
2.1.2. Những khó khăn
- Giáo viên từ nhiều nơi mới về, khả năng chuyên môn chưa đồng đều.
- Dự án chưa bàn giao cơ sở vật chất. Khu vực cổng trường chưa được
giải tỏa, chưa tạo được cảnh quan thông thoáng, nên còn gây cản trở cho việc
học tập và sinh hoạt của thầy và trò nhà trường.
- Mặt bằng dân trí chưa đồng đều.
2.2. Thực trạng của việc dạy – học phân môn Kể chuyện lớp 3 Trường Tiểu
học Thanh Xuân Trung
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy Kể
chuyện lớp 3.
Qua thực tế tìm hiểu việc dạy và học ở Trường Tiểu học Thanh Xuân
Trung trong thời gian qua bằng việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy giáo viên
vẫn còn tình trạng đề cao vai trò trung tâm của người thầy mà chưa thực sự chú
trọng tới vai trò trung tâm của trò trong việc lĩnh hội tri thức. Giáo viên còn
giảng nhiều, nói nhiều vì sợ học sinh không hiểu và các cô giáo còn tham nhiều
kiến thức. Phương pháp dạy “Kể chuyện” chưa phong phú, chưa có sự đổi mới
rõ rệt. Chính vì những điều đó, học sinh tiếp thu và lĩnh hội tri thức một cách
thụ động, ghi nhớ một cách máy móc. Hình thức tổ chức hoạt động học tập còn
đơn điệu, nghèo nàn chưa gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên chưa
quan tâm hết đến các đối tượng học sinh. Kiểu dạy đó làm ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình nhận thức và sự phát triển tư duy của học sinh.
2.2.2. Thực trạng việc dạy Kể chuyện lớp 3.
Hòa nhập vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, ngay từ
năm học mới thành lập , tôi đã quan tâm lưu ý cán bộ giáo viên trường tôi
thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục
đào tạo Hà Nội và Phòng giáo dục đào tạo Thanh Xuân. Việc đổi mới phương
pháp dạy học được tiến hành ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn toán, tự
10
nhiên xã hội, các phân môn Tiếng Việt trong đó có phân môn kể chuyện. Nhà
trường đã tổ chức chuyên đề dạy kể chuyện theo tinh thần đổi mới. Như vậy, đa
số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy kể chuyện mới.
Tuy nhiên điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy hội
giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy kể chuyện vẫn còn những tồn tại:
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện nên đã dành ít thời gian
cho tiết học này.
- Các câu chuyện kể lớp 3 lại là những câu chuyện đã được học trong giờ
tập đọc, do đó giáo viên thường nghĩ rằng học sinh đã nhớ được cốt truyện nên
cho học sinh tự kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp một cách đơn
điệu, sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện. Đôi khi giáo viên
cũng cho học sinh “tập kể” tại lớp theo yêu cầu của đầu bài song số lượng học
sinh được kể không nhiều và chỉ tập trung vào một số học sinh khá.
2.2.3. Thực trạng của việc học Kể chuyện lớp 3
Thực tế hiện nay cho thấy trong giờ kể chuyện, học sinh mới chỉ thích
nghe chuyện mà không thích kể lại chuyện. Tiến hành khảo sát học sinh lớp 3A1
năm học 2010 – 2011 và học sinh lớp 3A2 năm học 2011 – 2012 tôi thu được
kết quả như sau:
+ Khi được hỏi: “Em có thích môn kể chuyện không?” thì 100% học sinh
được hỏi đều trả lời có thích môn kể chuyện. Điều này cho thấy môn kể chuyện
rất hấp dẫn đối với học sinh tiểu học.
+ Tìm hiểu lí do học sinh yêu thích môn kể chuyện tôi thấy: Phần lớn học
sinh thích môn kể chuyện vì câu chuyện có nhiều lí thú, những điều tốt đẹp có
tác dụng giáo dục các em …
Nhưng khi được hỏi “Con có thích kể chuyện cho các bạn nghe không?”
thì chỉ có 35% - 40% số học sinh được điều tra trả lời là thích kể chuyện cho
thầy cô và các bạn nghe. Số còn lại không thích mình kể chuyện mà chỉ thích
nghe bạn kể.
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_day_ke_chuye.doc