SKKN Mét số biện ph¸p nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp.
MỤC LỤC
Phần A: Phần mở đầu………………………………………………………… 2
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………......... 2
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
Phần B: Nội dung………………………………………………………............ 4
I. Cơ sở lý luận…………………………………………………………............ 4
II. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………........... 7
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8………………………………………….. 8
IV. Giáo án thực hiện 2 tiết dạy…………………………………………….. 12
V. Kết quả…………………………………………………………………….. 22
PhầnC: Kết luận và khuyến nghị………………………………………………… 23
1/23
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở
trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn
văn hóa trên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có một vị trí rất quan trọng trong
hoạt động giáo dục. Và là một bộ môn bắt buộc được quy định trong kế hoạch
dạy học ở trường phổ thông đã được bộ giáo dục đào tạo ban hành. Ở các trường
THCS hoạt động ngoài giờ lên lớp là một là hoạt động định kỳ được tổ chức 2
tiết/1tháng ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có quan hệ chặt chẽ
với hoạt động dạy và học. Đó là sự tiếp nối hoạt động dạy và học trên lớp, là con
đường gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với
hành động, góp phần hình thành tình cảm, nhân cách cho học sinh. Hoạt động
ngoài giờ lên lớp còn có vai trò củng cố, bổ sung, mở rộng những kiến thức mà
học sinh đã tiếp thu được qua các môn học trên lớp, hỗ trợ, nâng cao hiểu biết
cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua các tiết hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống, bổ sung tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm trong cuộc sống tập thể ở nhà
trường, gia đình và ngoài xã hội. Không chỉ như vậy, các tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp còn phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học
sinh. Học sinh được rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản và cần thiết để
từng bước nâng cao năng lực tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể như kĩ
năng giao tiếp, hoạt động theo nhóm, làm việc độc lập, dẫn chương trình... Đây
là điểm rất cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp khác với hoạt động của các
môn học khác. Hơn nữa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung
phong phú, hình thức tổ chức đa dạng, hấp dẫn, phạm vi kiến thức là sự tích hợp
kiến thức liên môn. Vì thế qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học
sinh được củng cố kiến thức về văn hóa, nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực xã
hội, tích lũy thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể, phát triển thái độ
tích cực trong học tập, rèn luyện hàng ngày cũng như ý thức với công việc được
giao. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, đã nhiều năm, tôi luôn suy nghĩ cần phải
làm như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh để học
sinh thực sự yêu thích tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp như yêu thích các môn
học khác. Víi nh÷ng suy nghÜ ®ã t«i m¹nh d¹n ®i s©u vµo t×m hiÓu ®Ò tµi: “Mét
số biện ph¸p nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho học sinh lớp 8”.
2/23
2.Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá lại việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những việc đã
làm được, những việc chưa làm được, qua đó khắc phục những hạn chế còn tồn
tại, phát huy những điểm mạnh để thực hiện có hiệu quả cao hơn hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp trong thời gian tiếp theo.
- Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp đi vào nề nếp, ổn định và phát triển góp phần hoàn thiện mục
tiêu đào tạo của nhà trường.
3.Đối tượng nghiên cứu: Mét số biện ph¸p nhằm nâng cao chất lượng các tiết
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8.
4.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung, biện pháp tổ chức các tiết hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp dành cho học sinh lớp 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- T×m hiÓu nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- T×m hiÓu thùc tế viÖc thực hiện các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ë
tr-êng THCS .
- Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng qua viÖc thùc hiÖn các tiÕt d¹y cụ thể
- §-a ra nh÷ng kÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3/23
B/ PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận:
1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quan trọng,
là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của
nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò rất lớn trong việc
hình thành nhân cách của học sinh. Có thể nói khái quát, việc tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú,
đa dạng một cách có mục đích, có khoa học, có nội dung và phương pháp nhất
định, biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu của bản thân học
sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một môn học có nhiệm vụ góp
phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học qua các môn học
trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát triển cho học sinh sự hình
thành trong các lĩnh vực đời sống xã hội, từng bước làm phong phú hơn vốn tri
thức, tạo nên sự cân đối hài hòa của quá trình giáo dục toàn diện. Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp phát triển cho học sinh các kĩ năng cần thiết, phù
hợp với sự phát triển lứa tuổi như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng quyết
định, kĩ năng hợp tác và sẵn sàng tham gia các hoạt đọng tập thể. Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp còn tạo cho học sinh niềm ham thích, hứng thú trong
hoạt động, bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè.
2.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò như thế nào trong trường
THCS:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng, bắt buộc của
chương trình giáo dục nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là nối
tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, những điều đã học vào trong thực tiễn
cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng
các môn học cho học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng góp phần giáo dục
nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức hoạt động phong phú,
đa dạng sẽ tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện, được bộc lộ, được tự khẳng
định bản thân, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi
người xung quanh. Từ đó sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm giúp các
em phát triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách
4/23
nhiệm, lòng nhân ái, lòng khoan dung, sự cảm thông, tính kỷ luật, trung thực,
mạnh dạn, tự tin,… Xét ở phạm vi rộng hơn, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp còn tạo điều kiện để học sinh được tham gia, được hội nhập vào các hoạt
động chung.
-Thông qua các hình thức hoạt động như: tổ chức các trò chơi, tham quan du
lịch, cắm trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật... Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp còn giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người,
giúp các em phát triển thể chất và thẩm mĩ, giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng
trong quá trình học tập cả ngày ở trường.
3. Các đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.
3.1.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
học sinh THCS:
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Các em có
bước phát triển nhẩy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các em rất hồn nhiên, hiếu
động, thích tìm tòi, khám phá. Các em đã mạnh dạn hơn có những suy nghĩ táo
bạo hơn, có nhiều nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động, thích sinh
hoạt, vui chơi với bạn bè. Các em rất hứng thú và nhiệt tình tham gia vào những
hoạt động tập thể. Chính vì thế mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, phải có tác dụng thiết thực đối với việc
hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
3.2.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác với các môn học khác:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy và học trên lớp với
nhiều hoạt động phong phú đa dạng diễn ra trên bình diện rộng. Trong thực tế
hiện nay, việc dạy học các môn văn hoá chịu sự chi phối khá chặt chẽ về thời
lượng, tài liệu học tập, về quy mô tổ chức dạy học, về nội dung dạy học,… thì
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lại mang tính chất mở hơn hoạt động dạy
học về tất cả các mặt: quy mô, hình thức hoạt động, thời lượng…Hoạt động
ngoài giờ lên lớp tạo môi trường gắn lí thuyết với thực tiễn. Trong hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh có điều kiện sử dụng kiến thức, kinh nghiệm
tri thức đã học, khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết, hình thành kĩ năng kĩ
xảo, kích thích sự phát triển tư duy.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức theo những quy mô khác
nhau như: tổ chức theo nhóm, tổ chức theo lớp hoặc tổ chức theo khối lớp.
- Thời điểm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng rất linh hoạt. Tùy
theo quy mô và tính chất có thể tổ chức hoạt động vào giờ ra chơi, có thể trong
tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp, có thể vào một buổi trong tuần, cuối
tuần…
5/23
- Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa
tuổi học sinh và điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường.
- Các phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cần có sự phối hợp
phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung
hoạt động một cách linh hoạt và sáng tạo như: phương pháp thảo luận, phương
pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp giao nhiệm vụ,
phương pháp diễn đàn, phương pháp trò chơi…
3.3. Nội dung của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tích
hợp liên môn.
- Khác với các môn học khác, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất
đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học,
nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo
dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo
dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, …Điều đó giúp cho các nội dung
giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, giúp các em vận
dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
3.4. Các hình thức tổ chức hoạt động đa dạng của tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức các môn học nhanh
hơn, nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn.
Mỗi một hình thức hoạt động như diễn đàn , giao lưu, tham quan du lịch, trò
chơi dân gian, văn nghệ, thể dục thể thao... đều có những vai trò giáo dục nhất
định. Việc tổ chức hoạt động đa dạng của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cách tự nhiên, sinh động, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, nhẹ nhàng, hấp
dẫn hơn. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cả giáo
viên và học sinh đều có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của
mình.
3.5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng phối hợp, liên kết
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực
lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên dạy bộ môn, ban giám hiệu, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội
khuyến học, hội phụ nữ, Đoàn TNCS… Vì thế, đã tạo điều kiện cho HS lĩnh hội
các nội dung giáo dục bằng nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác
nhau; điều đó làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng của hoạt động giáo dục và nâng
cao hiệu quả giáo dục.
6/23
II. C¬ së thùc tiÔn:
* Thực trạng việc giảng dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
Trường THCS:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu và sự giúp
đỡ của khối chủ nhiệm trong nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm được tập huấn về việc đổi mới phương pháp tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và được dự nhiều tiết chuyên đề cấp quận
có chất lượng cao.
- Trong lớp có nhiều học sinh thông minh, nhanh nhẹn, có năng khiếu văn
nghệ nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
- Công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học ngày càng hiện đại tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
b. Khó khăn:
- Trong tất cả các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các tháng đều do
giáo viên chủ nhiệm giảng dạy. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao sẽ rất khó bởi
lẽ các giáo viên chủ nhiệm không được đào tạo chính quy mà chủ yếu là được
hướng dẫn tại các lớp tập huấn và tự học thông qua các tiết chuyên đề. Bên
cạnh đó năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của một số
giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên còn có quan niệm đây là môn học phụ,
không quan trọng, cắt xén thời gian dành để giành cho môn học khác.
- Bên cạnh đó môn học này không có nhiều sự hỗ trợ của các tài liệu giảng dạy
đòi hỏi người dạy phải có kĩ năng tổng hợp kiến thức trong chương trình dạy,
kết hợp với vốn sống thực tế của giáo viên.
- Để tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả yêu cầu giáo viên
phải có nhiều thời gian chuẩn bị, nghiên cứu nhiều cách tổ chức giảng dạy.
Tuy nhiên hiện nay giáo viên chủ nhiệm chỉ được tính 4 tiết trên một tuần thì
quá ít thời gian việc nghiên cứu, đầu tư cho tiết học hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn....
- Trong tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì học sinh đóng vai trò
rất quan trọng vì học sinh chính là nhân tố chính. Thế nhưng học sinh THCS
đang ở độ tuổi thanh thiếu niên nên tâm lý của các em chưa ổn định, đang muốn
tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học một
cách đầy đủ và thường có quan niệm rằng đây không phải là môn học chính vì
thế thường xem nhẹ tiết học này.
- Nhiều học sinh còn rất rụt rè, chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm trong
điều hành các hoạt động . Một số học sinh khác còn nhút nhát, thiếu tự tin,
7/23
thường thấy run khi đứng trước tập thể cho nên ngại tham gia vào các hoạt động
của lớp. Xuất phát từ nh÷ng lí do trên, nên khi gi¶ng d¹y chương trình hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi xin m¹nh d¹n ®-a ra: “Mét số biện ph¸p
nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
học sinh lớp 8”.
III. Mét sè biện ph¸p nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp:
1.Thực hiện kế hoạch theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường một năm
học học sinh sẽ được sinh hoạt theo các chủ điểm như sau:
❖ Chủ điểm tháng 9: “Truyền thống nhà trường”
❖ Chủ điểm tháng 10: “Chăm ngoan học giỏi”
❖ Chủ điểm tháng 11: “Tôn sư trọng đạo”
❖ Chủ điểm tháng 12 : “Uống nước nhớ nguồn”
❖ Chủ điểm tháng 1 & 2 : “Mừng Đảng - Mừng xuân”
❖ Chủ điểm tháng 3: “Tiến bước lên Đoàn”
❖ Chủ điểm tháng 4: “Hoà bình và hữu nghị”
❖ Chủ điểm tháng 5: “Bác Hồ kính yêu”
2. Thiết kế bài giảng:
Với mỗi chủ điểm sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đều phải lên kế hoạch thiết
kế giáo án. Khi thiết kế bài giảng, tôi luôn bám sát vào chủ điểm của từng tháng
chú trọng đến việc xác định kiến thức cần đạt cho học sinh, nội dung và hình
thức hoạt động, sử dụng các trang thiết bị dạy học cần thiết.Và đặc biệt là tổ
chức các hoạt động để có thể phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và đa
dạng hóa các hình thức hoạt động.
3.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học:
Để giờ học đạt kết quả tốt việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học
là công việc vô cùng quan trọng vì khi phân công nhiệm vụ giáo viên phải chú ý
đến năng lực của từng học sinh để phân công cho phù hợp. Ví dụ như: Học sinh
dẫn chương trình phải là học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, nói năng lưu loát, biết
ứng phó và làm chủ với mọi tình huống. Học sinh làm thư kí phải có tính cẩn
thận. Học sinh làm đội trưởng các đội chơi phải có kiến thức vững vàng, nhanh
nhẹn . Học sinh tham gia văn nghệ phải có năng khiếu ca hát. Học sinh kể
8/23
chuyện phải có giọng kể truyền cảm…
4. Tổ chức các hoạt động phong, phú đa dạng, hấp dẫn:
Các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định trong phân
phối chương trình theo từng chủ điểm. Thế nhưng tổ chức như thế nào để gây
hứng thú trong học sinh quả là một vấn đề rất khó. Theo kinh nghiệm của tôi,
một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của giờ học chính là đa dạng hóa
các hoạt động dạy và học. Không chỉ đơn thuần bằng các câu hỏi về kiến thức
khô khan mà thay vào đó là vận dụng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội
vui học tập thông qua các trò chơi: “ Chiếc hộp kì diệu”, “Bông hoa may mắn”,
“ Rung chuông vàng”, “ Ai nhanh hơn”, “ Ngôi sao may mắn” “ Theo dòng
lịch sử”, “ Ghép tranh’, “ Thử tài của bạn”, “ Tìm kiếm tài năng”…. Điều đó
sẽ tạo được sự hứng thú, sự cạnh tranh lành mạnh trong mỗi đội chơi, mỗi học
sinh đều có cơ hội được thể hiện mình, khát khao chiến thắng.
5.Các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp có sức thu hút mọi đối tượng học sinh
tham gia:
Nếu trong giờ hoạt động mà chỉ có một số học sinh tham gia thì tiết học
chưa thể gọi là thành công. Bởi vì một số học sinh không tham gia sẽ cảm thấy
thụ động, chán nản, gò bó. Vậy phải làm như thế nào để giờ học có thể thu hút
được tất cả học sinh cùng được tham gia. Trước hết ngay từ khi thiết kế bài
giảng, trong phần thi tìm hiểu về kiến thức, giáo viên cần sử dung hệ thống câu
hỏi phân loại đối tượng học sinh. Hệ thống câu hỏi sẽ đi từ dễ đến khó. Câu hỏi
phong phú đa dạng dưới nhiều hình thức. Tiếp theo là tập huấn cho học sinh dẫn
chương trình khi gọi các bạn trả lời không chỉ gọi những bạn sôi nổi mà cần phải
gọi cả các bạn còn ngại ngùng, e dè không dám giơ tay phát biểu. Có thể các
bạn biết nhưng chưa tự tin thì phải khéo léo lôi kéo bạn tham gia vào các hoạt
động. Bên cạnh đó phải thường xuyên động viên để các bạn khác nhiệt tình
tham gia. Có như vậy thì giờ hoạt động mới có thể cuốn hút mọi đối tượng học
sinh.
6. Sau mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo viên phải rút ra bài
học kinh nghiệm từ việc tổ chức các các hoạt động:
Sau mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, điều quan trọng là mỗi
giáo viên phải rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc hướng dẫn học
sinh chuẩn bị, nội dung kiến thức, hình thức hoạt động, tiến trình hoạt động, kết
thúc hoạt động...
Ví dụ với chủ điểm tháng 10: “ Chăm ngoan, học giỏi”, ngoài việc củng cố
kiến thức các môn học, rèn các kỹ năng thì thông qua các tiết mục kể chuyện,
đọc thơ, đóng kịch giáo viên chủ nhiệm còn cần phải rút ra kinh nghiệm hướng
9/23
dẫn học sinh phương pháp học tập như không học tủ học vẹt, học mà không
hiểu bài hoặc kiên trì, có ý chí nghị lực là một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công.
Hay thông qua các trò chơi phần nào học sinh cũng hiểu cũng nhớ được nội
dung các kiến thức được củng cố và học sinh biết cần cẩn thận, chăm chỉ, siêng
năng, có thái độ nghiêm túc trong học tập, thi cử để đạt được kết quả cao…
7. Tổ chức các hoạt động trong tiết giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cần
gắn liền với tính thực tiễn:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho học sinh được thực
hành, những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố,
khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho học sinh nên tôi
thiết nghĩ sau mỗi hoạt động học sinh cần hiểu được mình cần phải làm gì? Điều
đó sẽ được định hướng sau mỗi hoạt động bằng những việc làm cụ thể. Ví dụ
với chủ điểm tháng 10: “ Chăm ngoan, học giỏi” học sinh phải biết mình cần
phải làm gì, phấn đấu như thế nào để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan
Bác Hồ. Với chủ điểm tháng 11: “ Tôn sư, trọng đạo” học sinh cần phải biết
mình cần phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng và biết ơn thầy cô. Hay với chủ
điểm tháng 3: “ Tiến bước lên Đoàn”, học sinh cũng cần phải biết mình phải
làm gì để tiếp nối truyền thống cha anh, để được vinh dự đứng trong hàng ngũ
của Đoàn.
8. Các hoạt động trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần được
nhân rộng:
Khi chuẩn bị cho các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã giao
nhiệm vụ cho học sinh theo từng đơn vị tổ. Nếu một tháng có hai lần thực hiện
tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì mỗi tổ chuẩn bị một lần. Các tổ sẽ
chuẩn bị từ việc dẫn chương trình, phân công thư kí, nội dung chương trình sinh
hoạt theo định hướng của giáo viên…Với cách làm này tôi thấy học sinh rất háo
hứng, nhiệt tình tham gia. Và đặc biệt tôi đã phát hiện ra được trong lớp có
nhiều học sinh có tài năng đặc biệt. Nhiều em học sinh hát hay, múa đẹp, dẫn
chương trình rất tốt, nhanh nhẹn linh hoạt, thong minh, sáng tạo… Kể từ đó, các
tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của lớp tôi lúc nào cũng sôi nổi, học
sinh thích thú và đặc biệt các tiết mục của lớp còn đóng góp nhiều cho các hoạt
động của nhà trường.
9. Kết thúc các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo viên luôn cần có
hoạt động tổng kết, đánh giá, khen thưởng học sinh:
Sẽ là thiếu nếu kết thúc các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
không có hoạt động tổng kết, đánh giá, khen thưởng học sinh. Nếu như vậy, học
sinh sẽ không thể biết các em đã làm tốt đến đâu, còn thiếu sót gì. Bởi vậy, sau
10/23
mỗi tiết học, tôi thường giành một lượng thời gian nhỏ để đánh giá hoạt động
ngoài giờ lên lớp của các em. Trước tiên, tôi sẽ nhận xét về tình hình thực hiện,
ý thức chuẩn bị và tham gia, và đặc biệt là khen thưởng cho những cá nhân,
những tổ, nhóm có sự chuẩn bị chu đáo, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất,
người kể chuyện hay nhất, tiết mục đọc thơ diễn cảm nhất….Việc làm này đã có
tác dụng khuyến khích, động viên tinh thần của các em làm cho các em hăng
say, yêu thích và cố gắng hơn ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp tiếp theo.
Víi nh÷ng kinh nghiÖm rót ra tõ qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y, t«i xin ®-îc minh ho¹
b»ng viÖc tr×nh bµy gi¸o ¸n hai tiÕt d¹y :
TiÕt 1 : Chủ điểm tháng 10 : Chăm ngoan, học giỏi
Tiết 2 : Chủ điểm tháng 3 : Tiến bước lên Đoàn.
IV. Gi¸o ¸n thùc hiÖn hai tiÕt d¹y:
TiÕt 1: Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện đạo đức để xứng
đáng con ngoan trò giỏi, sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng điều khiển, tự quản.
- Rèn tác phong tự tin khi tham gia tổ chức các hoạt động trên lớp và trình
bày ý kiến trước tập thể.
-Biết nhận xét, đánh giá , học hỏi, đoàn kết thông qua hoạt động tập thể.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh:
- Có thái độ học tập đúng đắn
- Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập;
- Có ý thức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi,
cháu ngoan Bác Hồ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân
- Năng lực xã hội
- Năng lực công cụ
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
11/23
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Mét số biện ph¸p nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_met_so_bien_php_nham_nang_cao_chat_luong_cac_tiet_hoat.doc