SKKN Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn lớp 8
Phẩm chất đạo đức con người không phải lúc sinh ra đã có. Những tác động từ bên ngoài để hình thành tâm hồn, tính cách của một con người diễn ra bằng nhiều hình thức.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Võ Thị Thanh Thúy
- Ngày, tháng, năm sinh: 16-02-1972
- Cơ quan, đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Trần Quang Khải
- Chức vụ/ chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn
1. Tên sáng kiến:
“Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố
miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn lớp 8”.
2. Lĩnh vực áp dụng
2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở
2.2. Mục tiêu:
Phẩm chất đạo đức con người không phải lúc sinh ra đã có. Những tác động
từ bên ngoài để hình thành tâm hồn, tính cách của một con người diễn ra bằng
nhiều hình thức. Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn
cảnh khác nhau. Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của
phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định. Hai là những
em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc
con cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại mang đến cho các em một thiếu
sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua học tập, sinh hoạt ở trường là
điều hết sức cần thiết. Do đó, tôi mạnh dạn đưa hoạt động rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh vào phân môn tập làm văn là “Lồng ghép kĩ năng sống vào
phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương
trình Ngữ văn lớp 8”. Từ đó giúp cho học sinh có thái độ và hành vi, thói quen
lành mạnh để thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về
thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đó chính là những đặc trưng cơ bản
quyết định đến mục tiêu của cuộc sống trong môn học Ngữ văn.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Trần Quang Khải
3. Cơ sở pháp lý:
Cơ sở lí luận:
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát
triển của người học, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột
của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là : Học
để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục
tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị những năng
lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục đang chuyển hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được
xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” với đặc trưng môn Ngữ văn giúp học
sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của
con người với tính chất là môn học giúp học sinh học tập, giao tiếp và nhận thức
về xã hội và con người. Giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm
xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học,
không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều
nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức cơ bản vẫn là do các em thiếu kĩ năng
sống. Đây là vấn đề được ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện thì
chưa đem lại nhiều hiệu quả. Cho nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em
cần phải thực hiện sớm. Vấn đề học sinh thiếu kĩ năng sống, thiếu tính tự lập,
sống ích kỷ, vô tâm thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những
cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên, không ít các bậc cha mẹ phải
phiền lòng vì con cái, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt
rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử
lý tình huống dù là thật đơn giản. Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với
thực tại. Thực tế cho thấy có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con
người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.
Ví dụ: Nhiều học sinh biết rằng vi phạm sẽ bị phạt nhưng vẫn vi phạm đó
chính là vì học sinh đã thiếu kĩ năng sống. Có thể nói kĩ năng sống chính là
những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói
quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng
trước những khó khăn, thử thách; biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề một cách
2
tích cực và phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên và trong quá trình giảng dạy,
bản thân tôi đúc kết được một số kinh nghiệm “Lồng ghép kĩ năng sống vào
phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương
trình Ngữ văn lớp 8” để chúng ta cùng tham khảo, áp dụng góp phần phát triển
kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trong môn Ngữ văn.
- Với yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, chương trình sách giáo
khoa môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp
trên cơ sở “thầy chủ đạo, trò chủ động” nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập phù hợp với đặc trưng
từng đối tượng học sinh và đặc điểm của từng khối học, của từng lớp học, bồi
dưỡng phương pháp cho học sinh có khả năng tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn được thực hiện một cách thường xuyên và cụ thể ở
mỗi bài, mỗi tiết thông qua hệ thống hoạt động dạy học linh hoạt tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó giúp học sinh
phát huy tính tích cực của bản thân mình trong quá trình tiếp thu bài giảng của
giáo viên và vận dụng thực hiện một cách thường xuyên để sau mỗi bài học, học
sinh áp dụng tốt nhất vốn kiến thức đã lĩnh hội vào làm bài tập phần luyện tập,
bài tập nâng cao, các bài kiểm tra định kỳ một cách tốt nhất và đạt kết quả cao
nhất .
4. Thực trạng:
Trong qua trinh giang daỵ va dựgiơ cac đồng nghiêp̣ , tôi nhâṇ thấy môṭ
̉
́
̀
̀ ́
̀
số thưc̣ trạng sau:
- Giáo viên chưa chú ý đến rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận
thức để các em biết chia sẽ buồn vui với mọi người trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giao viên chưa thiết kế và tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho
́
học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích
kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
- Đôi khi giao viên quá nhấn maṇ h yêu cầu gắn kết tri thưc trong văn ban
̉
́
́
mà quên gắn vơi những liên hê ̣thưc̣ tế đơi sống, dẫn đến viêc̣ khai thac kiến
́
̀
́
thưc tư tưởng có ý nghĩa giáo dục cơ ban một cách chưa đầy đủ.
̉
́
-Vốn kiến thưc cua giáo viên con haṇ chế, thiếu sựmơ rôṇ g .
̉
̉
́
̀
- Giáo viên chưa vâṇ duṇ g linh hoaṭ cac phương phap daỵ hoc̣ cung như
́
́
̃
̉
cac biêṇ phap tô chức daỵ học nhằm gây hưng thu cho học sinh.
́
́
́
́
- Giơ daỵ nhiều bài thì khá tốt nhưng có nhiều bài không thưc̣ sựthu hut
̀
́
sựchu ý cua hoc̣ sinh.
̉
́
Từ đó, tôi thấy việc vận dụng kĩ năng sống vào tập làm văn (tự sự kết hợp
yếu tố miêu tả và biểu cảm) để giúp học sinh rèn luyện hành vi và thái độ vô
cùng quan trọng đối với giáo viên. Bởi vì lứa tuổi các em đang hình thành những
giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn
3
thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích
động,… Các em không chịu đầu tư thời gian để học, ý thức tự học kém, suy nghĩ
hời hợt không sâu sắc về những điều mình muốn nói, do đó khả năng diễn đạt
kém, không diễn tả được điều mà mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ chính xác điều
mình cần muốn nói. Đây là vấn đề khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho
học sinh. Mặt khác trong gia đình không nhắc nhở, kiểm tra việc học của con
em. Chúng muốn đi đâu, học hay chơi cũng không cần biết, trong nhà lúc nào
cũng mở ti vi hay các phượng tiện giải trí khác… Thật là bất ổn trong việc tự
học ở nhà của các em, mà với cách học mới thời gian tự học ở nhà là rất cần
thiết và bắt buộc phải có. Tất cả những vấn đề gây khó khăn trong việc truyền
đạt kiến thức cho học sinh. Từ đó, tôi thấy việc vận dụng kĩ năng sống vào tập
làm văn ( tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) là rất cần thiết tạo nên sự
hứng thú, say mê trong quá trình làm văn. Bởi vì tập làm văn là một môn học
thuộc bộ môn Ngữ văn. Đây là một môn học mang tính chất thực hành, toàn
diện, tổng hợp và sáng tạo. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình
bộ môn Ngữ Văn. Môn học này có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản
về lý thuyết các thể loại, các kiểu bài cùng những phương pháp, thao tác rèn
luyện các kĩ năng để sản sinh ra các thể loại văn bản theo dạng nói và viết. Từ
đó, bồi dưỡng cho các em phát triển năng lực tư duy, giáo dục tình cảm đạo đức,
hình thành nhân cách, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng tự học giúp
các em thêm yêu quí và tự hào về sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc mình.
Tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục “ Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.” Ngoài kiến thức, mỗi người cần
trang bị cho mình những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực tự học, năng lực
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, để ngày càng hoàn thiện bản
thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo con người mới. Với
đầy đủ các mặt đức, nghĩa, lễ, trí, tín.Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh là rất cần thiết. Sao cho các em cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản
thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời
nói suông. Việc giáo dục kĩ năng sống cho các em bắt đầu từ việc định hướng,
hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ
những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt
động hằng ngày.
5. Mô tả sáng kiến:
Thông qua việc nghiên cứu kĩ năng sống của học sinh trong môn Ngữ
văn, trong quá trình giảng dạy, tôi đã lồng ghép kĩ năng sống vào tập làm văn
(tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm), để áp dụng vào thực tiễn, tìm ra phương
pháp dạy văn tự sự kết hợp hai yếu tố miêu tả và biểu cảm một cách phù hợp
4
nhất để cung cấp kiến thức cơ bản một cách hệ thống cụ thể, kích thích tư duy
sáng tạo, gây hứng thú học tập, lòng say mê, tự tin mạnh dạn bày tỏ ý kiến, biết
giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong mọi công việc… Đồng thời bản thân tôi muốn trang
bị cho các em những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp. Bên cạnh đó thông
qua tiết học giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh, để từ đó các em học tập và
sống tốt hơn. Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội trình bày ý
kiến của mình, được quyền thảo luận với bạn bè trong tổ, nhóm. Từ đó hoạt
động dạy học của giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng diễn ra theo phương pháp
mới. Học sinh chuẩn bị theo câu hỏi hướng dẫn soạn bài. Đến lớp chủ động linh
hoạt, tích cực sáng tạo trong hoạt động học tập với không khí vui tươi, sôi nổi và
đầy hào hứng. Các em có tinh thần thi đua giữa các tổ, nhóm dần khẳng định
mình trong học tập. Tự các em suy nghĩ tạo ra kết quả và khao khát muốn được
trình bày. Do đó giáo viên phải kịp thời khích lệ và động viên các em.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh trong tiết tập làm văn.
- Phương pháp điều tra: điều tra phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp giả thuyết.
- Phương pháp miêu tả và phân tích.
- Phương pháp thảo luận: nhóm, tổ .
- Phương pháp miêu tả và biểu cảm.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng tự lập.
- Kĩ năng học hỏi .
5.1.Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã thực hiện nắm vững những
biện pháp giải quyết vấn đề: Lồng ghép kĩ năng sống vào tập làm văn (tự sự kết
hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) và đã đạt được kết quả khá tốt như sau:
5.1.1. Giảng dạy văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm:
Tập làm văn được coi là một phân môn thực hành tổng hợp sáng tạo đòi
hỏi trình độ cao. Dạy tập làm văn là giúp học sinh vận dụng sáng tạo những kiến
thức thu được qua các môn học để bày tỏ nguyện vọng suy nghĩ, nhận thức của
mình như thuyết phục người đọc, người nghe, thấu hiểu, cảm thông, đồng tình.
Góp phần phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo, biết phân biệt đúng sai, tốt,
xấu, phải trái, từ đó nuôi dưỡng tâm hồn các em vươn tới chân, thiện, mĩ. Theo
đó bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, giáo viên cần
từng bước giáo dục kĩ năng sống, rèn luyện cho học sinh tính tự chủ, tự tin trong
giao tiếp. Khi trình bày một vấn đề thông qua bài dạy góp phần bồi dưỡng tâm
5
hồn, xây dựng tính cách, phát huy mạnh mẽ năng lực sáng tạo trong cách nhìn,
cách cảm, cách nghĩ, cách viết của học sinh, từ thực tế cuộc sống và con người
thực của các em.
Tập làm văn là một quá trình gồm nhiều công đoạn khác nhau như : tìm
hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý đến diễn đạt hoàn thiện văn bản và đọc lại văn bản. Quá
trình đòi hỏi tính độc lập và sáng tạo cao, đòi hỏi sự vận dụng tri thức và năng
lực. Cũng trong quá trình này, học sinh bộc lộ phẩm chất và tâm hồn thực của
mình. Bởi vậy, nếu biết tổng hợp tốt phần tập làm văn với các phân môn khác,
chúng ta không chỉ góp phần ôn luyện, nâng cao kiến thức, kĩ năng làm văn mà
còn tạo thuận lợi để bồi dưỡng năng lực tư duy, hình thành những phẩm chất tốt
đẹp cho học sinh.
* Do là môn học thực hành mang tính chất tổng hợp và sáng tạo khi tiếp
xúc với đề bài tập làm văn, học sinh thường gặp những khó khăn sau:
- Sự nghèo ý, học sinh ít hiểu biết, ít vốn tích lũy về kiến thức văn hóa, về
cuộc sống và ít hứng thú về đề bài.
- Sự mông lung, lan man trong ý tưởng.
- Sự lúng túng trong cách diễn đạt.
- Kết quả điều tra:
Kĩ năng sống
Còn hạn chế
51,5%
Không tốt
30,3%
Tốt
Kĩ năng tự lập
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng học hỏi
18,2%
27,3%
20,2%
45,4%
27,3%
50,6%
29,2%
5.1.2 Tìm ra phương pháp dạy học thích hợp cho học sinh:
Các em thường thoát li thực tế, thoát li cuộc sống và thiếu độc lập suy
nghĩ nên cũng thường rơi vào lối viết văn rập khuôn hoặc sao chép, bắt chước
một cách máy móc, vụng về. Các em thường mượn những ý có sẵn. Sở dĩ như
vậy, chính bởi vì các em ít chịu tự mình trực tiếp quan sát và nhận thức cuộc
sống thực tế, để làm bài văn cho phong phú, sáng tạo và chân thật, tự nhiên. Do
đó, qua mỗi bài tập làm văn, khó thấy bộc lộ rõ bản sắc riêng biệt của từng con
người cụ thể với cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách diễn đạt riêng của mỗi
em.
Văn tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các nhân vật, chi tiết
và sự kiện tiêu biểu.
6
* Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tạo lập văn bản: Phương thức
tả và kể kết hợp rất chặt chẽ với nhau. Phương thức tả, kể và biểu cảm cũng
thường gắn bó với nhau.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự:
+ Trong văn tự sự khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và
sâu sắc hơn. Cụ thể:
- Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc đang kể thêm sinh động.
Màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động…như hiện lên
trước mắt người đọc .
- Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện rõ hơn
thái độ tình cảm của mình trước sự việc đó, buộc người đọc phải trăn trở suy
nghĩ trước sự việc đang kể, ý nghĩa của truyện càng thêm sâu sắc hơn.
- Xác định các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong một văn bản tự sự:
+ Kể: Thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
+ Tả: Thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự vật, nhân
vật, hành động.
+ Biểu cảm: Thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của
người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
*Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, cần chú ý
một số điểm:
- Nòng cốt của đoạn văn tự sự là sự việc và nhân vật chính.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm phải dựa vào nhân vật chính để phát triển.
Những yếu tố này kết hợp, đan xen, nhiều khi như hòa lẫn trong một đọan văn.
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm dù chiếm tỉ lệ nhiều hay ít cũng chỉ tập trung làm
sáng tỏ cho sự việc cũng như nhân vật chính mà thôi.
- Các bước viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu
cảm:
+Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
+Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
+Bước 3: Xác định thứ tự kể.
7
+Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn
tự sự sẽ viết.
+Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và
biểu cảm sao cho hợp lí.
Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh hiểu biết và rèn luyện hành vi có
trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng. Giúp học sinh hiểu biết về xã hội và
đời sống nội tâm của con người. Học sinh có năng lực để học tập, giao tiếp và
nhận thức về xã hội và con người. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, làm
giàu cảm xúc thẩm mĩ và hoàn thiện nhân cách.
* Để giải quyết thực trạng của đề tài tôi đã có những biện pháp giải quyết
vấn đề một cách cụ thể, tôi đã tìm hiểu học sinh lớp 8.1 trường trung học cơ sở
Trần Quang Khải về chất lượng học văn tự sự của học sinh bằng phương pháp
quan sát, phỏng vấn, điều tra.
- Tôi quan sát học sinh khi các em học các tiết văn tự sự trước khi thử
nghiệm và sau khi áp dụng đề tài, thử nghiệm trên tiết học “Miêu tả và biểu cảm
trong văn bản tự sự” và sau đó khảo sát mức độ hiểu bài của các em .
- Tôi khảo sát kết quả học tập của học sinh để thấy được mức độ lĩnh hội
kiến thức của các em. Sử dụng phương pháp điều tra bằng mẫu và thu được kết
quả khá tốt.
- Tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để rút ra ưu điểm của đề tài.
-Tôi đã gặp gỡ học sinh lớp 8.1 trường trung học cơ sở trần Quang Khải
qua tiếp xúc, trò chuyện .
Dưới đây là bài giảng ứng dụng một số phương pháp trong một tiết dạy
văn tự sự tại lớp 8.1 trường trung học cơ sở Trần Quang Khải đã đáp ứng được
thực trạng của đề tài đặt ra:
- Nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi phát hiện, tái hiện, huy động kiến
thức cũ và mới một cách nhanh nhất .
- Độc lập suy nghĩ phát biểu nhận định của riêng cá nhân mang tính tư duy
cao qua quá trình soạn bài.
- Thảo luận nhóm, tổ tìm ra câu trả lời chung nhất mang tính sáng tạo
được đa số thành viên trong nhóm, tổ đồng tình nhất trí.
* Việc thảo luận nhóm là cần thiết, là một biện pháp dạy học tích cực
nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh:
- Phát triển kĩ năng giao tiếp : lắng nghe, phản hồi, trình bày, ứng xử giao
tiếp, cảm thông chia sẻ.
8
- Phát triển kĩ năng tự nhận thức kiến thức môn học: tự tin, tự xác định
giá trị của bản thân.
- Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm: thảo luận, tham gia có hiệu quả.
- Học sinh mạnh dạn chủ động giải quyết vấn đề do được sự hỗ trợ của
các thành viên trong nhóm và sự khuyến khích của giáo viên.
Với môn học Ngữ văn hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để học
sinh cùng nhau bàn bạc thảo luận là biện pháp tích cực để khai thác những
hướng khác nhau. Giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lý khả
năng tiếp nhận của học sinh. Qua đó hỗ trợ kịp thời cho từng đối tượng.
* Quá trình hoạt động nhóm:
- Thành lập nhóm.
- Hoạt động nhóm (cả nhóm tập trung đưa ra ý kiến cá nhân, thảo luận,
thống nhất, sau đó đại diện nhóm ghi chép).
- Đại diện nhóm hay cá nhân trong nhóm thông báo kết quả trước lớp.
- Giáo viên theo dõi, quản lý học sinh làm việc nhóm, điều khiển từng
nhóm báo cáo kết quả trước lớp hay trên giấy lớn còn các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận vấn đề giáo viên tóm tắt khái quát kết quả đạt được, giúp học
sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của mình để ghi nhận kiến thức
đúng.
* Minh họa tiết dạy cụ thể:
TUẦN 6 - Tiết 24 : Tập làm văn
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp HS
1. Kiến thức:
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm
trong một văn bản tự sự.
- Sử dụng kết hợp các yếu miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
3. Thái độ:
9
- Yêu thích môn tập làm văn.
- Bình tĩnh, tự tin khi đứng trước tập thể.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Khi tóm tắt văn bản tự sự cần chú ý điều gì?
3. Bài mới:
Trong một văn bản tự sự, nếu chỉ có sự việc, nhân vật, hành động đơn
thuần thì văn bản trở nên khô khan và cứng nhắc. Bởi vậy để văn bản tự sự trở
nên hấp dẫn, hình dáng sự việc và nhân vật thêm sinh động và để bộc lộ tình
cảm của người viết trước những sự việc và nhân vật thì đòi hỏi văn tự sự phải có
kết hợp của yếu tố miêu tả và biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BÀI
A. Hoạt động khởi động
Trong các văn bản “ Tôi đi học”,
“Trong lòng mẹ”, tác giả đã sử dụng
những phương thức biểu đạt nào?
- Các phương thức: Tự sự + miêu tả +
biểu cảm => GV dẫn dắt vào bài.
I. Sự kết hợp các yêu tố kể, tả và biểu
lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
B. Hoạt động hình thành kiến thức
?Theo em thế nào là kể, miêu tả và
biểu cảm?
- Kể: tập trung nêu sự việc, hành động
10
nhân vật.
- Tả: Chỉ ra tính chất, màu sắc và mức
độ của sự việc, hành động của nhân vật
.
- Biểu cảm: bày tỏ cảm xúc thái độ của
người viết.
Cho học sinh đọc đoạn văn sgk/72
1. VD: Xét đoạn văn sgk/72
? Em hãy xác định yếu tố tự sự có
trong đoạn văn?
-Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động của
nhân vật “tôi” với người mẹ đã xa cách
lâu ngày.
? Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả
được dùng trong đoạn văn?
a. Yếu tố miêu tả:
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hồi,
ríu cả chân
Học sinh tìm - Giáo viên nhận xét, sửa
sai.
- Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá
như cô tôi nhắc
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hồi,
ríu cả chân
- Gương mặt mẹ tươi sáng, đôi mắt
trong, nước da mịn làm nổi bật màu
hồng của hai gò má.
- Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá
như cô tôi nhắc
- Gương mặt mẹ tươi sáng, đôi mắt
trong, nước da mịn làm nổi bật màu
hồng của hai gò má.
? Tìm và chỉ ra yếu tố biểu cảm được
dùng trong đoạn văn?
b. Yếu tố biểu cảm:
Học sinh tìm - Giáo viên nhận xét, sửa
sai.
- Hay tại sự sung sướng … như thuở
còn sung túc?
- Hay tại sự sung sướng … như thuở
còn sung túc?
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp …
mơn man khắp da thịt
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp …
mơn man khắp da thịt
- Phải bé lại … êm dịu vô cùng
- Phải bé lại … êm dịu vô cùng
? Các yếu tố này đứng riêng hay đan
xen với yếu tố tự sự.
-> Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu
cảm đan xen nhau.
-Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm
không đứng tách riêng mà đan xen vào
nhau một cách hài hòa để tạo nên mạch
văn nhất quán.
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_long_ghep_ki_nang_song_vao_phan_mon_tap_lam_van_tu_su_k.pdf