SKKN Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động.
1
I. TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ
CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành ở học sinh những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ
năng cơ bản để học tiếp trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động
giáo dục với nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà trường gắn liền với xã hội".
Vì vậy, cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (HĐGDNGLL) ở trường tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá
trình giáo dục trẻ em. Thông qua HĐGDNGLL những tri thức, kỹ năng cơ bản
đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng, khơi sâu. Đồng thời các em
được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân cách, đây là
điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống.
Giữa hoạt động dạy học các môn học và HĐGDNGLL có mối liên hệ mật
thiết với nhau, tác động bổ sung lẫn nhau, tạo cho quá trình giáo dục trẻ em đảm
bảo sự phát triển toàn diện. Khi HĐGDNGLL được tổ chức thực sự với các hình
thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho sự hình thành
và phát triển nhân cách của các em, phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Ở bậc tiểu học, việc tổ chức HĐGDNGLL có khả năng cùng lúc hướng
tới ba đích, đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin…), giáo dục thái độ, tình
cảm (những rung động, xúc cảm…) và giáo dục hành vi, kỹ năng sống cho học
sinh. Cũng từ đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học
sinh tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực,
sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động.
Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng kết
thực tiễn quá trình quản lý và tổ chức các HĐGDNGLL của nhà trường và đi
sâu về nội dung “Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các
hình thức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng
sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học” để
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm, góp phần bổ sung những phương pháp, hình
thức tổ chức HĐGDNGLL phù hợp, từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường và góp phần rèn luyện các kỹ năng sống cho
học sinh khi còn học ở bậc tiểu học.
2
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Kỹ năng sống (KNS) là năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có
hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Giáo dục KNS là làm sao
trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về cuộc sống để các em có thể
thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực tế
một cách tốt nhất. Đối với học sinh bậc tiểu học thì HĐGDNGLL có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc rèn luyện KNS.
HĐGDNGLL có ba nhiệm vụ, đó là: củng cố tăng cường nhận thức; bồi
dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Nhiệm vụ hình
thành hệ thống kỹ năng, hành vi nhằm rèn cho học sinh những kỹ năng thực hiện
các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các
bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình,
trong nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ
năng tổ chức những hoạt động cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng
thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp
với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo,
thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy, chúng
ta phải biết tận dụng và phát huy nhiệm vụ này của HĐNGLL để tổ chức cho
các em được hoạt động. Chính từ đó mà trẻ em hoạt bát hơn, nhanh nhẹn và
trưởng thành hơn; và qua đó giáo viên còn phát hiện được chính xác những học
sinh có năng khiếu, năng lực quản lí...để bồi dưỡng và rèn luyện.
Căn cứ vào các HĐGDNGLL được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu
học ban hành kèm theo Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm
2007 của Bộ GD-ĐT, tại Điều 26 đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt
động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển
năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm
tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến
hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể
dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường;
lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.
Mặc khác hoạt HĐGDNGLL còn giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn
thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tính tích
cực, tính năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt
động tập thể của trường, lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của
bản thân. HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn
hoá, kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện một
hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả họat động.
Rèn thói quen tốt trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
3
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã
có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường,
đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập
nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt từ khi Bộ Giáo dục
– đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” và đưa nội dung "Giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số
môn học" thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng
đồng đã được chú trọng nhiều hơn. KNS được hình thành từ HĐGDNGLL giúp
các em rèn luyện KNS thông qua các môn học trên lớp như Tiếng Việt, Đạo
đức, Khoa học... một cách rất hiệu quả.
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và một số năm làm công tác quản
lý tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, tìm hiểu thực trạng về HĐGDNGLL ở
trường cũng như một số trường tiểu học khác trên địa bàn Núi Thành, tôi nhận
thấy có nhiều vấn đề trong lĩnh vực HĐGDNGLL chưa được học sinh, phụ
huynh học sinh, giáo viên và kể cả các cán bộ chủ chốt của nhà trường nhận
thức đúng.
Thực trạng:
- Học sinh: Học sinh ở lớp còn bỡ ngỡ về các hoạt động, kỹ năng thao tác
trong sinh hoạt, kiến thức về Đội cũng như các mặt có hướng tập thể các em còn
rất thụ động nhút nhát khi tham gia các hoạt động ngoài giờ. Học sinh hầu hết là
ở vùng nông thôn, ngoài giờ cắp sách đến trường, phần đông các em còn phải
làm nhiều việc giúp đỡ gia đình nên thời gian vui chơi của các em còn rất hạn
chế.
- Phụ huynh học sinh: Họ rất bận rộn công việc đồng áng và kinh tế gia
đình nên việc giáo dục con em gần như họ khoán trắng cho nhà trường, có chăng
cũng chỉ xem điểm trong vở và nhắc việc học bài là đã quan tâm rồi.
- Giáo viên: Giáo dục trong nhà trường đã từng bước đổi mới theo hướng
tích cực, nhưng nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ
lên lớp để ôn kiến thức, kỹ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học.
Giáo viên quan tâm lo lắng cho tiết học chính khóa mà quên đi vai trò quan
trọng của HĐGDNGLL.
- Liên đội - nhà trường: Nhiều nhà trường cho rằng hoạt động ngoài giờ lên
lớp ở trường tiểu học là nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nên ít
quan tâm, để HĐGDNGLL cho Liên đội và TPT tự xây dựng chương trình theo quy
trình của Hội đồng Đội huyện. Nhà trường chỉ triển khai khi các hoạt động có liên
quan đến chuyên môn, các ngày lễ hội chính. Chương trình HĐGDNGLL ít xây
dựng thành chương trình hành động xuyên suốt cả năm học. Nhiều chương trình cũ
kỹ lặp đi lặp lại, khiến các em nhàm chán, ít muốn tham gia.
Chính thực trạng như vậy nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp hấp dẫn sẽ lôi cuốn các em "học đi đôi với hành", nhằm từng bước đưa giáo
4
dục KNS hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả cho học sinh tiểu học, giúp
cho các em xây dựng hành vi thói quen tốt trong môi trường hoạt động cụ thể và
điều chỉnh hành vi thói quen đúng theo phương châm giáo dục kỹ năng sống:
“Sống an toàn, sống khoẻ, sống lành mạnh, sống có ích, sống vui tươi.”, qua
đó giúp các em nắm những điều cơ bản trong bài học ở sách giáo khoa, biết vận
dụng KNS gắn liền với thực tế cuộc sống.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ KHÂU QUAN TRỌNG GÓP PHẦN
THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1. Giáo dục tư tưởng cho học sinh có một thái độ đúng đắn đối với
chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng chương trình
HĐGDNGLL cụ thể. Cung cấp sẵn chủ đề và nội dung hoạt động ngay từ đầu
năm học. Nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, có
biện pháp giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh, định hình cho lớp mình các
HĐGDNGLL theo từng chủ điểm của tháng, năm của nhà trường. Ngoài ra, nhà
trường không chỉ chú ý đến đối tượng học sinh mà định hướng cho giáo viên cần
phải chú ý đến mối quan hệ với gia đình - xã hội để phối hợp có hiệu quả tốt hơn
trong việc học tập của các em.
2. Xây dựng đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội - Ban cán sự lớp.
Vào đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tốt tháng sinh hoạt chủ điểm
“Xây dựng nề nếp lớp - trường học thân thiện” trong toàn trường cả giáo viên
chủ nhiệm và đội ngũ cán bộ giáo viên. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phát hiện
học sinh có năng khiếu, xây dựng, bồi dưỡng và cung cấp kiến thức để các em
thực hiện theo kế hoạch thực tế của giáo viên chủ nhiệm. Cứ 2-3 em có năng
khiếu trong một nhóm chịu trách nhiệm chính trong việc chọn lựa, đề cử, giao
nhiệm vụ cho thành viên trong từng tổ thực hiện. Đội ngũ Ban cán sự luân phiên
làm việc, chỉ đạo tốt tất cả mọi thành viên cùng tham gia hoạt động. TPT và Ban
HĐNGLL kiểm tra việc chuẩn bị góp ý, trên cơ sở học sinh ở các lớp đưa lên,
chọn và bình chọn các học sinh xuất sắc vào hàng ngũ của Liên đội nhà trường,
các em được Ban HĐNGLL nhà trường hướng dẫn các bước tổ chức, dẫn
chương trình và cách thức điều khiển hướng dẫn cho học sinh toàn trường hoạt
động. Làm tốt khâu này, nhà trường sẽ có đội học sinh cốt cán từ Ban chỉ huy
Liên đội và Ban cán sự lớp trực tiếp điều khiển, hướng dẫn Liên đội hoạt động.
3. Tạo môi trường tổ chức hoạt động.
- Mô hình tổ chức tập thể toàn trường: Tùy theo nội dung các hình thức
HĐGDNGLL mà cho học sinh tập hợp ngoài sân hoặc trong hội trường lớn. Có
những hoạt động phải tổ chức ngoài trời như các hoạt động cắm trại, tham quan
vườn trường, ... Các hoạt động giáo dục truyền thống, hội thi thì phải tổ chức
trong hội trường.
5
- Mô hình trong lớp học: Cần thay đổi không gian, vị trí của từng tổ trong
mỗi hoạt động, đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả, đôi bạn cùng tiến. Khi tổ
chức nên sắp xếp đội hình sinh hoạt hay sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, chữ V
hoặc vòng tròn, không nên lặp lại 1 kiểu chỗ ngồi, dễ nhàm chán.
- Trong quá trình tổ chức, cần tạo không khí thoải mái, tự tin, mạnh dạn
để các em tự do phát biểu những suy nghĩ riêng của mình. Giáo viên không nên
áp đặt theo một ý kiến duy nhất, bất biến, cần chú ý lắng nghe ý kiến của các
em, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo.
4. Đổi mới nội dung tổ chức chương trình.
- Tuổi thiếu niên là tuổi luôn ưa thích sinh hoạt, thích cái mới lạ, sát thực
với cuộc sống. Ban HĐGDNGLL nhà trường định hướng cho giáo viên chủ
nhiệm các lớp đổi mới nội dung hoạt động của chương trình phù hợp với nguyện
vọng của học sinh. Có thể là tọa đàm, thảo luận, thi hỏi đáp, giao lưu, thi vẽ, thi
viết, thi hát, thi đố vui, hái hoa dân chủ… nhưng phải phù hợp với chủ điểm của
tuần học, tháng học. Nội dung phải được Ban hoạt động ngoài giờ duyệt trước.
Hình thức không nên lặp lại, nên tạo nội dung hoạt động sinh động, phong phú.
5. Cần có sự chuẩn bị chu đáo khi thực hiện hoạt động.
Khi tổ chức một hoạt động, để hoạt động đó có hiệu quả, người điều hành
cần lên kế hoạch cụ thể, kế hoạch phải đảm bảo các nội dung sau:
- Khâu chuẩn bị chu đáo
- Luyện tập nội dung hoạt động
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị cần thiết
- Định lượng thời gian
- Dự kiến các tình huống xảy ra trong chương trình
Sau mỗi chủ đề hoạt động nên cho học sinh tự nhân xét. Nên đưa hoạt
động này vào nội dung đánh giá ý thức rèn luyện nhân cách của học sinh để các
em làm tốt hơn.
B. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống, với vai trò là Phó Hiệu trưởng vừa quản lý chuyên môn
vừa là Trưởng ban hoạt động ngoài gời lên lớp, tôi đã tiến hành chỉ đạo trực tiếp
cho Tổng phụ trách (TPT) Đội và các giáo viên chủ nhiệm lớp một số hình thức
hoạt động sau:
HÌNH THỨC 1:
VUI HỌC DƯỚI CỜ
(Dành cho TPT Đội tổ chức hằng tuần vào sáng thứ Hai)
Hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều có phân bố tiết chào cờ đầu
tuần. Thành phần tham dự: học sinh trong buổi học, thầy cô giáo chủ nhiệm,
6
Ban Giám hiệu nhà trường. Thời lượng tiết chào cờ là 35- 40 phút, nội dung và
chương trình đều giao hẳn cho TPT đảm nhiệm. Nội dung cụ thể của tiết chào cờ
ở nhiều trường hiện nay như sau:
- Ổn định tổ chức: công việc này thường giao cho Ban chỉ huy Liên đội.
- Nghi lễ chào cờ: hát Quốc ca, Đội ca, hô khẩu hiệu Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh.
- Đánh giá chung: TPT đánh giá tất cả các mặt hoạt động trong tuần, đánh
giá ưu điểm, tồn tại, kiểm điểm những cá nhân vi phạm nội quy.
- Triển khai công tác trong tuần.
- Đọc điểm thi đua các lớp.
- Ban Giám hiệu nhà trường phát biểu, nội dung chủ yếu: nhắc nhở đôn đốc,
đôi lúc lặp lại công việc TPT đã triển khai, nhắc lại việc học sinh vi phạm nội quy…
Từ chương trình trên chúng ta thấy: sự việc lặp đi lặp lại, hết tuần này
sang tuần khác, từ đó gây sự nhàm chán trong học sinh. Nhiều em đón nhận tiết
chào cờ một cách thụ động, một số em bỏ tiết chào cờ vì biết mình sẽ bị kiểm
điểm trước cờ, sẽ xấu hỗ với bạn bè, thầy cô. Tâm lý của các em là thích sự thay
đổi, thích cái mới, kiến thức lĩnh hội được từ người thầy phải đến một cách tự
nhiên, không gò ép. Từ đó ta thấy một điều là hiệu quả tiết chào cờ không cao,
chưa góp phần vào việc giáo dục và nâng cao hiểu biết cho các em, đôi lúc lãng
phí thời gian. Chính vì thực tế đó, tôi đã chỉ đạo cho trường xây dựng
CHƯƠNG TRÌNH “VUI HỌC DƯỚI CỜ” như sau:
1. Lập kế hoạch: Để đảm bảo kiến thức, thời gian, nguồn kiến thức,
nguồn lực…để thực hiện chương trình, Nhà trường chỉ đạo cho TPT và Ban
HĐGDNGLL phải phối hợp lên kế hoạch tổng thể cho chương trình cả năm học,
phù hợp với chủ điểm hằng tuần – tháng thông qua Ban Giám hiệu nhà trường.
Nội dung kế hoạch như sau:
- Số lượng chương trình thực hiện trong năm.
- Thời gian thực hiện mỗi chương trình.
- Chủ đề cần thực hiện cho mỗi chương trình.
- Nguồn kiến thức.
- Công tác phối hợp các đoàn thể trong nhà trường.
- Dự trù kinh phí chương trình cả năm..
2. Biên tập chương trình:
- Đây là công việc rất khó khăn đòi hỏi Trưởng ban hoạt động ngoài giờ
và TPT phải có kiến thức cơ bản về Tin học, sự chịu khó tìm tòi học hỏi kiến
thức trong chương trình, sự cẩn trọng trong sưu tầm và tổng hợp nguồn kiến
thức từ giáo viên, học sinh, các tạp chí, các trang web, các sách tham khảo…tạo
thành kho kiến thức “Vui học” thực hiện cho nhiều tuần liền.
7
- Sắp xếp kho kiến thức phải khoa học, theo thứ tự thời gian, theo chủ
điểm, chủ đề để phù hợp với chương trình năm học.
- Lượng kiến thức phục vụ cho mỗi chương trình phải phù hợp, không
nặng nề khiến học sinh nhàm chán, không quá dài thời gian làm cho quá tải tiết
chào cờ.
- Giao lưu kiến thức qua các thông tin của đơn vị bạn nhằm làm giàu thêm
kho kiến thức vui học của trường.
- Thường xuyên làm tốt công tác tư vấn từ với giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên chuyên để đảm bảo kiến thức vững chắc, tránh sai sót nhầm lẫn khiến học
sinh có thể hiểu nhầm, hiểu lệch.
3. Thực hiện chương trình:
- Trước hết Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp phải xác định: “Vui học
dưới cờ” là một phần thời lượng trong chương trình chào cờ đầu tuần. Không
lạm dụng tiết chào cờ để trở thành một tiết học nặng nề, ngập tràn kiến thức phổ
thông sẽ khiến học sinh nhàm chán. Từ đó chỉ đạo cho giao cho TPT phải soạn
chương trình chào cờ đầu tuần như một tiết dạy trên lớp, chương trình “Vui
học” như là một phần bắt buộc trong chương trình, xuyên suốt các buổi chào cờ đầu
tuần.
- Thứ tự chương trình cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị bàn ghế, cơ sở vật chất phục vụ cho chào cờ và “Vui học”:
lớp trực ban hoàn thành trước 15 phút trước khi bước vào tiết chào cờ.
+ Ổn định tổ thức: 2 phút
+ Nghi lễ chào cờ: 2 phút
+ Giới thiệu chương trình: 1 phút
+ Đánh giá chung: 5 phút
* Nhận xét hoạt động trong tuần, đánh giá ưu khuyết điểm.
* Tuyên dương những cá nhân tập thể xuất sắc.
* Đọc điểm thi đua tuần.
+ Triển khai công tác tuần : 3 phút
+ Gương người tốt việc tốt: 2 phút
+ Ý kiến ban giám hiệu: 5 phút.
+ “ Vui học dưới cờ” : 15 phút – 20 phút.
4. Cụ thể hoá chương trình:
a) Phân loại chương trình theo chủ đề:
Để chương trình “Vui học” đi theo định hướng nhất định, người biên tập
chương trình cần biên soạn theo chủ đề cụ thể nhằm tương tác tốt với môn
8
HĐGDNGLL do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tôi đã cụ thể hoá chương
nhóm chủ đề như sau:
* Nhóm chủ đề : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
Bao gồm lịch sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác từ khi đặt
chân đến bến Nhà Rồng đến khi về lãnh đạo đất nước đấu tranh giải phóng dân
tộc và giây phút cuối đời của Bác.
* Nhóm chủ đề : Giáo dục truyền thống.
Bao gồm giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống đấu tranh dựng
nước và giữ nước.
* Nhóm chủ đề: Tìm hiểu về kiến thức tổng hợp.
Bao gồm tìm hiểu về kiến thức ngoài sách vở, tìm hiểu thế giới động thực
vật, tìm hiểu thêm về văn hoá lịch sử một số nước trên thế giới…
* Nhóm chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội.
Bao gồm kiến thức tìm hiểu HIV, ma tuý, các tệ nạn xã hội khác thông
qua kịch bản .
* Nhóm chủ đề : Tìm hiểu an toàn giao thông.
Bao gồm các tình huống giao thông, các lời hay ý đẹp về ATGT, cách đội
mủ bảo hiểm, tác dụng của việc đội mủ bảo hiểm.
* Nhóm chủ đề : Phòng chống các bệnh hằng ngày.
Bao gồm kiến thức phòng bệnh răng miệng, phòng chống bệnh tiêu chảy cấp…
* Nhóm chủ đề : Tìm hiểu các danh nhân đất Việt, cảnh đẹp đất nước
con người Việt Nam.
Bao gồm tìm hiểu ô chữ, thông qua đó tìm hiểu sự đóng góp của các danh
nhân đất Việt trong việc đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước.
b) Hình thức tổ chức:
Để chuyển tải tất cả nội dung đã chuẩn bị, người thực hiện chương trình
phải có sự tập luyện hoặc chuẩn bị trước cho người tham gia, tuỳ theo nội dung
chương trình mà người thực hiện phải chọn hình thức tham gia thi khác nhau, có
một số công việc chuẩn bị và hình thức thi cụ thể như:
- Chuẩn bị: máy đĩa, giá để bảng, bảng con dành cho từng đội, phấn viết,
2 micro, phần thưởng gói nhỏ.
- Hình thức thi:
+ Câu hỏi dành riêng cho từng lớp (lớp tự hội ý, trả lời lấy điểm cho lớp)
+ Thi theo nhóm, mỗi nhóm 2 lớp (mỗi lớp cử 1 đại diện)
+ Câu hỏi dành cho tất cả các đối tượng, ai giơ tay trước sẽ được quyền
trả lời, trả lời đúng sẽ được nhận quà.
9
c) Chương trình “Vui học dưới cờ” được cụ thể hoá qua các chủ đề:
Để đảm bảo chương trình “Vui học dưới cờ” thực hiện xuyên suốt cả
năm học và tổ chức tốt cho từng tuần, từng tháng, tôi đã phân nhóm và cụ thể
hóa toàn bộ chương trình như sau:
NHÓM CHỦ ĐỀ
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI.
I. Thể lệ cuộc thi :
- Gồm 3 đội đại diện cho lớp 5, mỗi đội gồm 5 em.
- Có bốn phần thi cho thí sinh và một phần thi dành cho khán giả.
- Mỗi câu trả lơì 10 giây.
II. Chương trình thi :
1. Khởi động: 100 điểm (Từng đội giới thiệu về đội mình)
Câu 1: Bác Hồ lúc nhỏ tên là gì? (Nguyễn Sinh Cung)
Câu 2: Quê nội của Bác làng Kim Liên, tên nôm là làng gì? (Làng Sen)
Câu 3: Bác sinh ra ở quê ngoại hay quê nội? (Quê ngoại)
Câu 4: Quê ngoại của Bác là làng gì? (Làng Hoàng Trù, tên nôm là làng
Chùa)
Câu 5: Họ tên thân phụ của Bác Hồ là gì? (Nguyễn Sinh Sắc)
Câu 6: Họ tên thân mẫu của Bác Hồ là gì? (Hoàng Thị Loan)
Câu 7: Người chị của Bác Hồ tên là gì?
a.Nguyễn Thị Thanh b. Nguyễn Kim Thanh
c. Nguyễn Thị Thu
Thanh
Câu 8: Họ tên người anh của Bác Hồ là gì?
a. Nguyễn Sinh Khâm b. Nguyễn Sinh Khiêm c. Nguyễn Sinh Kim
(Giải thích thêm: Bác Hồ còn có 1 người em mất sớm tên là Nguyễn Sinh
Nhuận, mới lọt lòng có tên là Xin).
Câu 9: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? (19/5/1890)
Câu 10: Năm nào Bác cùng mẹ và anh trai vào Huế?
a. 1890
b.1894
c. 1895
d. 1896
*Văn nghệ góp vui: Ngâm thơ hoặc hát ca ngời về Bác (Giáo viên âm
nhạc)
2. Vượt chướng ngại vật: 60 điểm
Câu 1: Năm nào Bác bắt đầu lấy tên là Nguyễn Tất Thành?
a. 1901
b.1902
c. 1903
d.1904
10
Câu 2: Năm nào Bác theo cha vào Huế lần 2?
a. 1907
Câu 3: Năm nào Bác vào học trường Quốc học Huế?
a. 1906 b. 1909 c. 1907 d. 1910
Câu 4: Năm nào Bác vào Phan Thiết dạy học ?
a. 1910 b. 1911 c. 1912
Câu 5: Trường Bác dạy học ở Phan Thiết có tên là gì? (Trường Dục
Thanh)
b. 1906
c. 1908
d. 1909
d. 1913
Câu 6 : Nghe nhạc nói tên bài hát (Bài 1 - Hồ Chí Minh đẹp nhất tên
Người của Trần Kiết Tường)
*(Thư ký tổng kết điểm 2 phần thi cho 3 đội )
3. Tăng tốc: 50 điểm
Câu 1: Ngày tháng năm nào Bác bắt đầu rời bến cảng Nhà Rồng?
(5/6/1911)
Câu 2: Lúc lên tàu của Pháp, Bác lấy tên là gì?
a. Anh Ba
b. Ba
c. Văn Ba
Câu 3: Nghề đầu tiên Bác kiếm sống bắt đầu thời kỳ bôn ba khắp năm
châu của Bác là nghề gì? (Phụ bếp)
Câu 4: Nghe nhạc nói tên bài hát: (Bài số 2 - giữa Mạc Tư Khoa nghe câu
hò Nghệ Tĩnh - Nhạc Trần Hoàn, lời của Quý Doãn)
Câu 5: Năm nào Bác cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra tờ báo
a. 1921
b. 1922
c. 1923
d. 1924
*Văn nghệ góp vui : “Dấu chân phía trước” (Thầy (cô) TPT hát)
4. Về đích : 100 điểm
Câu 1: Năm 1924 Bác rời Liên Xô đến Trung Quốc và lấy tên là gì?
a. Lý Thuý
b. Văn Lý
c. Lý Thụy
Câu 2: Năm nào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội ra
đời?
a. 1924
b. 1923
c. 1926
d. 1925
Câu 3: Mùa thu năm 1928 Người từ châu Âu đến Thái Lan với bí danh là
gì?
a. Thầu Phin
Câu 4: Năm 1931, Bác bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt, lúc đó Bác lấy
tên giả là gì?
b. Thầu Phín
c. Thầu Chín
11
a. Tống Văn Ly
b. Tống Văn Lý
c. Tống Văn Sơ
Câu 5: Năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước, nơi Người đặt chân là hang
Pắc Pó với bí danh là ?
a. Già làng
Câu 6: Năm nào Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh?
a. 1940 b. 1941 c. 1943
Câu 7: Năm nào Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà?
a. 1946
b. Già Thu
c. Ông ké
d. 1942
b. 1947
c. 1948
d. 1949
Câu 8: Nghe nhạc đoán tên bài hát (bài số 3: “Viếng lăng Bác” của Hoàng
Hiệp)
Câu 9: Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm nào?
a. 18/12/1946
b. 19/12/1946
c. 20/12/1946
d. 16/12/1946
Câu 10: Đây là đoạn trích trong Điếu văn truy điệu Chủ tịch Hồ Chí
Minh do cố Tổng bí thư Lê Duẫn đọc. Hãy điền những đoạn còn thiếu?
"Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn
lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta
đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người ……dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ
dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. (gợi ý : có 2 từ) Đáp án :(anh
hùng)
5. Câu hỏi dành cho khán giả:
Câu 1: Hãy điền chỗ còn thiếu trong câu nói nổi tiếng của Bác: “Nước
Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song ...... không bao giờ thay đổi.” ( Đáp án : Chân lý ấy)
Câu 2: Hãy điền vào chỗ thiếu trong câu nói nổi tiếng của Bác: “Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
.....” (Đáp án : cũng được học hành”)
Câu 3: Nghe nhạc đoán bài hát: (Bài 9: “Nhớ ơn Bác Hồ ” của Nguyễn
Đăng Nước)
III. Ban giám khảo tổng kết điểm, phát thưởng
NHÓM CHỦ ĐỀ:
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
CHƯƠNG TRÌNH 1: TÌM HIỂU GƯƠNG ANH HÙNG LIỆT SĨ
NGUYỄN VĂN TRỖI.
Câu 1: Anh Nguyễn Văn Trỗi còn có tên là:
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các hình thức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_xay_dung_va_to_chuc_thuc_hien_hieu_qua_cac.doc